Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.58 KB, 32 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Đánh giá tình hình sử dụng, quản lý lao động của Công ty.
2.1.1. Đặc điểm lao động của Công ty giai đoạn 2005 - 2007.
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong
ngành sản xuất và kinh doanh khí công nghiệp. Do đó đội ngũ lao động của Công ty
có đặc điểm tương ứng. Bảng 2.1 ở trang bên phản ánh phần nào đặc điểm lao động
của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 dưới hai góc độ chủ yếu là giới tính và trình độ
lao động.
Từ những dữ liệu ở bảng 2.1, ta có thể đánh giá đặc điểm lao động của Công
ty giai đoạn 2005 -2007 như sau:
 Về tổng số lao động:
Tổng số lao động của Công ty năm 2006 tăng 12,87% hay 56 người so với
năm 2005 và tăng 4,40% tương ứng là 22 người vào năm 2007 so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được đánh giá dựa vào sự biến động của lao
động về mặt cơ cấu như sau:
 Cơ cấu lao động theo giới tính:
• Năm 2006 so với năm 2005: Số lượng lao động nam tăng 19,29% hay 49 người, tỷ
trọng lao động nam trong tổng số lao động tăng 3,34%. Số lượng lao động nữ tăng
3,83% hay 7 người, tỷ trọng của nó trong tổng số lao động của Công ty giảm 3,34%.
• Năm 2007 so với năm 2006: Số lượng lao động nam tăng 5,61% hay 17 người, tỷ trọng
lao động là nam giới tăng 0,68%. Trong khi đó số lượng lao động là nữ tăng 2,63% hay 5
người, tỷ trọng số lượng lao động nữ trong tổng số lao động giảm 0,68%.
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
2
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.1. Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: Người
ST
T
Các ch  tiêu


S  th  c hi n trong 3 n m So sánh
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
S  lao
  ng
TT (%)
S  lao
  ng
TT (%)
S  lao
  ng
TT (%)
S  lao
  ng
TL (%) TT (%)
S  lao
  ng
TL (%) TT (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1
T  ng s  lao
  n g
437 100 493 100 515 100 +56
+12,8
7
0 +22 +4,40 0
2 C  c u lao
  n g theo gi  i
tính:
437 100 493 100 515 100 +56
+12,8

7
0 +22 +4,40 0
- Nam 254 58,12 303 61,46 320 62,14 +49 +19,29 +3,34 +17 +5,61 +0,68
- N  183 41,88 190 38,54 195 37,86 +7 +3,83 -3,34 +5 +2,63 -0,68
3 C  c u lao
  n g theo trình
  :
437 100 493 100 515 100 +56 +12,8
7
0 +22 +4,40 0
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
3
Luận văn tốt nghiệp
-   i h c, trên
 H
95 21,74 102 20,69 106 20,58 +7 +7,37 -1,05 +4 +3,92 -0,11
- Cao   ng 61 13,96 63 12,78 63 12,23 +2 +3,28 -1,18 0 0 -0,55
- Trung c p 25 5,72 30 6,09 35 6,8 +5 +20 +0,37 +5 +16,67 +0,71
- CN b c 4 tr  lên 139 31,81 146 29,61 150 29,13 +7 +5,04 -2,2 +4 +2,74 -0,48
- Còn l i 117 26,77 152 30,83 161 31,26 +35 +29,91 +4,06 +9 +5,92 +0,43
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
4
Luận văn tốt nghiệp
Do tính đặc thù của ngành sản xuất là lao động trực tiếp nặng nhọc, cần lao
động có sức khỏe cho nên số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn, là lực
lượng lao động chủ yếu trong Công ty. Tốc độ tăng trưởng của lượng lao động là
nam giới luôn cao hơn lao động nữ và lao động nam ngày càng chiếm tỷ trọng cao
hơn trong tổng số lao động so với lao động nữ.
 Cơ cấu lao động theo trình độ:

