Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đến quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.67 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN HIỆN NAY ĐẾN QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN
VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA TƯ DUY NGƯỜI VIỆT NAM
IMPROVEMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY
CURRENTLY COMING TO THE PROCESS OF RECEIVING
AND HANDLING INFORMATION OF VIETNAMESE PEOPLE
Nguyễn Thị Hảo
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 31/10/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 3/2/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018

Tóm tắt
Với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, loài
người đã thực hiện bước chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học. Bước chuyển
biến này đã khiến cho thông tin ngày càng trở thành tài sản quan trọng của các quốc gia, và sự phát
triển của mỗi quốc gia ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào việc họ tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào.
Việt Nam đang trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy nhu cầu về
thông tin, tri thức là rất lớn. Việc tìm hiểu những tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đến
quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp nâng
cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin, giúp họ đáp ứng và tiến tới làm chủ thông tin là hết sức quan
trọng. Bài báo đi sâu nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng thông tin hiện nay và
tác động của nó đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp một phần nhỏ trong việc tạo ra và phát huy nguồn lực tư duy, trí tuệ để đưa dân tộc Việt Nam vững
bước đi vào thế kỷ mới.
Từ khóa: Thông tin; cách mạng công nghệ thông tin; quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư
duy người Việt Nam.
Abstract


With the revolution in science and technology, especially the revolution in information technology,
humanity has made the transition from industrial civilization to informatics civilization. This change has
made information increasingly important assets of the nations, and the development of each country
depends a lot on how they receive and process information.
Vietnam is on the way of implementing the industrialization and modernization of the country, so
the demand for information and knowledge is huge. Understanding the impact of the information
technology revolution on the process of receiving and processing information of Vietnamese mindset,
thereby introducing solutions to improve the capacity of receiving and processing information, helping
them to meet and progress to mastering information is very important. This article explores the basic
characteristics of the current information revolution and its impact on the process of receiving and
processing information of the Vietnamese mind. Research results will contribute a small part in creating
and promoting intellectual and intellectual resources to bring the Vietnamese nation firmly into the new
century.
Keywords: Information; revolutionary in information technology; process of receiving and processing information of Vietnamese mindset.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin là một trong những nhu cầu sống còn
của con người, để tồn tại và phát triển, như một
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa

lẽ tất yếu, con người phải thường xuyên tiếp nhận
và xử lý các thông tin bằng tư duy. Việt Nam đang
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, để thực hiện thành công quá trình này, đòi
hỏi nước ta phải làm tốt hai nhiệm vụ: đưa kinh
tế chuyển biến từ nông nghiệp sang kinh tế công

106 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018



LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
nghiệp, và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức, do đó, yêu cầu hoàn thiện về mặt tri thức,
nâng cao hiểu biết, phát triển tư duy cho con
người là rất quan trọng, đặc biệt trước tác động
ngày càng to lớn của cuộc cách mạng công nghệ
thông tin hiện nay.
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HIỆN NAY
2.1. Quan niệm về cách mạng công nghệ thông tin
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin,
những định nghĩa này đã tiếp cận với hiện tượng
thông tin ở một vài góc độ, phương diện nhất định:
Từ góc độ phân biệt các loại thông tin, các tác giả
cho rằng: “Thông tin kinh tế là các tín hiệu mới thu
nhận được, được thụ cảm (hiểu) và được đánh
giá là có ích cho việc ra quyết định quản lý” [3].
“Thông tin là một sản phẩm mà với ý nghĩa công
dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lượng
nguyên liệu của nước đó” [11].
Từ góc độ nhận thức, một số tác giả lại cho rằng:
“Thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu
được và sắp xếp lại với nhau thành hình kiến thức”
[4]. “Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được
thể hiện trong sự nhận thức của con người” [5].
Trên cơ sở những thành tựu của điều khiển học,
lý thuyết thông tin và tin học - những khoa học
trực tiếp nghiên cứu thông tin, triết học đã không

ngừng cố gắng tiếp cận với bản chất chung nhất
của thông tin. Và một định nghĩa triết học về thông
tin đã được A.D.Urơxun nêu lên, đó là: “Thông tin
là cái đa dạng được phản ánh” [13]. Theo chúng
tôi, đây là một định nghĩa (ở phương diện triết
học) khá xác đáng về thông tin.
Như vậy, thông tin bắt nguồn từ tính đa dạng của
sự vật, và nó được hình thành thông qua tác động
qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Nhưng
chúng ta cũng phải thấy rằng, “cái đa dạng” của
sự vật chỉ trở thành thông tin khi nó được tái hiện,
được phản ánh ở một sự vật khác trong mối quan
hệ tác động qua lại giữa chúng.
Cách mạng công nghệ thông tin chính là sự biến
đổi căn bản về chất đối với toàn bộ lĩnh vực thông
tin trong xã hội ở tất cả các khâu của quá trình
thông tin, bao gồm: nguồn thông tin, mã hóa thông
tin, truyền tín hiệu theo kênh liên lạc, giải mã, cải
biến thông tin và xử lý thông tin.
Thực chất của mỗi cuộc cách mạng công nghệ
thông tin là sự chuyển biến lớn lao cả về số lượng
thông tin trong xã hội và phương thức tiếp nhận,
xử lý thông tin của con người cũng như của toàn
xã hội. Lượng thông tin cùng với phương thức
tiếp nhận, xử lý chung vừa phụ thuộc vào “cái đa
dạng” về thuộc tính, mối quan hệ,… của khách thể

