Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

Tình hình tranh chấp biển và hải đảo của việt nam. Giải pháp nhà nước ta đang áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 56 trang )

Nhóm 5 – Lớp KH18XH

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
TRANH CHẤP TRÊN BIỂN CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY? GIẢI PHÁP
NHÀ NƯỚC ĐANG ÁP DỤNG?


NỘI DUNG

KHÁI QUÁT BIỂN
ĐÔNG

THỰC TRẠNG

GIẢI PHÁP

NGUYÊN NHÂN




I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN
ĐÔNG

Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái
Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông,
dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ
sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn
là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo:
Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo


lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh
bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam,
Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Inđô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của
Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Basi và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.


Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng
không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa
nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu
thuyền của thế giới qua lại thường xuyên. Do đó,
Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái
Bình Dương và thế giới. Hằng năm, trên Biển Đông
diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song
phương và đa phương. Biển Đông cũng là con
đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn
nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và
ngược lại.


địa rộng khoảng  một triệu ki-lô-mét vuông (lớn gấp 3 lần diện
tích lãnh thổ đất liền), mở ra trên cả ba hướng: Đông, Nam và
Tây-Nam, với chiều dài bờ biển trên 3.260 ki-lô-mét. Trên
vùng biển của đất nước có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ (riêng
hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo). Hiện nay, về tổ chức hành
chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn, Bạch
Long Vĩ, Cát Hải, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú
Quý, Côn Đảo , Kiên Hải, Phú Quốc. Trong các huyện đảo nói
trên, có nhóm huyện đảo tuyến trong, nhóm huyện đảo tiền




II. THỰC TRANH TRANH CHẤP
Biển Đông là vùng biển lớn hơn 3 triệu km2 với
vô số tài nguyên và có tới 10 quốc gia và vung lãnh
thổ có chủ quyền tai đây. Do vậy có rất nhiều sự
chồng lấn về chủ quyền và lợi ích tại đây.
Trong khi đó Việt Nam là quốc gia bao quát phần
lớn bờ tây và cùng với đó là việc sở hữu hai quần đảo
lớn nhất vùng biển này đó là Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có chủ quyền trên vùng biển này lên đến 1
triệu km2 (gần 1/3 diện tích vùng biển) nên nước ta
có sự tranh chấp với hầu hết các quốc gia khác trong
khu vực này từ về lãnh hải hoặc cả lãnh hải lẫn các
đảo.


1.VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia tiếp liền và có
đường bờ biển bao bọc vịnh Thái Lan, có vấn đề trong
vuệc phân định vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa.
Ngày 7/7/1982, hai nước ký thỏa thuận về vùng nước
lịch sử, vùng nước lịch sử giữa hai nước sẽ đặt dưới
chế độ nội thủy, đường Brevie sẽ là đường phân chia
chủ quyền đảo trong khu vực giữa hai nước. Hai bên
cũng thống nhất sẽ hoạch định đường biên giói trên
biển giữa hai nước vào thời điểm thích hợp.




2 VIỆT NAM VỚI THÁI LAN
Vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Thái Lan
trong khu vực vịnh Thái Lan rộng 6.074 km2 hình
thành trên cơ sở yêu sách của Việt Nam 1971 và
Thái Lan 1973.
Năm 1992, hai nước chính thức đàm phán phân
định vùng biển chồng lấn . Hiệp định được hai
bên ký ngày 9/8/1997 và chính thức cso hiệu lực
ngafy27/2/1998. Cùng với đó đường ranh giới
giữa hai nước là đường theo tọa độ xác định, phân
chia cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lúc địa
giữa hai nước.



3. VIỆT NAM VỚI MALAYSIA
Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng biển chồng
lấn trong vịnh Thái Lan rộng khoảng 2800km2 được hình
thành bởi yêu sách Việt Nam 1971 và Malaysia 1979.
Trên cơ sở thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, năm
1992 hai bên đã đàm phán giải quyết vấn đề vùng biển
chồng lấn và ngay tại vòng họp đầu tiên hai bên đẫ đạt
thỏa thuận khai thác chung một phần dầu khí trong khu
vực chồng lấn giưa hai nước.


Ngoài ra , giữa Việt Nam và Malaysia còn có tranh
chấp về chủ quyền về lãnh thổ đối với quần đảo
Trường Sa do Malaysia có yêu sách với phía nam

quần đảo. Và trên thực tế trong hai năm 1993
-1994, Malaysia đã cho quân chiếm ba bãi đá
ngầm ở nam quần đảo Trường Sa (với 13 thực thể)
là: Hoa Lau, Kỳ Vân và Kiêu Ngựa. Hiện chính
phủ hai nước vẫn đang khẳng định sẽ giải quyết
các tranh chấp này bằng biện pháp hòa bình.



