Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 95 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







VÕ THỊ KIM DUNG




ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ
KHU DU LỊCH BIỂN TỈNH KHÁNH HOÀ



Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HẢI









Hà Nội – 2010

1
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Đóng góp của luận văn 10
6. Bố cục của luận văn 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN 12
1.1. Du lịch biển 12
1.1.1. Khái niệm 12
1.1.2. Lịch sử phát triển 12
1.1.3. Đặc điểm 13
1.1.4. Xu thế, triển vọng 13
1.2. Môi trƣờng 14
1.2.1. Khái niệm môi trường 14
1.2.2. Khái niệm môi trường du lịch 15

1.2.3. Môi trường du lịch tự nhiên 16
1.3. Tác động của du lịch biển tới môi trƣờng tự nhiên 17
1.3.1. Các tác động tích cực 18
1.3.2. Các tác động tiêu cực 18
1.3.3. Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển 23
1.4. Bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững 24
1.4.1 Bảo vệ môi trường 24

2
1.4.2. Phát triển du lịch bền vững 26
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI
TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA 31
2.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa 31
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 31
2.1.2. Các điều kiện kinh tế-xã hội 34
2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa 37
2.2.1. Một số khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa 37
2.2.2. Các tuyến du lịch 40
2.2.3. Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa 41
2.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 44
2.3. Tác động cuả du lịch tới môi trƣờng tự nhiên tại các khu du lịch biển
của tỉnh Khánh Hòa 49
2.3.1. Nguồn gây áp lực tới môi trường tự nhiên 49
2.3.2. Các yếu tố môi trường bị tác động 49
2.4. Hiện trạng môi trường tại một số khu du lịch biển trọng điểm tỉnh
Khánh Hòa 54
2.4.1. Vị trí quan trắc và các chỉ tiêu quan trắc môi trường các khu du lịch biển trọng
điểm Khánh Hòa 54
2.4.2. Kết quả quan trắc môi trường 56
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH KHÁNH HOÀ 68
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa 68
3.1.1. Mục tiêu phát triển 68
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể 69
3.1.3. Phương hướng phát triển 70
3.2. Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trƣờng 71
3.2.1. Các giải pháp đối với môi trường đất 72

3
3.2.2. Các giải pháp đối với môi trường nước biển ven bờ 72
3.2.3. Các giải pháp đối với môi trường nước ngầm 73
3.2.4. Các giải pháp đối với môi trường không khí 73
3.2.5. Các giải pháp đối với đa dạng sinh học 74
3.3. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch tỉnh Khánh Hòa 76
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 76
3.3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch 77
3.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 77
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường 77
3.3.5. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương 78
3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo 79
3.3.7.Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường 79
3.3.8.Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 79
3.4. Kiến nghị 80
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương 81
3.4.1.1. Đối với Bộ Tài Nguyên và Môi trường 81
3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh 82
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch 83
3.4.4. Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC

4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
KCN: Khu công nghiệp
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KT-XH: Kinh tế xã hội
ODA: Viện trợ không hoàn lại
AFEC: Hội nghị chuyên viên tài chính
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
NTB: Nam Trung bộ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
COD: Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học
BOD: Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hoá
DO: Demand Oxygen: lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc cần thiết cho
sự hô hấp của các sinh vật nƣớc
pH: Độ axit hay độ chua của nƣớc


5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa 42
Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách đến Khánh Hòa qua các năm 43
Bảng 2.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 46
tính đến tháng 6 năm 2010 46

Hình 2.3: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 46
từ năm 2006 - 2010 46
Bảng 2.3: Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 48
Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu 55
Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu môi trƣờng không khí 56
Bảng 2.6 : Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí 56
Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu chất lượng nước sinh hoạt 57
Bảng 2.8 : Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc sinh hoạt 58
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu nƣớc mặt 59
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt 59
Bảng2.11: Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm 61
Bảng 2.12. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm 62
Bảng2.13: Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng môi trƣờng đất 63
Bảng 2.14: Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng đất 63
Bảng2.15. Vị trí các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt 65
Bảng 2.16. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt 65