tự nó, vừa phụ thuộc vào trình độ, năng lực nhận
thức khách thể của con người, cùng với khoa học
và công nghệ của họ. Vì vậy, trong lịch sử phát

triển của xã hội loài người, mỗi cuộc cách mạng
công nghệ thông tin thường tất yếu gắn liền và
song hành cùng với cuộc cách mạng về khoa học
- công nghệ.
Lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại đã và
đang trải qua năm cuộc cách mạng thông tin. Đó
là năm cột mốc đánh dấu sự chuyển biến căn bản
về khối lượng thông tin có thể cập nhật được đối
với đa số dân chúng, về trình độ tiếp nhận, xử lý,
lưu trữ, truyền thông tin,... của con người trong
xã hội.
Cuộc cách mạng thông tin lần thứ nhất được bắt
đầu khi con người có được tiếng nói, cuộc cách
mạng thông tin lần thứ hai đánh dấu sự sáng chế
ra chữ viết, cuộc cách mạng thông tin lần thứ ba
là sự ra đời của kỹ thuật in ấn, cuộc cách mạng
thông tin lần thứ tư xuất hiện các thiết bị truyền
thông bằng điện - điện tử (điện thoại, điện báo,
radio, truyền hình) và cuộc cách mạng thông tin
lần thứ năm (cuộc cách mạng thông tin hiện nay)
- với sự xuất hiện của mạng Internet đã và đang
vượt ra khỏi tầm vóc của chính mình. Nó tạo ra
một “xã hội nhanh” chưa từng có trong lịch sử,
hàng loạt các khái niệm, quan niệm thông thường
của con người bị đảo lộn, thay đổi hoàn toàn,...
2.2. Những đặc trưng cơ bản của cuộc cách
mạng công nghệ thông tin hiện nay
Thông tin bùng nổ, gia tăng với tốc độ rất lớn ở tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành tài
sản quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc

Thông tin “bùng nổ” ở nhiều phương diện, không
chỉ là về lượng thông tin, kênh truyền tin và tín
hiệu báo thông tin, mà còn về vai trò của thông
tin đối với đời sống xã hội của con người. Xã hội
càng phát triển thì nội dung thông tin và trình độ
thông tin của con người trong xã hội càng tiến bộ.
Nếu như trước đây, tài sản của các quốc gia phụ
thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như
khoáng sản, đất đai (được khai phá tận dụng), thì
ngày nay, một trong những tài nguyên quan trọng
nhất chính là thông tin “Khả năng tiếp nhận, sử
dụng thông tin là điều kiện quyết định để giữ được
xu thế cạnh tranh và phát triển trong kỷ nguyên
thông tin” [10].
Sự “bùng nổ” thông tin còn thể hiện ở tốc độ chu
chuyển, lưu thông của thông tin rất nhanh. Qua vi
tính, đặc biệt vi tính nối mạng, con người có thể
thu lượm được ngay những thông tin cần thiết,
có thể liên lạc với bất kỳ ai ở mọi nơi trên hành
tinh. Nhờ công nghệ thông tin và các phương
tiện truyền thông hiện đại, thông tin không bị trì
trệ. Cách mạng thông tin đã tạo ra các điều kiện

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 107


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
để phát huy thế mạnh của thông tin (tính định
hướng), đồng thời khắc phục những hạn chế kìm
hãm sự phát triển của nó (tính tương đối, tính thời

