Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật với các tình huống minh họa từ thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.96 KB, 20 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. 2
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................. 3
I.Khái quát chung chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật..........................3
1. Khái niệm chế độ chăm sóc sức khỏe, đa dạng hóa xã hội hóa hoạt động chăm
sóc sức khỏe người khuyết tật.....................................................................................3
2. Ý nghĩa chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật............................................. 4
II-Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật..................................................................................................................... 5
1. Nguyên tắc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật...... 5
1.1 Cơ sở của nguyên tắc............................................................................................ 5
1.2. Nội dung của nguyên tắc..................................................................................... 5
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc.......................................................................................10
2. Nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật....... 11
2.1. Cơ sở hình thành nguyên tắc............................................................................. 11
2.2. Nội dung nguyên tắc.......................................................................................... 11
2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc.......................................................................................14
III- Bất cập và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thiện nguyên tắc đa
dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.............. 14
1. Kết quả đạt được................................................................................................... 14
1. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại...................................................................... 16
2. Một số kiến nghị................................................................................................... 16
KẾT LUẬN...............................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 18
PHỤ LỤC..................................................................................................................19



2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NKT

Người khuyết tật

BLLĐ

Bộ luật Lao động

BHYT

Bảo hiểm y tế

PVNF

Project Vietnam Foundation


3

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng xã hội được
Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển. Hỗ trợ người
khuyết tật khắc phục khó khăn, hòa nhập xã hội là trách nhiệm pháp lý của nhà
nước, xã hội. Trên cơ sở đó, nhà nước đã ban hành và từng bước hoàn thiện hệ
thống chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý toàn diện thực hiện mục tiêu hỗ
trợ người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, các chính
sách, pháp luật của Nhà nước từng bước đi vào đời sống và đạt được những thành

tựu nhất định, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc cơ bản của chế độ
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp và
điều chỉnh chính sách phù hợp hơn nữa để các chính sách, pháp luật đạt hiệu quả
hơn, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng trên thực tế. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, nhóm 03 xin phép lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích nguyên tắc
đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật với
các tình huống minh họa từ thực tiễn”.
NỘI DUNG
I.Khái quát chung chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1. Khái niệm chế độ chăm sóc sức khỏe, đa dạng hóa xã hội hóa hoạt động
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Chế độ chăm sóc sức khỏe: Với mong muốn được bảo đảm cho người khuyết
tật được chăm sóc và bảo vệ bình đẳng như bao người khác, pháp luật đã có các
quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Theo đó, có thể hiểu
chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật bao gồm tổng hợp các quy định về
quyền của họ được nhà nước, cồng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng
bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng giúp họ ổn định sức khỏe,
vượt qua những khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đời sống, sinh hoạt của người
khuyết tật, ban hành nhiều chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe đối với họ.
Thực hiện các chính sách đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật. Có thể hiểu đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật chính là việc nhà nước lồng ghép các yêu cầu chăm sóc
sức khỏe người khuyết tật trong các chính sách kinh tế- xã hội, dự án phát triển sản
xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Nhà nước huy động mọi nguồn lực xã hội,
cụ thể là sẽ khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật.


4


Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật đều xuất phát từ những cơ sở pháp lý chung về nhân quyền, đó chính là
quyền được chăm sóc sức khỏe của con người, được sống trong môi trường an toàn
và tốt nhất. Đây là vấn đề toàn cầu và đã được đề cập trong một số văn kiện: Công
ước liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006 với nhiều nội dung
trong đó đã quy đinh nguyên tắc chung về chăm sóc con người bao gồm cả người
khuyết tật (Điều 25 (y tế), Điều 36 (hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng). Đối
với các văn bản pháp luật trong nước, đầu tiên có thể kể đến như Pháp lệnh người
tàn tật năm 1998; và hiện nay đã được thay thể bởi Luật Người khuyết tật năm
2010 trong đó có quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại
chương III từ Điều 21 đến Điều 26.
2. Ý nghĩa chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Ý nghĩa nhân văn: Chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thể hiện lòng
nhân đạo, sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc giữa người với người trong cộng đồng,
trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội
khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, có nhiều đóng góp cho
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước1.
Ý nghĩa xã hội: Đối với người khuyết tật do có những đặc trưng về tình
trạng bệnh, tật nên với họ khó có thể đạt được những trạng thái thoải mái với tiêu
chuẩn của người bình thường. Bởi lẽ, mong muốn lớn nhất của họ là được khôi
phục, hỗ trợ khôi phục hoặc được thực hiện những kỹ năng để ổn định sức khỏe, có
thể tự thực hiện được những hoạt động sinh hoạt, phục vụ cho chính bản thân, gia
đình và xã hội, nhằm tiến đến hòa nhập cộng đồng. Vì thế, sức khỏe của người
khuyết tật là tình trạng ổn định toàn diện về thể chất, xã hội.
Ý nghĩa pháp lý: Chế độ này đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe NKT. Pháp
luật quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, tạo cơ hội cho NKT
thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe đồng thời, quy định trách nhiệm của các
bộ, ban, ngành và cộng đồng xã hội trong chăm sóc này.

Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe NKT tạo điều kiện để NKT có
cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác, tìm kiếm việc làm mang lại thu nhập để
nuôi sống bản thân và gia đình. Với lực lượng khá đông đảo, theo kết quả điều tra
của tổng cụ thống kê có khoảng hơn 6,2 triệu người 2, nếu được chăm sóc sức
1
2

Giáo trình Luật Người khuyết tật Việt Nam trang 151
Kết quả điều tra Quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam của tổng cục thống kê và UNICEF công bố năm 2019


5

khỏe phù hợp, hiệu quả, NKT sẽ trở thành nguồn nhân lực tiềm tàng cho nhân loại
và đất nước.
II-Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật.
1. Nguyên tắc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
1.1 Cơ sở của nguyên tắc
Sự thiếu hụt, bất thường về bộ phận, chức năng cơ thể đã cản trở người khuyết
tật tham gia các hoạt động xã hội thông thường và tạo nên tâm lý mặc cảm, tự ti.
Bản thân người khuyết tật lại luôn bị ám ảnh bởi bệnh, tật, luôn coi mình là gánh
nặng cho gia đình, xã hội vì thế thường có ít sự hợp tác đầy đủ trong quá trình tư
vấn hay điều trị sức khỏe. Do đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
cần được quan tâm và thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau hay
gọi là việc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
1.2. Nội dung của nguyên tắc
Trên thực tế, có thể thấy rằng đói nghèo và khuyết tật thường đi liền với nhau.
Một trong những rào cản đối với NKT trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe là rào cản kinh tế: Các can thiệp y tế như việc đánh giá, điều trị và sử dụng

thuốc thường đòi hỏi NKT phải tự trả thêm các khoản chi phí, gây khó khăn cho họ
và gia đình, những người vốn thu nhập đã bị hạn3. Chính vì vậy, việc quy định các
chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ người khuyết tật phát triển kinh tế là điều cần
thiết để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe bền vững và chất lượng.
Thứ nhất, Lồng ghép các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong
các chính sách về kinh tế - xã hội.
Chính sách về kinh tế - xã hội là các biện pháp được đưa ra bởi Đảng và Nhà
nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, hỗ trợ các đối tượng chính sách và phục vụ
cho lợi ích chung của cộng đồng. Lồng ghép các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe đối
với người khuyết tật là việc đưa ra các chính sách có tác động tích cực về yêu cầu
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
Các chinh sách Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Nâng cao chỉ tiêu về y tế, thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, mục
tiêu hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.4

3
4

Theo tr5-6 Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của WHO;
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020


6

Có thể nhận thấy những chính sách trên đã tác động tích cực nhằm nâng cao
tiến bộ, công bằng xã hội giúp loại bỏ những định kiến, rào cản tâm lý cho người
khuyết tật khi tham gia khám chữa bệnh. Nâng cao mức an sinh xã hội, tăng cường
phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng y tế. Phát triển kinh tế, các mục tiêu xóa đói
giảm nghèo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở rộng cơ hội cho người khuyết

tật được tiếp cận với cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tự nhiên và bền
vững.
Thứ hai, lồng ghép các yêu cầu chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong
các dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Vừa đảm bảo chăm sóc sức khỏe, vừa mở rộng cơ hội việc làm cho người
khuyết tật Nhà nước dành Mục 4 Chương XI BLLĐ 2019 quy định riêng về lao
động là người khuyết tật. Theo đó, nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được
hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhằm đảo
bảo tối đa quyền làm việc của NKT và đảm bảo sức khỏe lao động của NKT,
BLLĐ 2019 nghiêm cấm việc sử dụng NKT làm các công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc sử dụng người lao động là NKT suy giảm khả năng lao động từ
51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ngoại trừ trường hợp người lao
động đồng ý.
Người khuyết tật được tham gia học nghề, đào tạo nghề bài bản, vừa đáp ứng
nhu cầu của các nhà tuyển dụng, vừa phù hợp với khả năng sức khỏe, dạng tật của
bản thân. Các ngành nghề phổ biến được NKT lựa chọn là nghề may, mát xa, xoa
bóp bấm huyệt , lĩnh vực công nghệ thông tin và thủ công mỹ nghệ.
Ví dụ: Hiện nay, có nhiều website mở ra để tuyển dụng người lao động là NKT
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận việc làm của NKT như: Sàn giao dịch việc làm
trực tuyến ưu tiên người khuyết tật; Việc làm NKT; 123job.vn,… Theo đó, trang
web được thiết kế với đa dạng các ngành nghề với trình độ khác nhau, công khai
mức lương, khu vực cũng như dạng tật có thể thực hiện được công việc rất dễ dàng
để NKT lựa chọn,tìm kiếm công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe.
Nhiều chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ người khuyết tật
nghèo được quan tâm, tạo điều kiện để vươn lên ổn định cuộc sống. Chính sách
giảm nghèo được hoàn thiện theo hướng tập trung hỗ sản xuất và việc làm để
người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, giảm các hỗ trợ trực tiếp, cho
không.Tổng kinh phí của chương trình cho giai đoạn 2016-2020 là 41,449 tỷ đồng