6
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế Khánh Hòa năm 2009 35
Hình 2.2: Biểu đồ lƣợng khách đến Khánh Hòa qua các năm 43
Hình 2.3: Biểu đồ số lƣợng cơ sở lƣu trú của Khánh Hòa 46

7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 125 bãi tắm lớn, nhỏ,
khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha

rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc đến Nam. Đây là tiềm
năng quan trọng cho việc phát triển du lịch biển.
Thực tế là trong thời gian gần đây, du lịch biển ở nước ta phát triển khá
mạnh với lượng khách và doanh thu tăng liên tục hàng năm. Theo dự báo, đến
năm 2013 sẽ đạt 7-7,5 triệu lượt khách và trên 2 tỷ USD doanh thu. Trong đó
du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng
trên 70% doanh thu từ du lịch của cả nước.
Khánh Hòa sở hữu 385 km bờ biển, trong đó có gần 100 km bãi cát
trắng mịn, khoảng 200 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều vũng, vịnh kín. Khánh Hòa
từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển
nói chung và du lịch biển nói riêng và có lợi thế vượt trội về khí hậu với nắng
ấm gần như quanh năm và nhất là ít chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa
bão. Những năm gần đây, du lịch Khánh Hòa có bước chuyển mình mạnh mẽ
với nhiều thành tựu khá ấn tượng và được đánh giá là mạnh nhất của khu vực
duyên hải miền Trung. Cùng thời gian này, Vịnh Nha Trang đã vinh dự trở
thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các Vịnh biển đẹp thế giới và sau đó
được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Thương hiệu du lịch biển Nha
Trang - Khánh Hòa đã và đang từng bước được khẳng định trên "bản đồ du
lịch" trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch tại các khu
du lịch biển nói chung và vùng du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng còn nhiều
bất cập, dẫn tới những tác động tiêu cực đối với môi trường. Tình trạng khai

8
thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua cũng đang trong tình trạng
mất cân đối. Tuy đã có sự thống nhất, phối hợp giữa các ngành và chủ thể
quản lý, khai thác các danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, nhưng nhiều nơi
vẫn chưa có được quy chế quản lý, giám sát thống nhất. Việc khai thác các tài
nguyên du lịch ở một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định
hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng

điểm và cụm du lịch. Hoạt động lấn biển, xây dựng các công trình ven biển,
trên đảo chưa hợp lý, gây nhiều sức ép và quá tải, làm cho việc quản lý phát
triển bền vững vùng biển ven bờ không hiệu quả.
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những
vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển
của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao
như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến
khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát
triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm
tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng
nhu cầu sử dụng tài nguyên , từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển
du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của
hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức
ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục
bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung
về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô
nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm lượng
khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng

9
không nhiều. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu
cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội.
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động du
lịch tại các khu du lịch biển Khánh Hòa làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, nhằm phát triển du lịch bền vững trong
khu vực là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của tỉnh
Khánh Hòa” để thực hiện luận văn của mình, hy vọng đóng góp một phần nhỏ

bé vào việc bảo vệ môi trường của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là làm rõ những tác động tiêu
cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, đề xuất các giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu tác hại và nâng cao chất lượng môi trường du lịch
biển của tỉnh Khánh Hòa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ chính của luận văn là:
- Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch biển và
bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại các khu du lịch
biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa và Phân tích, đánh giá thực trạng môi
trường những tác động tới môi trường tự nhiên của khu vực.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu và phòng ngừa các
tác động tiêu cực của du lịch biển đến môi trường tự nhiên, nhằm nâng cao
chất lượng môi trường và phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Khánh Hòa.
3. * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