điểm và tính cục bộ).
Máy tính điện tử, tự động hóa xử lý thông tin đã
ra đời
Máy tính điện tử gồm các siêu máy tính và các
máy vi tính xử lý tự động rất nhanh, chính xác
lượng thông tin lớn và ngày càng tăng lên của con
người. Việc xử lý tin tức một cách nhanh chóng,
chính xác của máy tính có vai trò rất quan trọng
trong việc thu nhận, lưu trữ thông tin một cách
có hệ thống, từ đó giúp con người có thể truy tìm
được thông tin cần thiết.
Với máy tính nơron điện tử, con người đang xây
dựng hệ thống mạng Internet-2 vào đầu thế kỷ
XXI và tạo ra một “bộ não” điện tử khổng lồ bao
trùm toàn bộ hành tinh chúng ta. Máy tính nơron
điện tử là loại máy tính mô phỏng hoạt động của
bộ óc con người, nó có khả năng tự học, tự tích
lũy tri thức theo chương trình đã định sẵn giống
như hoạt động trí tuệ của con người, các con chíp
điện tử của máy tính nơron liên kết với nhau theo
nguyên tắc tổ chức như các nơron thần kinh. Dự
đoán tiếp theo sẽ là thế hệ máy tính nơron quang
tử - dùng photon thay thế cho điện tử và từ đây
sẽ tạo ra mạng thông tin toàn cầu mới gọi là mạng
Internet-3.
Cùng với máy tính điện tử, các thiết bị viễn thông
cũng là một thành phần chính tạo nên cuộc cách
mạng thông tin. Các thiết bị viễn thông ngày nay
bao gồm: các trạm phát và thu sóng (gồm cả các
thiết bị biến đổi các tín hiệu âm thanh, hình ảnh,

chữ viết, số liệu thành các tín hiệu điện tử để phát
đi và các thiết bị biến đổi ngược lại khi thu, có sự
hỗ trợ của máy tính điện tử và thiết bị điện tử,
laser, tế bào quang điện); các trạm chuyển tiếp
mặt đất, vệ tinh hoặc cáp thông tin,... Một nền
thông tin mới đang được hình thành và phát triển
cực kỳ mạnh mẽ trên toàn cầu trở thành một trong
những nguồn lực chủ yếu của sự phát triển xã hội
ngày nay và trong tương lai.
Tin học hóa lực lượng sản xuất, giải phóng một
phần lao động trí óc cho con người
Đây là đặc trưng cơ bản nhất và cũng là đặc
trưng khác hẳn về “chất” của cuộc cách mạng
thông tin hiện nay với các cuộc cách mạng thông
tin trước đây. Thực chất của quá trình trí tuệ hóa
các phương tiện kỹ thuật chính là tin học hóa lực
lượng sản xuất xã hội. Mỗi cuộc cách mạng thông
tin trong lịch sử đều thúc đẩy lực lượng sản xuất
xã hội phát triển, nhưng cuộc cách mạng thông
tin hiện nay không chỉ thúc đẩy, mà còn tạo ra lực

lượng sản xuất loại mới, đó chính là điện tử - tin
học - viễn thông.
Như chúng ta đã biết, lực lượng sản xuất bao gồm
hai yếu tố cơ bản là con người (người lao động)
và tư liệu sản xuất; người lao động với tri thức,
kỹ năng lao động và tư liệu, trong đó quan trọng
nhất là công cụ lao động, với sự trợ giúp của máy
tính điện tử, máy vi tính, Internet,… đã giải phóng
sức lao động (tay chân, trí óc) cho con người. Lao

động của con người được giải phóng tất yếu sẽ
làm cho khoa học phát triển không ngừng, bởi
vì, hơn bao giờ hết, ngày nay khoa học đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Xuất hiện nền kinh tế tri thức, mọi mặt đời sống xã
hội biến đổi sâu sắc
Nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin,
tin học hóa lực lượng sản xuất, mà năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất xã hội đã đạt
được những thành tích chưa từng có trong lịch
sử. Ngành thông tin không chỉ là một trong những
ngành công nghiệp lớn nhất, mà còn có tốc độ
tăng trưởng khá nhanh, chi phối toàn bộ các
ngành kinh tế khác. Vì vậy “không ít các chuyên
gia đã dự báo: đầu thế kỷ XXI, con đường cao tốc
thông tin toàn cầu sẽ khai thông toàn bộ, đoàn tàu
phát triển kinh tế thế giới cũng sẽ thông nhanh
theo thời đại kinh tế thông tin” [12].
Sự biến đổi sâu sắc trong kinh tế dẫn đến những
biến đổi lớn lao trong các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Chưa bao giờ quá trình dân chủ hóa
xã hội lại được mở rộng và có nhiều điều kiện
thực hiện như bây giờ. Xã hội loài người từ “xã hội
chậm” đã chuyển biến thành “xã hội nhanh”. Sự
phát triển công nghệ thông tin và mạng Internet
đã tạo ra cuộc cách mạng trong các lĩnh vực quân
sự, y tế, thể thao,… và đã lan nhanh sang các lĩnh
vực khác như giáo dục - đào tạo. Internet đang
tạo ra cuộc cách mạng thực sự với những hệ quả
chưa thể dự đoán.

