Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Như Tô qua Hồi V vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.05 KB, 4 trang )

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Như Tô qua Hồi V vở kịch "Vũ Như Tô"  
của Nguyễn Huy Tưởng.
Bài làm
Trong ba vở  kịch: "Vũ Như  Tô" (1941), "Bắc Sơn" (1946), "Những người  ở  lại" (1948)  
của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, thì "Vũ Như Tô" là một vở bi kịch mang nhiều ý 
nghĩa nhất về lịch sử và xã hội, về cái tài và cái tâm, về nghệ thuật và nhân sinh, và cho  
đến nay, nó vẫn còn mang tính thòi sự làm cho nhiều người phải suy nghĩ.
Vũ Như  Tô là một nhân vật lịch sử  sống vào dưới triều đại vua Lê Tương Dực (1510 
B1516), một tên vua mà quần chúng nhân dân thời bấy giờ và các sử gia phong kiến khinh  
miệt gọi là "vua lợn"! Tên tuổi Vũ Như  Tô gắn liền với công trình Cửu Trùng Đài. Cửu 
Trùng Đài đã bị quân khởi loạn đập phá tan tành, và thủ phạm xây dựng Cửu Trùng Đài đã 
bị giết chết một cách thảm khốc.
Nhân vật Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhiều tài năng, trải qua nhiều thăng trầm, đã sống  
và chết trong bi kịch. Nhân vật Vũ Như Tô đáng tôn vinh ca ngợi hay đáng thương hại?
Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây  
dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của "vua ni nhưng về sau đã  
bị  Đan Thiềm thuyết phục. Trước nhan sắc và sự  săn sóc "dịu dàng" của người cung nữ 
này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ông đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài.  
Lí tưởng của nhà kiến trúc sư  họ  Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng xây  
dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể  "tranh tinh xảo với hoá công", "bền như 
trăng sao " đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.
Xây Cửu Trùng Đài không phải bằng nước lã. Lê Tương Dực đã ra sức thu vét thuế. Trăm 
họ lầm than, công khố hao hụt. Cửu Trùng Đài đã làm đổ bao máu, nước mắt, mồ hôi của  
dân lành. Hàng ngàn hàng vạn quân lính, thợ  thuyền phải phục dịch đêm ngày, phải trải  
qua mưa nắng, phải lao động cực nhọc. Bao nhiêu người đã chết vì đói rét khổ  cực. Bao 
nhiều người đã chết vì tai nạn. Bao nhiêu phu phen bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết. Vũ  
Như Tô đã trở thành "thủ phạm", đôi bàn tay của ông ta đã vấy đầy máu!
 Hoài bão của Vũ Như  Tô thật lãng mạn nhưng vô nghĩa. Vũ Như  Tô có biết ông ta đã 
đem tài năng để phục vụ sự ăn chơi xa xỉ, cuộc sống sa đoạ của vua lợn Lê Tương Dực?  



Vũ Như  Tô có biết xây Cửu Trùng Đài có mang lại lợi ích gì cho nhân dân, hay chỉ  làm 
cho trăm họ lầm than đau khổ? Vũ Như Tô là một kiến trúc sư nhiều tài năng, nhưng sinh  
bất phùng thời. Quan điểm nghệ  thuật của Vũ Như  Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan 
điểm nghệ thuật vì nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn  
quân, đâu phải vì nhân dân! Khi Lê Tương Dực đã bị  Trịnh Duy Sản sai võ sĩ đâm chết, 
khi An Hoà Hầu Nguyễn Hoằng Dụ  đã đốt phá Kinh thành Thăng Long, sai quân khởi 
loạn đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ  hồ  và u mê. Kẻ  sĩ cần  
có trí. Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông ta bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc  
đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiểm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, vì "Ai cũng 
cho ông là thủ phạm": Vua xa xỉ vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì 
ông man di nổi giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông Cửu Trùng Đài họ  có cần  
đâu? Họ  dấy nghĩa cốt giết ông, phá cửa Trùng Đài". Nhưng Vũ Như  Tô vẫn cho rằng 
"không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi!
Khi bọn nội giám đòi phanh thây lũ cung nữ làm trăm mảnh, khi quân khởi loạn thét lên:  
"Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ NhưTô, đem phanh thây làm trăm mảnh", khi  Đan  
Thiềm giục "trốn đi", nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ mộng, u mê cho đó là chuyện vô lí: "Họ 
tìm tôi, nhưng có lí do gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù với ai?".
Khi lửa khói đã bốc lên ngùn ngụt khắp kinh thành, các lâu đài đã bị  đốt cháy, khi lưỡi  
gươm Ngô Hạch đã kề tận cổ, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi gặp An Hoà Hầu. Đoạn  
đối thoại sau đây giữa Vũ Như Tô và quân khởi loạn đã phản ánh sự u mê đến cùng cực 
của ông Cả.
Ngô Hạch­ Dẫn thẳng này về trình chủ tướng.
Vũ Như  Tô (đầy hi vọng) Dân ta ra mắt An Hoà Hầu, để  ta phán trần, để  ta giảng giải  
cho người đời biết tổ  nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ  có một hoài bão là tô  
điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công 
trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài cõ  
phải đâu để hại nước? Không, không, Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội 
và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt cửu Trùng Đài, dựng một kì công  
muôn thuở...



