Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Môi trường lao động tại một số giàn khoan dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.1 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ GIÀN KHOAN DẦU KHÍ
Hồ Nguyễn Thanh Thảo*, Đặng Ngọc Chánh*, Đỗ Xuân Diệu*

TÓMTẮT
Đặt vấn đề: Dầu khí là một ngành nghề mang tính đặc thù và buộc người lao động phải đối mặt với nhiều
mối nguy hiểm khi làm việc trên mặt biển, thực hiện thao tác trên giàn khoan. Sự an toàn của người lao động cần
được đặt lên hàng đầu. Quan trắc môi trường lao động định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng cấp
thiết để phòng tránh nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng môi trường lao động về yếu tố vật lý, bụi, hóa học và đề xuất biện pháp cải
thiện tại một số giàn khoan dầu khí.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu số liệu quan trắc môi trường lao động tại
một số giàn khoan dầu khí.
Kết quả: Thông số tiếng ồn có số vị trí không đạt tiêu chuẩn cho phép cao nhất (chiếm 43,8% tổng số vị
trí được quan trắc); tiếp đến là độ ẩm (21,2%), tốc độ gió (22,4%) và ánh sáng (11,5%). Yếu tố bụi và tất cả
các thông số thuộc nhóm yếu tố hóa học được quan trắc (ngoại trừ CO2) đều nằm trong giới hạn cho phép
theo quy định.
Kết luận: Xem xét cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại các vị trí quan trắc có yếu tố có hại
không đạt tiêu chuẩn cho phép; duy trì hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, duy trì hoạt động khám sức khỏe
định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Từ khóa: người lao động, người sử dụng lao động, an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động

ABSTRACT
WORKING ENVIRONMENT AT SOME OFFSHORE DRILLING RIGS
Ho Nguyen Thanh Thao, Dang Ngoc Chanh, Do Xuan Dieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 533 - 539
Background: Petroleum is a specific industry and employees must be exposed to many dangers while
working on the sea. The safety of workers should be a top priority. Monitoring of working environment


periodically is one of the most important measures to prevent accidents and occupational diseases for workers.
Objectives: To evaluate the working environment on physical, dust and chemical factors, and provide
recommendation for improvement of working environment conditions.
Methods: It was a cross-sectional study in which retrospective monitoring data of working environment at
some oil and gas drilling rigs was used to analysis.
Results: Noise parameters have the highest number of positions that did not meet the permitted standards
(accounting for 43.8%); followed by relative humidity (21.2%), wind velocity (22.4%) and illumination (11.5%).
Dust and all chemical factors (except CO2) are within the permitted standards.
Conclusions: Improve workplace environment conditions for employees at working positions with harmful
factors that did not meet the standards; maintain working environment monitoring periodically; maintain health
examination activities periodically; and examine occupational diseases for workers.
Keywords: employee, employer, occupational safety, working environment monitoring
Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Nguyễn Thanh Thảo
*

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

ĐT: 0944742174

Email:

533


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

ĐẶTVẤNĐỀ

Trong những năm gần đây, dầu khí đã thực
sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách
Quốc gia. Cho đến nay, các mỏ dầu và khí được
phát hiện và đưa vào khai thác ở nước ta phân
bổ chủ yếu trên vùng thềm lục địa, cách đất liền
hàng trăm cây số. Do vậy, dầu khí là một trong
những ngành kinh tế có lực lượng lao động
đông đảo, thường xuyên gắn bó với biển cả.
Trong số hơn hai vạn cán bộ, công nhân viên
chức - lao động thường xuyên làm việc trong
ngành, mỗi ngày có gần 4.000 người lao động
phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khi làm
việc tại các công trình biển, có thể xảy ra thương
tật, bệnh tật hay thậm chí nguy hiểm đến tính
mạng do tiếp xúc với máy móc, thiết bị nặng,
hóa chất độc hại trong dung dịch khoan, sự cố
cháy nổ, khí phun trào, hiểm họa từ thiên
nhiên(2). Báo cáo kết quả về "Điều tra nghiên cứu
thực trạng tình hình đội ngũ lao động ngành
Dầu khí Việt Nam và các giải pháp kinh tế xã
hội" của ngành Dầu khí và các vấn đề xã hội của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra
kết luận: Lao động làm việc tại các công trình
biển thuộc ngành Dầu khí là lao động nặng
nhọc, có mức tiêu hao năng lượng cao (5,24
Kcal/phút); nguy cơ cháy nổ và mức độ rủi ro
cao; mức độ lo âu chiếm gần 80% số người được
khảo sát(2). Dầu khí được Bộ Lao động thương
binh xã hội xếp vào danh mục nghề, công việc

đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại VI,
V) theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH(1).
Theo thống kê từ năm 2010-2015, số vụ tai
nạn lao động trong các đơn vị thuộc Tập đoàn
dầu khí Việt Nam là 196 vụ với tổng số người bị
nạn là 211 người, trong đó có 08 vụ tai nạn lao
động chết người với số người tử vong là 08
người. Tính đến tháng 6 năm 2015, tổng số
người bị bệnh nghề nghiệp trong ngành dầu khí
là 500 người, trong đó 499 công nhân mắc bệnh
điếc nghề nghiệp và 01 công nhân mắc bệnh lao

nghề nghiệp(11). Trong nhiều năm qua, cùng với
sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam, công tác an toàn vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ luôn được các cấp Lãnh
đạo, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp
trong toàn ngành quan tâm và có nhiều hoạt
động thiết thực, không ngừng chăm lo cải thiện
điều kiện lao động, thực hiện tốt các chính sách,
pháp luật, quy định về bảo hộ lao động với mục
đích lớn nhất là không để xảy ra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp làm thiệt hại tính mạng,
sức khỏe của người lao động. Bên cạnh việc đầu
tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác
an toàn, phòng cháy chữa cháy, trang bị bảo hộ
lao động… hoạt động quan trắc môi trường lao
động định kỳ cũng là một trong những biện
pháp quan trọng để phòng tránh nguy cơ tai nạn
và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Các đơn vị sử dụng lao động đã tổ chức thực
hiện quan trắc môi trường lao động tại các giàn
khoan để đánh giá các yếu tố có hại theo quy
định tại Điều 18 của Luật an toàn, vệ sinh lao
động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25 tháng 6
năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả thực trạng môi trường lao động tại
một số giàn khoan dầu khí về: Yếu tố vật lý (vi
khí hậu, ánh sáng, rung, điện từ trường, ồn, bức
xạ ion hóa); yếu tố bụi và yếu tố hóa học.
Đề xuất biện pháp cải thiện môi trường lao
động tại một số giàn khoan dầu khí.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Một số giàn khoan dầu khí đang hoạt động
ngoài khơi thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu số liệu
quan trắc môi trường lao động định kỳ tại một
số giàn khoan dầu khí.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đánh giá

534

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đánh giá
TT
Tên chỉ tiêu
Phương pháp lấy mẫu và phân tích Quy chuẩn đánh giá
1. Yếu tố vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt)
TCVN 5508:2009
QCVN 26:2016/BYT
2.
Ánh sáng
ISO 8998:2002 (E)
QCVN 22:2016/BYT
3.
Rung
TCVN 6964-1:2001
QCVN 27:2016/BYT
4.
Tiếng ồn
TCVN 9799:2013
QCVN 24:2016/BYT
5
Điện từ trường tần số công nghiệp
QCVN 25:2016/BYT
QCVN 25:2016/BYT
6.

Bức xạ Ion hóa
QCVN 29:2016/BYT
QCVN 29:2016/BYT
7.
Bụi tổng
TCVN 5704:1993
QĐ: 3733/2002/QЖBYT
8.
Hơi khí độc
Quyết định số
- H2S, NO2, SO2, NH3
Standard Method (701; 406; 704A; 401) 3733/2002/QÐ – BYT
- CO2, CO, O2, VOCs
TCVN 4499 – 1988

KẾTQUẢ
Hoạt động quan trắc môi trường lao động
được thực hiện tại 07 giàn khoan, trong đó có
03 giàn khoan (01, 02, 03) được quan trắc vào
thời điểm là mùa nắng và 04 giàn khoan (04,
05, 06, 07) được quan trắc vào mùa mưa. Tại
thời điểm quan trắc môi trường lao động, các
giàn khoan vẫn đang làm việc, hoạt động, sản
xuất bình thường.
Yếu tố vật lý
Bảng 2: Tổng hợp kết quả quan trắc vi khí hậu tại
các giàn khoan
Thông số

