Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thành tựu và đặc điểm sáng tác của một số nhóm tiểu thuyết gia nổi bật tại Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.51 KB, 7 trang )

44

Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2018

Thành tựu và đặc điểm sáng tác của một số
nhóm tiểu thuyết gia nổi bật tại Trung Quốc
những năm đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị Hiền(*)
Nguyễn Thị Tâm(**)
Tóm tắt: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn nên giữa các khu vực ít nhiều có sự khác
biệt về văn hóa, điều đó làm nên diện mạo sáng tác của từng nhóm nhà văn thuộc các
vùng miền khác nhau. Bài viết khảo sát về thành tựu và đặc điểm sáng tác của 5 nhóm tiểu
thuyết gia của các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam và Thượng Hải Trung Quốc trong những
năm đầu thế kỷ XXI. Tiểu thuyết của từng nhóm nhà văn này mang đặc điểm và phong cách
sáng tác riêng cho nên có những cách gọi như sáng tác của nhà văn Hải phái (Thượng Hải
phái), Kinh phái (Bắc Kinh phái), Kinh Tân phái (Bắc Kinh - Thiên Tân phái), v.v...
Từ khóa: Văn học đương đại, Tiểu thuyết, Nhà văn, Tiểu thuyết gia, Thế kỷ XXI, Văn
học Trung Quốc

Abstract: There exist more or less cultural dissimilarities among different regions in the
vast country of China, which makes for distinctive groups of writers. The paper examines
the achievements and composition characteristics of five novelist groups in Henan, Hubei,
Hunan, Shanghai provinces and western China in the early 21st century. The novels of
each group of writers have their own literary values and styles of writing, which defines
the Shanghai School (a group of Shanghai writers), Beijing School (a group of Beijing
writers) or Beijing - Tianjin School, etc.
Keywords: Contemporary Literature, Fiction, Writer, Fiction Writer, 21st Century, China
Literature
tên tuổi nổi tiếng được thế giới biết tới như
Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Giả Bình Ao,


Trương Khiết, Miên Miên, Vệ Tuệ, Quách
Kính Minh, Hà Hàn, v.v... Sáng tác của
(*)
TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện từng nhóm nhà văn có đặc điểm riêng:
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: tiểu thuyết của nhóm nhà văn Hà Nam,

Hồ Nam mang đậm dấu ấn văn hóa Trung
(**)
ThS. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn
Nguyên; tiểu thuyết của nhóm nhà văn Hồ
lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Đặt vấn đề(*)(*)
Trung Quốc không chỉ có đội ngũ nhà
văn đương đại hùng hậu mà còn có những


Thành tựu và đặc điểm sáng tác…

Bắc thâm nhập sâu vào đời sống hiện thực
của người bản địa; tiểu thuyết của nhóm
nhà văn miền Tây chịu ảnh hưởng của
hoàn cảnh địa lý và phong tục tập quán
miền Tây, có sự phân biệt sáng tác của
nhà văn miền Tây Bắc và miền Tây Nam;
tiểu thuyết của nhóm nhà văn Giang Tô
mang khí chất riêng của vùng sông nước
Giang Nam; tiểu thuyết của nhóm nhà văn
Thượng Hải phản ánh phong tục truyền
thống và đời sống của người dân Thượng
Hải. Dưới đây là một vài nét khái quát về

