Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.83 KB, 34 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1. Sự cần thiết của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1 Vị trí, vai trò của kế toán nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải dựa
trên ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động.
Con người dùng sức lao động của mình sử dụng các tư liệu lao động ( như máy
móc, công cụ dụng cụ…..) tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
Chính vì vậy, đối tượng lao động là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến
hành sản xuât. Vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, là cơ
sở để tạo nên thực thể sản phẩm, nó đựợc biểu hiện dưới dạng vật chất như: sắt,
thép trong doanh nghiệp cơ khí, vải trong doanh nghiệp may.
Đặc điểm nổi bật của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nhất định. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp về mặt hiện vật, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên
hình thái vật chất /ban đầu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Về mặt giá
trị, vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
Như vậy, xét trên hai phương diện giá trị và hiện vât, vật liệu là một trong
những yếu tố không thể thiếu của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Dưới hình thái
hiện vật nó biểu hiện là một bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất, dưới
hình thái giá trị nó biểu hiện là thành phần quan trọng của vốn lưu động. Chính
đặc điểm đó mà vật liệu được xếp vào loại tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản
lưu động và quản lý vật liệu chính là quản lý vốn kinh doanh và tài sản của
doanh nghiệp.
Từ những đặc điểm trên cho ta thấy vật liệu có vai trò hết sức quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải
tăng cường công tác quản lý vật liệu, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm để
giúp các doanh nghiệp thực hiện sự cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2. Yêu cầu quản lý và sử dụng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động cho nên quản lý


vật liệu là yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Để đáp ứng kịp thời
nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng tăng thì bắt buộc sản xuất ngày càng mở
rộng, vì thế mà lợi nhuận là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh có lãi,
nhất thiết giảm chi phí vật liệu là phải sử dụng vật liệu tiết kiệm, hợp lý, có kế
hoạch. Vì vậy, công tác quản lý vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người, là yêu
cầu của phương thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đó
mà mỗi doanh nghiệp cần phải đặt ra một số yêu cầu quản lý như sau:
- Quản lý chặt chẽ vật liệu ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu sử dụng.
Do vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất nên các doanh nghiệp thường xuyên phải
tiến hành thu mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo
sản phẩm và phục vụ cho nhu cầu quản lý khác của doanh nghiệp.
+Trong khâu thu mua: Phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng
loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ,
thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Trong khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức độ dự trữ
tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình
thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn, cho việc cung ứng không kịp thời hoặc
gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều để rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
+ Trong khâu sử dụng: Phải lập được định mức tiêu hao tương đối chính xác để
sử dụng vật liệu hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý và tận dụng hết
vật liệu xuất dùng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp. Do vậy, khâu sử
dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử
dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
- Phải thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua
vật liệu để từ đó lựa chọn nguồn thu mua đảm bảo về chất lượng, số lượng với
giá cả và chi phí thu mua là thấp nhất.
- Việc tổ chức kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với tổng
loại vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong các

yêu cầu quản lý.
1.1.3.Sự cần thiết của kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
Đối với doanh nghiệp sản xuất, giảm chi phí vật liệu xuất ra ở các khâu của
quá trình sản xuất kinh doanh mà không làm giảm chất lượng sản phẩm không
những làm cho quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp có hiệu quả hơnmà còn tác
động trực tiếp đến từng thành viên của doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy cho
mọi ngừoi làm việc tốt hơn.Như vậy, vật liệu đóng vai trò to lớn đối với sự tồn
tại, phát triển vầ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân, vật liệu là tiền đề cho việc duy trì sản
xuất xã hội. Bởi vì, vật liệu vừa là sản phẩm của lao động,vừa là đầu vào của
một quá trình sản xuất khác. Do vậy, vật liệu là một yếu tố tạo nên mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo nên quan hệ cân
đối sản xuất giữa các nghành,các đơn vị trong nền kinh tế
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vật liệu đối với kết quả sản xuất kinh doanh
của toàn doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quản lý quá trình thu
mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng chúng. Để thực hiện yêu cầu đó, với tư cách
là ngứoi nắm bắt, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính thì công tác kế toán
vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tổ chức tốt kế toán vật liệu sẽ thúc đẩy
việc cung cấp kịp thời các loại vật liệu cần thiết cho sản xuất, ngăn ngừa các
hiện tượng hư hao, mất mát, lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình
sản xuất.qua đó, góp phần giảm bớt chi phí, giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.1.4. Nhiệm vụ và tác dụng của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất
1.1.4.1. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu
Để thực hiện chức năng giám đốc của kế toán, xuất phát từ vị trí, vai trò và
yêu cầu quản lý vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất, Nhà nước đã xác định
nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp như sau:
+ Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình nhập kho vật liệu.
Tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho doanh nghiệp, tình hình

thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả,
thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời, dúng chủng loại vật liệu cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Áp dụng đúng đắn các phương pháp về hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra
các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán
ban đầu về vật liệu, mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng kê. Thực hiện hạch
toán vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thống
nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ
đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, và sử dụng vật liệu, phát
hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng,
kém phẩm chất. Tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị vật liệu đã tiêu
hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác giá trị vật liệu đã
tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác giá trị vật liệu
đã tiêu hao vào các đối tượng sử dụng.
+ Tham gia kiểm kê và đánh giá vật liệu theo chế độ nhà nước quy định, lập các
báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, tiến hành phân tích
kinh tế tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ, vận chuyển vật liệu nhằm phục vụ
công tác quản lý vật liệu một cách hợp lý trong hoạt đông sản xuất kinh doanh,
hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.
1.1.4.2. Tác dụng của kế toán vật liệu.
Tổ chức công tác vật liệu nghiêm chỉnh, kịp thời, và chính xác là cơ sở để
cung cấp số liệu cho việc hạch toán giá thành ở mỗi doanh nghiệp. Nếu kế toán
vật liệu trực tiếp không tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tính giá thành
sản phẩm, dẫn đến việc nhà quản lý không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh một cách chính xác.
Hạch toán vật liệu cung cấp những thông tin giúp cho mỗi doanh nghiệp có kế
hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu, tránh tình trạng bị gián đoạn.
Nhờ công tác hạch toán vật liệu, doanh nghiệp mới biết được tình hình sử

dụng vốn lưu động, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tăng nhanh vòng quay vốn
lưu động, bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả của một đồng vốn.
1.2. Phân loại và đánh giá vật liệu.
1.2.1. Phân loại vật liệu.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử
dụng nhiều loại vật liêu, chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý, hóa rất khác
nhau và biến động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì
vây, để phục vụ công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, đảm bảo sử dụng
có hiệu quả nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải phân
loại nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu, sắp xếp các
loại vật liệu theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm của chúng
nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Trước hết, căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất,số liệu
được chia thành các loại sau:
* Nguyên vật liệu chính: Là những thứ nguyên vật liệu mà sau quá trình gia
công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như sắt,
thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản , bông trong
nhà máy sợi, vải trong các doanh nghiệp may, gỗ, tre và nứa trong các doanh
nghiệp sản xuất giấy....Đối với bán thành phẩm mua ngoài, với mục đích tiếp
tục quá trình sản xuất sản phẩm, ví dụ: sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp
dệt.
* Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuât, được
sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị
hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ
cho lao động của công nhân viên chức như: dầu nhờn, hồ keo, thuốc chống gỉ,
xà phòng, giẻ lau...
* Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất như xăng, dầu, củi, khí ga, nhựa thông...
* Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng được sử dụng để thay thế, sửa
chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải....

* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị mà
doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
* Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài
sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài như phôi bào, vải vụn, gạch, sắt.....
* Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên
như bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng...
Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh
nghiệp được chia thành nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên vật liệu tự chế
biến, gia công.
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu
của doanh nghiệp được chia thành:
+ Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm
+ Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý
doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia vật liệu thanh:
+ Vật liệu tự có: Là toàn bộ vật liệu thuộc quyền sở hữu của đơn vị
+ Vật liệu của bên ngoài: Là vật liệu nhận gia công, chế biến hay giữ hộ
1.2.2. Đánh giá vật liệu.
Đánh giá vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của vật liệu
theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu xác thực, thống nhất.
Việc đánh giá nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là hết sức cần
thiết, việc làm đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác hạch toán và
quản lý nguyên vật liệu. Thông qua việc đánh giá nguyên vật liệu, kế toán mới
ghi chép một cách đầy đủ, có hệ thống các chi phí cấu thành nên giá vật tư mua
vào, giá trị vật tư tiêu hao cho sản xuất kinh doanh, từ đó xác định được chính
xác giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho
người quản lý, góp phần quản lý có hiệu quả các hoạt động thu mua vật tư và
quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đánh giá chính xác vật liệu góp
phần tính toán số tài sản hiện có của doanh nghiệp, đảm bảo thông tin cung cấp
trên báo cáo của doanh nghiệp được trung thực hợp lý.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho thì hàng tồn kho
được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn
giá gốc thì hàng tồn kho phải được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
cụ thể:
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện
tại.
+ Chi phí thu mua hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí bốc xếp, bảo quản trong quá trình thu mua hàng và các chi phí
khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu
thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ
khỏi chi phí mua.
+ Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến
sản phẩm sản xuất như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố
định, chi phí sản xuất chung biến đổi phat sinh trong quá trình chuyển hóa
nguyên vật liệu thành thành phẩm.
+ Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm
các khoản chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra
nguyên vật liệu.
1.2.2.1. Yêu cầu đánh giá vật liệu.
Muốn xác định được chính xác, hợp lý giá cả vật liệu, việc đánh giá vật liệu
phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Yêu cầu xác thực: Yêu cầu này đòi hỏi việc đánh giá nguyên vật liệu của
doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở tổng hợp đầy đủ, hợp lý những chi
phí cấu thành nên giá trị của vật liệu. Đồng thời phải loại trừ ra khỏi giá của vật
liệu những chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ, những chi phí kém hiệu quả.
- Yêu cầu thông nhất: Yêu cầu này đòi hỏi việc đánh giá vật liệu của các doanh
nghiệp phải đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp đánh giá giữa các