10
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và vấn đề
môi trường, cụ thể là môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài giới hạn không gian nghiên cứu là dải ven biển từ
Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ tỉnh
Khánh Hoà .
- Về thời gian: số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ
năm 2006 đền 6 tháng đầu năm 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp

một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu
Khảo sát thực tế, thu thập số liệu nhằm thu thập, thống kê trực tiếp tài liệu
trong quá khứ, hiện tại về sự phát triển của du lịch và chất lượng môi trường;
xem xét các yếu tố, điều kiện có khả năng tác động đến môi trường, đồng thời
góp phần kiểm tra kiểm chứng các tư liệu đã thu thập được.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này là thống kê tập hợp nhiều tài liệu số liệu về các chỉ
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành có liên quan tác động
đến môi trường để đưa ra các yếu tố tác động và nguồn tác động. Đối với môi
trường, phương pháp này nhằm thống kê diễn biến các chỉ tiêu môi trường để
phục vụ cho công tác dự báo diễn biến môi trường.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trên cơ sở tài liệu thu thập qua khảo sát, tài liệu về kết quả phân tích về
kinh tế - xã hội, môi trường chung của tỉnh trong một số năm.
5. Đóng góp của luận văn

11
- Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và những tác động tới môi trường
tự nhiên trong khu vực nhằm cảnh báo cho các cấp quản lý cũng như các
doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư về vấn đề phát triển du lịch bền
vững.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển của
tỉnh Khánh Hòa để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do
các tác động tiêu cực của du lịch, nhằm nâng cao chất lượng môi trường du
lịch tại tỉnh Khánh Hòa.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch biển và những tác động của du lịch tới
môi trường tự nhiên
Chương 2. Hiện trạng tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số
điểm du lịch ở Khánh Hoà
Chương 3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi
trường du lịch Khánh Hoà










12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
DU LỊCH TỚI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Du lịch biển
1.1.1. Khái niệm
Du lịch biển là một dạng hoạt động của dân cư vào những thời điểm có
điều kiện thời tiết thuận lợi, ở các vùng biển, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, phục hồi sức khỏe. Du lịch biển cũng bao gồm hoạt động du lịch trên bãi
biển hoặc tại các đảo ngoài biển, do đó còn có thể gọi là du lịch biển -
đảo.[26, tr.5]
1.1.2. Lịch sử phát triển
Du lịch biển là loại hình du lịch ra đời sớm và là một trong hai trào lưu
du lịch nổi bật ở thế kỷ XVIII, dẫn đến sự phát triển ồ ạt giai đoạn sau đó [26,

tr.8]. Ngay trong thời kỳ cổ đại, đã có những ghi chép liên quan đến hoạt
động du lịch các bãi biển miền Tây nước Ý của cư dân Roma, mà tiêu biểu là
vịnh Naples [35, tr.41]. Nhưng DL biển phát triển mạnh mẽ nhất sau thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt trong thế kỷ XIX.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng du lịch biển thu hút khách du lịch
trước hết vì mục đích phục hồi sức khỏe và những bãi biển đẹp là địa điểm
nghỉ dưỡng hấp dẫn không chỉ với tầng lớp trung lưu và dân thường mà cả
giới thượng lưu [35, tr.50]. Với sự phát triển của cách mạng Công nghiệp,
những rào cản đối với du lịch giảm bớt, người dân có điều kiện tham gia các
chuyến đi nhiều hơn thì du lịch biển trở thành một lựa chọn lý tưởng cho nhu
cầu giải trí, thư giãn, với những nghiên cứu về du lịch 4S trong địa lý du lịch.
Du lịch ồ ạt phát triển mà điểm đến đầu tiên là du lịch ở các bãi biển. Vì vậy,
một số người đánh đồng du lịch biển với những chuyến nghỉ hè dài ngày “Du
lịch biển là một dạng hoạt động của du lịch dài ngày thường được tổ chức