thành tựu và đặc điểm sáng tác của một số
nhóm tiểu thuyết gia tiêu biểu được phân
chia theo vùng miền của Trung Quốc.
2. Nhóm tiểu thuyết gia Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh lớn của Trung
Quốc có thực lực văn học mạnh. Một loạt
tiểu thuyết gia thành danh từ thế kỷ XX đã
bước vào thời kỳ thịnh vượng trong những
năm đầu thế kỷ XXI.
Phần lớn các nhà văn Hà Nam xuất
thân từ nông dân nên tiểu thuyết của họ
gần gũi với người Hà Nam. Họ kiên trì với
phương pháp hiện thực chủ nghĩa, phong
cách sáng tác ấ phác, thuần khiết. Trên
phương diện sáng tác về đề tài nông thôn,
nhà văn Hà Nam có đầy đủ ưu thế khi
viết về cuộc đấu tranh quyền lực ở nông
thôn. Tiêu biểu như: Đừng để tôi lại khóc
(2003), Câu chuyện Hồ Nam (2005), Than
đỏ (2009), Ánh trăng tỏa khắp mọi nơi
(2009) của Lưu Khánh Bang, Bài ca tình
yêu thời thịnh vượng (2002), Tuyển tập
tác phẩm Trần Luyện (2003), Tuyển tập
Trần Luyện (2004), Bạn là Thanh Đảo của
tôi (2010) của Trần Luyện; Dương môn
(1999), Ngọn đèn của thành phố (2003),
Gia tộc họ Lý (1999) của Lý Bội Phủ, Xấu
xí hoặc lãng mạn (2003), Ngụ ngôn tháng

45


Chín (1991) của Trương Vĩ, Khúc hát dân
ca (2001), Quả đào trên cây thạch lựu
(2004) của Lý Nhĩ,...
Từ một loạt tác phẩm viết về cố hương
của Lưu Chấn Vân đến “thôn làng được
sống” của Diêm Liên Khoa đều viết về kinh
nghiệm nông thôn theo phương pháp hiện
thực chủ nghĩa. Lôi Đạt cho rằng, sáng tác
của Diêm Liên Khoa “kết hợp đầy đủ bản
địa hóa với tinh thần hiện đại mới mẻ, khác
lạ...” (Lôi Đạt, 2004).
Trương Vĩ là cây bút có chính kiến và
quan điểm rõ ràng. Tiểu thuyết Ngụ ngôn
tháng Chín của Trương Vĩ thể hiện quan
điểm của ông về “lý tưởng tinh thần của
phần tử trí thức và kiên trì theo lập trường
dân gian”, cũng thể hiện cách suy nghĩ của
nhà văn về “số phận văn hóa Trung Quốc”.
Trương Vĩ sáng tác tương đối độc lập và tác
phẩm của ông thu hút “sự chú ý của toàn xã
hội” (Từ Chí Vĩ, 2001: 69).
Lưu Chân Vân trực tiếp hướng ngòi bút
về đô thị, đời sống quan chức, những vấn
đề lịch sử, quyền lực và dân sinh. Sau khi
hoàn thành “Tam bộ khúc quê xưa”: Hoa
vàng thiên hạ quê xưa (1991), Lưu truyền
cùng với quê xưa (1993), Gương mặt quê
xưa và đóa hoa (1989), nhà văn liên tiếp
công bố các tác phẩm: Nhất xoang phế

thoại (2002), Điện thoại cầm tay (2003),
Tôi là Lưu nhảy vọt (2007), Dân chúng
trong thiên hạ (2008)...
Khúc hát dân ca (2001) của Lý Nhĩ
chuyển tải nhiều tri thức lịch sử hiện đại
và lịch sử truyền thống Trung Quốc. Tiểu
thuyết này được Lý Khiết Phi đánh giá “có
đầy đủ ý nghĩa tổng kết sự cách tân và sáng
tạo nghệ thuật trong tiểu thuyết 20 năm gần
đây, là sự trưởng thành thực sự trong thực
tiễn, thoát khỏi bệnh ngoại tại hóa, là ví dụ


46

hiếm thấy của sự kết hợp hoàn hảo về sự
thay đổi hình thức và nội hàm tác phẩm...”
(Lý Khiết Phi, 2004).
Đới Lai là nữ tiểu thuyết gia đầu tiên
giành Giải thưởng Văn học Thanh xuân
(2002) do Nhà xuất bản Văn học Nhân dân
tổ chức. Ngoài ra, cô còn giành được một số
giải thưởng văn học khác như: Giải thưởng
Văn học Hà Nam (2000); Giải thưởng Văn
học Nhân dân (2003). Nhiều khẩu ngữ
trong đời sống hàng ngày của người Hà
Nam được Đới Lai đưa vào các tác phẩm:
Ngư thuyết, Vỡ vụn - khe hở, Yêu cô gái của
người bạn, Giáp Ất Bính Đinh, Rèn luyện
thói quen sống, rèn luyện thói quen yêu,

