Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dụng vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê tiến hành phân tổ một hiện tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.07 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT


BÁO CÁO THẢO LUẬN
Đè tài: “Vận dụng vấn đề cơ bản của
phân tổ thống kê tiến hành phân tổ số
người nhiễm Covid – 19 trên địa bàn Hà
Nội tính đến ngày 31/3/2020”

Hà Nội, tháng 4 năm 2020
1


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Nói đến thống kê nhiều người liên tưởng đến các con số,
các dữ liệu được sắp xếp trong các bảng biểu hay những đồ thị
biểu diễn những số liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội như dân
số, việc làm, thất nghiệp, giá cả hàng hóa, GDP,... Thống kê đã
ra đời rất lâu và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay,
thông kê len lỏi trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực đời sống và
thông tin thống kê trở thành một trong những nguồn lực vô giá
để đánh giá bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng.
Thông tin thống kê gợi mở cho người sử dụng những biện pháp
nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hay dự kiến khả năng


đạt được trong thời gian tới. Chính vì vậy, Lênin cho rằng
“Thống kê là một dụng cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội.
Tùy theo mục đích khác nhau mà thống kê học phục vụ theo
khía cạnh khác nhau”.
Một trong những phương pháp chủ chốt trong nghiên cứu
thống kê, được sử dụng tròn cả ba giai đoạn: điều tra, tổng hợp
và phân tích thống kê, đó là phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê
có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê. Trong nhiều
trường hợp khi tiến hành điều tra người ta dùng đến phân tổ.
Chẳng hạn như điều tra doanh thu của những người buôn bán
thì không thể điều tra tất cả, trước hết phải chia số người buôn
bán theo ngành hàng, nhóm hàng kinh doanh để thu thập số
liệu trong từng ngành hàng, nhóm hàng.
Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp
thống kê. Muốn hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu
điều tra, muốn tổng hợp theo những chỉ tiêu đã nêu ra thì phải
căn cứ vào từng chỉ tiêu mà sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, sau
đó mới tính đặc trưng chung cho cả tổng thể. Phân tổ thống kê
là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống
kê, đồng thời là cơ sở vận dụng các phương pháp thống kê
khác. Đây là phương pháp được vận dụng phổ biến vì phương
pháp này đơn giản, dễ hiểu và có tác dụng phân tích sâu sắc.
Covid – 19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi một
chủng của virus corona mới lây từ người sang người, được phát
hiện lần đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019. Virus
gây ra Covid – 19 được đặt tên là SARS – CoV – 2. Đến nay, đã
3


có 79 quốc gia có ca nhiễm, với 1.292.164 ca dương tính,

70.672 ca tử vong, WHO đã ban hành “Tình trạng Y tế khẩn cấp
toàn cầu” đối với dịch bệnh này. Tại Việt Nam, tính đến
31/3/2020 đã có hơn 200 ca dương tính, trong đó 2 ổ dịch lớn là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, nhóm 2 đã chọn đề tài: “Vận dụng vấn đề cơ bản
của phân tổ thống kê tiến hành phân tổ số người nhiễm
Covid – 19 trên địa bàn Hà Nội tính đến ngày 31/3/2020”

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Khái niệm
1.1.
1.1.1.

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có
tính chất khác nhau.
1.1.2.



Ý nghĩa
Kết hợp được việc nghiên cứu cái chung của hiện tượng với nghiên cứu cái
riêng của từng đơn vị tổng thể
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp tổng hợp cơ bản.
Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Muốn hệ
thống hóa một cách khoa học các số liệu điều tra, muốn tổng hợp theo các chỉ
tiêu đã nêu ra thì phải căn cứ vào từng chỉ tiêu mà sắp xếp các đơn vị vào từng
tổ, sau đó mới tính đặc trưng chung của cả tổng thể.




Phân tổ thống kê là cơ sở và một trong các phương pháp quan trọng của phân
tích thống kê.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích
thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.