13
vào mùa hè” [26, tr.7]. Ngày nay, hoạt động du lịch biển đã và đang được đa
dạng hóa, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Từ du lịch
nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu, tiềm hiểu tài nguyên biển cho đến những
loại hình thể thao biển như kayking, canoing, scuba driving…
1.1.3. Đặc điểm
Do tài nguyên du lịch biển phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên đặc
biệt là yếu tố khí hậu nên nhìn chung du lịch biển có tính mùa vụ rõ nét hơn
hẳn so với các loại hình du lịch khác. Du lịch biển thường diễn ra mạnh mẽ
nhất vào những tháng hè vì vậy du lịch biển đặc trưng bởi tính thời vụ rõ nét
(tập trung vào một khoảng thời gian nhất định và lặp đi lặp lại hàng năm),
cường độ lớn. Nhìn chung, du lịch biển thường tồn tại với nhiều hình thức kết
hợp.
Mặt khác, phần lớn dân cư và thành phố của thế giới đều nằm ở khu
vực ven biển, tốc độ phát triển kinh tế ở các vùng này nói chung đều mạnh

hơn so với các nơi khác [24,tr.19]. Trên thực tế, tất cả các dự án phát triển
kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tại vùng ven biển đều tác động sâu
sắc đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần quy hoạch kỹ lưỡng để
hạn chế hoặc loại trừ những tác động tiêu cực.
1.1.4. Xu thế, triển vọng
Cho đến nay, du lịch biển vẫn là một trong những điểm du lịch thu hút
lượng khách đông nhất trên quy mô toàn thế giới (trên 70%) và cũng là một
trong những loại hình đem lại tỷ lệ doanh thu cao nhất trong toàn ngành. Du
lịch biển là thế mạnh phát triển của nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt
Nam. Theo Boris Fabres, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển
và Phát triển Cộng đồng, Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam thì có 80% du khách chọn biển làm nơi nghỉ ngơi, hơn 70% điểm
đến trong nước là biển, kế hoạch của Việt Nam là tới năm 2020 khu vực biển

14
sẽ đóng góp 50% GDP quốc gia [43]. Từ đó có thể thấy được rằng lợi ích của
du lịch biển là rất lớn.
Việc nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch biển đã tận dụng
được tiềm năng tài nguyên biển phục vụ đời sống cộng đồng địa phương. Du
lịch biển mang lại giá trị kinh tế lớn với việc thu hút lượng khách du lịch quốc
tế đáng kể, đem lại nguồn thu cho ngành du lịch các tỉnh ven biển. Phát triển
du lịch biển còn đồng nghĩa với việc tạo được nhiều cơ hội việc làm, thu nhập
ổn định và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển.
Đối với các doanh nghiệp, đó còn là cơ hội kinh doanh du lịch thu lợi
nhuận, bên cạnh đó là việc đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn cho
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho hoạt động du lịch tiến xa hơn
nữa.
Không chỉ có vậy, một phần nguồn thu từ du lịch biển có thể được đầu
tư để nâng cấp cho các sản phẩm du lịch, góp phần vào việc tôn tạo những giá
trị văn hóa, các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ và các hoạt động

nghệ thuật khác tại các dải không gian ven biển.
Hơn thế nữa, giá trị kinh tế do du lịch biển mang lại sẽ góp phần
khuyến khích dân cư địa phương giữ gìn, sáng tạo những hoạt động văn hóa
và sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng cho địa phương mình nhằm đem lại
lợi ích cho tỉnh mình cũng như cho ngành kinh doanh dịch vụ của cả nước.
1.2. Môi trƣờng
1.2.1. Khái niệm môi trường
Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài, có
ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện nào đó. Khái niệm chung đó được cụ
thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu. Môi trường sống của
con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao
quanh, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. [10, tr.18 ].