Sáng lên một chút, Chiếc mũi thẳng, Phía
trước có người,...
Hà Nam có một nhóm nhà văn quân
nhân có ảnh hưởng trên toàn quốc như
Diêm Liên Khoa, Chu Đại Tân, Liễu Kiến
Vĩ, Chu Tú Hải, v.v... Nhóm nhà văn này
hàng năm đều đặn có tác phẩm ra đời và
giành được giải thưởng sáng tác trong các
đơn vị quân đội. Theo Thang Triết Thanh,
tiểu thuyết quân sự Trung Quốc đầu thế
kỷ XXI có khuynh hướng sáng tác mới
mẻ với những nội dung mới “xuất phát
từ góc độ thông tục…, quan tâm tới nhân
tính, nhân tình; theo đuổi tính truyền kỳ,
ngôn ngữ tự sự…” (Thang Triết Thanh,
2016: 49). Khuynh hướng thông tục hóa
trong tiểu thuyết quân sự của các tiểu
thuyết gia Hà Nam từ những năm 1990
trở lại đây có sự gắn kết với thị trường
với số lượng độc giả tăng nhanh chóng.
Theo Vương Bảo, “dòng tiểu thuyết này
phồn vinh do sự cân bằng giao thoa cá
tính hóa sáng tác của nhà văn, thuộc
tính quân nhân và độc giả đại chúng...”
(Vương Bảo, 2009: 75).

Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2018

3. Nhóm tiểu thuyết gia Hồ Bắc
Nhóm nhà văn Hồ Bắc có sự trầm

tĩnh giống như nhà văn Hồ Nam nhưng
chưa thực sự có ảnh hưởng lớn trên văn
đàn Trung Quốc. Tiểu thuyết của các nhà
văn Hồ Bắc hướng tới đời sống hiện thực,
chú ý đến sự kiện trọng đại của xã hội hay
những sự việc vụn vặt đời thường cho nên
“đầy ắp hiện thực cuộc sống thực tế khiến
nhà văn Hồ Bắc được độc giả yêu mến và
được các nhà phê bình đánh giá cao. Đó
cũng là nguyên nhân khiến tác gia Hồ Bắc
được vinh danh trong giai đoạn văn học
Trung Quốc chuyển hướng chú trọng đời
sống hiện thực....” (Vương Tiên Bái, 2006:
54-55). Theo Vương Tiên Bái, nhà văn Hồ
Bắc tích lũy được bề dày truyền thống của
chủ nghĩa hiện thực trong văn học, nhưng
“thiếu khí thế sáng tạo mới và tìm hiểu
nghệ thuật...” (Vương Tiên Bái, 2006: 54).
Có thể thấy rằng, “Hồ Bắc nằm ở giao giới
giữa miền Nam và miền Bắc nên đã tiếp
nhận văn hóa cả hai miền Nam, Bắc khiến
văn học Hồ Bắc mang đầy đủ yếu tố truyền
thống và hiện đại. Nội dung sáng tác của
văn học Hồ Bắc liên quan đến cả các tầng
lớp trí thức và tầng lớp dưới. Cho nên, dung
hợp là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của
các tiểu thuyết gia Hồ Bắc” (Vương Tiên
Bái, 2006: 56).
Các nhà văn Hồ Bắc bắt đầu khẳng
định thực lực sáng tác của mình từ những

năm 1980. Phương Phương (viết về giới
trí thức) và Trì Lợi (viết về tầng lớp thị
dân nghèo) là đại diện của nhà văn “tân tả
thực”; Lưu Tinh Long (viết về người cán
bộ nông thôn) là “ngọn sóng xung kích của
chủ nghĩa hiện thực”; Đặng Nhất Quang
(viết về đời sống quân ngũ) là người duy
nhất giành được giải thưởng văn học viết


