Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP (BỘ/ SỞ/ PHÒNG) TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.02 KB, 12 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kiến tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụng
những kiến thức đã học vào thực tế công việc ở các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước.
Báo cáo kiến tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về
vấn đề mình quan tâm trong quá trình kiến tập, đồng thời cũng là một tài liệu
quan trọng giúp giảng viên Học viện kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết
quả học tập của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành báo cáo kiến tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân
trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia nói chung, Khoa Nhà
nước pháp luật và Lý luận cơ sở nói riêng đã tận tình giảng dạy, không chỉ
truyền thụ cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức hành chính và
tinh thần của một công chức tương lai.
- ThS.Nguyễn Thị Thục (Trưởng đoàn), ThS.Nguyễn Tiến Dũng (Phó
trưởng đoàn), ThS.Lương Văn Liệu - giảng viên hướng dẫn đoàn kiến tập số 32
đã tận tình chỉ bảo tôi trước và trong quá trình kiến tập, xây dựng báo cáo.
- Các cô chú, anh chị đang công tác tại Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TNMT), đặc biệt là đ/c Lê Quốc Trung – Chánh Thanh tra Bộ, đ/c Ngô
Văn Thọ – Chánh Văn phòng Thanh tra Bộ và đ/c Nguyễn Tiến Sĩ – Trưởng
phòng Thanh tra TNMT miền Bắc đã quan tâm, giúp đỡ, tin tưởng tạo điều kiện
cho tôi tiếp xúc với công việc của quý cơ quan, cung cấp chi tiết mọi tài liệu
chuyên môn và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành báo cáo này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn chỉnh báo cáo, tuy nhiên
do lần đầu tiếp xúc với công tác vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với những hạn chế về
nhận thức cũng như kinh nghiệm của bản thân nên bài báo cáo không tránh khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý của quý thầy cô
để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................1
A. BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP..................................................1
B. CƠ QUAN KIẾN TẬP: THANH TRA BỘ TN-MT...........................................................2

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG.................................................................................2
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN........................................................................2
C. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TN-MT......................................3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................3
2. Hoạt động........................................................................................................5
a. Về công tác thanh tra.....................................................................................5
b. Về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo........................................................7
c. Về công tác phòng, chống tham nhũng.........................................................8
3. Kiến nghị.......................................................................................................9
a. Đối với Chính phủ:.........................................................................................9
b. Đối với cơ quan Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường:.......................9
c. Đối với hoạt động thanh tra.........................................................................10
III. KẾT LUẬN.................................................................................................10


A. BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP
Thời gian

Nội dung công việc
- Gặp mặt cơ quan

Ngày 17/06/2019

Ngày 18/06/2019


Ngày 19/06/2019

Ngày 20/06/2019
Ngày 21/06/2019

Ngày 24/06/2019

Ngày 25/06/2019
Ngày 26-27/06/2019
Ngày 28/06/2019

- Trình Chánh Thanh tra Bộ giấy giới thiệu kiến tập
- Trình Chánh Văn phòng Thanh tra kế hoạch kiến tập
- Gặp mặt và làm quen các thành viên của Văn phòng
thanh tra Bộ; nghiên cứu, tham khảo tài liệu của Văn
phòng Thanh tra Bộ
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy định
chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và
các phòng ban chuyên môn thuộc Thanh tra Bộ.
- Gặp mặt và làm quen các thành viên của Phòng Tiếp
dân và xử lý đơn thư; nghiên cứu, tham khảo tài liệu
của phòng
- Gặp mặt và làm quen các thành viên của Phòng thanh
tra hành chính; nghiên cứu, tham khảo tài liệu phòng.
- Thực tế tiếp công dân tại Bộ TNMT
- Gặp mặt và làm quen các thành viên của Phòng
thanh tra TNMT miền Bắc; nghiên cứu, tham khảo tài
liệu của phòng.
- Kiến tập tại Phòng thanh tra TNMT miền Bắc, trình

phiếu nhận xét quá trình kiến tập lên đồng chí trưởng
phòng.
- Tiến hành thực hiện thực hiện kĩ năng hành chính và
thực hiện các nhiệm vụ do phòng giao.
- Cùng phòng thanh tra TNMT miền Bắc đi thực tế tại
tỉnh Bắc Ninh
-Tiếp tục tìm hiểu, thực hiện các nhiệm vụ tại phòng
thanh tra TNMT miền Bắc giao.
- Nhận phiếu đánh giá quá trình kiến tập.
- Cảm ơn và chia tay lãnh đạo, phòng ban của Thanh
tra Bộ.