Tổng số vị trí


Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Bức xạ nhiệt

334
325
313
145

Số vị trí
không đạt
25
69
70
07

Tỷ lệ (%)
7,5
21,2
22,4
4,8

Kết quả khảo sát 07 giàn khoan cho thấy
07/07 giàn đều có thực hiện quan trắc thông số
nhiệt độ, độ ẩm. Riêng với thông số tốc độ gió và
bức xạ nhiệt thì chỉ có 06/07 giàn có thực hiện.
Kết quả đo cho thấy tốc độ gió và độ ẩm có tỷ lệ
vị trí không đạt theo QCVN 26:2016/BYT là cao

nhất, lần lượt là 22,4% và 21,2%. Số vị trí không

đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ chiếm tỷ lệ 7,5% và
bức xạ nhiệt là 4,8% (Bảng 1).
Kết quả khảo sát có 06 giàn khoan tại các vị
trí đều có thực hiện quan trắc đồng bộ các thông
số nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió, đối với giàn
khoan số 04: thực hiện quan trắc nhiệt độ tại 21
vị trí nhưng độ ẩm chỉ 12 vị trí và không thực
hiện đo tốc độ gió. Giàn khoan số 05, 06, 07 có số
mẫu không đạt về độ ẩm và tốc độ gió là cao
nhất (chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,6% và 38,6%;
43,8% và 31,3%; 6,3% và 12,6%). Tất cả vị trí có
độ ẩm không đạt là do vượt ngưỡng giới hạn
cho phép với giá trị đo cao nhất tại giàn số 05 là
89,5 Hr%, giàn số 06 là 86,3 Hr% và giàn số 07 là
86,4 Hr%. Đối với tốc độ gió, 50% số vị trí không
đạt tại giàn khoan số 05 có kết quả vượt ngưỡng
giới hạn cho phép, giá trị đo cao nhất là 5,5–5,6
m/s. Đối với giàn khoan số 06 thì kết quả tương
tự là 65% tổng số vị trí không đạt có giá trị vượt
ngưỡng cho phép với giá trị đo cao nhất là
4,3–4,4 m/s và giàn khoan số 07 là 50% tổng số vị
trí không đạt với giá trị đo cao nhất là 3,8–3,9
m/s. Giàn số 07 là giàn khoan duy nhất có chỉ
tiêu bức xạ nhiệt không đạt theo quy định với
07/25 vị trí(7) (Bảng 2).

Bảng 3: Kết quả quan trắc vi khí hậu theo từng giàn khoan
Thông số quan trắc

Giàn khoan
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Bức xạ nhiệt
(GK)
Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
GK 01
19
01 (5,3%)
19
0 (0%)
19
04 (21,1%)
19
0 (0%)
GK 02
26
04 (15,4%)
26
01 (3,8%)
26

0 (0%)
26
0 (0%)
GK 03
21
04 (19,0%)
21
0 (0%)
21
0 (0%)
15
0 (0%)
GK 04
21
0 (0%)
12
0 (0%)
(-)
(-)
(-)
(-)
GK 05
88
02 (2,3%)
88
34 (38,6%)
88
34 (38,6%)
35
0 (0%)


Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

535


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

Thông số quan trắc
Giàn khoan
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Bức xạ nhiệt
(GK)
Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
GK 06
64
0 (0%)
64

28 (43,8%)
64
20 (31,3%)
25
0 (0%)
GK 07
95
14 (14,7%)
95
06 (6,3%)
95
12 (12,6%)
25
07 (28,0%)

(-): Không thực hiện quan trắc

29:2016/BYT do Bộ Y tế ban hành(6,9) (Bảng 3).