3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH TIẾP
NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA TƯ DUY
NGƯỜI VIỆT NAM
3.1. Khả năng tách, lựa chọn và tổng hợp
thông tin khá linh hoạt, đặc biệt là thông tin
hoạt động
Thông tin hoạt động là “cái đa dạng được truyền
đi”, nó gia nhập vào trường thông tin. Để tiếp nhận
được những thông tin này, đòi hỏi con người phải
biết tìm, chọn lọc tin có liên quan đến vấn đề mà
họ quan tâm. Trong lĩnh vực này, tư duy người
Việt Nam có những ưu thế nhất định. Dõi theo sự
phát triển của lịch sử tư tưởng, cùng với phong
cách tư duy người Việt Nam trong suốt chiều dài

108 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
lịch sử dựng và giữ nước, có thể thấy, đặc điểm
nổi bật của tư duy người Việt Nam về phương
diện tiếp nhận và xử lý thông tin, đó là: Tư duy
người Việt Nam tách, lựa chọn và tổng hợp thông
tin (hoạt động) khá linh hoạt.
Nhờ khả năng tách, lựa chọn và tổng hợp thông
tin linh hoạt mà tư duy người Việt Nam có thể tái
cấu trúc lại yếu tố và hệ thống những tư tưởng,
quan điểm,... mà họ tiếp thu được. Với năng lực
tách, lựa chọn và tổng hợp thông tin khá linh hoạt, tư
duy người Việt Nam đã chế hóa được những nguồn

thông tin (tuy còn hạn chế nhất định) tiếp thu được
và làm cho chúng trở nên có ý nghĩa chỉ báo đối với
hoạt động của họ.
3.2. Năng lực hình thành tri thức mới trong
quá trình xử lý thông tin còn yếu
Đặc trưng cơ bản nhất của quá trình tiếp nhận và
xử lý thông tin trong tư duy con người là sự hình
thành (hay “sản xuất”) ra tri thức mới. Đối với tư
duy người Việt Nam, tri thức về tự nhiên thường ít
và kém sâu sắc hơn tri thức về xã hội, con người;
tri thức khoa học cũng “mỏng” hơn tri thức tiền
khoa học. Bởi năng lực hình thành tri thức mới
của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy
người Việt Nam bị quy định bởi năng lực, trình độ
tư duy của họ. Bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng
của tâm lý tiểu nông và năng lực thực tiễn.
Nếu như thông tin là điều kiện cần để có tri thức,
thì năng lực và trình độ tư duy của chủ thể tiếp
nhận, xử lý thông tin là điều kiện đủ để hình thành
nên tri thức ấy. Với vốn hiểu biết, phương pháp
tư duy và mức độ phát triển trí tuệ, quá trình tiếp
nhận, xử lý thông tin trong tư duy người Việt Nam
thường là những tri thức kinh nghiệm. Bởi vì, tư
duy người Việt Nam - như đã nêu ở đặc điểm thứ
hai - có khả năng tách, chọn lọc và tổng hợp những
“cái đa dạng được phản ánh” một cách linh hoạt,
nhưng khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa
còn hạn chế. Mà sự hình thành tri thức lý luận lại đòi
hỏi năng lực khái quát hóa, đặc biệt trừu tượng hóa
của tư duy con người rất cao.


thông tin nào. Những quyết định đó chủ yếu dựa
trên những tri thức, hiểu biết đã có trước đây về
sự vật, cùng với sự suy diễn chủ quan của chủ thể
nhận thức. Vì vậy, những quyết định này thường
không giải quyết được tình huống vấn đề đang đặt
ra. Do đó, dễ dẫn đến giáo điều, máy móc trong
tư duy.
“Chưa chú ý đúng mức đến việc sử dụng thông
tin vào lựa chọn phương án, ra quyết định cho
nhận thức và hành động” của tư duy người Việt
Nam còn biểu hiện ở sự quan tâm, coi trọng sử
dụng thông tin trong lĩnh vực quân sự, đấu tranh
giải phóng dân tộc,... nhưng trong lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội, vấn đề nay lại chưa trở thành một
đòi hỏi tất yếu và phong cách hành động, thường
xuyên, thường trực của người dân Việt Nam.
3.4. Quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin
thường dễ bị nhiễu
Tư duy con người tiếp nhận thông tin bị nhiễu có
thể do từ nguồn tin phát ra, do kênh truyền tin bị
trục trặc, hoặc do chính chủ thể tiếp nhận nó.
Tâm lý tiểu nông đã ảnh hưởng không ít đến sự
tiếp nhận, xử lý thông tin trong tư duy người Việt
Nam. Thật vậy, sự tồn tại chế độ phong kiến hàng
nghìn năm, cùng với mấy chục năm dưới chế độ
mới xã hội chủ nghĩa, nhưng với cơ chế quan liêu,
bao cấp đã tạo nên tâm lý bảo thủ, trì trệ, ngại và
sợ sự thay đổi trong tư duy người Việt Nam. Tâm
lý đó đã gây ức chế, kìm hãm sự tiếp nhận thông

tin của chủ thể từ các nguồn tin theo các kênh
truyền của nó. Từ đó, tất yếu dẫn đến sự thiếu
sáng suốt, minh mẫn trong xử lý thông tin.
Ngày nay, trong điều kiện cách mạng thông tin,
với môi trường thông tin mở, phong phú,… ảnh
hưởng nhiễu do tâm lý tiểu nông gây ra đối với
việc tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người
Việt Nam đã từng bước được thu hẹp và khắc
phục dần.