1.1.3.


Nhiệm vụ
Phân tổ thống kê phân chia các loại hình KT-XH (phân tổ phân loại)
Bất kì nền kinh tế xã hội nào cũng bao gồm nhiều loại hình kinh tế. Chẳng
hạn nền kinh tế Việt Nam hiện tại bao gồm nhiều loại hình kinh tế khác nhau
như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,...
Sự vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội đó như thế nào, phụ thuộc
vào vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của từng loại hình kinh tế. Khi nghiên
cứu đặc trưng của nền kinh tế xã hội đó, người ta phả nêu rõ: có bao nhiêu loại

4


hình kinh tế? Là những loại hình kinh tế gì? Tỷ trọng mỗi loại hình như thế
nào? Mối quan hệ giữa các loại hình? Xu hướng phát triển của các loại hình?
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên, chỉ có thể thực hiện được thông qua
phân tổ thống kê.


Phân tổ thống kê nghiên cứu kết cấu nội bộ của tổng thể (phân tổ kết cấu)
Kết cấu nội bộ tổng thể là tỷ lệ các bộ phận chiếm trong tổng thể và quan hệ

tỷ lệ về lượng giữa các bộ phận đó nói lên kết cấu nội bộ tổng thể.
Mỗi hiện tượng KT – XH hay quá trình KT – XH đều do cấu thành từ nhiều
bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết
cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy
được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu
nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện
tượng nghiên cứu.
Như vậy, muốn nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể phải dựa trên cơ sở của
phân tổ thống kê.



Phân tổ thống kê nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức
của hiện tượng (phân tổ phân tích hay liên hệ)
Các quá trình hay hiện tượng KT – XH phát sinh và phát triển không phải
ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh mà chúng có liên hệ và phụ
thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định. Sự biến động của hiện tượng này
sự biến dộng của hiện tượng khác và ngược lại mỗi hiện tượng biến động đều
do sự biến động của các hiện tượng xung quanh.
Nhiệm vụ của thống kê không chỉ nghiên cứu bản chất mà còn nghiên cứu
mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế nói chung và các tiêu thức nói riêng.
Khi nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng, người ta
thường chia các tiêu thức thành 2 loại: tiêu thức nguyên nhân, tiêu thức kết quả




Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức mà lượng biến của nó thay đổi làm cho
lượng biến của tiêu thức khác cũng thay đổi.
Tiêu thức kết quả là tiêu thức mà lượng biến của nó có thay đổi do sự biến động

của tiêu thức nguyên nhân.
Phân tổ hiện tượng KT – XH theo một trong hai tiêu thức trên thì biểu hiện
về lượng của tiêu thức còn lại sẽ phản ánh mỗi quan hệ nhân quả mà ta cần
nghiên cứu.

1.2.
1.2.1.

Các bước tiến hành phân tổ thống kê.
Lựa chọn tiêu thức phân tổ.
5










1.2.2.




Khái niệm: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành
phân tổ thống kê
Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân tổ
Thứ nhất: Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu

thức bản chất nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tiêu thức bản chất là tiêu
thức nêu rõ bản chất của hiện tượng, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng
trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Thứ hai: Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.
Cùng một hiện tượng nhưng ở các điều kiện lịch sử khác nhau thì tiêu thức phân
tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức phân tổ chung
trong mọi trường hợp thì tiêu thức đó trong điều kiện lịch sử này có thể giúp ta
nghiên cứu chính xác, nhưng ở điều kiện lịch sử khác lại không có tác dụng.
Thứ ba: Phải tuỳ theo tính chất phức tạp của hiện tượng, mục đích nghiên cứu
và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay
nhiều tiêu thức.
+ Phân tổ tài liệu theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản đơn, cách phân tổ
này thường dùng nghiên cứu các hiện tượng đơn giản và với một mục đích,
yêu cầu nhất định.
+ Phân tổ tài liệu theo từ hai tiêu thức trở lên kết hợp với nhau gọi là phân tổ
kết hợp. Cách phân tổ này thường dùng nghiên cứu các hiện tượng phức tạp và
thỏa mãn nhu cầu mục đích nghiên cứu.
Phân tổ kết hợp tuy có nhiều ưu điểm, xong cũng không nên kết hợp quá
nhiều tiêu thức để làm cho việc phân tổ trở nên phức tạp, dẫn đến có những sai
sót làm giảm mức độ chính xác của tài liệu
Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
Đặc điểm: Các tổ được hình thành do sự khác nhau về loại hình và tính chất
Phân tổ:
+ Trường hợp 1: Số loại hình thực tế tương đối ít  ứng mỗi loại hình là1 tổ
+ Trường hợp 2: Số loại hình thực tế nhiều  ghép các loại hình giống nhau
hoặc gần giống nhau vào thành 1 tổ

 Phân




tổ theo tiêu thức số lượng
Đặc điểm: Các tổ được hình thành căn cứ vào lượng biến khác nhau của tiêu
thức  xác định các tổ khác nhau về tính chất
Phân tổ
+ Trường hợp 1: Lượng biến tiêu thức thay đổi ít, sự biến thiên về mặt lượng
không nhiều  ứng với mỗi lượng biến hình thành 1 tổ

6


+ Trường hợp 2: Lượng biến của tiêu thức biến thiên liên tục  chú ý đến mối
liên hệ giữa lượng và chất, xem lượng biến tích lũy đến mức độ nào thì chất của
hiện tượng mới thay đổi làm nảy sinh một tổ mới.
1.2.3.


1.3.
1.3.1.

Phân phối các đơn vị vào từng tổ, tính chỉ tiêu giải thích.
Phân phối các đơn vị vào từng tổ: sắp xếp các đơn vị có cùng tính chất vào cùng
một tổ.
Tính chỉ tiêu giải thích: xác định các chỉ tiêu phản ứng đặc trưng của các tổ
cũng như của toàn bộ tổng thể.
Dãy số phân phối.
Khái niệm.
Dãy số phân phối là 1 dãy số được lập nên do phân phối các đơn vị tổng thể
vào các tổ theo 1 tiêu thức phân tổ nào đó và được sắp xếp theo trình tự biến

động của lượng biến tiêu thức phân tổ.

1.3.2.

Phân loại
Tuỳ theo tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính mà
có 2 loại dãy số phân phối.



Dãy số lượng biến: là dãy số được hình thành từ việc phân tổ theo tiêu thức số
lượng, dãy số này phản ánh kết cấu của tổng thể theo tiêu thức số lượng.
Ví dụ: Phân tổ người lao động theo mức lương.


-

Thành phần: một dãy số lượng biến gồm hai thành phần
Lượng biến (xi): là các trị số biểu hiện cụ thể mức độ của tiêu thức số lượng.
Tần số (fi) là đơn vị tổng thể được phân phối vào mỗi tổ hay số lần một lượng
biến nhận một trị số nhất định trong tổng thể.
Dạng tổng quát của 1 dãy số lượng biến như sau:
xi
x1
x2
....
xn


-


fi
f1
f2
.....
fn

Ngoài ra
Tần suất (di): biểu hiện tỷ trọng của từng tổ, phản ánh kết cấu tổng thể.
Tần số tích lũy tiến (Si): là tần số cộng dồn của các tổ. Cho phép xác định một
đơn vị đứng ở vị trí nào đó trong dãy số lượng biến có trị số là bao nhiêu.
Mật độ phân phối (mi): là tỷ số giữa tần số với trị số khoảng cách tổ. Sử dụng
cho dãy số có khoảng cách tổ không đều.
7




Dãy số thuộc tính: là dãy số được hình thành từ phân tổ theo tiêu thức thuộc
tính, nó cũng bao gồm cột tần số hay tần suất, còn cột lượng biến thay bằng
thuộc tính nào đó của hiện tượng.

PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID – 19 TẠI HÀ NỘI TÍNH ĐẾN
31/3/2020.
2.1. Tổng quan tình hình dịch Covid ở Việt Nam, thống
kê số liệu thông tin về các bệnh nhân ở Hà Nội
2.1.1 Tổng quan tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam
(*tính đến ngày
31/3)

Dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 bắt đầu bùng phát
từ tháng 12.2019 tại thành phố Vũ Hán ( tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc). Tính đến 31/1, Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu “giảm
nhiệt” trên toàn cầu, đặc biệt lây lan nhanh ở châu Âu và Mỹ,
nâng số ca nhiễm lên gần 800.000 trường hợp, trong đó gần
38.000 người tử vong.
Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn Thế giới:




783.910 ca nhiễm và 37.775 người chết tại 203 quốc gia
và vùng lãnh thổ.
Châu Âu chiếm khoảng 2/3 số ca tử vong với 26.674 người
chết được ghi nhận.
Ý là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 11.591 người.

8


9


Theo cập nhật từ Bộ Y
tế, ca nhiễm Covid-19 đầu
tiên tại Việt Nam được
phát hiện vào ngày 23.1
và tới 31.3, đã có 204
trường hợp nhiễm bệnh,
trong đó 55 trường hợp

nhiễm bệnh đã được chữa
khỏi.

Ngoài ra, tính đến
tối 30/3 có 3.215 trường
hợp đang được cách li để
theo dõi dấu hiệu và
75.085 người tiếp xúc gần
và nhập cảnh từ vùng dịch
2.1.2 Thống kê số liệu thông tin về các bệnh nhân ở Hà
Nội (tính đến 31/3)
STT
STT ca
Giới
Quốc
Độ tuổi
Nơi ở
bệnh
tính
tịch
(quận/huyện)
1
17
Nữ
Việt
26
Ba Đình
Nam
2
19

Nam
Việt
64
Ba Đình
Nam
3
20
Nam
Việt
27
Ba Đình
Nam
4
21
Nam
Việt
61
Ba Đình
Nam
5
39
Nam
Việt
25
Cầu Giấy
Nam
6
46
Nữ
Việt