Bảng 3: Tổng hợp kết quả quan trắc các yếu tố vật lý
tại các giàn khoan
Thông số

Tổng số vị trí

Ánh sáng
Tiếng ồn
Rung
Điện từ trường
Bức xạ ion hóa


347
290
243
93
72

Số vị trí
không đạt
40
127
01
0
0

Giàn khoan số 04 không thực hiện quan trắc
các thông số rung, điện từ trường và bức xạ ion
hóa. Giàn khoan số 05, 06 và 07 thực hiện quan
trắc tiếng ồn và rung vào cả hai thời điểm là ban
ngày và ban đêm. Đối với thông số ánh sáng,
giàn khoan số 03 có tỷ lệ vị trí không đạt là cao
nhất (23,8%), tiếp đến là giàn số 07 (17,9%) và
giàn số 05 (14,8%). Tất cả các vị trí được quan
trắc tại giàn khoan số 04 đều có độ chiếu sáng
đảm bảo theo quy định của QCVN
22:2016/BYT(4). Kết quả quan trắc cho thấy tại
giàn số 03, độ chiếu sáng dao động từ 110 Lux
đến 528 Lux. Tương tự đối với giàn khoan số 07
là 112 đến 438 Lux và giàn khoan số 05 là 131
đến 889 Lux (Bảng 4).


Tỷ lệ (%)
11,5
43,8
0,4
0
0

Kết quả khảo sát cho thấy có 40/347 vị trí
được quan trắc, chiếm tỷ lệ 11,5% có độ chiếu
sáng không đạt theo quy định tại QCVN
22:2016/BYT của Bộ Y tế(4). Tiếng ồn là thông số
vật lý có tỷ lệ mẫu không đạt cao nhất (chiếm
43,8%). Kết quả đo điện từ trường tần số công
nghiệp và bức xạ ion hóa tại tất cả các giàn
khoan đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép
theo quy định của QCVN 25:2016/BYT và QCVN
Bảng 4: Kết quả quan trắc các yếu tố vật lý theo từng giàn khoan

Thông số quan trắc
Giàn khoan
(GK)

GK 01
GK 02
GK 03
GK 04
GK 05
GK 06
GK 07


Điện từ
Bức xạ ion hóa
trường
Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
mẫu
đạt (tỷ lệ %)
21
02 (9,5%)
19
03 (15,8%)
19
0 (0%)
09
09
26
01 (3,8%)
26
04 (15,4%)
19
0 (0%)
21
21
21

05 (23,8%)
21
06 (28,6%)
11
01 (9,1%)
10
08
32
0 (0%)
31
11 (35,5%)
(-)
(-)
(-)
(-)
88
13 (14,8%)
70
46 (65,7%)
73
0 (0%)
19
13
64
02 (3,1%)
62
25 (40,3%)
61
0 (0%)
22

13
95
17 (17,9%)
61
32 (52,5%)
60
0 (0%)
12
08
Ánh sáng

Tiếng ồn

Rung

(-): Không thực hiện quan trắc

Tất cả giàn khoan được khảo sát đều có các
vị trí có cường độ tiếng ồn vượt giới hạn cho
phép theo QCVN 24:2016/BYT(5). Kết quả quan
trắc cho thấy tỷ lệ vị trí không đạt thấp nhất là
15,8% ở giàn khoan số 01 và cao nhất là 65,7% ở
giàn khoan số 05.
Giàn khoan số 03 là giàn duy nhất có 1/11 vị
trí (trạm khí nén của boong trên) vượt tiêu chuẩn

536

cho phép về mức rung đứng ở tần số 63 Hz theo
quy định của QCVN 27:2016/BYT(8).

Yếu tố bụi
Kết quả khảo sát bụi tại 117 vị trí thuộc 07
giàn khoan cho thấy tất cả vị trí đều trong mức
giới hạn Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733:2002(3)
cho phép.
Kết quả quan trắc các yếu tố hóa học tại 07

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
giàn khoan cho thấy có đến 50,5% số vị trí được
khảo sát có nồng độ CO2 vượt Tiêu chuẩn vệ
sinh lao động cho phép theo trung bình 8 giờ
(900 mg/m3)(3). Kết quả đo cho thấy nồng độ O2
trong không khí vùng làm việc đảm bảo cho sức
khỏe người lao động (Bảng 5).
Bảng 5: Tổng hợp kết quả quan trắc các yếu tố hóa
học tại các giàn khoan
Thông số Tổng số vị trí Số vị trí không đạt Tỷ lệ (%)
CO2
91
46
50,5
O2
106
0
0
NO2
91