7

từ ngân sách nhà nước, 4.848 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và 2.100 tỷ đồng từ
ngân sách ngoài nhà nước. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 1190/QĐ-TTg ngày 5-8-2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2021-2030. nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về
quyền của NKT và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
họ.
Thứ ba, Chăm sóc sức khỏe NKT được thực hiện đồng bộ các hoạt động
chăm sóc y tế và các hoạt động chăm sóc ngoài y tế.
Chăm sóc sức khỏe của NKT bằng chăm sóc y tế được hiểu là việc chăm sóc
do ngành y tế đảm nhiệm chính như chăm sóc về phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng. Chăm sóc ngoài y tế do các ngành khác
đảm nhiệm chính như tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc về dinh dưỡng, nước
uống, vệ sinh môi trường, nhà ở, giao thông vận tải danh cho người khuyết tật.
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe NKT được quy định cụ thể tại Điều 21 đến
Điều 24 LNKT năm 2010. Áp dụng những quy định pháp luật, người khuyết tật
được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp, được
hưởng các chính sách ưu tiên của bảo hiểm y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh ưu tiên
khám, chữa bệnh cho người khuyết tật, thực hiện nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất
phù hợp với NKT.
Ví dụ: Đến nay cả nước có 38 Bệnh viện/Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi
chức năng trực thuộc tỉnh/thành phố; Có 23 Bệnh viện/Trung tâm Điều dưỡng –
Phục hồi chức năng trực thuộc các Bộ, ngành; 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung
ương, 100% bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có khoa Vật
lý trị liệu, đảm bảo nhu cầu phục hồi chức năng cho NKT.
Bên cạnh đó, các chăm sóc ngoài y tế được thực hiện song song nhằm nâng cao
sức khỏe cho NKT như: tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao, các câu lạc bộ

văn hóa – nghệ thuật để NKT tham giao giao lưu, học hỏi. Các tiêu chuẩn về dinh
dưỡng, nước uống, vệ sinh môi trường được nâng cao cho tất cả mọi người, không
có sự phân biệt giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. Nhà ở và công
trình công cộng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 10/2014/BXD, một số những yêu cầu xây
dựng đặt ra đối với nhà ở và các công trình công cộng là cần có những công trình
tiếp cận với NKT. Ví dụ như: Nhà vệ sinh cho NKT, dốc đi cho NKT, vạch kẻ
đường cho NKT, các loại hình vận tải có thiết bị đưa xe lăn lên, xuống dành cho
NKT…


8

Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa các loại hình, cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Với truyền thống nhân đạo “thương người như thể thương thân”, Đảng,nhà
nước và toàn dân luôn chăm lo bảo vệ sức khỏe NKT với đa dạng các loại hình và
cơ sở chăm sóc sức khỏe. Người khuyết tật được ưu tiên hưởng chế độ chăm sóc
sức khỏe ở các cơ sở y tế của Nhà nước gồm có ở các cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y
tế tư nhân với các hệ thống y tế từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tới tuyến huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tuyến xã
phường thị trấn và tương đương (doanh nghiệp, trường học, cơ quan,... với đa dạng
các lĩnh vực y tế: khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, tư vấn sức
khỏe, thiết bị y tế… với những chính sách ưu đãi, ưu tiên dành riêng cho NKT đảm
bảo NKT được tiếp cận và sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe kịp thời, thuận tiện,
phù hợp với tình trạng bản thân.
Bên cạnh đó, các chế độ chăm sóc sức khỏe do các tổ chức thực hiện cũng rất
phong phú bao gồm các tổ chức của người khuyết tật và các tổ chức thành lập vì
người khuyết tật.
Ví dụ: Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Lạng Sơn năm 2018 chỉ
tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà, xe lăn, xe lắc, hỗ trợ tìm việc làm cho NKT

