Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÊ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 16 trang )

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÊ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
1.1.Khái niệm chung về đấu thầu và các giai đoạn của tổ chức đấu thầu
1.1.1. Khái niệm, mục đích công tác đấu thầu
1.1.1.1. Khái niệm về đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời
thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.
Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá
trình lựa chọn nhà thầu.
Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu
thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông
báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
1.1.1.2. Các thuật ngữ chính trong công tác đấu thầu:
- Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ
sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án
Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước hoặc dự án có cổ phần chi phối,cổ phần
đặc biệt của Nhà nước thì chủ đầu tư có thể là doanh nghiệp Nhà nước,cơ quan Nhà
nước,các tổ chức chính trị hoặc chính trị -xã hội,các tổ chức quản lý dự án được
người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý,sử dụng
vốn đầu tư
Đối với các dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần hoặc
hợp tác xã thì chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác xã
Đối với các dự án đầu tư của tư nhân thì chủ đầu tư chính là người sở hữu vốn
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,chủ đầu tư là các bên hợp
doanh(đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh);là Hội đồng quản trị(đối với các xí
nghiệp liên doanh);là tổ chức hay cá nhân người nước ngoài bỏ toàn bộ số vốn đầu
tư của dự án (đối với các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và dự án BOT)


Riêng với lĩnh vực đấu thầu mua sắm hàng hoá thì chủ đầu tư được hiểu
là người mua hàng hoá,thiết bị
- Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực
và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các
quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia
đấu thầu.Theo luật đấu thầu do Quốc hội ban hanh ngày 29/11/2005 thì nhà thầu là
tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp
theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không
có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt
động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong
trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
• Hạch toán kinh tế độc lập;
• Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không
lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả;
đang trong quá trình giải thể
- Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của
pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà
nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm
quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp
vốn.
1.1.1.3 Các hình thứclựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
a. Hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham
gia.Bên mời thầu phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng và ghi rõ các điều kiện,thời gian dự thầu.Đối với các gói thầu lớn phức
tạp về công nghệ và kỹ thuật,bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn
nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia dự thầu.Đặc điểm của hình thức
đấu thầu này là không hạn chế số lượng,được thông báo rộng rãi trong phạm vị

một vùng,địa phương,liên vùng hay quốc tế
2. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời mời
một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.Đặc
điểm của loại hình đấu thầu này là chỉ có một số ít nhà thầu tham dự,yêu cầu sử
dụng nguồn vốn lớn và có các yêu cầu đặc biệt về công nghệ,kỹ thuật hoặc tiến
độ thực hiện mà không phải nhà thầu nào cũng có khả năng đáp ứng được các
yêu cầu của các dự án này
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 5 (năm) nhà thầu được xác
định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít
hơn năm nhà thầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng
hình thức lựa chọn khác.
3. Chỉ định thầu: là hình thức đấu thầu thường áp dụng cho các dự án có
tính chất nghiên cứu thử nghiệm,cấp bách do thiên tai dịch hoạ,hay có liên quan
đến bí mật an ninh quốc gia.Theo điều lệ quản lý đầu tư xây dựng thì chỉ các
gói thầu sử dụng vốn Nhà nước mới được phép chỉ định thầu.Bên mời thầu chỉ
thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu
tư chỉ định,nếu không đạt được yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác
4. Chào hàng cạnh tranh: là hình thức chỉ áp dụng với các gói thầu mua
sắm thiết bị có quy mô đơn giản và nhỏ(dưới 2 tỷ).Mỗi gói thầu phải có ít nhất
3 bản chào giá của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên
mời thầu
5. Mua sắm trực tiếp: Hình thức này áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp
đồng cũ đã thực hiện xong(dưới 1 năm)hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều
kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công
việc mà trước đó đã tiến hành đấu thầu,nhưng phải đảm bảo không được vượt
quá mức giá hay đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó
6. Tự thực hiện: là hình thức chủ đầu tư tự sử dụng các lực lượng của mình
để thực hiện khối lượng xây lắp đã được giao.Hình thức này chủ yếu chỉ áp
dụng trong các công trình sửa chữa cải tạo có quy mô nhỏ hay các công trình

mang tính chất chuyên ngành đặc biệt
b. Phương thức đấu thầu (đấu thầu một túi hồ sơ,đấu thầu hai giai đoạn....)
1
. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức
đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất
về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một
lần.
2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu
nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ
được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề
xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng
hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của
nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện
theo trình tự sau đây:
a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu
nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ
sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu
giai đoạn hai;
b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã
tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề
xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo
đảm dự thầu
1.1.2. Các văn bản quy định về đấu thầu
1.1.2.1. Trước khi có Luật đấu thầu

Quy chế đấu thầu được quy định cụ thể thông qua 3 Nghị định của Chính
phủ về đấu thầu :
- Nghị định 99/1999/NĐ- CP ngày 01/09/1999
- Nghị định 14/2000/NĐ- CP ngày 05/05/2000
- Nghị định 66/2003/NĐ- CP ngày 12/06/2003
Quy chế đấu thầu nàyđược ban hành nhằm htống nhất quản lý các hoạt động đấu
thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm hang hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực
hiện dự án tren lãnh thổ Việt Nam
Quy chế này phân đấu thầu thành các loại hình đấu thầu khác nhau: Đấu thầu
tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hang hóa, đấu thầu xây lắp; ngoài ra con
phân đấu thầu thành: Đấu thầu các dự án quy mô nhỏ, đấu thầu lựa chọn đối tác để
thực hiện dự án, quản lý. Đồng thời, Quy chế cũng đua ra các quy định vể Quản lý
Nhà nước về Đấu thầu, Kiểm tra và xử lý vi pham trong đấu thầu
1.1.2.2. Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đi kèm
a, Luật đấu thầu được thông qua tại Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
VN số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005
b, Nghị định của Chính phủ
*/ Nghị định 111/2006/NĐ –CP về Hướng dấn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn Nhà thầu
c, Các văn bản khác của các Bộ và cơ quan ngang bộ
*/ Thông tư số 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài
sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà
nước
*/ Công văn của bộ Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện đấu thầu
*/ Quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Quyết định ban hành Quy định về chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu
- Quyết định ban hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp.
- Quyết định Ban hành Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp
- Quyết định Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn

- Mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
- Quyết định 419/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu báo cáo thẩm định Kết quả
đấu thầu
1.1.2.3 Một số tiến bộ, thay đổi chính giữa 2 thời kì( trước và sau khi có Luật
đấu thầu)

×