30
Thanh Xuân
Nam
7
47
Nữ
Việt
43
Ba Đình
Nam
8
51
Nam
Việt
50
Ba Đình
Nam
9
52
Nữ
Việt
22
Bắc Từ Liêm
10


10

58


Nữ

11

59

Nữ

12

62

Nam

13

63

Nữ

14
15

69
70

Nam
Nam

16


71

Nữ

17

77

Nữ

18

78

Nam

19

84

Nam

20

85

Nam

21


86

Nữ

22

87

Nữ

23

88

Nữ

24

93

Nam

25

77

Nữ

26


78

Nam

27

84

Nam

28

85

Nam

29

86

Nữ

Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam

Việt
Nam
Đức
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt

Nam
Việt
Nam
11

26

Ba Đình

30

Long Biên

18

Hoàn Kiếm

20

Cầu giấy

30
19

Hai Bà Trưng
Thanh Xuân

19

Hai Bà Trưng


25

Thanh Xuân

22

Bắc Từ Liêm

21

Đống Đa

20

Ba Đình

54

Đống Đa

34

Đống Đa

25

Hà Đông

20


Đống Đa

25

Nhân Chính

22

Bắc Từ Liêm

21

Đống Đa

20

Ba Đình

54

Đống Đa


30

87

Nữ


31

88

Nữ

32

93

Nam

33

107

Nữ

34

108

Nam

35

109

Nam


36

110

Nam

37

112

Nữ

38

113

Nữ

39

114

Nam

40

115

Nữ


41

116

Nam

42

129

Nam

43

132

Nữ

44

136

Nữ

45

138

Nam


46

139

Nữ

47

140

Nam

48

141

Nam

49

147

Nam

50
51

148
162


Nam
Nữ

Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt

Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Pháp
Việt
12

34

Đống Đa

25

Hà Đông

20

Đống Đa

25


Thanh Xuân

19

Cầu Giấy

42

Hoàng Mai

19

Đống Đa

30

Hoàn Kiếm

18

Hoàn Kiếm

19

Hoàng Mai

44

Cộng Hòa Séc


29

Đông Anh

20

Nghĩa Tân

25

Long Biên

23

Hoàng Mai

23

Đống Đa

24

Hai Bà Trưng

21

Tây Hồ

29


Đống Đa

19

Cầu Giấy

58
63

Đống Đa
Long Biên


52

163

Nữ

53

167

Nữ

54

168


Nữ

55

169

Nữ

56

173

Nữ

57

175

Nam

58

176

Nữ

59

177


Nữ

60

183

Nữ

61

185

Nam

62
63
64

186
187
188

Nữ
Nam
Nữ

65

190


Nữ

66

191

Nữ

67

192

Nữ

68

193

Nữ

69

194

Nữ

70

195


Nữ

71

196

Nữ

72

197

Nam

73

198

Nữ

Nam
Việt
Nam
Đan
Mạch
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt

Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Pháp
Hoa Kỳ
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt

Nam
Việt
13

43

Long Biên

20

Hoàn Kiếm

49

Đống Đa

49

Đống Đa

Chưa xác
định
57

Thạch Thất

57

Đống Đa


49

Đống Đa

43

Trung Hòa

38

Hoài Đức

52
30
44

Pháp
Tây Hồ
Mỹ Đức

49

Đông Anh

36

Đông Anh

23


Đông Anh

21

Đông Anh

42

Đông Anh

41

Đống Đa

34

Đống Đa

41

Thanh Oai

53

Đống Đa

Đống Đa





74

199

Nữ

75

200

Nữ

76

201

Nữ

77

202

Nữ

78

205

Nam


Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam

57

Đống Đa

61

Đống Đa

23

Đống Đa

27

Đống Đa

41


Đống Đa

2.2. Tiến hành phân tổ hiện tượng.
2.2.1. Phân tổ hiện tượng
Phân tổ các bệnh nhân nhiễm covid 19 theo độ tuổi
Từ bảng số liệu nêu trên ta có n = 78 và có thể xác định số
tổ như sau:
K= = 6
Trường hợp đối với phân tổ có khoảng cách lượng biến thiên
rời rạc:
Ta có: số bệnh nhân nhiễm covid 19 lớn tuổi nhất là 64 tuổi
và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm covid 19 là 18 tuổi. Xác
định khoảng cách tổ:
h= =7

Từ đó ta có thể tiến hành phân số bệnh nhân nhiệm covid 19
tại Hà Nội thành 8 tổ như sau:
Tổ
1
2
3
4
5
6

Tuổi
18 - 25
26 - 33
34 - 41

42 - 49
50 - 57
58 - 64
14

Số người nhiễm
34
11
6
11
9
5




Phân tổ hiện thượng theo tiêu thức giới tính
Giới tính là một tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện. Nên ta
coi mỗi biểu hiện là một cơ sở hình thành nên tổ. Vì vậy mà ta
có 2 tổ giới tính



Tổ

Giới tính

1
2


Nam
Nữ

Số người nhiễm
(người)
46
32

Phân tổ hiện tượng theo tiêu thức quốc tịch
Quốc tịch cũng là một tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện
nên ta coi mỗi biểu hiện là một cơ sở hình thành nên tổ → Có 5
tổ
Tổ
1
2
3
4
5