Quân sĩ (cười  ầm) ­ Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả  vỡ 
miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ 
mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi!
Vũ Như Tô ­ ...Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần 
lao lực, có một cảnh Bồng Lai...
Quân sĩ ­ Câm mồm!
Thậm chí khi bị quân khởi loạn xúm vào vả  miệng, điệu ra pháp trường, nhưng Vũ Như 
Tô vẫn gào lên đòi ra mắt chủ tướng, muốn nói chuyện với An Hoà Hầu. Khi quân khởi 
loạn cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh "phát hoả" kinh thành, đập phá Cửu Trùng  
Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng đó là điều vô lí, rồi cất lời than: "Đời ta không quý  
bằng Cửu Trùng Đài" khiến cho đám quân sĩ khinh bỉ hói: "Giống vật không biết nhục í"
Tiếng kêu thảm thiết của Vũ Như Tô đúng là tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ cuồng sĩ  
mất trí: "Trời  ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng  
Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..".
Kẻ sĩ thì phải biết xuất xử. Vũ Như Tô chỉ biết cúc cung phục vụ hôn quân bạo chúa. Vì  
thế  ông ta bị  bọn thái giám, lũ cung nữ  coi khinh là "gian phu dâm phụ", vì gian díu với  
Đan Thiềm, "làm uế tạp nơi cung cấm". Khi Đan Thiềm đã bị  quân dẫn ra pháp trường, 
khi tử  thần đã gõ cửa, nhưng Vũ Như  Tô vẫn còn lên giọng: "Đời ta chưa tận, mệnh ta 
chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ". Thật là bi hài!
Cuộc đời của Vũ Như Tô là những trang dài bi kịch. Cái chết của Vũ Như Tô đã phản ánh 
cuộc đời của người nghệ sĩ này thật bi thảm và đáng thương hại. Hoài bão thì cao xa mà 
viển vông, vô nghĩa. Tài năng chỉ để phục vụ cuộc sống xa hoa của bạo chúa. Quan điểm 
nghệ  thuật thì mơ  hồ  sai trái: đem nghệ  thuật đối lập với hiện thực cuộc sống, đối lập  
với hạnh phúc của muôn dân, coi thường tiền của, máu và mồ  hôi của quần chúng. Cửu  
Trùng Đài không phải là một kì công "Vì dân, do dân và của dân".
Qua nhân vật Vũ Như  Tô và việc xây dựng Cửu Trùng Đài, qua các biến cố lịch sử như 
Lê Tương Dực bị giết, Đan Thiềm, Vũ Như Tô bị điệu ra pháp trường, Cửu Trùng Đài bị 
đốt phá tan hoang, ta càng thấm thía bài học: nghệ thuật vị nghệ thuật là sai lầm, chỉ  có  
nghệ thuật vị nhân sinh mới là đúng đắn, tiến bộ. Tài năng không thể là món hàng; nghệ 



sĩ không nên, không bao giờ "đem ngọc bán rao". Nếu làm như vậy là tự huỷ diệt!
Vũ Như Tô từ một nhân vật lịch sử đã trở thành một nhân vật rất sống dưới ngòi bút của 
Nguyễn Huy Tưởng. Qua nhân vật Vũ Như  Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã nêu lên 
mối quan hệ giữa nghệ thuật va đời sống, giữa nghệ sĩ với nhân dân, để mọi người cùng 
suy ngẫm. Trong m Đề tựấ vở kỊch "Vũ Như Tô", Nguyên Huy Tưởng viết: "Than ôi! Vũ  
Như  Tô phải hay những kẻ  giết" Vũ Như  Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua  
cùng một bệnh với Đan Thiềm". Đó chỉ là một cách nổi của nhà văn mà thôi.
Cuối "Truyện Kiều", thi hào đân tộc Nguyễn Du có viết:
"Cố tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền vởì chữ tai một Vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tuy có nhiều tài năng nhưng thiếu hẳn cái tâm. Cái chết của Vũ 
Như Tô là một bi kịch nói rõ điều đó. Vũ Như Tô đã phải trả giá! Những kẻ như Vũ Như 
Tô, trước sau đều phải trả giá.



×