15
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. [28, tr.9]
Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con người tác
động ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo các quy luật đặc thù;
môi trường nhân tạo được hình thành bởi lao động và ý thức của con người từ
nguồn vật liệu tự nhiên, các sản phẩm đó khác nhiều hoặc khác hẳn các vật
thể tự nhiên trong thiên nhiên.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa
học, khoa học, sinh học và xã hội bao quanh có ảnh ưởng tới sự sống và pahst
triển của từng cá thể cũng như của cộng đồng.
Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con
người được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường
nhân tạo.
1.2.2. Khái niệm môi trường du lịch
Môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh

tế - xã hội và nhân văn của từng lãnh thổ cụ thể mà trong đó các hoạt động du
lịch tồn tại và phát triển [24, tr.54].
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân
văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. [27, tr.11]
Cách tiếp cận của định nghĩa trên là dựa trên thực tế hoạt động du lịch
luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên
và các giá trị văn hóa, nhân văn. Do vậy, hình thành mối quan hệ tác động qua
lại giữa hoạt động du lịch với môi trường. Sự suy giảm môi trường đồng
nghĩa với việc ảnh hưởng xấu tới hoạt động du lịch, và ngược lại hoạt động
du lịch gây ra những tác động lên các thành phần của môi trường xung quanh.

16
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của
nó gắn liền với môi trường, nên môi trường du lịch có tác động qua lại với tất
cả các yếu tố môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một
khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất
lượng môi trường du lịch ở khu vực đó. Hơn nữa môi trường du lịch còn có
mối quan hệ mật thiết đến nguồn tài nguyên và các hoạt động của du lịch, góp
phần chi phối đến đời sống của người dân địa phương cũng như sức hấp dẫn
du lịch ở khu vực.
Môi trường du lịch theo khái niệm trên có liên quan mật thiết đến tài
nguyên du lịch. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo các tài
nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp
dẫn du lịch tại các điểm du lịch, các khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác
không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ
dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái của khu vực, giảm sút chất lượng môi
trường và từ đó suy giảm sức hút du lịch.
1.2.3. Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trường du lịch tự nhiên là một bộ phận cấu thành nên môi trường
tự nhiên nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và

không sống (vô cơ); trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người
tác động và những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở mức
độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự
phục hồi và phát triển. [24, tr.53] Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các
yếu tố thiên nhiên như đất, nước, không khí
Đối với môi trường du lịch tự nhiên, các thành phần chủ yếu cần được
xem xét bao gồm:

17
Môi trường địa chất: là các tai biến địa chất có ảnh hưởng tới hoạt
động du lịch như các quá trình sụt lún, trượt lở, động đất, mức độ phóng xạ
của khoáng chất.
Môi trường nước: liên quan đến khả năng cấp nước và chất lượng
nước (nước ngọt, nước biển, nước khoáng ) phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui
chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.
Môi trường không khí: bao gồm mức độ ô nhiễm không khí, mức độ
thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động
du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe của du khách.
Môi trường sinh học: liên quan đến tính đa dạng sinh học, cảnh quan
rừng tạo ra sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch.
1.3. Tác động của du lịch biển tới môi trƣờng tự nhiên
Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động
phát triển du lịch gây ra cho môi trường. Tác động của du lịch lên các yếu tố
sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.
Với tỷ lệ khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi biển và các đại
dương, một khi ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ tác động rất lớn không chỉ
đối với phạm vi quốc gia mà còn mang tầm quốc tế. Trong Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Luật biển có nêu rằng “Biển và đại dương là di sản chung
của nhân loại” [45]. Do đó, buộc mỗi quốc gia phải có một cách nhìn nhận
nghiêm túc trong hoạt động khai thác du lịch biển và bảo vệ môi trường biển.