thì năm 2019, hội đã có thêm hoạt động phối hợp với bệnh viện trong và ngoài tỉnh,
các tổ chức từ thiện khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, chăm sóc sức khỏe
cho NKT. Đơn cử như trong tháng 6/2019, Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ
em tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc và Bệnh viện Mắt thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức chương trình khám các bệnh về mắt và hỗ trợ phẫu thuật mổ
đục thủy tinh thể cho 100 NKT trên địa bàn toàn tỉnh5.
Thứ năm, khai thác nguồn đầu tư khác để tăng cường công tác chăm sóc
sức khỏe người khuyết tật như: Bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ
Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy
nhiên số lượng người khuyết tật chiếm tỉ lệ khá đông trong dân số, để đảm bảo
nguồn tài chính ngân sách nhà nước cũng như việc nâng cao chất lượng công tác
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nhà nước được nhà nước khai thác các nguồn
đầu tư để chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. ngoài việc huy động nguồn đầu tư
trong nước, việc tìm kiếm các chương trình, dự án đầu tư chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật ở các tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên chính phủ cũng là hướng
đi đúng đắn đối với việc bảo đảm tài chính cho công tác này. Ví dụ, Quỹ Bảo trợ
Chi tiết tại />
5


9

trẻ em Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình "Phẫu thuật nụ cười" từ năm 1994
nhằm phẫu thuật nhân đạo khe hở môi, hàm ếch cho trẻ em. Đến năm 1997, Quỹ
hợp tác với Tổ chức Operation Smile, đối tượng của chương trình được mở rộng
sang thanh thiếu niên, người lớn và các bệnh nhân bị dị tật vùng hàm mặt. Tính
đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ phẫu thuật cho gần 30 nghìn lượt
trẻ em bị dị tật về môi trong phạm vi toàn quốc, tương ứng với tổng kinh phí hỗ trợ
gần 70 tỷ đồng. Đây là chương trình có ý nghĩa, được cộng đồng đánh giá cao.
Năm 2019, Tổ chức Opearation Smile cam kết hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng cho chương

trình phẫu thuật dị tật vùng hàm mặt thông qua Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam. Tổ
chức Phẫu thuật nụ cười Việt Nam (Operation Smile Việt Nam) Quỹ Bảo trợ trẻ
em Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình "Phẫu thuật nụ cười" từ năm 1994
nhằm phẫu thuật nhân đạo khe hở môi, hàm ếch cho trẻ em. Đến năm 1997, Quỹ
hợp tác với Tổ chức Operation Smile, đối tượng của chương trình được mở rộng
sang thanh thiếu niên, người lớn và các bệnh nhân bị dị tật vùng hàm mặt. Tính
đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ phẫu thuật cho gần 30 nghìn lượt
trẻ em bị dị tật về môi trong phạm vi toàn quốc, tương ứng với tổng kinh phí hỗ trợ
gần 70 tỷ đồng. Đây là chương trình có ý nghĩa, được cộng đồng đánh giá cao.
Năm 2019, Tổ chức Opearation Smile cam kết hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng cho chương
trình phẫu thuật dị tật vùng hàm mặt thông qua Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, tổ
chức Phẫu thuật nụ cười Việt Nam (Operation Smile Việt Nam)6. Những chương
trình của các tổ chức phi chính phủ luôn có nguồn tài chính dồi dào với chất lượng
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật rất tốt. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần có chính
sách phù hợp để tạo lòng tin và thu hút nhiều hơn nữa những dự án, chương trình
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trong thời gian tới
Thứ sáu, chú trọng các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật tham gia hội
nhập xã hội.
Để người khuyết tật được tự do thực hiện các quyền cá nhân, xóa bỏ rào cản
mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của bản thân, việc đưa ra các hoạt động để người
khuyết tật tham gia hội nhập xã hội như: Giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt,
cải thiện nhà ở, phương tiện giao thông là rất quan trọng. Hiện nay, ở nước ta có
nhiều tổ chức, cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật, giúp họ tham gia hội nhập
xã hội. Ví dụ, Trung tâm trẻ khuyết tật Sao Mai được biết đến là một trong những
nơi đầu tiên phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ ở
6

/>

10


Hà Nội. Trung tâm có cơ sở vật chất và trụ sở rộng rãi, khang trang, các trang thiết
bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động học tập, khám và đánh giá trẻ. Hơn nữa trung
tâm có những cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và
có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm, tận tình với trẻ khuyết tật. Trung tâm còn có
phòng khám do bác sĩ chuyên khoa 2 về tâm thần Đỗ Thúy Lan phụ trách. Họ luôn
sẵn sàng khám và tư vấn cho phụ huynh của trẻ bị khuyết tật…
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc
Việc thực hiện đúng, đầy đủ Nguyên tắc đa dạng hóa hoạt động chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật đem lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho xã hội nói chung và
cho người khuyết tật nói riêng.
, Đối với nội dụng: Lồng ghép các yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật trong các chương trình hỗ trợ, tạo mới việc làm là đặc biệt có ý
nghĩa, người khuyết tật phải được đào tạo nghề phù hợp, trong một môi trường tốt
cho sức khỏe người khuyết tật. Trong quá trình làm việc, có thể trợ giúp kĩ thuật
cùng các phương tiện hỗ trợ sinh hoạt để người khuyết tật có thể đi lại giao tiếp
thuận tiện hơn nhằm đặt được hiệu quả cao trong công việc như cung cấp xe lăn,
máy trợ thính cho người bị khuyết tật nghe, máy phát âm đối với người khuyết tật
nóI…
, Đối với nội dung thực hiện đồng bộ các hoạt động chăm sóc y tế và
hoạt động chăm sóc ngoài y tế. Việc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải
trí và du lịch giúp người khuyết tật cải thiện đời sống tinh thần tăng cường sức
khỏe và phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo. Ngoài ra thông qua các hoạt
động xã hội như người bình thường, người khuyết tật có thể tăng cường vận động
cơ thể, nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh tật.
, Đối với nội dung thực hiện đa dạng các loại hình, các cơ sở chăm sóc
sức khỏe. Việc thực hiện đa dạng các loại hình, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có ý
nghĩa quan trọng, càng nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ra đời,
càng nhiều hình thức chăm sóc sức khỏe xuất hiện sẽ giúp tăng cường khả năng
người khuyết tật được tiếp cận dịch vụ y tế, được chăm sóc sức khỏe, người khuyết