1


B. CƠ QUAN KIẾN TẬP: THANH TRA BỘ TN-MT
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Thanh tra Bộ là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; thanh tra hành
chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức,
nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo
quy định pháp luật.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng chống tham nhũng. Quy định cụ thể tại Quyết định số 1666/QĐ-BTNMT
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ TNMT.

2


C. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TN-MT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế xã hội
nhanh trong khu vực và thế giới. Trong đó, ngành tài nguyên môi trường giữ
vai trò quan trọng đối với sự phát triển, là nguồn lực cơ sở của kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên trên
nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra liên tục trên cả nước làm cho nguồn tài
nguyên trở nên cạnh kiệt, suy thoái và không thể phục hồi. Bên cạnh đó, vấn đề
ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe doạ đến sự tồn vong của
xã hội và loài người. Thực tiễn đó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm, quản lý, tiếp
tục đổi mới cơ chế ngành phù hợp góp phần quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững của quốc gia, trong đó hoạt động thanh tra tài nguyên môi trường giữ
vai trò then chốt: Thanh tra là một cơ chế hữu hiệu trong việc tăng cường pháp
chế, thiết lập kỷ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trên thực tế.
Tuy nhiên, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước
trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tổ chức và hoạt động thanh tra
TNMT nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực
tế. Nhiều hiện tượng tiêu cực đã và đang xảy ra trong quá trình thực hiện các
chính sách của Nhà nước như lấn chiếm đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, ô
nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản quá mức cho phép…còn chưa được kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý. Thực tiễn trên đòi hỏi phải có những nghiên

cứu về tổ chức và hoạt động của thanh tra TNMT nhằm tìm kiếm, bổ sung các
cơ sở khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra, đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn.
Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn trên, đồng thời được sự phân
công giới thiệu của Học viện; sự giúp đỡ của Thanh tra Bộ TNMT; tôi chọn đề
tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và – Môi trường”
làm báo cáo cho lần kiến tập.
3


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tổ chức
a. Cơ cấu tổ chức :
CHÁNH THANH TRA BỘ TNMT
LÊ QUỐC TRUNG

PHÓ CHÁNH THANH TRA

PHÓ CHÁNH THANH TRA

PHÓ CHÁNH THANH TRA

LÊ VŨ TUẤN ANH (1)

TÔ VĂN ĐÁP (2)

NGUYỄN VĂN YÊN (3)

PHÒNG
TIẾP

DÂN VÀ
XỬ LÝ
ĐƠN
THƯ (1)

VĂN
PHÒNG

(1)

PHÒNG
GIÁM
SÁT VÀ
XỬ LÝ
SAU
THANH
TRA (1)

PHÒNG
THANH
TRA
TNMT
MIỀN
TRUNG
(1)

PHÒNG
THANH
TRA
HÀNH

CHÍNH
(2)

PHÒNG
THANH
TRA
TNMT
MIỀN
BẮC (2)