• Năm 2006 so với năm 2005:
- Số lượng lao động có trình độ đại học tăng 7,37% hay 7 người, tỷ trọng của nó trong
tổng số lao động giảm 1,05%.
- Số lượng lao động có trình độ cao đẳng tăng 3,28% hay 2 người, tỷ trọng của lao
động này trong tổng số lao động giảm 1,18%.
- Số lượng lao động có trình độ trung cấp tăng 20% hay 5 người, tỷ trọng lao động
trung cấp tăng 0,37% trong tổng số lao động.
- Số lượng lao động là thợ bậc 4 trở lên tăng 5,04% hay 7 người, tỷ trọng của lao động
này giảm 2,2% trong tổng số lao động.
- Lượng lao động còn lại trong Công ty bao gồm những công nhân kỹ thuật, công nhân
kỹ thuật đào tạo tại công ty, lao động có bậc thợ thấp và lao động phổ thông tăng
29,91% hay 35 người, tỷ trọng của nó trong tổng số lao động tăng 4,06%.
• Năm 2007 so với năm 2006:
- Số lượng lao động có trình độ đại học tăng 3,92% hay 4 người, tỷ trọng của nó trong
tổng số lao động của Công ty giảm 0,11%.
- Số lượng lao động có trình độ cao đẳng không đổi, tỷ trọng của lao động này giảm
0,55%.
- Số lượng lao động có trình độ trung cấp tăng 16,67% hay 5 người, tỷ trọng trong tổng
số lao động tăng 0,71%.
- Số lượng lao động là thợ bậc 4 trở lên tăng 2,74% hay 4 người, tỷ trọng của nó trong
tổng số lao động giảm 0,48%.
- Lượng lao động còn lại của Công ty tăng 5,92% hay 9 người, tỷ trọng của lao động
này tăng 0,43%
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
5
Luận văn tốt nghiệp
Lao động có trình độ đại học trong Công ty bao gồm: các kỹ sư như: cơ khí,
mỏ, cơ điện, bảo hộ lao động; các cử nhân như: kinh tế, luật, tài chính kế toán, kinh
tế lao động, công nghệ thông tin,…Trong 3 năm qua, lượng lao động này tăng nhưng
tốc độ tăng ngày một giảm và tỷ trọng của nó trong tổng số lao động cũng giảm dần.

Lao động có trình độ cao đẳng trong Công ty đã tốt nghiệp các trường cao
đẳng như: kỹ thuật dạy nghề, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2005 -
2007 có tăng trừ năm 2007 là giữ nguyên; tỷ trọng của lượng lao động này giảm dần
trong 3 năm.
Lao động là trung cấp của Công ty bao gồm trung cấp cơ khí, điện, cấp thoát
nước, kế toán,…Số lượng lao động này trong 3 năm tăng lên.
Số lượng thợ bậc cao trong Công ty trong giai đoạn này tăng dần nhưng tốc độ
tăng năm sau thấp hơn năm trước, tỷ trọng của nó trong tổng số lao động cũng giảm
dần qua 3 năm.
Số lượng lao động còn lại của Công ty bao gồm những lao động có tay nghề
thấp và lao động phổ thông, đây là lực lượng lao động chủ yếu của Công ty, chiếm tỷ
trọng lớn nhưng tỉ trọng của nó trong tổng số lao động đã giảm dần qua 3 năm.
* Nh n xét chung v đ c đi m lao đ ng c a Công ty giaiậ ề ặ ể ộ ủ
đo n 2005 - 2007:ạ
Đội ngũ lao động của Công ty có số lượng tương đối lớn và trong 3 năm qua
số lượng lao động không ngừng tăng. Tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005
cao hơn vào năm 2007 so với năm 2006. Số lượng lao động là nam giới và lao động
có trình độ trung cấp tăng dần trong 3 năm và lao động là nam giới chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số lao động. Vì Công ty hoạt động trong ngành sản xuất công khí công
nghiệp nên lao động của Công ty mang đặc tính của lao động của ngành này, mặt
khác số lượng đơn đặt hàng…mà Công ty đảm nhận trong 3 năm qua ngày càng
nhiều cả về số lượng và giá trị. Chính vì vậy, số lượng lao động là nữ và lao động
gián tiếp giai đoạn 2005 - 2007 có tăng nhưng tỷ trọng của nó trong tổng số lao động
của Công ty giảm dần.
2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng - quản lý lao động của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
6
Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng 2.2.dưới đây, ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý lao
động của Công ty trong 3 năm gần đây như sau:

• Năm 2006 so với năm 2005:
- Về doanh thu: Tổng doanh thu của Công ty tăng 18,92% hay 7.619 triệu đồng.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Công ty tăng 28,45% hay 528 triệu đồng.
- Về quỹ lương thực hiện: Tổng quỹ lương thực hiện tăng 53,31% hay 454,3 triệu
đồng.
- Về lao động: Tổng số lao động của Công ty tăng 12,87% hay 56 người.
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
7
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.2. Hiệu quả sử dụng - quản lý lao động của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007
STT Các chỉ tiêu Đơn vị
Số thực hiện trong 3 năm So sánh
2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
SL TL (%) SL TL (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Doanh thu (DT) Triệu đồng 40.267 47.886 70.666 +7.619 +18,92 +22.780 +47,57
2 Lợi nhuận (LN) Triệu đồng 1.856 2.384 5.103 +528 +28,45 +2.719 +114,05
3 Tổng quỹ lương thực hiện Triệu đồng 852,150 1.306,450 1.776,750 +454,3 +53,31 +470,3 +36
4 Tổng số lao động (LĐ) Người 437 493 515 +56 +12,87 +22 +4,40
5 Tỷ lệ DT/LĐ Triệu đồng/người 92,14 97,13 137,22 +4,99 +5,42 +40,09 +41,27
6 Tỷ lệ LN/LĐ Triệu đồng/người 4,25 4,84 9,91 +0,59 +13,88 +5,07 +104,75
7 Thu nhập bình quân 1 người 1tháng Triệu đồng 1,950 2,650 3,450 +0,7 +35,9 +0,8 +30,19
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam trong 3 năm 2005, 2006, 2007)
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
8
Luận văn tốt nghiệp
- Về tỷ lệ doanh thu/lao động: Tỷ lệ này tăng 5,42% hay 4,99 triệu đồng/người.
- Về tỷ lệ lợi nhuận/lao động: Tỷ lệ này tăng 13,88% hay 0,59 triệu đồng/người.
- Về thu nhập bình quân người/tháng: thu nhập bình quân 1 tháng của 1 người lao động

trong Công ty tăng 35,9% hay 0,7 triệu đồng.
• Năm 2007 so với năm 2006:
- Về doanh thu: Tổng doanh thu của Công ty tăng 47,57% hay 22.780 triệu đồng.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Công ty tăng 114,05% hay 2.719 triệu đồng.
- Về quỹ lương thực hiện: Tổng quỹ lương thực hiện tăng 36% hay 470,3 triệu đồng.
- Về lao động: Tổng số lao động của Công ty tăng 4,40% hay 22 người.
- Về tỷ lệ doanh thu/lao động: Tỷ lệ này tăng 41,27% hay 40,09 triệu đồng/người.
- Về tỷ lệ lợi nhuận/lao động: Tỷ lệ này tăng 104,75% hay 5,07 triệu đồng/người.
- Về thu nhập bình quân người/tháng: thu nhập bình quân 1 tháng của 1 người lao động
trong Công ty tăng 30,19% hay 0,8 triệu đồng.
* Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng và quản lý lao động của Công ty
giai đoạn 2005 - 2007:
Năm 2006 so với năm 2005, tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của
tổng quỹ lương thực hiện và lợi nhuận của Công ty lại tăng cho thấy tình hình sử dụng
và quản lý lao động của Công ty đã thực hiện tốt. Nhưng trong năm 2007, mặc dù doanh
thu và lợi nhuận của Công ty đã tăng cao nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại nhanh hơn
tốc độ tăng của tổng quỹ lương thực hiện. Như vậy năm 2007, trình độ sử dụng và quản
lý lao động của Công ty đã kém hơn so với năm trước.
Tỷ lệ doanh thu/lao động của Công ty đều tăng qua các năm và tốc độ tăng
năm sau cao hơn năm trước. Còn tỷ lệ lợi nhuận/lao động năm 2006 so với năm 2005
tăng, trong năm 2007, tỷ lệ này lại tăng với tốc độ tăng nhanh hơn năm trước, đạt
mức lớn nhất trong 3 năm. Điều đó cho thấy năng suất lao động của Công ty tăng dần
trong 3 năm, và năng suất lao động năm 2007 là cao nhất.
Mức thu nhập hàng tháng của một lao động trong Công ty tăng dần với tốc độ
tăng cao hơn năm trước do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
9
Luận văn tốt nghiệp
ngày càng cao có thể đánh giá được rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
và chính sách đãi ngộ thông qua công cụ tiền lương là tốt.