tật sẽ được sống trong một môi trường an toàn, thân thiện và được bảo vệ.
, Đối với nội dung Khai thác các nguồn đầu tư để chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật. Việc huy động, khai thác các nguồn đầu tư chăm sóc sức khỏe
cho người khuyết tật sẽ góp phần lớn vào việc bảo đảm tài chính cho việc chăm
sóc người khuyết tật, theo đó người khuyết tật có khả năng được tiếp cận, chăm
sóc bởi các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ với chuyên môn cao, người


11

khuyết tật sẽ được hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tốt nhất, còn đối với nhà nước sẽ
giảm được gánh nặng tài chính.
, đối với hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ham gia hòa nhập xã hội.
Hòa nhập xã hội, xóa bỏ những mặc cảm, tự ti về những khuyết điểm của cơ thể là
bước đầu để nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Theo đó mỗi
hình thức giáo dục đều có ý nghĩa đặc biệt đối với người khuyết tật.
2. Nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
2.1. Cơ sở hình thành nguyên tắc
Nhà nước là chủ thể chủ yếu và có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật7. Theo đó, hằng năm, Nhà nước thực hiện bố trí ngân sách
để thực hiện chính sách về người khuyết tật8, đồng thời tiến hành quản lý nhà nước
và quản lý chuyên môn về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở giai đoạn chăm
sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Tuy nhiên, Nhà nước không thể là chủ thể duy nhất có trách nhiệm chăm sóc
sức khỏe cho người khuyết tật. Bởi,
, việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của người khuyết tật phải được tính toán cân đối với khả năng đáp ứng và
điều kiện kinh tế xã hội của một quốc gia, nếu không sẽ không đạt được mục đích
của bảo trợ và ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế xã hội khác9. Đặt trong bối
cảnh Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển trong khi tỷ lệ người khuyết

tật ở Việt Nam tương đối cao, các nguyên nhân gây ra khuyết tật vô cùng đa dạng,
hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của người khuyết tật phần lớn là khó khăn
nên nguồn lực về tài chính, con người của Nhà nước không thể đáp ứng được đầy
đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
, việc chăm sóc sức
khỏe của người khuyết tật không thể chỉ đến từ các cơ quan, đơn vị của Nhà nước
mà cần phải có sự chung sức từ phía gia đình người khuyết tật cũng như cộng đồng
nên trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người khuyết tật cũng phải
được đặt ra khi chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
Vì vậy, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
khuyết tật, Nhà nước đã thực hiện hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật.
2.2. Nội dung nguyên tắc

Giáo trình Luật Người khuyết tật trang 152
Khoản 1 Điều 5 Luật Người khuyết tật năm 2010
9
Nguyễn Đức Hoàn, “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ luật
học, trang 26
7
8


12

Với chức năng của mình, Nhà nước đã thống nhất quản lý nhà nước và quản
lý chuyên môn, ban hành các chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho NKT,
nhằm bảo đảm nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe NKT.
, Nhà nước đã thống nhất quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn
về chăm sóc sức khỏe cho NKT: tùy thuộc vào chức năng của từng cơ quan, Nhà