PHÒNG
THANH
TRA
TNMT
MIỀN
NAM (3)

b. Cơ cấu nhân sự :
STT

Bộ phận

Tổng
số

Lãnh
đạo

TTV,CV
và NV


1

Lãnh đạo

04

04

2

Văn phòng

07

02

05

3

Phòng giám sát và xử lý sau thanh tra

07

03

04

4


Phòng thanh tra hành chính

05

02

03

5

Phòng tiếp dân và xử lý đơn thư

10

03

07

6

Phòng thanh tra TNMT miền Bắc

11

03

08

7


Phòng thanh tra TNMT miền Trung

07

02

05

8

Phòng thanh tra TNMT miền Nam

11

01

10

62

20

42

Tổng số

4



c. Nhận xét chung
 Về ưu điểm
Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các phòng của Thanh tra Bộ hiện
nay nhìn chung phù hợp với quy định của pháp luật. Với mô hình cơ cấu tổ chức
này, các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thành lập đã bao quát hết các lĩnh
vực, các mặt công tác của Thanh tra Bộ.
Việc tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy đã kết hợp hài hoà giữa con người với
nhiệm vụ cụ thể và công việc chuyên môn mà Thanh tra Bộ phải thực hiện
 Về hạn chế
Do biên chế của Thanh tra Bộ có hạn nên các phòng nghiệp vụ phải thực
hiện nhiệm vụ như một cơ quan Thanh tra Bộ thu nhỏ (Phòng thanh tra TN-MT
miền Trung, Nam) với khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi mỗi phòng phải có một
đội ngũ cán bộ, công chức thông thạo nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trên thực tế chất
lượng cũng như con người đôi khi chưa đáp ứng được các đòi hỏi của công việc
Hiện nay biên chế Thanh tra Bộ ít, phụ thuộc vào biên chế chung của toàn
Bộ và số lượng thanh tra viên hạn chế nên rất khó hoàn thành khố lượng công
việc mà thanh tra Bộ phải đảm nhiệm (bình quân khoảng 01 cán bộ/1 tỉnh/9 lĩnh
vực), trong khi đó còn phải cử cán bộ tham gia, phối hợp các đoàn công tác liên
ngành do các Bộ, ngành khác chủ trì nên thiếu nhân lực để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ theo kế hoạch và đột xuất.
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm thanh tra viên hiện nay chủ yếu chỉ căn cứ
vào các quy định về văn bằng, chứng chỉ, ít chú ý đến những đòi hỏi năng lực về
thực tiễn để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên chưa
được chú trọng đúng mức (mới chỉ đạt 48% so với nhu cầu đặt ra)1
2. Hoạt động

a. Về công tác thanh tra
 Thành tích2
Năm 2018, đã triển khai 2.700 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 1500 tổ chức cá nhân với số tiền
trên 116 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước trên 15 tỷ đồng,
kiến nghị thu hồi 700 ha đất

1

Tr9, Báo cáo đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành tài
nguyên môi trường năm 2018; phương hướng nhiệm vụ năm 2019
2
Tr2, Báo cáo đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành tài
nguyên môi trường năm 2018; phương hướng nhiệm vụ năm 2019

5


Cũng trong năm 2018, thực hiện 530 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất; chỉ
riêng Bộ đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất với tỷ lệ 38% tổng số các cuộc
thanh tra, kiểm tra. Trong đó một số cuộc thanh tra đã kịp thời xử lý các sai
phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, tạo tiếng vang trong dư luận.
 Hạn chế
Công tác thanh tra, kiểm tra thường chỉ tập trung ở các lĩnh vực đất đai,
môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước. Số cuộc thanh tra các lĩnh vực khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, biển hải đảo, thanh tra trách nhiệm UBND
các cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngành.
Một số hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về TNMT chưa được phát
hiện xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất
nước, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra còn
hạn chế (30% tổng số kết luận thanh tra); tỷ lệ thu hồi tiền, đất và các tài sản qua
thanh tra vẫn còn thấp (trên 50% tổng số sai phạm đã bị phát hiện), làm giảm

hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra3.
Việc triển khai công tác thanh tra còn bị động và chậm so với kết hoạch
đề ra. Một số vụ việc thanh tra, kiểm tra xác minh đã kết thúc nhưng chậm ban
hành kết luận thanh tra và văn bản giải quyết.
 Nguyên nhân
Trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường,
khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng. Trong
khi đó hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp
ứng kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đội ngũ
làm công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ,
năng lực, bản lĩnh, trong đó vẫn còn một bộ phận suy giảm, tha hóa phẩm chất
đạo đức.
Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra TNMT còn chưa thực sự
hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình
hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt
động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối
tượng thanh tra.
Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế. Các cơ quan thanh tra chỉ
dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả của nó thường không cao và
phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ
quan, đơn vị được các cơ quan thanh tra kiến nghị.
3

