Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC FTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.01 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Mã lớp:

ĐH17NL3

235

Số báo danh:

Mã số sinh viên

Họ và tên: Huỳnh Quốc Việt

17534040408
30

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
GV: ThS. CHÂU HOÀI BÃO
ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI
THAM GIA CÁC FTA

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
ĐIỂM SỐ
ĐIỂM CHỮ

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)

TP.HỒ CHÍ MINH, NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2019





MỤC LỤC
Mã lớp:................................................................................................................... 1
ĐH17NL3..............................................................................................................1
Số báo danh:........................................................................................................... 1
235......................................................................................................................... 1
Họ và tên: Huỳnh Quốc Việt..................................................................................1
Mã số sinh viên 1753404040830...........................................................................1
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ.........................................................................................1
ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI
THAM GIA CÁC FTA...........................................................................................1
............................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
2. LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................2
2.1 Tổ chức công đoàn việt nam................................................................................2
2.2 Hiệp định thương mại tự do (FTA)......................................................................2
3. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THAM GIA
CÁC FTA....................................................................................................................... 4
3.1 Những khó khăn của công đoàn việt nam khi tham gia vào các FTA...................4
3.2 Những cơ hội, thách thức của công đoàn việt nam khi tham gia vào các FTA.....6
4. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ........................................................................................10
4.1 Giải pháp vượt qua các thách thức của công đoàn Việt Nam.............................10
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................12


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia vào các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) ngày càng nhiều. Trên thực tế, Công Đoàn Việt Nam cũng

phải đối mặt với không ít những khó khăn, và việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp
Định Thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại cơ hội và thách thức cho Công Đoàn Việt
Nam khi tham gia vào các FTA này, qua đó có những thay đổi để tận dụng tốt cơ hội,
hạn chế rủi ro…Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC FTA ” này làm đề tài tiểu
luận của mình. Bài viết này sẽ làm rõ hơn những khó khăn, cơ hội và những thách
thức đặt ra khi Công đoàn Việt Nam tham gia vào các FTA và đề xuất một số giải pháp
để Công Đoàn Việt Nam tận dụng tốt cơ hội, hạn chế rủi ro trong khi tham gia các FTA
này.

1


2. LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức công đoàn việt nam
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập
hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt;
đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn
đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, Công đoàn
Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai
cấp công nhân, lao động.
2.2 Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Là kết quả chính thức của một quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc
gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại. Một FTA
thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối
với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép
các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau.
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái

niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về FTA
cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên theo cách hiểu chung nhất,
FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích
tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm
thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa
các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu
tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường…
FTA truyền thống thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong
lĩnh vực thương mại hàng hóa (mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng
70-80% số dòng thuế). Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ
(mở cửa thêm các dịch vụ so với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về
đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Tuy nhiên, những cam kết về các vấn đề này
thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao.
2


Các FTA thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh
vực (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…), trong đó mức
độ cam kết mở cửa mạnh (ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95-100%
số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công), đặt ra
nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc.

3


3. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THAM GIA
CÁC FTA
3.1 Những khó khăn của công đoàn việt nam khi tham gia vào các FTA
Tham gia vào các FTA , trong tương lai gần Công đoàn Việt Nam có thể sẽ phải
cạnh tranh với các tổ chức đại diện khác của NLĐ. Vấn đề cạnh tranh và thu hút đoàn