KHU VỰC CHUNG VIỆT NAM – THÁI LAN –
VÀ MALAISIA
Giữa 3 nước Việt Nam, Thái
Lan và Malaisia có moojtkhu
vực chồng lấn khoảng
875km2 được hình thành trên
cơ sở yêu sách của Việt Nam
năm 1971, Thái Lan 1973 và
Malaisia 1979. Ba nước đã
tiến hành xác định đàm phán
xác định khu vực chồng lấn
và nhất trí về nguyên tắc sẽ
cùng khai thác chung dầu khí
tại khu vực này. Hiện nay các
bên đang tiến hành đàm phán
các chi tiết kỹ thuật của thỏa
thuận khai thác chung.


4. VIỆT NAM VÀ INDONESIA
Giữa Việt Nam và Indonesia có vùng chồng lấn được hình thành

trên yêu sách của chính quyền VNCH năm 1971 và Idonesia năm
1968 với diện tích khoảng 40.000km2 nằm ở phía đông nam biển
Đông, Năm 1972, VNCH và Idonesia có đàm phán nhưng không đạt
được thỏa thuận.
Việt Nam chính thức đàm phán phân định thềm lục địa với Idonesia
năm 1978. Sau quá trình đàm phán hai bên đã đạt được những giải
pháp thỏa đáng.


Sau 25 năm đàm phán, ngày 26/6/2003, hai bên đã
ký hiệp định phân địh thềm lục địa, hiệp định này
có hiệu lực từ ngày 29/5/2007.
Theo hiệp định này, đường phân định thềm lục địa
giữa hai nước là đường gẫy khúc có tọa độ trên
bản đồ. Hiện tại hai nước vẫn tiếp tục đàm phán
giải quyết vấn đề vùng đặc quyền kinh tế.



Hiện nay, do tính chất phức tạp của việc giải
quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Indonesia.
Chính phủ đã triển khai rất nhiều biện pháp
thực địa để bảo vệ ngư dân, kể cả đẩy nhanh
tốc độ đàm phán cũng như thỏa thuận với
Indo để tuần tra tại khu vực gần khu vực tranh
chấp để bảo vệ ngư dân và tuyên truyền để
ngư dân hiểu biết và tránh xa khu vực tranh
chấp có khả năng bị các lực lượng Indonesia
bắt.



5. VIỆT NAM VỚI BRUNEI
Ngay sau khi giành độc lập khỏi Anh năm 1984,
Brunei đã tuyên bố chủ quyền trên vùng biển có
tranh chấp. Các thực thể như bãi ngầm Ba Kè, đá
Luisa, bãi ngầm Chim Biển và bãi Vũng Mây
đều lọt vào vùng đặc quyền kinh tế của Brunei.
Tuy vậy quốc gia dầu mỏ nhỏ bé này chỉ tuyên
bố chủ quyền trên đảo đá Luisa trên thềm lục địa
của họ. Brunei là quốc gia duy nhất không chiếm
đóng bất kỳ thực thể hang hải nào cũng như duy
trì hiện diện quân sự trong khu vực.



6. VIỆT NAM VÀ PHILIPPIN


Philippin vốn là nước không có quyền gì đối với quần
đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 giữa Mỹ
và Tây Ban Nha theo đó Tây Ban Nha giao Philippin
cho Mỹ, đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên
bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó nước
Philippin không bao gồm 1 đảo nào của quần đảo
Trường Sa.



Từ năm 1951, Philippin bắt đầu chuẩn bị dư luận để
nhẩy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa với lời tuyên

bố của Tổng thống Philippin Quirino rằng quần đảo
Spratly (tức Trường Sa) phải thuộc về Philippin vì nó ở
gần Philippin.




Từ năm 1971-1973, Philippin cho quân đội ra chiếm
đóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa và năm 1977-1978
chiếm thêm hai đảo nữa. Cả 7 đảo nằm ở phía Bắc quần
đảo. Họ ra sức củng cố vị trí trên quần đảo: chở đất ra
đảo để trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đường
băng cho máy bay chiến đấu, mở đường hàng không
thường kỳ, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ
chức thăm dò, khai thác dầu khí ở Đông Bắc quần đảo
(có tin nói là sản lượng dầu khai thác ở đây đảm bảo
10% nhu cầu dầu của Philippin).



Đầu năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh của Tổng
thống Marcos ký ngày 11/6/1978 coi toàn bộ quần đảo
Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin và
đặt tên cho quần đảo là Kalayaan.


×