Thành tựu và đặc điểm sáng tác…

về đề tài quân đội. Các nhà văn này có sở
trường thể hiện cuộc sống ở những góc độ
khác nhau. Họ đã “tích lũy được bề dày
vốn sống và dành tâm huyết cho sáng tác
mà thành danh. Những năm gần đây, tiểu
thuyết của họ ngày càng nổi bật, từ đó
nâng cao địa vị văn học của nhà văn Hồ
Bắc trên toàn quốc...” (Vương Tiên Bái,
2006: 52). Trì Lợi được đông đảo độc giả
yêu mến. Đời người phiền muộn (2010)
của Trì Lợi được coi là tác phẩm tiêu biểu
của phái “tân tả thực”, “viết về đời sống
sinh hoạt hàng ngày của những công nhân
lao động... Sự tồn tại bị động trong hoàn
cảnh sinh tồn bất đắc dĩ của họ đã được Trì
Lợi phản ánh rõ nét...” (Mạnh Phồn Hoa,
2009: 287).
Trong những năm đầu thế kỷ XXI,

nhóm tiểu thuyết gia Hồ Bắc đã giành được
nhiều giải thưởng văn học lớn. Năm 2003,
có 6 giải thưởng trong cuộc thi sáng tác tiểu
thuyết ưu tú tổ chức tại Thượng Hải thì nhà
văn Hồ Bắc chiếm 3 giải, dành cho các tác
phẩm Ánh lửa bỏ chạy (Phương Phương),
Sự kiện chó điên (Trần Ứng Tùng), Nam
Kinh ở đâu (La Chí Thanh). Các tiểu thuyết
gia trẻ của Hồ Bắc như Trương Chấp Hạo,
Điền Chu, Lý Tu Văn... cũng lần lượt giành
Giải thưởng Văn học Thanh xuân. Năm
2005, các nhà văn Hồ Bắc tiếp tục giành
được 3 giải thưởng văn học lớn. Trong đợt
bình chọn của Giải thưởng Văn học Mao
Thuẫn lần thứ 6, tiểu thuyết Trương Cư
Chính của Hùng Chiêu Chính đã giành
được giải thưởng, trong khi trước đó, chính
tác phẩm này cũng đoạt Giải Tiểu thuyết
Diêu Tuyết Căn được tổ chức lần đầu tiên.
Trong cuộc bình chọn Giải thưởng Văn học
Lỗ Tấn lần thứ 3, các nhà văn Hồ Bắc giành
2 giải với tác phẩm Vì sao tùng nha hót của

47

Trần Ứng Tùng và Cách mạng châu Vạn Lý
của Hồ Thế Toàn và Triệu Du.
Chủ nghĩa hiện thực thấm sâu vào sáng
tác của các nhà văn trẻ như Lưu Kế Minh,
Trương Chấp Hạo, Lý Tu Văn... Xuất thân