viên công đoàn tất yếu sẽ xảy ra. Công đoàn Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc
thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên, nguồn lực đảm bảo cho hoạt động sẽ bị chia
sẻ và giảm sút, môi trường hoạt động công đoàn cũng thay đổi lớn do quan hệ lao
động diễn biến phức tạp.
Công đoàn Việt Nam hiện có nhiều ưu thế nhưng cũng có nhiều bất cập về mô
hình tổ chức; hoạt động mang tính hành chính, tổ chức phong trào thuần túy, bề nổi,
chậm thích ứng với tình hình mới. Khi có tổ chức đại diện người lao động được thành
lập ở cơ sở với những tuyên bố khác lạ bước đầu có thể sẽ thu hút người lao động
tham gia, thậm chí dời bỏ tổ chức cũ (Công đoàn Việt Nam) để gia nhập tổ chức mới
này. Đây là nguy cơ mất đoàn viên, khó phát triển đoàn viên mới của Công đoàn Việt
Nam thời gian tới. Ngoài ra, CĐCS có quá nhiều nhiệm vụ; ngoài việc triển khai nghị
quyết, kế hoạch của cấp trên, còn phải tổ chức những hoạt động của địa phương,
doanh nghiệp, trong đó khá nhiều việc không nằm trong chức năng nhiệm vụ của công
đoàn. Thực tế, phần lớn CĐCS chỉ tập trung vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao, tham quan, hiếu hỷ, phong trào bề nổi, các hoạt động chính trị theo chỉ
đạo của cấp trên. Trong khi vận hành kinh tế thị trường, quan hệ lao động phức tạp rất
cần công đoàn đại diện bảo vệ NLĐ trong lĩnh vực luật pháp, giải quyết tranh chấp,
thương lượng, hòa giải... Khi tổ chức đại diện khác của NLĐ được thành lập chỉ tập
trung vào mục đích, nhiệm vụ chính là đại diện bảo vệ NLĐ thì dễ lôi cuốn NLĐ. Nếu
không đổi mới nội dung phương thức hoạt động công đoàn ở cơ sở, Công đoàn Việt
Nam sẽ không được NLĐ tham gia, ủng hộ ngay từ cấp cơ sở.
Một bộ phận cán bộ công đoàn hiện nay còn nặng tư tưởng bao cấp, trình độ non
yếu, trì trệ, bảo thủ không phù hợp với kinh tế thị trường và sự phát triển khoa học
công nghệ. Hạn chế của công tác cán bộ sẽ là những thách thức khi cuộc cạnh tranh

4


đến gần, tự NLĐ lựa chọn “thủ lĩnh” của mình. Ngay từ bây giờ rất cần những cán bộ
bản lĩnh, trình độ, uy tín tham gia lãnh đạo công đoàn, nhất là ở cơ sở.

Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn độc lập không phải thực hiện các nghĩa vụ, trách
nhiệm chính trị, mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi
của người lao động. Trong khi đó công đoàn Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ của tổ
chức chính trị- xã hội… nên nguồn lực bị phân tán.
Thực tế trên cho thấy nếu tổ chức công đoàn Việt Nam không nhanh chóng đổi
mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, thì sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút
người lao động và tổ chức của người lao động gia nhập tổ chức của hệ thống công
đoàn Việt Nam.

5


3.2 Những cơ hội, thách thức của công đoàn việt nam khi tham gia vào các FTA
Việt Nam hiện nay đã và đang là quốc gia thành viên của nhiều Hiệp định thương
mại tự do (FTA). Vấn đề lao động là một trong số các yếu tố làm nên chất lượng cho
các bản FTA này. Để thực hiện các nội dung về lao động trong Hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, ngoài việc sửa đổi Luật lao động, Việt Nam cũng đang có những điều
chỉnh của Tổ chức công đoàn cho phù hợp với xu thế thế giới.
Việc tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh khi
tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Trên thế giới, năm 1995, mới chỉ có
3 hiệp định FTA với nội dung cam kết về lao động (7,3%); đến năm 2016, đã có tới 77
trong tổng số 267 FTA được ký kết ở 136 quốc gia có nội dung về lao động (28,8%).
Đáng chú ý, tỷ lệ cam kết về lao động mang tính điều kiện để đi đến ký kết FTA ngày
càng tăng so với các cam kết khác.
Theo đánh giá Việt Nam sẽ là nước nhận được nhiều lợi ích khi tham gia các
FTA. Cơ hội là rất lớn, song để tận dụng được cơ hội đòi hỏi Chính phủ và bản thân
các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn. Khi các FTA được thực thi, tổ
chức Công đoàn Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ đến việc làm, mô hình tổ chức và
hoạt động.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong các FTA sẽ là thách thức lớn

đối với vị trị của tổ chức công đoàn chính thức, đòi hỏi công đoàn chính thức phải
nâng cao năng lực, thể hiện được vai trò đại diện và bảo vệ hiệu quả cho quyền lợi của
người lao động trong cơ chế thị trường.
Quá trình thực hiện các FTA có quy định về lao động đòi hỏi sự thay đổi về thể
chế và năng lực của các cơ quan lao động của chính phủ liên quan tới các vấn đề lao
động như đăng ký công đoàn, quản lý hoạt động của các công đoàn, hòa giải và thanh
tra lao động v.v…
Việc cho phép NLĐ làm việc trong một DN được thành lập tổ chức của NLĐ ở
cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không phải xin phép trước là một thách thức
không nhỏ. Để được hoạt động, tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở phải đăng ký với Tổng
LĐLĐ Việt Nam hoặc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tùy theo sự lựa chọn của
tổ chức đó. Như vậy, sự ra đời và khả năng phát triển của các tổ chức của NLĐ, với
6