Tr3, Báo cáo đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành tài
nguyên môi trường năm 2018; phương hướng nhiệm vụ năm 2019

6


Lãnh đạo các Phòng chuyên môn của Thanh tra bộ chưa phát huy được vai

trò nòng cốt trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra những nội dung thuộc
lĩnh vực mình được giao phụ trách, việc giải quyết một số công việc còn thụ
động.
Chưa chủ động triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng thời gian
trong kế hoạch được phê duyệt. Công tác khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu
phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra chưa được quan tâm thực
hiện nên việc đề xuất kế hoạch có nội dung chưa phù hợp, thiếu tính thuyết phục
và còn chồng chéo. Kinh phí phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được bố
trí đủ so với kinh phí được phê duyệt, nhưng chưa kịp thời đề xuất để điều chỉnh
kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với kinh phí được cấp.
b. Về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
 Thành tích
Năm 2018, Thanh tra Bộ TNMT đã tiếp 310 lượt với 558 người của 141 vụ
việc (có 169 vụ việc cũ và 114 vụ việc mới phát sinh), trong đó có 32 lượt đoàn
đông người (262 người); tiếp nhận và giải quyết một số lượng lớn đơn khiếu nại,
tố cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến (3059 lượt đơn, tương ứng 1629
vụ việc)4
Đơn thư được nhập vào hệ thống quản lý đơn thư, phân loại, phân công cán
bộ, công chức của phòng giải quyết, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp
luật. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu ngày đã được giải quyết dứt điểm như
Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang và Thanh Hoá.
 Hạn chế:
Những năm gần đây công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập. Nhiều nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức
tạp, nảy sinh nhiều vụ việc khiếu nại đông người (thành phố Hà Tĩnh; huyện
Đông Anh, huyện Thanh Trì, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Nội dung khiếu nại
liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là các khiếu nại liên quan đến
việc thu hồi bồi, bồi thường, hỗ trợ về đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tranh chấp đất đai tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng là lĩnh
vực có những vụ việc với nhiều nội dung phức tạp (95,59%) 5

Nguyên nhân

4
5

Tr1,2, Báo cáo Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2018
Tr2, Báo cáo Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2018

7


Quy định, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường thường xuyên
thay đổi, trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, một số quy định
chưa thực sự rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau.
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thử, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một
số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi còn chậm giải quyết
nên công dân bức xúc gửi đơn đến cơ quan Trung ương.
Nhiều vụ việc khiếu nại phát sinh đã lâu, hồ sơ tài liệu không đầy đủ, sự
phối hợp của các cơ quan địa phương chưa tích cực dẫn đến mất nhiều thời gian
để thẩm tra, xác minh
Nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự am hiểu về
chế độ chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ trong khi việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt.
Số lượng cán bộ của Phòng còn thiếu, chưa đảm bảo, chưa tương xứng với
khối lượng công việc của phòng, do đó không ít vụ việc xử lý, báo cáo quá thời
hạn. Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức có lúc chưa tập trung thời gian cho
công việc, nhiều văn bản phải chỉnh sửa nhiều lần.
c. Về công tác phòng, chống tham nhũng
Thành tích
Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về

phòng chống tham nhũng cho 38/38 đơn vị trực thuộc bộ với 3588 nghìn lượt
cán bộ, công chức.
Tiến hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi và ban hành nhiều quy chế có liên
quan. Năm 2018, các đơn vị trực thuộc Bộ đã tiến hành 138 cuộc thanh tra, kiểm
tra đối với 706 tổ chức trên 49 tỉnh, thành phố. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử
phạt vi phạm hành chính đối với 119 tổ chức với tổng số tiền là 24.704.000.000
nghìn đồng (Riêng tại Bộ chưa phát hiện trường hợp cán bộ, công chức của Bộ
có hành vi tham nhũng). 6
Nguyên nhân – Hạn chế
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng còn nhiều hạn chế.
Theo quy định của pháp luật cơ quan thanh tra không được quyền áp dụng
một số biện pháp đặc biệt như điều tra bí mật, trinh sát…trong khi đó, chủ thể tham
nhũng lại là người có chức vụ, quyền hạn và có nhiều thủ đoạn tham ô, hối lộ tinh
vi cho nên rất khó khăn trong việc phát hiện và làm rõ các hành vi tham nhũng.