3.3. Chưa chú ý đúng mức đến việc sử dụng
thông tin vào quá trình lựa chọn phương án và
ra quyết định cho nhận thức, hành động

4. CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HIỆN
NAY TẠO RA THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾP NHẬN
VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA TƯ DUY NGƯỜI
VIỆT NAM

Lựa chọn phương án, ra quyết định cho nhận thức,
hành động vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của
quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin trong tư duy
con người.

4.1. Cách mạng công nghệ thông tin hiện nay
đã tạo ra thời cơ tốt để phát triển năng lực
tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người
Việt Nam


Sự “chưa chú ý đúng mức” đến việc sử dụng thông
tin vào quá trình lựa chọn phương án và ra quyết
định cho nhận thức, hành động của người Việt
Nam được thể hiện trước hết ở những quyết định
đưa ra thiếu cơ sở thông tin, hoặc không có cơ sở

Cách mạng thông tin hiện nay - với bốn đặc trưng
cơ bản của nó chính là thời cơ lớn đối với sự phát
triển của nhân loại nói chung và đang phát triển
nói riêng, trong đó có Việt Nam: “Kỷ nguyên công
nghiệp đã bỏ qua các nước nghèo, nhưng kỷ

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 109


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nguyên thông tin sẽ thực sự đem lại cho những
nước đó cơ hội cạnh tranh ngang bằng với những
nước giàu” [9]. Trong thời cơ phát triển chung ấy,
cách mạng thông tin đã tạo ra thời cơ lớn nhất và
đặc biệt đối với sự phát triển năng lực tiếp nhận
và xử lý thông tin của tư duy con người. Và đối
với năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy
người Việt Nam thì cuộc cách mạng thông tin này
lại càng là thời cơ phát triển lớn vì:
Cách mạng công nghệ thông tin đã góp phần tạo
ra môi trường thông tin thuận lợi cho tư duy người
Việt Nam
Cách mạng thông tin hiện nay có tính chất toàn
cầu hóa, diễn ra và làm biến đổi sâu sắc mọi mặt

đời sống xã hội loài người (đặc trưng thứ tư). Với
mạng Internet, Trái đất dường như thu nhỏ lại,
mọi người trên hành tinh có thể liên lạc với nhau
và các chế độ xã hội, các hình thái kinh tế - xã
hội có thể giao lưu, trao đổi và học tập lẫn nhau.
Do đó, trên nền tảng tồn tại xã hội, cũng như điều
kiện kinh tế - xã hội của một nước sản xuất nhỏ
mới bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tư duy người Việt Nam đã được cung cấp
một nguồn thông tin rất đa dạng, phong phú về
mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
khoa học (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa
học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn), công
nghệ, quân sự, y tế, thể thao,... Những thông tin
đa dạng, phong phú ấy không phải từ đơn chiều,
mà từ đa chiều và được tín hiệu hóa qua các hệ
thống tín hiệu khác nhau, chúng bổ sung, hỗ trợ
nhau trong quá trình tư duy người Việt Nam tiếp
cận thông tin.
Cách mạng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
phát triển năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của
tư duy người Việt Nam
Năng lực và trình độ tư duy của người Việt Nam
được biểu hiện chủ yếu ở ba mặt: vốn hiểu biết,
phương pháp tư duy và chỉ số IQ. Trong điều kiện
cách mạng thông tin hiện nay, với đặc trưng cơ
bản là sự phát triển mạnh mẽ của tin học và viễn
thông, năng lực, trình độ tư duy của người Việt
Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Từ tư
duy tiểu nông, tư duy người Việt Nam đang dần

dần hình thành những nhân tố mới của kiểu tư
duy công nghiệp và tư duy thời đại. Việt Nam cũng
như các nước đang phát triển đang ở giai đoạn
phát triển “nhị nguyên” của công nghiệp hóa và
thông tin hóa, phần lớn vẫn chưa hoàn thành giai
đoạn công nghiệp hóa. Chính vì thế, những công
cụ, phương tiện của công nghệ thông tin hiện đại
đã tác động một cách nhanh và hiệu quả tới tư
duy người Việt Nam, chuyển biến và đổi mới rõ rệt
tư duy của họ cả về vốn hiểu biết, phương pháp