0
0
NH3
91
0
0
SO2
91
0
0
H2S
106
0
0
CO
102
0
0
VOC
91
0
0

Nghiên cứu Y học

Đối với các hơi khí NO2, NH3, SO2, H2S và
VOC, kết quả cho thấy tại các vị trí đo hoặc là
không phát hiện hoặc phát hiện với nồng độ
thấp, nằm trong ngưỡng giới hạn Tiêu chuẩn vệ
sinh lao động cho phép(3). Tại tất cả vị trí quan

trắc trên các giàn khoan đều có phát hiện hơi khí
CO nhưng với nồng độ thấp, nằm trong ngưỡng
giới hạn cho phép(3).
Hầu hết các giàn khoan (06/07 giàn) thực
hiện quan trắc đầy đủ các thông số hóa học cơ
bản. Giàn khoan số 04 chỉ thực hiện quan trắc
khí O2, CO và hơi khí H2S. Tỷ lệ vị trí có nồng độ
CO2 trong không khí vượt Tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép tại các giàn khoan dao động từ 25,0%
(giàn khoan số 06 và 07) đến 88,2% (giàn khoan
số 01) (Bảng 6).

Bảng 6: Kết quả quan trắc các yếu tố hóa học theo từng giàn khoan
Giàn khoan
(GK)
GK 01
GK 02
GK 03
GK 04
GK 05
GK 06
GK 07

CO2
15/17 (88,2%)
09/15 (60,0%)
06/15 (40,0%)
(-)
10/20 (50,0%)
03/12 (25,0%)

03/12 (25,0%)

Tổng số mẫu không đạt/Tổng số mẫu quan trắc
O2
NO2
NH3
SO2
H2S
0/17
0/17
0/17
0/17
0/17
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
0/15
(-)
(-)
(-)
0/15
0/20
0/20

0/20
0/20
0/20
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12
0/12

CO
0/17
0/15
0/15
0/11
0/20
0/12
0/12

VOC
0/17
0/15
0/15
(-)
0/20
0/12

0/12

(-): Không thực hiện quan trắc

BÀN LUẬN
Tại thời điểm quan trắc môi trường lao động,
07/07 giàn khoan vẫn đang làm việc, hoạt động,
sản xuất bình thường. Vì vậy kết quả quan trắc
được sẽ phản ánh chính xác về môi trường làm
việc của người lao động tại các giàn khoan dầu
khí được khảo sát.
Yếu tố vật lý
Theo quy định của QCVN 26:2016/BYT của
Bộ Y tế(7) thì giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi
làm việc đối với độ ẩm là 40-80 Hr% và tốc độ
gió là 0,2-1,5 m/s. Nguyên nhân dẫn đến độ ẩm
và tốc độ gió tại một số giàn khoan vượt giá trị
giới hạn cho phép là do đặc thù của ngành khai
thác dầu khí thường xuyên chịu tác động trực
tiếp từ khí hậu, thời tiết bất lợi trên biển. Giàn
khoan số 05, 06 và 07 có tỷ lệ vị trí không đạt về

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

độ ẩm và tốc độ gió theo quy định cho phép là
cao nhất vì thời điểm được quan trắc là vào mùa
mưa, có những đợt gió lớn, các vị trí làm việc
hầu hết lại ở ngoài trời, không được che chắn,
bảo vệ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió biển
mang theo hơi nước thổi vào. Đối với các vị trí

làm việc nằm trong khu vực nhà ở và các vị trí
làm việc trong không gian kín hầu hết có tốc độ
gió nằm dưới ngưỡng cho phép là do các họng
cấp gió từ hệ thống điều hòa trung tâm thổi ra
yếu, thổi không đều tới các vị trí làm việc, một số
họng gió bị bịt kín hoặc bị bám bụi bẩn.
Chỉ tiêu bức xạ nhiệt được ghi nhận là không
đạt tiêu chuẩn quy định chỉ ở giàn khoan số 07,
các vị trí này tập trung chủ yếu không khu vực
hầm máy kín, có các máy móc khi hoạt động làm
phát sinh nhiệt độ cao như máy phát điện, máy
nén khí, nồi hơi.