nước sẽ giao cho các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ khác nhau liên quan đến hoạt
động chăm sóc sức khoẻ NKT. Nhà nước quy định Bộ Lao động thương binh và xã
hội thực hiện quản lý nhà nước, còn đối với việc quản lý chuyên môn về chăm sóc
sức khỏe NKT do Bộ Y tế thực hiện.
, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe
NKT: Hằng năm, những Người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách nhà nước,
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng bị khuyết tật nặng được trợ
cấp hàng tháng là hệ số 1.5. Nếu người khuyết tật nặng là người già, trẻ em thì
được hưởng hệ số 1.5 (hệ số1 là 180.000 đồng), Mức trợ cấp hàng tháng cho người
khuyết tật nặng là hệ số 2.0. Nếu là người khuyết tật đặc biệt nặng là người già, trẻ
em thì được hưởng mức hệ số trợ cấp là 2.5. Nếu người khuyết tật ở nhiều thành
phần thì được hưởng cao nhất. NKT khi tham gia BHYT được ưu tiên về mức
đóng, mức hưởng theo quy định: NKT nặng và đặc biệt nặng được hỗ trợ 100% phí
BHYT. Nhà nước, các cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 100% phí đóng BHYT cho
các đối tượng thuộc Điều 12 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014 như:
NKT là trẻ em dưới 6 tuổi, NKT thuộc hộ gia đình nghèo, NKT là người dân tộc
thiểu số, NKT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn, NKT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, NKT thuộc đối tượng
ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội hàng tháng. Ví dụ, Thực hiện chính sách trợ giúp xã
hội, năm 2019, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho các địa phương 17.388 tỷ đồng
để thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (bao gồm trợ cấp hằng tháng, mua thẻ
bảo hiểm y tế cho đối tượng)10… Như vậy, nhờ có ngân sách nhà nước chi cho chế
độ chăm sóc sức khỏe NKT, NKT được hưởng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh
miễn phí, giảm bớt khó khăn, sức khỏe của họ được đảm bảo…
, Nhà nước khuyến khích tổ chức, các nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp tài
chính, kỹ thuật vật chất để thực hiện chăm sóc sức khỏe khuyết tật: nhận thức được
tầm quan trọng và vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với việc đảm bảo về tài
chính và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, Đảng và Nhà
10


/>

13

nước ta dành nhiều ưu tiên đối với các Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở
chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc
cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu
đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Đã có rất nhiều các tổ chức, cá nhân
đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho NKT, hoạt động của các tổ chức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ví
dụ, Project Vietnam Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ
năm 1996, Project Vietnam Foundation (PVNF) là một tổ chức thiện nguyện được
thành lập theo pháp luật Hoa Kỳ. Trong hơn 18 năm hoạt động tại gần 35 tỉnh
thành ở Việt Nam, PVNF không những hỗ trợ y tế và xây dựng các chương trình
sức khỏe vì trẻ em mà còn giúp đỡ đào tạo các nhân viên y tế và trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn với đội ngũ y bác sỹ tại Việt Nam. Mỗi năm có từ 2 đến 3
đoàn y bác sĩ theo dự án PNVF sang Việt Nam để hỗ trợ y tế (khám chữa bệnh,
phẫu thuật dị tật bẩm sinh hàm mặt và mắt cho trẻ em, v.v.) cho khoảng 5,000
người. Ngoài ra, PVNF còn thường xuyên làm việc với các bệnh viện hàng đầu
trên khắp Việt Nam như Viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí
Minh, Bệnh viện Nhi Nghệ An, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em 11. PVNF không chỉ hàn gắn trái
tim mà còn kết nối nhiều thế hệ người Việt trên khắp thế giới cùng bạn bè quốc tế
để nhân rộng yêu thương trên chính mảnh đất quê hương Việt Nam.
, Nhà nước quy định trách nhiệm của gia đình người khuyết tật thực
hiện các biện pháp giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa và giảm thiểu khuyết tật. Trên
con đường hòa nhập với cuộc sống như những người bình thường khác, Người
khuyết tật cần có sự giúp đỡ của rất nhiều đối tượng khác nhau một trong số đó là
gia đình. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe NKT, giúp
cho NKT hòa nhập dễ dàng hơn với cuộc sống, xóa bỏ mọi rào cản, kỳ thị xã hội.

Bởi họ là những người thân thuộc nhất, hiểu được những tâm tư, mong muốn của
NKT. Ví dụ, trường hợp của vợ chồng anh Quang chị Duyên ( anh chị là người đã
sáng lập ra Nhóm Tương Trợ Phụ Huynh Việt Nam có Con Khuyết Tật và Chậm
Phát Triển tại Úc) có cô con gái có hội chứng bệnh đao và một cậu con trai tự kỷ,
với tình yêu con vô bờ bến, anh chị đã vượt qua bao khó khăn vất vả để giúp các
con có được những phát triển tốt nhất. Không chấp nhận hoàn cảnh, chị Duyên tự
tìm hiểu và có kiến thức về bệnh đao, về người khuyết tật chị quyết tâm chăm sóc
/>11