từ nhà thơ, nhưng các tác phẩm Điệu nhảy
cuối cùng của con báo, Vọng Lương Sơn,
Huyết án núi Mã Tư, Sự kiện chó điên, v.v...
khiến Trần Ứng Tùng được liệt vào hàng
ngũ nhà văn quan trọng những năm đầu thế
kỷ XXI.
Những tác phẩm như: Thành Vũ
Xương (Phương Phương, 2011), Vạn mũi
tên xuyên qua tim (Phương Phương, 2012),
Thành phố của cô ấy (Trì Lợi, 2011), Lạnh
cũng được, nóng cũng được, sống là tốt rồi
(Trì Lợi, 2018), Mất mát (Lưu Tỉnh Long,
2001), Thiên thánh môn khẩu (Lưu Tỉnh
Long, 2005), Nhớ tới thảo nguyên (Đặng
Nhất Quang, 2000), Nhớ về một nơi chưa
từng qua (Đặng Nhất Quang, 2000), Một
đóa hoa không thể không nở (Đặng Nhất
Quang, 2002), Tôi là thần của tôi (Đặng
Nhất Quang, 2008), v.v... đều là thành tựu
quan trọng, thể hiện sự phát triển của tiểu
thuyết Hồ Bắc những năm gần đây.
4. Nhóm tiểu thuyết gia Hồ Nam
Tiểu thuyết của nhà văn Hồ Nam ngày
càng đa dạng về phong cách và đạt nhiều
thành tựu về phương diện đề tài. Tiếp tục
theo đuổi nhân tố mới, không rời bỏ truyền
thống là nguyên nhân quan trọng khiến nhà
văn Hồ Nam luôn đổi mới và phát triển.
Nhóm tiểu thuyết gia Hồ Nam ngày càng có
xu hướng “tản cư” và chuyển hướng nghề

nghiệp. Tàn Tuyết và Hàn Thiếu Công đã
lần lượt định cư ở Bắc Kinh và Hải Nam;
Thịnh Khả Dĩ và Lý Sỏa Sỏa làm khách ở
Thâm Quyến và Quảng Châu; Diêm Chân
ẩn mình học tập, nghiên cứu; Vương Dược


48

Văn dấn thân vào thế giới điện ảnh; Đường
Hạo Minh chuyên tâm vào học vấn. Giới
văn học Hồ Nam đã cấp thiết đòi hỏi “chấn
hưng”. Tuy nhiên, trên thực tế không thiếu
nhà văn có tâm huyết và vẫn xuất hiện
nhiều “sát thủ” văn học với phong cách
sáng tác mới.
Là một trong những người đề xướng
“văn học tầm căn”, Hàn Thiếu Công không
ngừng chấp bút. Sau Từ điển Mã Kiều
(1996), Hàn Thiếu Công xuất bản Ám thị
(2009). Từ Chí Vĩ cho rằng, “Từ điển Mã
Kiều của Hàn Thiếu Công chú trọng phê
phán và phản tư tâm lý văn hóa truyền
thống”. Tiểu thuyết Ba ba ba được viết theo
phong cách hiện đại miêu tả quá trình phát
triển của bộ lạc nguyên thủy Kê Đầu Trại,
thể hiện hình thái văn hóa dân tộc phong bế,
ngu muội, trì trệ, “vạch rõ mặt trái của văn
hóa dân tộc...” (Từ Chí Vĩ, 2001: 64, 69).
Tàn Tuyết được coi là một trong những

tiểu thuyết gia hàng đầu trong “Tiên phong
phái”. Trong những năm đầu thế kỷ XXI,
Tàn Tuyết có các tác phẩm như: Người độc
hành trong địa ngục (2003), Thành lũy linh
hồn ( 2004), Sự rèn luyện sống mãi ( 2004),
Giấu kho báu trong truyền thuyết (2006),
Đêm mờ ám (2006), v.v... Tiểu thuyết của
Tàn Tuyết “phê phán quốc dân tính, phê
phán một xã hội được nuôi dưỡng bởi chế
độ tông pháp truyền thống..., con người
phần nhiều tuân theo truyền thống văn hóa
xã thôn” (Trương Vệ Trung, 2001: 64).
Trên văn đàn Hồ Nam những năm đầu
thế kỷ XXI còn có một số tên tuổi quen
thuộc như Vương Dược Văn, Diêm Chân...
Vương Dược Văn được độc giả biết đến
bởi tác phẩm Quốc họa (2010), Chuyện của
Mai Thứ (2010), Linh hồn chết của chim
(2010), Tướng quốc nhà đại Thanh (2013);

Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2018

Diêm Chân đặt chân lên văn đàn với tác
phẩm Nước trên ngọn sóng (2003). Tiểu
thuyết của Diêm Chân có ảnh hưởng lớn
trên văn đàn Hồ Nam. Diêm Chân giành
Giải thưởng Văn học đương đại năm 2001,
được liệt vào hàng ngũ nhà văn lớn tiến bộ
nhất, là Nhân vật văn học Trung Hoa năm
2002. Có thể thấy rằng, “bề dày vốn sống

và tri thức phong phú khiến một loạt nhà
văn Hồ Nam có những tác phẩm ‘nặng ký’.
Đó là hy vọng để chấn hưng đội quân văn
học Hồ Nam năm xưa” (Vương Tiên Bái,
2006: 60).
5. Nhóm nhà văn Thượng Hải
Từ thế kỷ XX đến nay, Thượng Hải
vốn là thành phố và trung tâm phát triển
văn học, nhưng sau khi cánh cửa thế kỷ
XX khép lại, cũng chỉ còn những nhà
văn cũ cố thủ tại đây như Diệp Tân, Lý
Phong, Vương An Ức, Tưởng Lệ Bình,
Tiểu Vương Ưng, Thái Văn Quân, Vương
Hiểu Ngọc, Trần Đan Yến, Tu Lan, Phan
Hướng Lê, Đường Dĩnh, Trương Mạn, Hạ
Thương, Trương Sinh, Đinh Lệ Anh, Cát
Hồng Binh, Miên Miên, Vệ Tuệ, Quản Yến
Thảo, Hàn Hàn, Quách Kính Minh, Tiểu
Phạn, v.v... Nhiều tiểu thuyết của nhà văn
Thượng Hải viết về lịch sử khá phong phú.
Tuy nhiên, “một số nhà văn trẻ thời thượng
của Thượng Hải viết quá sâu sắc về sắc
thái chủ nghĩa thương nghiệp và chủ nghĩa
tiêu dùng…” (Vương Tiên Bái, 2006: 70),
trong đó có “nhà văn mỹ nữ” Miên Miên,
nhà văn “sáng tác thân thể” Vệ Tuệ, “nhà
văn mỹ nam” Cát Hồng Binh, “nhà văn
thiên tài” Hàn Hàn... “Các nhà văn này
được văn đàn nhiệt liệt chào đón và tiếp
nhận nhưng cũng vì thế mà có ảnh hưởng

xấu đến sự phát triển sáng tác của họ sau
này…” (Vương Tiên Bái, 2006: 70).


Thành tựu và đặc điểm sáng tác…

Vương An Ức cảm nhận được sự giao
thoa giữa không gian và thời gian của
Thượng Hải, chú ý khai thác mối quan
hệ giữa con người với xã hội. Thượng
Hải trong tâm trí Vương An Ức là “chốn
mộng mơ”, cho nên nhà văn mới có tiểu
thuyết Giấc mộng Thượng Hải phồn
hoa mộng (1986). Trong Trường hận ca
(1996), Vương An Ức gọi Thượng Hải là
“di mộng 40 năm”. Trong những năm gần
đây, Vương An Ức có một số tiểu thuyết
tiêu biểu như Ba mươi chương dòng nước
chảy (2002), Phú Bình (2009), Thiên
hương (2011), Mê Ni (2009)… Trần Đan
Yến chịu ảnh hưởng lớn bởi tiểu thuyết
của Trương Ái Linh. Nhà văn viết nhiều
về thiếu nữ và phong tục truyền thống và
đời sống của người dân Thượng Hải với
các tiểu thuyết tiêu biểu như: Phong hoa
tuyết nguyệt Thượng Hải (1998, 2000,
2001, 2008), Lá ngọc cành vàng Thượng
Hải (1999, 2001, 2009), tam bộ khúc Di
sự hồng nhan Thượng Hải (2000), v.v…
Sáng tác của Trần Đan Yến mang đậm sắc