537


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Trong 07 giàn khoan được quan trắc thì có
06 giàn khoan có độ chiếu sáng không đạt theo
quy định tại QCVN 22:2016/BYT của Bộ Y tế(4),
với tỷ lệ không đạt tính chung tại các giàn
khoan là 11,5%. Quá trình quan trắc ghi nhận
tại các vị trí này có hệ thống đèn chiếu sáng
phân bố chưa đều hoặc đèn được bố trí quá
cao dẫn đến làm giảm cường độ chiếu sáng tới
các vị trí làm việc, bên cạnh đó một số bóng
đèn bị bám bẩn bị các dây chuyền thiết bị che

khuất cũng là một trong những nguyên nhân
phổ biến dẫn đến thiếu ánh sáng.

trao đổi với không khí bên ngoài và bên trong
phòng yếu đã dẫn đến tích tụ CO2 trong không
khí vùng làm việc.

Theo quy định của Quy chuẩn hiện hành thì
tại nơi làm việc, mức tiếng ồn được phép tiếp
xúc tối đa là 65 dBA đối với các vị trí làm việc
trong văn phòng và tại nơi sản xuất là 85 dBA(5).
Gần 50% vị trí được quan trắc tại các giàn khoan
có thông số tiếng ồn không đạt theo quy định
cho phép, nguyên nhân là do các thiết bị máy
nén khí, máy bơm có công suất lớn kết hợp với
các máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất khi
hoạt động phát sinh tiếng ồn cộng hưởng cao;
một số vị trí làm việc có máy móc nằm trong
không gian nhỏ, kín. Với kết quả này thì đơn vị
sử dụng lao động cần nhanh chóng có biện pháp
cải thiện môi trường làm việc cho người lao
động vì việc tiếp xúc với tiếng ồn với cường độ
cao trong thời gian dài là nguy cơ dẫn đến giảm
thính lực và có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo báo cáo ghi nhận được thì gần như tất cả
các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp trong
ngành Dầu khí đều là bệnh điếc nghề nghiệp(11).

Để đảm bảo nhiệt độ tại các vị trí nằm trong
giới hạn cho phép thì đơn vị sử dụng lao động

cần trang bị thêm quạt thổi tại các vị trí phòng
làm việc kín có nhiệt độ cao để tăng cường sự
thông thoáng và trao đổi không khí nóng, bẩn
với không khí sạch bên ngoài đồng thời làm
giảm nhiệt độ trong không khí vùng làm việc.
Ngoài ra cần trang bị quần áo bảo hộ loại vải dễ
bay mồ hôi và cung cấp nước uống tại chỗ cho
các vị trí công nhân sản xuất tại các vị trí có nhiệt
độ cao để bù lượng nước, điện giải trong thời
gian làm việc. Việc sắp xếp thời gian làm việc
hợp lý tại khu vực có nhiệt độ cao cũng cần được
xem xét.

Yếu tố bụi
Quá trình sản xuất và làm việc tại tất cả giàn
khoan được khảo sát không có nguồn bụi phát
sinh vì vậy tại tất cả vị trí được quan trắc đều có
nồng bụi nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu
chuẩn vệ sinh lao động 3733:2002(3).
Yếu tố hóa học
Một nửa số vị trí được quan trắc tại các
giàn khoan có nồng độ CO2 vượt Tiêu chuẩn
vệ sinh lao động cho phép. Nguyên nhân là do
các vị trí này nằm trong khu vực văn phòng
kín, tập trung đông người, lưu lượng gió để

538

Đối với khí O2 hiện chưa có tiêu chuẩn đánh
giá cho môi trường lao động, vì vậy kết quả

đánh giá trong nghiên cứu này dựa theo tài liệu
PGS.TS. Hoàng Văn Bính, theo tác giả thì tỷ lệ O2
trong không khí sạch trung bình là 20,5%, tiêu
chuẩn vệ sinh phải đạt là 20% trong không khí
nơi làm việc(10).
Đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện môi
trường lao động tại các giàn khoan

Đối với các vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió biển thổi vào, khi làm việc nhân viên
xem xét che chắn hoặc ràng buộc các thiết bị,
dụng cụ để giảm tác động của gió gây mất tập
trung hoặc hạn chế thao tác khi làm việc.
Tại các vị trí có bức xạ nhiệt cao, đơn vị cần
có biện pháp che chắn, bao bọc các thiết bị khi
hoạt động có phát sinh nhiệt độ cao; bên cạnh đó
cần trang bị quần áo cách nhiệt cho nhân viên
khi làm việc tại các vị trí này trong thời gian dài;
cung cấp nước uống cho công nhân sản xuất tại
các vị trí này.
Để khắc phục hệ thống chiếu sáng đảm bảo
khi làm việc, đơn vị sử dụng lao động cần trang
bị thêm đèn chiếu sáng và bố trí hợp lý hệ thống
đèn tại các vị trí làm việc, đảm bảo không bị che
khuất bởi các thiết bị khác. Bên cạnh đó cũng cần
phải định kỳ vệ sinh, bảo trì và thay mới các