kỳ hạch toán của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá xác định
các chỉ tiêu kinh tế, tài chính giữa các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp được
thuận lợi.
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá vật liệu.
Theo nguyên tắc chung thì vật liệu cần được đánh giá theo giá thực tế. Song
do đặc điểm của vật liệu thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh
doanh mà yêu cầu của công tác kế toán vật liệu phải phản ánh kịp thời hàng
ngày tình hình biến động và số hiện có của vật liệu. Bởi vậy, ngoài phương pháp
giá thực tế, vật liệu còn có thể được đánh giá theo giá hạch toán.
a, Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Vật liệu bao gồm nhiều loại và được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, do
đó tính giá vốn thực tế của vật liệu cũng khác nhau.
Cụ thể:
Giá thực tế của vật liệu mua ngoài: Gồm giá mua trên hóa đơn(Bao gồm các
khoản thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuế nhập khẩu, và thuế
khác nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế ( bao gồm cà chi phí và chuyển,
bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phi thue kho, thuê bãi, tiền phạt,
tiền bồi thường, chi phí nhân viên...) trừ các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua được hưởng( nếu có).
- Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thì giá trị của vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa thuế
GTGT . Thuế GTGT đầu vào khi mua vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch
vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công.....được khấu trừ và hạch
toán vào tài khoản 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(1331)
Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động
sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị của vật liệu mua vào được phản ánh theo
tổng giá thanh toán bao gồm thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ(nếu

có)kể cả thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho
được tính theo giá thành sản xuất thực tế.
* Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá trị thực tế gồm giá trị vật
liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan( tiền thuê gia công, chế biến, chi
phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức).
* Đối với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên
doanh: Giá thực tế là giá thỏa thuận do các bên xác định cộng với các chi phí
liên quan( nếu có).
* Với phế liệu: Giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu
hồi tối thiểu.
* Với vật liệu được tặng, thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tương
đương cộng chi phí liên quan đến việc tiếp nhận.
b, Giá thực tế vật liệu xuất kho.
Vật liệu mua vào nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy
giá thực tế của từng lần, đợt nhập không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi xuất
kho, kế toán phải tính toán và xác định được giá thực tế xuất kho cho các nhu
cầu, đối tượng sử dụng khác nhau, theo phương pháp đã đăng ký áp dụng và
phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán, nếu thay đổi phải giải thích
rõ ràng. Mặt khác, tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu
quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các
phương pháp tính giá thực tế của vật liệu xuất kho như sau:
Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này giá thực tế xuất kho được tính theo công thức:
Giá thực tế vật liệu xuất
dung
=
Số lượng vật liệu
xuất dung
x