Quốc tịch
Việt Nam
Đức
Pháp
Hoa Kì

Đan Mạch

Số người nhiễm
73
1
2
1
1

2.2.2. Đánh giá tình hình nhiễm bệnh covid 19 ở Việt
Nam
Qua bảng số liệu phân tổ các bệnh nhân nhiễm Covid 19 theo
độ tuổi
Bệnh nhân nhiễm covid 19 dàn trải trong độ tuổi thấp nhất là
18 tuổi và cao nhất là 64 tuổi trong đó:
Độ tuổi từ 18 - 25 tuổi có số ca nhiễm cao nhất: 34 ca nhiễm
(gấp gần 7 lần) so với độ tuổi từ 58 - 64 tuổi lại có số ca nhiễm
thấp nhất: 5 ca nhiễm. Như vậy có thể thấy ở những người trẻ
hơn, sức đề kháng tốt hơn lại có nguy cơ nhiễm bệnh Covid 19
cao hơn những người già thường hay mắc những bệnh về hô
hấp, viêm phế quản ,viêm phổi …
Những độ tuổi còn lại 26-33 tuổi có 11 ca nhiễm đồng ca nhiễm
với độ tuổi từ 42-49 tuổi ; 50-57 tuổi là 9 ca nhiễm và thấp hơn
nữa là độ tuổi 34-41 tuổi với 6 ca nhiễm .Nhìn chung nhóm
15


người trẻ tuổi sẽ có số ca nhiễm cao hơn so với nhóm người
nhiều tuổi do nếp sống ,phong cách sinh hoạt , công tác ,…



Nhận xét: Như vậy số bệnh nhân nhiễm covid 19 ở Hà Nội
chủ yếu là nhóm bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi trẻ trong khi
nhóm tuổi già (58 - 64) dễ mắc các bệnh liên quan đến đường
hô hấp lại ít mắc hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ không phải người
già có sức đề kháng tốt hơn mà nhóm tuổi đó họ cẩn trọng, ý
thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp cách ly trong khi
nhóm người trẻ chủ quan và thiếu trách nhiệm hơn.



Qua bảng số liệu phân tổ các bệnh nhân nhiễm covid 19 theo
giới tính:
Bảng số liệu chia làm 2 tổ với giới tính Nam và Nữ thể hiện 78
ca nhiễm bệnh trong đó :
Nam:
46 ca nhiễm
Nữ: 32 ca nhiễm






Nhận xét: Từ đó ta thấy số bệnh nhân nhiễm covid 19 ở Hà
Nội bao gồm cả bệnh nhân giới tính Nam và bệnh nhân giới tính
Nữ. Trong đó, bệnh nhân giới tính Nam lớn hơn so với số bệnh
nhân giới tính Nữ là 14 ca. Như vậy số bệnh nhân Nam dễ bị
nhiễm virut hơn so với bệnh nhân Nữ do ý thức, trách nhiệm
thực hiện các biện pháp cách ly còn kém.




Qua bảng số liệu phân tổ các bệnh nhân nhiễm covid 19 theo
quốc tịch :
Bảng số liệu chia làm 5 tổ tương ứng với 5 quốc tịch thể hiện 78
ca nhiễm bênh
Trong đó mang quốc tịch Việt Nam có số ca nhiễm bệnh cao
nhất là 73 ca; Pháp 2 ca và quốc tịch Đức, Hoa Kì, Đan Mạch
đồng ca nhiễm bệnh chỉ 1 ca.
Bên cạnh số ca nhiễm bệnh mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn
còn 5 ca mang quốc tịch nước ngoài họ là những người đi du
lịch, công tác tại Việt Nam và bị nhiễm bệnh trên đường di
chuyển hoặc tiếp xúc với ghế máy bay có dịch bệnh.








Từ đó ta thấy số bệnh nhân nhiễm covid 19 ở Hà Nội chủ yếu
là bệnh nhân mang quốc tịch Việt Nam.