thái hoài cổ và nhân tình thế thái. Ngoài
ra, Trần Đan Yến còn có tác phẩm Mạn
thuyền đi Trung Quốc (2004). Tác phẩm
“thể hiện rất sâu sắc lịch sử, nỗi niềm hoài
cảm, nỗi đau và trách nhiệm của một gia
đình Thượng Hải trong quá trình tiến bước
về thành phố phía Tây đất nước...” (Vương
Tiên Bái, 2006: 68).
Trương Sinh là nhà văn khá đặc biệt
trong nhóm nhà văn Thượng Hải, Năm
2004, Trương Sinh có tác phẩm Vạn dặm,
nghìn dặm mây trắng đầy khí thế phục cổ.
Tác phẩm có cả những cảnh tượng của
chiến tranh Bắc phạt; 8 năm kháng chiến
chống Nhật; 4 năm chiến tranh giải phóng;
10 năm Cách mạng Văn hóa...

49

Không ít nhà văn trẻ của Thượng Hải
giàu tinh thần sáng tạo như: Vệ Tuệ, Miên
Miên, Hàn Hàn, Quách Kính Minh. Bảo
bối thượng hải (1999), Xử nữ trong nước
(2000) của Vệ Tuệ và Kẹo (2000) của Miên
Miên khiến hai nữ nhà văn trẻ trở thành hiện
tượng văn học nổi bật nhất trên văn đàn
Trung Quốc đầu thế kỷ XXI. Tiếp đó, Vệ
Tuệ và Miên Miên lần lượt xuất bản Thiền
của tôi (2004) và Gấu mèo (2004). Ngoài
ra, Vệ Tuệ còn có tiểu thuyết Marrying

buddha (2005), Cẩu ba ba (2007); Miên
Miên có Mỗi em bé đều có kẹo ăn (2002).
Hàn Hàn xuất hiện với thân phận “thiếu
niên phản nghịch” bởi Ba lần cửa (2005),
Dưới 00C (2000), Thông cảo năm 2003
(2003), Loạn Trường An (2004), Chính là
trôi đến trôi đi (2005), Một tòa thành trì
(2005), Ngày quang vinh (2007), Đất nước
của anh ấy (2008), Mãnh thú nước lũ đáng
yêu (2009), Trung Quốc trôi dạt (2010),
Thanh xuân (2011), Cáo bạch và cáo biệt
(2014), v.v… khá gây chấn động. Quách
Kính Minh hai lần đoạt Giải thưởng Văn
học Khái niệm. Các tác phẩm bán chạy
như Vương quốc ảo (2003), Vô cực (2006),
Biết bao nhiêu hoa rơi trong mộng (2003),
Biên giới của tình yêu và đau khổ (2003),
Tình duyên kiếm hiệp (2005), Tiểu thời
đại (2008, 2009), 1995-2005 Hạ chí chưa
tới (2005), Thế giới N (2007), v.v… khiến
Quách Kính Minh trở thành nhà văn trẻ có
thu nhập khá cao.
6. Kết luận
Như trên cho thấy, nhóm tiểu thuyết
gia của mỗi vùng đất Trung Quốc đều có
phong cách sáng tác riêng. Nhóm nhà văn
xuất thân ở cùng một vùng đất sẽ chịu ảnh
hưởng của phong tục tập quán địa phương
và tiểu thuyết của họ có nhiều nét tương