Như vậy, trong 3 năm qua, tình hình sử dụng và quản lý lao động của Công ty
cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có hiệu quả ngày càng cao.
2.2. Thực trạng công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty.
2.2.1.Đãi ngộ tài chính trực tiếp
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam thực hiện công tác đãi ngộ tài
chính trực tiếp thông qua hai công cụ chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng.
2.2.1.1. Tiền lương
a.Thực trạng chung công tác đãi ngộ tài chính thông qua tiền lương
Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động trong Công ty. Do
đó, người lao động luôn mong muốn một mức lương xứng đáng với mức độ hoàn
thành công việc và năng lực của bản thân.
Công tác trả lương cho người lao động của Công ty cổ phần khí công nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2007 được thể hiện thông qua bảng 2.3. ở trang bên.
Qua đó, ta thấy thực trạng công tác đãi ngộ tài chính thông qua công tác tiền lương
của Công ty trong giai đoạn này như sau:
- Tổng quỹ lương thực hiện năm 2006 tăng 53,31% hay 454,3 triệu đồng so
với năm 2005 và năm 2007 tăng 36% tương ứng với 470,3 triệu đồng so với năm
2006.
- Tổng số lao động năm 2006 tăng 12,87% hay 56 người so với năm 2005 và
năm 2007 tăng 4,40% hay 22 người so với năm 2006.
- Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng năm 2006 tăng 35,9% hay 0,8 triệu đồng
so với năm 2005, năm 2007 tăng 30,19% ứng với 0,8 triệu đồng so với năm 2006.
Như vậy, tổng quỹ lương thực hiện qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng
năm 2007 so với 2006 thấp hơn năm 2006 so với 2005. Tổng số lao động qua 3 năm
cũng tăng nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của tổng
quỹ lương luôn lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động. Thu nhập bình quân một
tháng của một người lao động cũng liên tục tăng trong những năm vừa qua với tốc độ
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
10
Luận văn tốt nghiệp

tăng của năm sau cao hơn rõ rệt so với năm trước. Qua đó cho thấy Công ty cũng đã
rất chú trọng đến công tác tiền lương, không ngừng cải thiện đời sống của người lao
động. Điều này là hợp lý vì năng suất lao động trong giai đoạn 2005 – 2007 là luôn
tăng.
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
11
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.3. Đãi ngộ tài chính thông qua tiền lương của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2007.
STT Các chỉ tiêu Đơn vị
Thực hiện qua 3 năm So sánh
2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
SL TL (%) SL TL (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Tổng quỹ lương thực hiện Triệu đồng 852,15 1306,45 1776,75 +454,3 +53,31 +470,3 +36
2 Tổng số lao động Người 437 493 515 +56 +12,87 +22 +4,40
3 Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng Triệu đồng 1,950 2,650 3,450 +0,7 +35,9 +0,8 +30,19
(Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam trong các năm: 2005, 2006, 2007)
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
12
Luận văn tốt nghiệp
b. Trả lương theo thời gian.
Công ty trả lương theo hình thức là: trả lương theo thời gian. Hình thức trả
lương này được thực hiện để trả cho những lao động gián tiếp_ những lao động thuộc
các phòng ban chức năng nghiệp vụ, phục vụ,…không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
của Công ty, và những lao động trực tiếp _ những người trực tiếp làm ra sản phẩm
của Công ty.
• Tiền lương thời gian của một người lao động trong Công ty được tính như sau:
Mức lương 1 ngày công của 1 người lao động có hệ số lương cơ bản bằng 1
là: 16.667 đồng.

Lương thời gian 1 tháng của 1 nhân viên được tính như sau:
Lương thời gian = 16.667 x Số ngày công trong tháng x Hệ số lương cơ bản
• Ngoài tiền lương theo thời gian, lao động gián tiếp trong Công ty còn nhận được một
khoản tiền lương nữa là lương năng suất, được tính dựa vào năng suất lao động của
từng người. Kết hợp với lương thời gian, lương năng suất cho phép khắc phục được
những nhược điểm cơ bản của lương thời gian vì nó đánh giá được khả năng và mức
độ hoàn thành công việc của từng nhân viên.
Lương năng suất được tính như sau:
Lương năng suất 1 tháng của 1 nhân viên có hệ số năng suất bằng 1 (nếu làm
đủ 26 công) là: 2.812.235 đồng.
Lương năng suất của 1 nhân viên được tính theo công thức sau:
Lương năng suất = 2.812.235 x Hệ số năng suất
Nếu trong tháng nhân viên đó làm được N công thì:
Dưới đây là bảng lương tháng 03/2008 của Phòng Bán hàng của Công ty:
Cao Hải Anh Lớp: Công nghiệp 46A
2.812.235 x Hệ số năng suất x N
Lương năng suất =
26

×