16





2.2.3 Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hạn
chế sự lây lan của covid 19.
Qua đánh giá tình hình nhiễm bệnh covid 19 ở Hà Nội theo độ
tuổi, giới tính
Ở độ tuổi trẻ hơn lại có số ca nhiễm bệnh cao hơn những độ
tuổi trung niên và độ tuổi già có thể cho rằng phần lớn nguyên
nhân là do đối tượng này thường tiếp xúc với môi trường tập
thể, đông người hơn nên dễ tiếp xúc với dịch bệnh. Bên cạnh
đó, giới tính Nam lại có số ca nhiễm cao hơn giới tính Nữ vì vậy
Đảng và Nhà nước cần:









Chỉ đạo đưa ra những ban hành những nghị quyết, chính sách
về những biện pháp, phương hướng cách ly một cách đúng
đắn, hiệu quả, an toàn.
Tuyên truyền tới toàn thể người dân về mức độ nguy hiểm, sự
lây lan nhanh chóng của virut Covid giúp nâng cao nhận thức
hiểu biết của người dân về tình hình dịch bệnh để chủ động
phòng tránh.
Nghiêm cấm những nơi tụ tập đông người như chợ, quán bar,
nhà hàng, trường học…nếu ai vi phạm cần có biện pháp xử
phạt thích đáng để răn đe.
Cần luôn an ủi, động viên người dân, có những chính sách hỗ

trợ thích hợp về y tế, nơi ở (đối với người bị bệnh và bị cách ly),
hỗ trọ về lương, phúc lợi xã hội để ổn định lòng dân yên tâm
chống dịch.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần tuân thủ và làm theo
những biện pháp cách ly của nhà nước, vệ sinh sạch sẽ nơi ở
nghiêm túc thực hiện lệnh phong tỏa, chung tay góp sức để đẩy
lùi dịch bệnh.



Qua đánh giá tình hình nhiễm bệnh covid 19 ở Hà Nội theo
quốc tịch :
Bên cạnh người nhiễm bệnh mang quốc tịch Việt Nam vẫn
còn 5 trường hợp nhiễm bệnh mang quốc tịch nước ngoài vì vậy
Đảng và Nhà nước cần.




Thực hiện lệnh phong tỏa cấm nhập cảnh xuất cảnh hạn chế
việc đem dịch bệnh ra ngoài.
Kiểm tra chặt chẽ những đối tượng nhập cảnh có nhiễm virut
hay mang mầm bệnh trong người.
17




Thực hiện các biện pháp phun, khử độc, vệ sinh sạch sẽ sân
bay, lối ra vào.

Đối với người dân cần tuân thủ nghiêm túc, nên chủ động
trình báo với cơ sở y tế về việc nhập cảnh khi có dấu hiệu nghi
ngờ bị nhiễm dịch bệnh, không trốn cách ly hoặc bao che cho
đối tượng bị nghi nhiễm bệnh.

KẾT LUẬN
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid – 19 trên địa bàn Hà
Nội nói riêng và trên toàn thế giới nói chung vẫn đang diễn biến
rất phức tạp. Tuy tình hình dịch bệnh ở Việt Nam về cơ bản vẫn
đang được Đảng và Nhà nước kiểm soát khá tốt với nhiều biện
pháp thiết thực, nhưng số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng. Vì
vậy, cần có thêm những giải pháp từ phía người dân, các cấp
chính quyền địa phương và Trung ương để chung tay đẩy lùi
dịch bệnh tại Việt Nam. Qua bài thảo luận, chúng em đã nghiên
cứu, tổng hợp các số liệu về người nhiễm ở Hà Nội – một trong
hai ổ dịch lớn ở nước ta, tính đến ngày 31/3/2020. Từ đó, đã
phần nào khoanh vùng những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm
cao về độ tuổi địa bàn cư trú,.. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn
chế, thực hiện trong thời gian ngắn nên bài thảo luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận
được sự góp ý từ cô và các bạn./

18



×