14

và dạy con từng chút một. Thay vì mắng mỏ khi con có thái độ và hành động đập
phá, chống trả thì lại bình tĩnh, lẳng lặng đi ra ngoài, chờ cho con nguôi cơn kích
động… sau 30 năm kiên trì dạy dỗ, những nỗ lực của chị đã được đáp trả xứng
đáng. Hai con của chị lớn lên khỏe mạnh, sức khỏe được đảm bảo, theo lời kể của
chị “Giờ đây, con gái tôi có thể làm mọi việc trong gia đình, biết tự đi xe buýt tới
trường, ra ngoài phố để mua đồ ăn. Hàng tuần, cháu đi làm thêm trong nhà trẻ để
lấy kinh nghiệm và đợi nhập học trường nghề về nuôi dạy trẻ dành cho người
khuyết tật, Cháu còn có thể đánh được đàn piano. Trong những buổi sinh hoạt của
người khuyết tật, thỉnh thoảng cháu được mời đi trình diễn… Con trai tôi đã tốt
nghiệp trung học, cũng đi làm, tiết kiệm tiền và có bạn gái như những người bình
thường. Hiện nay, cháu đang làm công việc bán đồ điện gia dụng, hàng ngày nói
chuyện với khách qua điện thoại rồi làm hoá đơn, gửi sản phẩm cho họ nếu có yêu
cầu”12. Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của gia đình, người thân là không thể
thiếu trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe NKT.
2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc
, việc xã hội hóa sẽ giúp nâng cao, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đồng thời nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động này.

, việc xã hội hóa đảm bảo trách nhiệm của gia đình và cả cộng đồng đối
với người khuyết tật
, thu hút được các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính phủ đầu tư,
hỗ trợ người khuyết tật vào Việt Nam
, nâng cao ý thức xã hội, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” đối với
người khuyết tật.
, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe của người
khuyết tật giúp đáp ứng được nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe của người
khuyết tật và hướng tới sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người khuyết tật.
III- Bất cập và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thiện nguyên
tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1. Kết quả đạt được
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thì hàng năm, Bộ Lao động thương binh
và xã hội, Bộ y tế hướng dẫn, chỉ đạo cho các Sở, ngành liên quan tổ chức các
chương trình, chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho NKT, trẻ em khuyết tật. Bộ
12

/>

15

cũng tạo điều kiện thuận lợi để NKT được tiếp cận, tham gia vào các chính sách đó
nhằm góp phần cải thiện đời sống, sinh hoạt, tinh thần, sức khỏe của NKT. Ví dụ,
từ năm 2016, người khuyết tật khi tham gia BHYT được ưu tiên về mức đóng, mức
hưởng theo quy định: Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật
dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu
số, sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tại
xã đảo, huyện đảo, thuộc đối tượng ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội hàng tháng được
hỗ trợ 100% phí BHYT.
Hiện nay, Các tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và

hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người
khuyết tật trong đó có trợ giúp về chăm sóc sức khỏe. Các tổ chức vì người khuyết
được hình thành rất đa dạng, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ,
các tổ chức và đoàn thể nhân dân khác, giúp NKT xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng
đồng. Chẳng hạn, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp
bảo trợ xã hội, trực thuộc Sở lao động – TBXH thành phố Hà Nội. Trung tâm được
thành lập ngày 10/4/1978 thực hiện Tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho trẻ tàn tật; Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức
năng chăm sóc sức khỏe, dạy văn hóa, hướng nghiệp dạy nghề để trẻ tàn tật có điều
kiện tái hòa nhập cộng đồng13.
Riêng năm 2016, cùng với các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật của Bộ Y tế,
các tổ chức xã hội, tổ chức của/vì người khuyết tật và chính quyền các địa phương
cũng tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp y tế cho người khuyết tật trong
cộng đồng. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã hỗ trợ 6.992 người
phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 người khuyết tật phẫu thuật chỉnh hình phục hồi
chức năng, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ BHYT cho 10.387 người khuyết tật,
khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 80.000 lượt người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã khám sàng lọc và phát thuốc miễn phí
648.741 lượt trẻ; tiếp nhận, nuôi dưỡng và chữa trị cho 1.244 trẻ khuyết tật các
dạng tật trí tuệ, tự kỷ, Down, bại não, nhìn, nghe nói…
Như vậy, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, các chính sách ưu tiên của Đảng Nhà nước,
sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