50

đồng. Sau này, dù không sống ở nơi sinh
ra, nhưng tính khu vực vẫn để lại dấu ấn
khá đậm nét trong sáng tác của từng nhóm
nhà văn.
Ngoài các nhóm tiểu thuyết gia nêu trên,
còn có một số nhà văn đại diện cho các nhóm
tiểu thuyết gia các vùng khác như: vùng
Đông Bắc có Thuật Bình, Tôn Huệ Phương,
Trì Tử Kiến, A Thành, v.v… Nhóm nhà văn
Quảng Tây đã chứng tỏ được thực lực sáng
bởi Quỷ Tử, Đông Tây, Lý Phùng, Tân Di Ổ,
v.v… Phúc Kiến có các tiểu thuyết gia Bắc
Bắc, Tu Nhất Qua, Bắc Thôn, Trần Hi Ngã,
Nam Phàm, Đinh Tam là đại diện. Trong
nhóm tiểu thuyết gia Sơn Đông, tiêu biểu
có Mạc Ngôn, Trương Vĩ, Long Phượng Vĩ,
Hoa Tứ Hải, Lưu Ngọc Đường, v.v… Văn
đàn Giang Tô hưng thịnh “bởi có nhiều nhà
văn chuyên nghiệp, tính ra nhà văn chuyên
nghiệp ở Giang Tô nhiều nhất so với các
nhóm nhà văn ở các vùng khác. Hiện tại, chỉ
tính riêng nhà văn sáng tác chuyên nghiệp ở
Giang Tô cũng có 22 vị” (Vương Tiên Bái,
2006: 65). Giang Tô xưa và nay luôn là tỉnh
lợi hại về văn học. Nhà văn Giang Tô định
cư ở hầu hết các vùng miền trên đất nước
Trung Quốc rộng lớn.

Bắc Kinh có thể nói là nơi tập trung
số lượng lớn tiểu thuyết gia, hội tụ đủ mặt
anh tài trên khắp mọi miền Trung Quốc
với những gương mặt tiêu biểu như Tông
Phác, Lý Quốc Văn, Vương Mông, Trương
Khiết, Hoa Thục Mẫn, Lưu Sách Lạp, Cách
Phi, Từ Khôn, Hiểu Hàng, Trình Thanh,
Y Hướng Đông, Vương Nguyên, Thạch
Khang, Khâu Hoa Đông, Đinh Thiên, Tôn
Duệ, Vệ Tuệ, v.v…
Các nhóm tiểu thuyết gia nêu trên đều
vẫn đang viết miệt mài và có được thành
công nhất định, tạo nên bức tranh tiểu

Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2018

thuyết của Trung Quốc ngày càng phong
phú, đa dạng trong thế kỷ mới 
Tài liệu tham khảo
1. Vương Tiên Bái (2006), Báo cáo điều
tra một số tình hình sáng tác văn học
từ thế kỷ mới đến nay, Nxb. Văn nghệ
Xuân Phong, Trung Quốc.
2. Vương Bảo (2009), Khuynh hướng
thông tục hóa và sách lược tự sự của
tiểu thuyết quân lữ từ thập niên 90 của
thế kỷ XX đến nay, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Tô Châu, Trung Quốc.
3. Lôi Đạt (2004), ““Được sống” theo quan
điểm của tôi”, Báo Văn nghệ, ngày 20/7.

4. Lý Dương (2013), “Câu chuyện Bạch
Lộc nguyên, từ tiểu thuyết đến điện
ảnh”, Tạp chí Bình luận Văn học, số 2.
5. Mạnh Phồn Hoa (2009), Thông luận
văn học đương đại Trung Quốc, Nxb.
Liêu Ninh, Trung Quốc.
6. Diêm Xương Minh (2004), “Khi sói trở
thành phù hiệu tinh thần”, Báo Văn học
tiếng Trung, ngày 3/6.
7. Lý Khiết Phi (2004), “Chuyên mục
điểm nóng bình luận”, Báo Văn nghệ
tiếng Trung, ngày 11/9.
8. Thang Triết Thanh (2016), “Văn học
thông tục Trung Quốc và văn hóa đại
chúng: Nghiên cứu tiểu thuyết lưu hành
từ thế kỷ XXI đến nay”, Học báo Học
viện Giáo dục Tô Châu tiếng Trung, số 4.
9. Trương Vệ Trung (2001), “Nghiên cứu
mới về văn học thời kỳ mới đối với vấn
đề quốc dân tính”, Tạp chí Bình luận
Văn học tiếng Trung, số 5.
10. Từ Chí Vĩ (2001), “Lược bàn về khuynh
hướng sáng tác tiểu thuyết thập niên
90”, Tạp chí Bình luận Văn học tiếng
Trung, số 5.



×