tư duy cũng như độ nhạy bén, thông minh. Có thể
nói, tin học hóa từng bước được ứng dụng trong
đời sống xã hội đã góp phần quan trọng tạo ra
bước tiến đó.
Những thành tựu bước đầu của công nghệ thông
tin Việt Nam trong xu thế chung mạng hóa thông
tin toàn cầu đã khắc phục dần dần những hạn
chế của tâm lý tiểu nông và tạo điều kiện phát
triển năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy
người Việt
Được tiếp nhận tin tức một cách thường xuyên,
kịp thời và phong phú (cả trong và ngoài nước),
nên tâm lý “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục
ao nhà vẫn hơn” hay “mẹ hát con khen hay” của
người Việt Nam đã dần dần được thay thế bằng
tâm lý học hỏi, vươn lên, phát triển bằng bạn,
bằng bè. Nhờ sự giao lưu thông tin, đặc biệt
mạng thông tin toàn cầu được khai thông (trong
đó Việt Nam là một thành viên), mà tâm lý bằng

lòng với hiện thực của người Việt Nam đã được
đẩy lùi, họ càng biết được nhiều thì càng hiểu ra
rằng mình chưa biết được bao nhiêu. Đó chính là
biện chứng của quá trình nhận thức thế giới của
con người.
Cách mạng thông tin còn tác động mạnh mẽ đến
nếp nghĩ cổ truyền, cổ hủ của người tiểu nông Việt
Nam. Cuộc cách mạng ấy là thời cơ để hình thành
nên những đặc điểm tâm lý của con người trong
xã hội mới. Đó là nhu cầu tiếp nhận và xử lý thông
tin trước khi lựa chọn phương án và ra quyết định
cho hành động, bởi vì ngày nay nếu thiếu và coi
nhẹ thông tin, con người sẽ dễ tụt hậu, thất bại
hoặc phải đi đường vòng.
Cách mạng công nghệ thông tin tạo ra những điều
kiện để nâng cao năng lực thực tiễn cho người
Việt Nam, từ đó phát triển năng lực tiếp nhận và
xử lý thông tin trong tư duy của họ
Như chúng ta đã biết, năng lực thực tiễn có vai trò
chi phối rất quan trọng đến năng lực tiếp nhận và
xử lý thông tin của con người. Vì suy cho cùng,
thực tiễn chính là cơ sở, nguồn gốc, động lực,
mục đích của nhận thức, nó quy định trình độ,
năng lực tư duy của con người, từ đó chi phối,
ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông
tin trong tư duy của họ. Nhờ có thực tiễn mà con
người mới tiếp nhận được những thông tin phản
hồi hữu ích để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi
của mình.
Dưới tác động của cuộc cách mạng thông tin,

những người tham gia hoạt động thực tiễn phải tự
giác nâng cao trình độ học vấn, hình thành năng
lực khái quát nhanh nhạy, có trình độ tư duy lý luận
nhất định để đảm đương tốt nhiệm vụ được phân

110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
công “thông tin bùng nổ vừa tạo tiền đề, khả năng
để lý luận và thực tiễn “xích lại gần nhau”, vừa tạo
cho chúng sự thống nhất biện chứng với nhau...
Chính nhờ sự tác động, thúc đẩy lẫn nhau đó mà lý
luận và thực tiễn kịp thời tự điều chỉnh và phát triển
không ngừng” [6].
4.2. Cách mạng công nghệ thông tin hiện nay
còn tạo ra thách thức lớn đối với sự phát triển
năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của tư
duy người Việt Nam
Để tồn tại và phát triển, tư duy người Việt Nam
phải tiếp cận và làm chủ được môi trường thông
tin: phong phú, đa dạng, đa chiều,... Tuy nhiên,
năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin trong tư duy
của họ hiện nay còn hạn chế
Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đã tạo nên
môi trường thông tin rộng lớn, mà biểu tượng rõ
nét của nó là sự kết nối Internet trên phạm vi toàn
thế giới. Môi trường thông tin ấy vừa là cơ hội để
tư duy người Việt Nam có thể tiếp cận được với
thông tin, tri thức phong phú trên thế giới một cách