13

Trung tâm nuôi dưỡi trẻ khuyết tật Hà Nội


16


1. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại
Cơ sở vật chất để giúp NKT tiếp cận được với các hoạt động, chương trình
chăm sóc sức khỏe còn rất hạn chế, từ các công trình cho NKT đến các hoạt động
hỗ trợ cho NKT còn ít, so với lượng NKT ở Việt Nam thì các chương trình, chính
sách chăm sóc sức khỏe cho NKT còn chưa đáng kể.
Chất lượng mạng lưới y tế tuyến cơ sở còn thấp, các trạm y tế xã thiếu trang bị,
thiếu bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn về phục hồi chức năng cho NKT.
Chi phí chăm sóc sức khỏe, nhất là chi phí khám chữa bệnh nhiều địa phương
vượt quá khả năng của NKT, nhiều NKT ốm đau bệnh tật không được chữa trị vì
không có tiền.
Sự kì thị của xã hội, cộng đồng dành cho người khuyết tật vẫn là rào cản lớn
đến tâm lý, mặc cảm, tự ti, bi quan của người khuyết tật trong quá trình khám,
chữa bệnh cũng làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc sức khỏe. Đồng thời bản
thân người khuyết tật luôn coi mình là gánh nặng cho gia đình, xã hội, vì thế
thường ít có sự hợp tác đầy đủ trong quá trình tư vấn hay chữa trị.
Trên thực tế vẫn còn rất nhiều những người khuyết tật bị chính người thân
trong gia đình hắt hủi, xa lánh, coi họ là gánh nặng, thậm chí là bị bỏ mặc khiến
cho NKT gặp nhiều khó khăn.
2. Một số kiến nghị
, với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước cần có chính sách hợp
lý và phù hợp để NKT dễ dàng tiếp cận với các chương trình hoạt động chăm sóc
sức khỏe, đồng thời kêu gọi sự tham gia của toàn thể cộng đồng vào công tác chăm
sóc sức khỏe đối với NKT, đẩy nhanh việc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động
chăm sóc sức khỏe NKT. Tiếp tục đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị, thuốc,
nguồn nhân lực trong các cơ sở y tế. Góp phần cải thiện đời sống sinh, hoạt hoạt,
sức khỏe của NKT.
, cần có quy định cụ thể về việc thống kê, rà soát các đối tượng khuyết
tật được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe để bổ sung hoặc loại bỏ những NKT
được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe. Hoàn thiện các quy định về trung tâm,

cơ sở chăm sóc sức khỏe NKT. Cụ thể, các cơ sở chăm sóc NKT phải bảo đảm
được các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ, nhân viên… tránh tình trạng
thành lập một cách ồ ạt, thiếu chất lượng. Đầu tư trang thiết bị y tế, đẩy mạnh việc
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế về phục
hồi chức năng cho người khuyết tật. Đồng thời, quy định rõ các chế tài xử phạt đối
với các hành vi vi phạm, hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử, kỳ thị NKT hoặc


17

không tực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến nhu cầu và quyền của
NKT…
, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính
quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã
hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo
và thực hiện. Báo cáo kết quả công tác hằng năm của cấp ủy và chính quyền các
cấp ở địa phương phải có nội dung về thực hiện chính sách với NKT. Đảm bảo cho
mọi NKT đều được hỗ trợ, khám chữa bệnh kịp thời.
, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách về
người khuyết tật nói chung và các chế độ chăm sóc sức khỏe NKT nói riêng, nâng
cao nhận thức cho cộng đồng, xã hội để họ có thái độ tích cực đối với NKT tránh
tình trạng kì thị, xa lánh và nhận thức của bản thân NKT. Tiếp tục phát huy truyền
thống tương thân tương ái, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật.
, gia đình, người thân của những người khuyết tật cần có thái độ đúng
đắn, chủ động tìm hiểu kiến thức về người khuyết tật, để từ đó có biện pháp giáo
dục, chăm sóc sức khỏe phù hợp đối với người khuyết tật trong gia đình, giúp họ
tái hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN
Để tiếp tục thực hiện các chính sách, pháp luật cũng như những cam kết

quốc tế, để động viên, chia sẻ và giúp đỡ, hỗ trợ NKT nói chung, đặc biệt là trong
việc thực hiện nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho người khuyết tật một cách thiết thực hơn nữa, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về NKT; tổ chức thực
hiện tốt những quy định liên quan đến NKT cũng như những chính sách, quy định
khuyến khích NKT, các tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ, hỗ trợ NKT cả về vật
chất và tinh thần. Với tinh thần, truyền thống “ tương thân tương ái ”, “Thương
người như thể thương thân” của dân tộc, trong thời gian tới, những hoạt động nhân
ái trên sẽ tiếp tục phát triển để góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm lo tốt hơn đời
sống cho NKT.


18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật khuyết tật năm 2010
2. Bộ luật Lao động năm 2019
3. Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
4. Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 5-8-2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2021-2030
5. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã
hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Người khuyết tật Việt Nam, Nxb
Công an Nhân dân.
7. Công ước liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006
8. Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của WHO
9. Nguyễn Đức Hoàn, “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ luật học.
10. />11. />12. />13. />m-bi-di-tat-khe-ho-moi-vom-mieng-vao-thang-3-nam-2020-10-4634.html?lang=vn
14. />


19

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật

( Các bác sĩ bệnh viện Quốc tế Vinh phẫu thuật nhân đạo cho người khuyết tật)

( Các bác sĩ tỉnh Đồng Tháp khám sàng lọc, cấp thuốc miễn phí cho trẻ em khuyết
tật)


20

(Lễ trao tặng xe cho người khuyết tật thành phố Uông Bí)

( Cán bộ hướng dẫn người khuyết tật vận động tại phòng phục hồi chức năng)



×