Việc khai thác trực tiếp tài nguyên biển trong thời gian dài để phục vụ
du lịch đã đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, môi trường tự nhiên bị
thoái hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống của các loài sinh vật biển, đặc biệt
ở các rạn san hô và các khu bảo tồn biển.
Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi hiện đại và quy hoạch thiết
kế không đúng sẽ làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống của làng chài, làm

18
mất đi tính thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và bản sắc của cộng đồng
ven biển.
Môi trường nước cũng bị đe dọa khi khai thác quá mức phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt. Nhất là vào mùa cao điểm, lượng nước thải từ các hoạt
động du lịch là rất lớn, tác động đến chất lượng nước của các mạch nước
ngầm.
1.3.1. Các tác động tích cực
 Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào
việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và
Vườn Quốc gia.
 Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng
kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí,
nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua
các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo
dưỡng các công trình kiến trúc.
 Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể
đề cao giá trị các cảnh quan.
 Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể
được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
 Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua
việc trao đổi và học tập với du khách.

1.3.2. Các tác động tiêu cực
 Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ nước nhiều, đặc biệt là các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy
cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của
khách du lịch khoảng 0,67kg chất rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày.

19
Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương
xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề
nảy sinh trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Trong mọi trường hợp cần
nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt là khách từ các nước phát triển thường
sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính
theo đầu người thường lớn hơn đối với dân cư địa phương.[33, tr.94]
Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của của
khách du lịch tăng nhanh (trung bình tối thiểu khoảng 100 - 150 lít/ ngày đối
với khách du lịch nội địa, 200 – 250 lít/ ngày đối với khách quốc tế so với 80
lít/ ngày đố với nhu cầu sinh hoạt của người dân bản địa.) Điều này sẽ làm
tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác,
đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng ngập mặn cao khi áp lực các bể chứa
giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.[33, tr.95]
 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân
cận (sông, hồ, biển) làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường
ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho
cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
 Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe

máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và
bê tông. Bên cạnh đó hiện tượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến
các trung tâm đo thị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng

20
đáng kể lượng khí thải vào môi trường. Ngoài ra lượng khí CFCs thải ra từ
các thiết bị điều hòa nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng có tác động không
nhỏ đến môi trường không khí.
 Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả
và lãng phí.
 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có
thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật
hoang dại.
 Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách
sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố
trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất
là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với
các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn
xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
 Làm nhiễu loạn hệ sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú,
đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú
rừng, thú nhồi bông, côn trùng ). Xây dựng đường giao thông và khu cắm
trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,
phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền
Các hệ sinh thái và môi trường biển, đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn
thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như rạn san
hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, nghề cá và cá nghề sinh sống khác trên đảo
có thể biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý.

Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm đặc biệt ở vùng ven biển và
hải đảo bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển khu du lịch mới.
* Tác động đến môi trường nước:

21
Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, có thể làm thay đổi lưu
lượng và chất lượng nguồn nước.
Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng
dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được
xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực
tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
* Tác động đến môi trường không khí:
Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục
vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi,
than ) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.
Trạng thái ồn ào do hoạt động của máy móc xây dựng các công trình
dịch vụ du lịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do
các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch.
* Tác động đến môi trường đất:
Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khách sạn và các công
trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và cơ cấu sử
dụng đất.
Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và
làm suy thoái môi trường đất.
Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường
làm cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và
kiến trúc truyền thống. Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam

thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tác động xấu đến môi trường đất tại đây
do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở

22
* Tác động đến môi trường sinh học:
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại
một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý
đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các
hệ sinh thái dưới nước.
Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gom kịp thời
gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành
phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật như linh
cẩu, kền kền, cò, khỉ đầu chó… Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan
bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn,
của nhân viên khu bảo tồn và cả du khách.
Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đi thuyền máy
tham quan, đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷ hoại các loài thủy sinh.
Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt
chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe dọa
diệt vong.
Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong
các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài
động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường
khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm môi trường thành phần , vì vậy
các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong quá trình sinh trưởng, và nhiều loài
động vật nhỏ có nguy cơ bị đè, giẫm
Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả
bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt làm cho nhiều thực vật bị
mất dần.