chủ động, tích cực và sáng tạo, hạn chế được tình
trạng “mù” và “đói” thông tin, nhưng cũng chính nó
lại đang đặt ra cho tư duy người Việt Nam thách
thức to lớn, đó là: Người Việt Nam phải tiếp cận
và làm chủ được thông tin trong khi tư duy của
họ chưa đạt tới năng lực tiếp nhận, xử lý nhanh
và hiệu quả các thông tin đa dạng, phong phú.
Với nền kinh tế tiểu nông, nhu cầu và môi trường
thông tin ít, đơn điệu, chậm chạp, lại phải đi tắt,
đón đầu thông tin hóa xã hội đã khiến cho tư duy
người Việt Nam có sự hẫng hụt cả về năng lực,
thói quen và độ nhạy cảm trong tiếp nhận, xử lý
thông tin. Từ đó dễ dẫn đến hai khuynh hướng,
hoặc là choáng ngợp trong “biển cả” thông tin,
không biết tiếp thu cái gì và bỏ cái gì, lúng túng
trong tiếp nhận, xử lý thông tin; hoặc là ôm đồm
tiếp nhận tất cả các thông tin từ các kênh tới mức
“quá tải”. Vì vậy, mặc dù tư duy người Việt Nam
vốn có đặc điểm tách, lựa chọn và tổng hợp thông
tin khá linh hoạt (đặc điểm thứ hai), nhưng trong
điều kiện cách mạng thông tin hiện nay, năng lực
đó đòi hỏi phải được nâng lên một trình độ mới
về chất.
Máy không thể suy nghĩ thay cho con người, nhưng
ngày nay nếu thiếu máy, tư duy con người sẽ khó
có thể tiếp nhận, xử lý và làm chủ được thông tin.
Như chúng ta đã biết, nội dung quan trọng nhất
của cuộc cách mạng thông tin hiện nay là hai lĩnh
vực tin học và viễn thông, bao gồm và dựa trên
loại công nghệ cao - công nghệ thông tin - sản

xuất máy tính điện tử, máy vi tính và Internet, nhờ

đó nó đã trí tuệ hóa các phương tiện vật chất, kỹ
thuật, thực hiện tin học hóa lực lượng sản xuất xã
hội, giải phóng một phần sức lao động trí óc của
con người (đặc trưng thứ hai và thứ ba của cách
mạng thông tin). Vì vậy, cuộc cách mạng thông tin
này là thời cơ chưa từng có để phát triển tư duy
sáng tạo cho con người. Trong những năm gần
đây và đặc biệt trong những thập niên sắp tới sẽ:
“Không dừng ở khả năng nối dài các giác quan và
cánh tay của con người, khiến cho Trái đất cũng
như vũ trụ bị thu nhỏ lại, mà còn nâng cao được
năng lực tư duy vượt qua giới hạn sinh học của
con người” [1]. Vì vậy, trong cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại nói chung và cuộc cách
mạng thông tin hiện nay nói riêng, quốc gia, dân
tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được
công nghệ thông tin, dân tộc đó sẽ khai thác được
nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình để phát
triển tư duy sáng tạo cho con người. Từ đây đã
nảy sinh thách thức lớn đối với các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam, khi trình độ và
khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin còn hạn chế.
Kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu trong điều kiện
cách mạng thông tin hiện nay, nó phụ thuộc vào
năng lực “sản xuất” ra tri thức mới của tư duy con
người. Trong khi đó, năng lực hình thành, “sản
xuất” ra tri thức mới trong quá trình tiếp nhận, xử
lý thông tin của tư duy người Việt Nam vốn còn rất

hạn chế
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay với
đặc trưng là góp phần đưa nhân loại từ nền văn
minh công nghiệp tiến tới nền văn minh tin học, đã
làm nảy nở xu hướng mới của nền kinh tế: Kinh
tế tri thức. Sự hình thành nền kinh tế tri thức trở
thành xu thế khách quan trong thời đại cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa,
mà ở đó: “Hai trụ cột chính của nền kinh tế tri thức
sẽ là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học”
[8], và “nền kinh tế tri thức được hiểu là mô hình
kinh tế mà sự vận hành của nó sẽ được quyết
định chủ yếu bởi nguồn năng lượng đặc biệt, đó là
tri thức, trước hết là tri thức khoa học, công nghệ
và quản lý” [8].
Chính những tiến bộ nhanh chóng, dồn dập của
công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy
mạnh mẽ nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế
công nghiệp sang kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế
mà sự sản xuất ra tri thức và phổ cập tri thức đóng
vai trò quan trọng, chủ yếu. Đây chính là thách
thức to lớn đối với Việt Nam - một nước đang
phát triển.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 111


