Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tìm hiểu lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.58 KB, 10 trang )

ờ các Thành Hoàng là nam giới,
người Việt còn thờ Ngũ Hành Nương
Nương, Chúa Xứ Nương Nương, Diêu Trì
Địa Mẫu… Theo chúng tôi, dù ngẫu nhiên
hay cố ý, việc phối thờ này đã thể hiện
những đặc trưng cơ bản của triết lí âm
dương vốn ảnh hưởng sâu đậm trong văn
hoá Việt Nam.
Biểu hiện thứ hai trong văn hoá nhận
thức mà ta có thể nhìn thấy được là nhận
thức của người Việt chuyển từ tâm linh
sang thực tiễn. Thông thường, khi đề cập
đến những vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng,
49


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 64 (4/2019)

các đấng thần linh, người ta thường nghĩ
đến những khát vọng thoát tục, vượt khỏi
đời sống trần tục. Nếu như trong Phật giáo,
Kitô giáo thường xuất hiện các từ ngữ như
kiếp trước, kiếp sau, thiên đàng, địa ngục,
cửu tuyền… thì trong hệ thống từ ngữ chỉ
tín ngưỡng dân gian, rõ nét nhất là từ ngữ
của tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thành
Hoàng, ta không tìm thấy các từ ngữ chỉ
niềm tin, tâm lí, tình cảm ở quá khứ hoặc
tương lai. Người Việt tìm đến các tín


ngưỡng cũng giống như tìm đến tôn giáo để
cầu mong sức khoẻ, hạnh phúc, tài lộc…
nhưng những khát vọng, mong muốn ấy lại
được phản ánh chân thực, gần gũi với đời
sống thường nhật. Trong nhóm từ ngữ chỉ
tâm lí, tình cảm liên quan đến tín ngưỡng,
ta có thể thấy hàng loạt các từ ngữ: cứu khổ
phò nguy, bảo vệ, bảo hộ, phù trợ, hưởng
lộc, phước lành, đức ân, phước thọ, an
nguy, hoạ phước, ngăn ngừa, hộ vệ, giữ
gìn, tai hoạ, giúp đỡ, ăn nên làm ra, buôn
may bán đắt, mạnh giỏi, hoạn nạn, sung
túc, may mắn, no ấm, che chở… Rõ ràng
đây là các từ ngữ diễn đạt những tâm lí,
tình cảm của con người với ước mong
những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại.
Ngoài ra, các từ ngữ chỉ hoạt động thực
hiện trong nghi thức, nghi lễ như thụ lộc
thần, xin xăm, xin keo, thỉnh an, vẩy nước,
vay tiền, đoán số… vốn là những hoạt động
có ý nghĩa cho thực tại chứ không phải
cuộc sống ở một thế giới nào khác.
Điều đáng nói trong văn hoá nhận
thức của người Việt là họ luôn gắn liền các
hoạt động tín ngưỡng với sinh hoạt văn
hoá dân gian. Điều này có thể lí giải khi
các tín ngưỡng xuất phát từ dân gian, phổ
biến rộng rãi trong nhân dân, họ đã gắn
liền tín ngưỡng với các hoạt động sinh
sống. Mặt khác, người Việt ở Nam Bộ đã


