LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Những khái niệm cơ bản
Theo nội dung đoạn 3- chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập
khác” (Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) và theo quan điểm chung
của các nhà kinh tế có giải thích nội dung một số thuật ngữ như sau:
• Hàng hóa: Là những vật phẩm các doanh nghiệp mua về để bán phục vụ
cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội
• Bán hàng: Là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm gắn với
phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng
thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán.
• Doanh thu:Là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
thời kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
• Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết
khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua
bán hàng
• Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
• Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là
tiêu thụ, bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
• Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người
mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo thỏa
thuận đã ghi trong hợp đồng thương mại hoặc cam kết mua bán hàng
• Giá vốn hàng bán: Là chỉ tiêu phản ánh trị giá gốc của hàng đã thực sự
tiên thụ trong kì. Đối với hàng hóa, đó chính là trị giá mua của hàng tiêu
thụ cộng với phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kì
• Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát
sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
• Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là toàn bộ những khoản chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp trong kì.
• Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính
chất tài chính khác của doanh nghiệp
• Doanh thu hoạt động tài chính: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động kinh
doanh về vốn trong kì kế toán.
• Kết quả hoạt động kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp
trong một thời kì nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ
1.2 Vai trò và ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại
Khái quát về hàng hóa và ý nghĩa của hoạt động bán hàng, xác
định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại
“ Hoạt động Thương mại” theo luật thương mại Việt Nam( quốc hội khoá IX
đã thông qua ngày 10/05/1997) được hiểu là việc thực hiện một hay nhiều
hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích
lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
Hàng hoá trong DNTM tồn tại dưới hình thức vật chất, là sản phẩm của
quá trình lao động nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người; được
thực hiện thông qua hành vi mua bán trên thị trường mà doanh nghiệp là trung
gian, mua vào để bán ra phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn
kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thành
kết quả tiêu thụ. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
tại đơn vị.
Vốn kinh doanh của DNTM không ngừng vận động và chuyển hóa
hình thái tương ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh; từ hình thái vốn
tiền tệ sang hình thái vật chất khác là hàng hóa mà doanh nghiệp mua về, và
cuối cùng- sau khi kết thúc quá trình bán hàng, vốn kinh doanh lại quay về
dạng ban đầu là hình thái tiên tệ. Như vậy quá trình vận động của hàng hoá
cũng là quá trình vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá,
đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn hàng hóa sang hình thái vốn
tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng
nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ vận động của vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
Để thực hiện quá trình bán hàng, DNTM phải bỏ ra các khoản chi phí
dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc
phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu, do đó làm giảm lợi ích kinh
tế trong kỳ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoản doanh thu và
thu nhập khác, đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu về góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu. Do đó việc xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh
cuối kỳ là một yêu cầu bắt buộc có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là nguồn chính để doanh nghiệp trang trải các chi phí về
công cụ lao động, đối tượng lao động, các chi phí trong sản xuất kinh doanh
đã bỏ ra; làm các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, là nguồn quan trọng bổ
sung vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng như vậy, việc tổ chức công tác kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần được thực hiện một cách chính
xác và khoa học, đầy đủ và kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, từ đó
giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định
đúng đắn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Như phần trên đã nói, với vai trò quan trọng của công tác bán hàng và
xác định KQKD, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đặt ra công tác kế toán bán hàng
và xác định KQKD trong các doanh nghiệp thương mại có các nhiệm vụ sau:
• Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự
biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng,
chất lượng, chủng loại và giá trị
• Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu,
giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp;
đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
• Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết
quả các hoạt động
• Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính
và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng,
xác định và phân phối kết quả.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh cần chú ý những yêu cầu sau:
• Xác định đúng thời điểm hàng hoá được coi là đã bán để kịp thời lập
báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu. Báo cáo thường xuyên, kịp
thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theo từng
loại, từng hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt chẽ hàng bán về số
lượng, chất lượng, thời gian Đôn đốc việc thu tiền khách hàng nộp về
quỹ.
• Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ
hợp lý. Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp, luân chuyển khoa
học, hợp lý, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng
cao hiệu quả công tác kế toán.
• Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý
Doanh nghiệp, phân bổ chi phí hợp lý cho hàng còn lại cuối kỳ và kết
chuyển chi phí cho hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
chính xác.
1.3 Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác
định KQKD trong DNTM
Các phương thức bán hàng
1.3.1.1 Phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách
hàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Khách hàng có thể là đơn vị nhận
bán hàng đại lý hoặc là những khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng
kinh tế. Khi xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng thì số hàng hóa đó vẫn
thuộc quyến sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn 5 điều kiện ghi
nhận doanh thu. Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế
toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền
sở hữu hàng hóa cho khách hàng
1.3.1.2 Phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này, bên khách hàng đến nhận hàng trực tiếp tại kho
của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệp thương mại
mua bán thẳng ). Khi doanh nghiệp giao hàng hóa, thành phẩm hoặc lao vụ,
dịch vụ cho khác hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán ngay, đủ điều kiện ghi nhận doanh thu
Phương thức này gồm các hình thức cụ thể như :
1.3.1.2.1 Bán hàng thu tiền ngay
Theo phương thức này, ngay khi doanh nghiệp giao hàng cho người
mua, người mua sẽ thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền hàng theo đúng đơn giá
đã thỏa thuận. Doanh thu bán hàng được ghi nhận ngay khi giao hàng, nhận
tiền
1.3.1.2.2 Bán hàng chậm trả không tính lãi, được người mua chấp nhận thanh
toán ngay
1.3.1.2.3 Bán hàng trả chậm, trả góp có tính lãi trả chậm, trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó
được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó.
Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người
mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định.
Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần
tiền gốc và một phần lãi trả chậm
1.3.1.2.4 Bán hàng đổi hàng không tương tự
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản
phẩm, vật tư, hàng hóa của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa không tương tự
của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hóa, vật tư doanh nghiệp đem
đi trao đổi trên thị trường.
Phương thức này có thể chia làm ba trường hợp:
- Xuất kho lấy hàng ngay.
- Xuất hàng trước, lấy vật tư, sản phẩm, hàng hóa về sau.
- Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau.
1.3.1.2.5 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác
Trên thực tế ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm, hàng
hóa của doanh nghiệp cũng có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác.
Đó là khi doanh nghiệp xuất hàng hóa, thành phẩm để tặng, hoặc trả lương,
thưởng cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.1.3 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán (GVHB) trong các
DNTM
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
để bán bao gồm 2 bộ phận: trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi
phí mua hàng phân bổ cho số hàng xuất kho đó. Do khi nhập kho