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mỹ là nước có cơ sở hạ tầng thông tin đồ sộ và
hiện đại nhất, hơn 1/3 tăng trưởng kinh tế Mỹ

hàng năm do ngành tin học mang lại, còn các
ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tin
học đã làm ra khoảng 80% tổng thu nhập quốc nội
(GDP) của nước này. Vậy mà, Mỹ cũng mới chỉ
là một nước có những bước đi ban đầu để hình
thành nền kinh tế tri thức, trong khi đó, đất nước
và con người Việt Nam còn đang phải kiến tạo
một nền kinh tế công nghiệp - cơ sở vật chất tối
thiểu để có thể đi tắt và đón đầu xu thế phát triển
nền kinh tế tri thức.
Năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy
người Việt Nam vốn có những hạn chế nhất định
của tư duy tiểu nông, mà một trong những hạn
chế đó là năng lực “sản xuất”, hình thành tri thức
mới còn yếu, đặc biệt năng lực hình thành, “sản
xuất” ra tri thức khoa học. Trong khi đó, với cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, mà một
trong những mũi nhọn của nó là cách mạng thông
tin, tư duy khoa học của nhân loại đã bắt đầu
bước vào thời kỳ mới với những nét đặc trưng của
phong cách tư duy khoa học hiện đại đạt đến trình
độ cao làm cơ sở cho sự chuyển biến của tư duy
khoa học hiện đại trở thành tư duy khoa học của
một nền văn minh mới. Đó là một thách thức lớn
đối với năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư
duy người Việt Nam. Do đó, trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một vấn đề
có ý nghĩa quyết định đó là phải biết nuôi dưỡng,
phát huy vai trò của đội ngũ trí thức - nguồn tài
nguyên vô tận của nước nhà.

5. KẾT LUẬN
Quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy
người Việt Nam có bốn đặc điểm cơ bản thể hiện
những sắc thái riêng của tư duy người Việt Nam
về phương diện tiếp nhận, xử lý thông tin. Trong
đó, mặt mạnh của nó là năng lực tách, lựa chọn
và tổng hợp thông tin khá linh hoạt, đặc biệt là đối
với thông tin hoạt động. Còn mặt hạn chế chủ yếu
là năng lực hình thành, “sản xuất” ra tri thức mới
còn yếu.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
đặc biệt là cách mạng thông tin toàn cầu hiện nay
vừa là thời cơ, đồng thời vừa là thách thức to lớn
đối với năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của tư
duy người Việt Nam. Thời cơ thường dễ mất nếu
như con người không đủ bản lĩnh và hiểu biết để
tận dụng nó, còn thách thức thì đầy nghiêm khắc
và nghiệt ngã,... Vì vậy, ý thức được thời cơ và
thách thức đó chính là cơ sở để chúng ta tìm ra
những giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận, xử

lý thông tin của tư duy người Việt Nam, tạo ra và
phát huy nguồn lực trí tuệ, đưa dân tộc Việt Nam
vững bước đi vào thế kỷ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thành Bang (2000). Xu thế phát triển
khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI - thách
thức và thời cơ đối với Việt Nam. Tạp chí Cộng
sản, (7), tr.21, 22, 29.
[2]. Vũ Đình Cự (1996). Khoa học và công nghệ - lực

lượng sản xuất hàng đầu. NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.69.
[3]. Đại học Kinh tế quốc dân (1994). Cơ sở khoa học
của quản lý kinh tế. Giáo trình lưu hành nội bộ, Hà
Nội, tr.15.
[4]. Hà Dũng (1995). Quản trị thông tin tinh giản. NXB
Thống kê, Hà Nội, tr.9.
[5]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ môn
Tin học (1996). Tập bài giảng tin học. Tài liệu lưu
hành nội bộ, Hà Nội, tr.8.
[6]. Lê Thị Duy Hoa (1999). Vai trò của thông tin đối
với sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
thời đại ngày nay. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8),
tr.24 - 26.
[7]. Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải (1998). Tư duy
khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.55.
[8]. Nguyễn Hoàng Giáp, Thái Văn Long (2000). Nền
kinh tế tri thức và những thách thức đối với các
nước đang phát triển. Tạp chí Cộng sản, (7),
tr.55 - 58.
[9]. K.G.N (theo Technology Review, 5/1999) (1999).
Hai người khổng lồ bàn về công nghệ thông tin.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ - Môi trường, (7),
tr.38 - 41.
[10]. L.M.Q (theo Xvobodnaja Smysle No. 6-7,1997)
(1998). Internet - đỉnh cao của cuộc cách mạng
thông tin, công nghệ và giáo dục. Tạp chí khoa
học - Công nghệ - Môi trường, (10), tr.14 - 17.
[11]. Đào Duy Tân (1994). Mấy suy nghĩa về hiệu quả
kinh tế của thông tin. Tạp chí Thông tin khoa học

xã hội, (3), tr.41- 44.
[12]. Nguyễn Văn Thuộc (theo Tạp chí Nghiên cứu
các vấn đề quốc tế, No 3/1998) (1999). Kinh tế tri
thức ở Mỹ. Tạp chí Khoa học - Công nghệ - Môi
trường, (2), tr.12.
[13]. A.D.Uroxun (1975). Bàn về khái niệm thông tin.
NXB Matxcơva, Moscow, tr.25.

112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018



×