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
bóng đèn.
Tại các khu vực sản xuất, phòng làm việc
tập trung đông người hoặc trong không gian
lạnh, kín có hiện tượng tích tụ khí CO2, để
khắc phục tình trạng này cần lắp đặt thêm hệ
thống quạt hút và tăng cường lưu lượng gió từ
hệ thống lạnh trung tâm nhằm thổi đều tới các
vị trí làm việc.
Việc tiếp xúc tiếng ồn với cường độ cao
trong thời gian dài là nguy cơ dẫn đến giảm
thính lực và có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp.
Chính vì vậy người sử dụng lao động cần
thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân
mang nút tai hoặc chụp tai trong suốt thời gian
làm việc tại những khu vực có phát sinh tiếng ồn
cao hoặc tiếp xúc mức ồn theo thời gian mà tiêu
chuẩn qui định, thời gian còn lại trong ca sản
xuất chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ
nhỏ hơn 80 dBA. Bên cạnh đó, các thiết bị có
phát sinh tiếng ồn cao cũng cần được định kỳ
bảo dưỡng, bôi trơn dầu nhớt để giảm bớt tiếng
ồn khi hoạt động, đồng thời phải đảm bảo
khoảng cách quy định từ nguồn phát sinh tiếng
ồn đến vị trí người lao động làm việc.
Nhân viên khi làm việc tại khu vực sản xuất
có sử dụng hóa chất trên tàu cần phải được trang
bị khẩu trang chống hơi khí độc và dung môi
hữu cơ trong suốt thời gian làm việc.
Người sử dụng lao động phải duy trì khám

sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên đặc
biệt chú ý khám phát hiện bệnh điếc nghề
nghiệp cho nhân viên làm việc thường xuyên
tiếp xúc với mức ồn cao, bệnh nhiễm hóa chất
nghề nghiệp tại các bộ phận có sử dụng hóa chất
trong sản xuất; lập Hồ sơ vệ sinh lao động công
ty theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ hằng năm để quản lý công tác an
toàn vệ sinh lao động của đơn vị. Đơn vị có trách
nhiệm xem xét các khuyến nghị để cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động và giải quyết

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Nghiên cứu Y học

các chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ
sinh lao động.

KẾT LUẬN
Độ ẩm và tốc độ gió là hai thông số vi khí
hậu có số vị trí được quan trắc không đạt theo
tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ cao nhất (lần
lượt là 21,2% và 22,4%). Gần một nửa số vị trí
được quan trắc (43,8%) có độ ồn vượt ngưỡng
cho phép. Bên cạnh đó vẫn còn khoảng 10% vị
trí có độ chiếu sáng thấp hơn so với quy định
của Bộ Y tế tại QCVN 22:2016/BYT. Một nửa số
vị trí có nồng độ CO2 trong không khí vượt quá

Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016). Danh mục nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm. Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2019). Cần nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung một số chính sách đối với lao động trên biển ngành
Dầu khí. URL: />3. Bộ Y tế (2002). Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT.
4. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng –
Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc. QCVN 22:2016/BYT.
5. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức
cho phép tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc. QCVN 24:2016/BYT.
6. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường
tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần
số công nghiệp tại nơi làm việc. QCVN 25:2016/BYT.
7. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá
trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. QCVN 26:2016/BYT.
8. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Mức
rung cho phép tại nơi làm việc. QCVN 27:2016/BYT.
9. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ ion hóa –
Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc. QCVN
29:2016/BYT.
10. Hoàng Văn Bính (2002). Độc chất học công nghiệp và dự phòng
nhiễm độc. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, pp.196.
11. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2019). Viện Khoa học an

toàn và vệ sinh lao động. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động
trong
ngành
dầu
khí.
URL:
/>
Ngày nhận bài báo:

15/08/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

539



×