Giá đơn vị
bình quân
Trong đó:
Cách 1:
Giá đơn vị
Bình quân cả kỳ =
Dự trữ
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách 2:
Giá đơn vị bình quân
=
cuối kỳ trước
Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ này hoặc cuối kỳ trước
Số lượng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước
Cách 3:
Giá đơn vị bình quân
sau =
mỗi lần nhập
Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
• Phương pháp nhập trước, xuất trước(FIFO)
Theo phương pháp này người ta giả định số vật liệu nào nhập kho trước sẽ được
xuất trước. Xuất hết số vật liệu nhập trước mới đến số vật liệu nhập sau. Giá
thực tế vật liệu nhập trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất
trước và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá trị thực tế của số vật
liệu mua vào sau cùng.
• Phương pháp nhập sau, xuất trước(LIFO)
Theo phương pháp này, những vật liệu nhập kho sau là những vật liệu xuất ra
trước và vật liệu tồn kho cuối cùng sẽ gồm những vật liệu được nhập vào đầu

tiên.
Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng
lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập
kho lần cuối cùng sau đó mới đến lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho.
Giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ là giá thực tế vật liệu tính theo đơn giá
của các lần nhập đầu kỳ.
* Phương pháp giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng
lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng của vật liệu đó( Trừ
trường hợp điều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật
liệu đó. Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng
hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường được sử dụng trong các doanh
nghiệp sử dụng ít loại vật liệu hoặc vật liệu sử dụng ổn định, có tính tách biệt và
nhận diện được.
• Phương pháp giá hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng, chủng loại vật liệu nhiều,
tình hình nhập, xuất diễn ra thường xuyên, giá biến động nhiều, việc xác định
giá thực tế của vật liệu ngày càng rất khó khăn và ngay cả trong trường hợp có
thể xác định được hàng ngày đối với từng lần nhập nhưng quá tốn kém, không
mang lại hiệu quả cho công tác kế toán. Bởi vây, có thể sử dụng giá hạch toán
thực tế để hạch toán tình hình xuất nhập vật liệu hàng ngày.
Giá hạch toán vật liệu là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong doanh
nghiệp, trong thời gian dài, có thể là giá kế hoạch của vật liệu. Như vậy hàng
ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập, xuất. Cuối kỳ
phải điều chỉnh theo giá thực tế để có số liệu ghi vào tài khoản, sổ kế toán tổng
hợp và sổ báo cáo kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế tiến
hành như sau:
- Trước hết, xác định hệ số giá (H) giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật
liệu:
H =

Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ+ Giá hạch toán nhập trong kỳ
- Sau đó, tính giá thực tế xuất kho, căn cứ vào hệ số giá(H) và giá hạch
toán xuất kho.
Giá thực tế Giá hạch toán
. của vật liệu = của vật liệu * Hệ số giá
xuất trong kỳ xuất trong kỳ
1.3. Kế toán chi tiết vật liệu.
1.3.1. Chứng từ kế toán vật liệu.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, mọi hiện tượng kinh tế xảy ra trong quá
trình hoạt động kinh doanh bao giờ cũng liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu.
Vì vậy, kế toán phải lập các chứng từ cần thiết một cách kịp thời, chính xác theo
đúng chế độ ghi chép ban đầu về vật liệu đã được nhà nước ban hành. Những
chứng từ hợp lệ, hợp pháp này là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho, trên
sổ kế toán để kiểm tra, giám sát tình hình biến động và số hiện còn của từng thứ
vật liệu, thực hiện quản lý có hiệu quả vật liệu, phục vụ đầy đủ nhu cầu vật liệu
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp,kế toán chi tiết vật liệu phải được
thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ vật liệu và phải được tiến hành
đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ,
CĐ kế toán ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ về kế toán
vật liệu bao gồm.
• Phiếu nhập kho( Mẫu 01- VT)
• Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT)
• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03/VT-3LL)
• Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa( Mẫu 08- VT)
• Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho( Mẫu 02- BH)
• Hóa đơn cước phí vận chuyển ( Mẫu 03- BH)
• Hóa đơn giá trị gia tăng ( Mẫu 01- GTKT-3LL)

Đây là những chứng từ mang tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, đây còn có một số chứng từ kế toán hướng dẫn mà các doanh nghiệp
có thể sử dụng thêm là:
• Phiếu vật tư theo hạn mức( Mẫu 04- VT)
• Biên bản kiểm nghiệm vật tư( Mẫu 05- VT)
• Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ( Mẫu 07- VT)
Đối với các chứng từ thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy đủ theo
đúng quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lâp. Người lập chứng từ
phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Mọi chứng từ kế toán về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và
thời gian hợp lý, do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi
chép, và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan.
1.3.2. Kế toán chi tiết vật liệu.
Kế toán chi tiết vật liệu là việc ghi chép hàng ngày tình hình biến động về số
lượng, giá trị, chất lượng của từng thứ, loại vật liệu theo từng kho của doanh
nghiệp. Kế toán chi tiết vật liệu được tiến hành ở kho và phòng kế toán.
1.3.2.1. Sổ kế toán chi tiết vật liệu.

×