6

Tr2,8, Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng quý IV và năm 2018

8


3. Kiến nghị
a. Đối với Chính phủ:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.
Hoàn thiện quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra,
chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, bổ sung
các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra.
Cần có chế độ chính sách, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức để

họ yên tâm công tác và cống hiến sức lực phục vụ cơ quan, đơn vị.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công
chức, trong đó chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học,
ngoại ngữ, kế toán và xây dựng cơ bản.
Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ thanh tra làm việc.
b. Đối với cơ quan Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
đối với công việc được giao và thái độ phục vụ nhân dân của lực lượng Thanh
tra viên.
Bản thân mỗi công chức trong cơ quan luôn cần tự giác học hỏi, trau dồi
nghiệp vụ, kĩ năng, kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu công việc.
Phát huy hơn nữa vai trò và khả năng tuyên truyền, vận động tổ chức,
hướng dẫn quần chúng tự giác chấp hành luật, chủ động tự tham gia quản lý ở
từng lĩnh vực.
Lực lượng Thanh tra viên cần được trang bị và sử dụng thành thạo các thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành tiên tiến, hiện đại để thực hiện các yêu cầu
nhiệm vụ bảo đảm thực hiện theo đúng quy trình thanh tra.
Đổi mới lề lối làm việc và cải cách hành chính trong thực thi nhiệm vụ của
đội ngũ Thanh tra viên.
Hoàn thiện và cập nhật thường xuyên hệ thống dữ liệu của cổng thông tin
điện tử Thanh tra Bộ để người dân có thể cập nhật thường xuyên tin tức, thủ tục
khiếu nại, tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động tiếp dân, xử lý đơn thư nhanh
chóng.
Xây dựng văn hóa công sở để tạo môi trường làm việc văn minh, tạo tinh
thần cho cán bộ làm việc.
Mời thêm cộng tác viên thanh tra giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh tra.
Cơ quan cần kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền về những khó khăn, hạn
chế và bất cập trong hoạt động thực thi Pháp luật về thanh tra. Đồng thời có

9


được những đề xuất phù hợp hơn nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả trong công tác thanh tra.
Huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các bộ ban
ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
c. Đối với hoạt động thanh tra
Tập trung mạnh vào việc thực hiện chức năng giám sát hành chính, thanh
tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ trong
việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng.
Tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, nhanh gọn, chính xác, tập
trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm.
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tăng cường đối thoại với
nhân dân, lắng nghe các kiến nghị, phản ánh của công dân.
Cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện kết luận,
kiến nghị sau thanh tra.
III. KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, thanh tra vừa là chức năng thiết yếu của cơ quan quản
lý nhà nước, là một khâu trong chu trình quản lí nhà nước, vừa là yếu tố cấu
thành trong hoạt động quản lý nhà nước, là phương thức và nội dung quan trọng
để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra tài nguyên môi
trường có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nề nếp, kỉ cương, nâng cao chất
lượng ngành tài nguyên môi trường.
Từ thực tiễn kiến tập tại Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết hợp
với cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động thanh tra; người viết đề xuất một số
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra TNMT.
Trong tình hình mới, đây là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn để luận
giải cho quá trình hoàn thiện, phát triển công tác ngành thanh tra. Hy vọng rằng,

những kiến nghị đã nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện, giải quyết vấn đề còn tồn
đọng trong hoạt động và tổ chức thanh tra nói chung, Thanh tra Bộ TN-MT nói
riêng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
10



×