23
1.3.3. Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển
Trong các tất cả các loại dự án phát triển du lịch, xét về mặt tác động
đến môi trường thì dự án quan trọng nhất là dự án có tác động thay đổi đáng
kể những đặc điểm tự nhiên của khu vực ven biển, vì những khu vực này là
nơi có những hệ sinh thái đặc biệt nhạy cảm.
Mặt khác phần lớn số dân và thành phố cũng như hải cảng nằm ở khu
vực ven biển, tốc độ phát triển kinh tế ở những vùng này nói chung đều mạnh
hơn nhiều so với những nơi khác. Trên thực tế, tất cả các dự án phát triển kinh
tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tại vùng duyên hải đều tác động sâu sắc
đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó cần phải quy hoạch thật kỹ lưỡng để
hạn chế tới mức tối thiểu hoặc loại trừ những hậu quả đem lại.
1.3.3.1. Các hoạt động phát triển du lịch thiếu quy hoạch
Các dự án phát triển thiếu quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường ven biển. Các hoạt động phát triển này thường không tính đến các
nhân tố môi trường. Hậu quả có thể xảy ra là hiện tượng xói mòn làm mất đi
mặt trước của bãi biển hoặc phải xây những kết cấu công trình ven biển thiếu
thẩm mỹ để bảo vệ và không đủ khả năng cạnh tranh với các công trình khác
hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ. Các khu nhà ở rải rác dọc ven biển không phù
hợp với yêu cầu quy hoạch của địa phương cũng gây nên những tác động đến
hệ sinh thái và cảnh quan.
Việc xây dựng khách sạn trên các doi cát và vị trí gần các cửa sông
gây ra những vấn đề đối với quá trình phát triển tự nhiên của các bãi cát và
trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc xói lở bờ biển. Việc khai thác cát với
quy mô lớn trong xây dựng cũng là một nguyên nhân gây xói lở bờ biển.
1.3.3.2. Mâu thuẫn trong phát triển nghề biển truyền thống
Tại nhiều khu du lịch biển, hoạt động du lịch ảnh hưởng tới sinh hoạt và
việc làm truyền thống của ngư dân, nhiều lao động bị thu hút vào phục vụ du

24

lịch, và kết quả là mất đi một nguồn nhân lực lớn trong nghề đi biển truyền
thống ở khu vực.
Ở một số nơi, chất thải không được xử lý và trực tiếp thải xuống biển,
gây ô nhiễm nước biển ven bờ, làm hạn chế các hoạt động tiếp xúc với nước
biển. tình trạng ô nhiễm này còn ảnh hưởng tói các rạn san hô và các sinh vật
dưới biển, làm giảm chất lượng của môi trường biển.
1.3.3.3. Tác động đến các hệ sinh thái
Các rạn san hô là một trong những đối tượng hấp dẫn du khách ở vùng
ven biển. Song vì thiếu những biện pháp bảo tồn nên nguồn tài nguyên này ở
nhiều khu vực đã bị hủy hoại ở mức độ khác nhau. Có những nơi sự dẫm đạp
trực tiếp của du khách và người dân địa phương lên rạn san hô. Khai thác san
hô làm hàng lưu niệm, thả neo ở rạn san hô cũng gây ra nhiều tác hại. Gần
đây người ta còn đánh bắt các loại cá đẹp sống ở rạn san hô để kinh doanh và
xuất khẩu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái san hô.
Việc khai thác quá mức các loại tôm, cua và các loại hải sản khác ở
những nơi gần khu du lịch vì lợi ích kinh tế đã làm nguy hại đến hệ sinh thái
hết sức đặc thù ở vùng ven biển .
` Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái biển quan trọng. Nhiều dự án phát
triển du lịch đã có tác động nghiêm trọng, trực tiếp đối với hệ sinh thái ngày
khi tiến hành giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.4. Bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững
1.4.1 Bảo vệ môi trƣờng
BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu
quả xấu do cong người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

×