nguyện vọng về quyền lợi hợp pháp và kể cả nhận thức của NLĐ cùng chất lượng hoạt
động CĐCS như hiện nay sẽ dễ dẫn đến việc giảm sút mạnh số lượng đoàn viên, nhất
là đoàn viên trong DN ngoài khu vực Nhà nước, làm hạn chế vai trò của tổ chức Công
đoàn Việt Nam.
Tổ chức của NLĐ không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị mà
không trái với những quyền lao động được nêu trong Tuyên bố của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO), nên tổ chức của NLĐ chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo
vệ quyền lợi của NLĐ. Trong khi đó, hệ thống Công đoàn Việt Nam hiện nay phải
thực hiện các nhiệm vụ của một tổ chức chính trị-xã hội nên nguồn lực bị phân tán,
thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng... cán bộ. Nếu cán bộ Công
đoàn cấp trên cơ sở không được tuyển chọn trong phong trào công nhân, từ thủ lĩnh
của công nhân, mà chỉ do cấp ủy thi tuyển, đưa về, không am hiểu và gần gũi công
nhân thì dẫn đến hệ lụy là Công đoàn ngày càng xa rời công nhân.
Nguồn lực bảo đảm cho hoạt động của Công đoàn Việt Nam có nguy cơ bị giảm
sút, nguồn thu tài chính của các cấp Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam giảm

mạnh (thời kỳ đầu là đoàn phí, sau đó là kinh phí Công đoàn). Nếu Công đoàn Việt
Nam không có nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn giữa
ĐVCĐ và NLĐ không phải là ĐVCĐ sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút NLĐ và
tổ chức của NLĐ mới thành lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức lớn nêu trên, tham gia FTA là cơ hội to lớn
và là điều kiện bắt buộc để tổ chức Công đoàn đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn, để
Công đoàn Việt Nam thực sự vững mạnh hơn, tạo được niềm tin và sự gắn bó nhiều
hơn của NLĐ.
Khi Việt Nam tham gia các FTA, lần đầu tiên vấn đề “đa công đoàn” được quy
định và áp dụng tại Việt Nam. Do đó, một thách thức lớn đặt ra là công đoàn Việt Nam
phải cạnh tranh, thu hút đoàn viên công đoàn với tổ chức đại diện người lao động được
thành lập ở cơ sở. Điều này làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt
động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức công đoàn đã được hình thành và khẳng
định trong thực tế 90 năm qua.

7


Khi thực hiện sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động,
giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức công đoàn đã được hình thành và khẳng định
trong thực tế hơn 80 năm. Vì vậy, những cam kết trong FTA về lao động, công đoàn là
những thách thức hết sức lớn đối với Công đoàn Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Tổ chức công đoàn “độc lập” không phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm
chính trị, mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của
NLĐ. Trong khi đó công đoàn VN đang phải thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chính trịxã hội… nên nguồn lực bị phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo,
sử dụng, cán bộ công đoàn; dẫn đến hệ lụy công đoàn dễ ngày càng xa rời công nhân.
Nếu tổ chức công đoàn VN không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và
hoạt động, thì rất dễ xảy ra “dòng chảy” đoàn viên công đoàn - NLĐ từ các tổ chức
công đoàn VN sang tổ chức công đoàn “độc lập” mới được thành lập.
Nguồn lực vật chất đảm bảo cho hoạt động của tổ chức công đoàn VN có nguy

cơ giảm sút mạnh, nguồn tài chính của các cấp công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao
động VN sẽ bị giảm mạnh (thời kỳ đầu là đoàn phí, sau đó là kinh phí Công đoàn 2%)
Nếu hệ thống công đoàn VN không có nguồn lực đủ mạnh, để tạo ra những
quyền lợi khác biệt và lớn hơn giữa đoàn viên công đoàn và NLĐ (không phải là đoàn
viên công đoàn), sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ công đoàn mới thành lập gia nhập tổ chức của hệ thống công đoàn VN.
Theo nhiều FTA, Việt Nam sẽ có 1 khoảng thời gian nhất định, để thể chế hóa
các luật pháp về lao động phù hợp với cam kết cũng như cải cách, hoàn thiện các thiết
chế liên quan. Bởi vậy, trong thời gian này, công đoàn các cấp nhanh chóng đổi mới
nhận thức và tư duy, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện tốt
những vấn đề về quan hệ lao động, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn….Ông Trần Thanh Hải,
Phó chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết: “Tổ chức công
đoàn phải không ngừng hoàn thiện mình, thể hiện rõ nét về sứ mệnh đại diện cho
người lao động để mang lại cuộc sống tốt hơn, người lao động có niềm tin hơn về các
cấp công đoàn. Cho nên các cấp công đoàn phải xác định rõ hơn nhiệm vụ của từng
cấp. Yêu cầu mới với đội ngũ công đoàn là tâm huyết, trách nhiệm, chuyên nghiệp, trí
8