tăng tính thiết thực của hoạt động nghi lễ,
mang lại sự thu hút, gần gũi với người dân
thông qua các sinh hoạt mang tính nghệ
thuật. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng thì có
hát bội, nhạc lễ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Nam Bộ bên cạnh hầu đồng của miền Bắc
còn có hát bóng rỗi và diễn chập địa.
Nhóm từ ngữ chỉ các dụng cụ, vật dụng
trong nghi thức, nghi lễ có các từ để chỉ
nhạc cụ dân tộc đã phản ánh điều đó như
Trống cơm, Đàn Sến, Đàn Cò, Cảnh,
Phách, Đàn Kìm (Đàn Nguyệt)… hay
trong nhóm chỉ nghệ thuật biểu diễn còn
có các từ ngữ như hát chầu, hát sơ cổ, hát
rỗi, múa thêu hoa, múa hái hoa, múa lân,
múa dâng bông, múa dâng mâm, múa đồ
chạy, múa đồ bêu, tung mâm, lật mâm,
chuyển mâm, thăng bằng.v.v.
5. Kết luận
Thông qua việc khảo sát, thống kê các
nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã xác lập được 7
nhóm từ ngữ thuộc lớp từ ngữ biểu thị hoạt
động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở
Nam Bộ, tiếp đến tiến hành phân tích, mô tả
đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của những từ
ngữ thuộc các nhóm này. Trên cơ sở đó,
chúng tôi nhận thấy số lượng từ ngữ biểu thị
hoạt động tín ngưỡng dân gian của người
Việt nơi đây rất đa dạng, phong phú. 572 từ

ngữ thu thập được đã phản ánh vai trò rất
quan trọng của đời sống tâm linh trong tư
duy, nhận thức của con người Nam Bộ.
Ngoài ra, các từ ngữ còn phản ánh rõ nét
các đặc trưng văn hoá của người dân miền
sông nước. Nhìn chung, nét văn hoá đó
được thể hiện ở 2 đặc trưng chủ đạo là đặc
trưng sông nước (biểu hiện qua văn hoá ứng
xử với môi trường tự nhiên) và đặc trưng
tiếp biến văn hoá (biểu hiện qua văn hoá
ứng xử với môi trường xã hội). Đặc tính
sông nước ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy,
50


TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

nhận thức của con người nên đã chi phối
trong việc tiếp nhận văn hoá. Những uyển
chuyển, dung dị, mềm dẻo trong tiếp nhận
văn hoá đã làm nổi bật đặc tính sông nước.
Các đặc trưng tư duy văn hoá ấy được tạo
nên bởi nhiều yếu tố như lịch sử hình thành,
về thiên nhiên dạt dào sông nước, vị trí địa

lí chủ yếu giáp biển, về dân cư nhiều tộc
người.v.v. Đáng nói hơn, các nét đặc sắc
trong văn hoá của Nam Bộ đã được phản

ánh rõ nét trong lớp từ ngữ biểu thị hoạt
động tín ngưỡng dân gian của người Việt và
góp phần tạo nên sự giàu có trong hệ thống
ngôn ngữ của toàn dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam, 5 – 290.
Phan Kế Bính (2016). Việt Nam phong tục. Hà Nội: Nxb Nhã Nam, 7 - 297.
Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ). Hà Nội: Nxb
ĐHQG, 9 - 397.
Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam,
3 - 261.
Nguyễn Đăng Duy (2004). Văn hoá Việt Nam – Đỉnh cao Đại Việt. Hà Nội: Nxb Hà Nội, 1 - 287.
Trần Ngọc Thêm (2000). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam,
10 - 326.
Trương Thìn (2007). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam. Hà Nội: Nxb
Hà Nội, 95 - 154.
Phạm Thái Việt (2004). Đại cương về văn hoá Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hoá – Thông
tin, 53.
Nguồn cứ liệu khảo sát
Hoàng Phê (2018). Từ điển tiếng Việt. Nxb Hồng Đức, 1 - 1491.
Ngô Đức Thịnh (2009). Đạo Mẫu Việt Nam. Tập 1. Hà Nội: Nxb Tôn giáo, 5 - 398.
Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường – Hồ Tường (1993). Đình Nam Bộ - tín ngưỡng
và nghi lễ. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1 - 215.
Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường (1999). Đình Nam Bộ xưa và nay. Đồng Nai:
Nxb Đồng Nai, 1 - 313.
Ngày nhận bài: 06/3/2019

Biên tập xong: 15/4/2019


51

Duyệt đăng: 20/4/2019



×