tuệ, bản lĩnh. Đội ngũ phải chuyên nghiệp hơn, được đào tạo căn bản hơn, trang bị kỹ
năng trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công đoàn phải có giải pháp
để đem lại lợi ích cho người lao động”.
Cùng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết gia nhập Công ước 98
về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (14/6/2019),
một trong những công ước cơ bản đi kèm FTA, cũng như sửa đổi Bộ Luật lao động,
Việt Nam đang tiến hành sửa đổi bổ sung Luật công đoàn năm 2012. Ông Lê Đình
Quảng, Phó Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho
biết: “Trong lần sửa đổi bổ sung Luật công đoàn 2012, chúng tôi nhấn mạnh vấn đề
sửa đổi các hành vi phân biệt đối xử làm sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể hiện nay
và tăng cường hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đã phê chuẩn công ước 98. Trong

công ước 98, một trong những yêu cầu là đảm bảo hoạt động độc lập làm cho hoạt
động công đoàn, công tác thương lượng thỏa ước lao động tập thể được tốt hơn”.
Theo quy định khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các nước
không được tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại bằng việc hạ thấp tiêu chuẩn lao
động. Vì vậy, việc bắt buộc phải thực hiện các cam kết về lao động khi tham gia các
FTA là xu thế chung.
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) là thể hiện sự Hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc thực hiện những cam kết về lao động, công đoàn tuy
là những thách thức không nhỏ song là yếu tố quan trọng để đảm bảo lợi ích kinh tế
của Việt Nam khi là thành viên của các hiệp định này.

9


4. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
4.1 Giải pháp vượt qua các thách thức của công đoàn Việt Nam
Một là, hoàn thiện thể chế đối với tổ chức Công đoàn và các tổ chức của NLĐ tại
doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao
động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà
Việt Nam đã tham gia.
Hai là, nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thể trong lĩnh vực lao động và trong đời
sống xã hội; Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn cấp cơ
sở, tạo điều kiện để tổ chức đại diện NSDLĐ độc lập thực sự, không bị phụ thuộc vào
Nhà nước. Tương tự, tổ chức CĐCS, công đoàn ngành phải được hoạt động độc lập có
hiệu quả, không phụ thuộc vào NSDLĐ, thực hiện được chức năng bảo vệ và đại diện
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Ba là, Đổi mới nhận thức và tư duy (từ bộ máy lãnh đạo các cấp công đoàn VN
đến đoàn viên và người lao động trong toàn hệ thống - đây là điều kiện tiên quyết/bắt
buộc). Đồng thời đề nghị Nhà nước ta sớm sửa đổi/bổ sung, ban hành 02 bộ luật quan
trọng có liên quan, đó là Bộ Luật lao động và Luật Công đoàn (được ban hành trước

đây cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới).

10


5. KẾT LUẬN
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) là thể hiện sự Hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc Công Đoàn Việt Nam tham gia các FTA này tuy gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ hội để Công đoàn Việt Nam nhanh
chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, cạnh tranh, thu hút người lao động
và tổ chức của người lao động gia nhập tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam,
hoàn thiện mình hơn, thể hiện rõ nét về sứ mệnh đại diện cho người lao động để mang
lại cuộc sống tốt hơn, người lao động có niềm tin hơn về các cấp công đoàn.

11


6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vân Thoa, 2019. Tổ chức công đoàn với nhiệm vụ mới khi Việt Nam tham gia các
FTA.
<

/>
viet-nam-tham-gia-cac-fta-771003.vov > [ Ngày truy cập: 31/07/2019 ]

2. PGS.TS Thái Văn Long, 2019. Cơ hội, thách thức đối với người lao động và tổ chức
Công đoàn Việt Nam.
<


/>
cong-doan-viet-nam-23916.html?fbclid=IwAR0uKW_qfJAZac1_3SpPzzofcVlugynyQXS7Rb9ddzbtwWOSHXCSMWK0Bc > [ ngày truy
cập: 21/11/2019 ]
3. PGS.TS Nguyễn Tiệp, 2011. Giáo trình Quan hệ lao động. Trường Đại học Lao
Động – Xã Hội, NXB Lao Động - Xã Hội.

12



×