Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.3 KB, 17 trang )

Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động
lực cho người lao động trong doanh nghiệp
1. Động lực lao động
1.1.Khái niệm và vai trò của động lực lao động.
Muốn hiểu thế nào là động lực lao động trước hết ta phải hiểu động cơ của
người lao động là gì?
Động cơ lao động biểu thị thái độ chủ quan của người lao động đối với
hoạt động lao động. Nó phản ánh mục tiêu mà người lao động đặt ra một cách
có ý thức và nó quyết định hành động để đạt được mục tiêu đó.
Vậy mục tiêu của người lao động là yếu tố quyết định động cơ của người
lao động. Nó thể hiện ở:
(1) Mục tiêu thu nhập: đây là mục tiêu hàng đầu của người lao động khi họ
tham gia vào quá trình lao động. Vì thu nhập là nguồn vật chất chủ yếu bảo đảm
sự tồn tại và phát triển của con người.
(2) Mục tiêu phát triển cá nhân: là mục tiêu hoàn thiện nhân cách con
người thông qua hoạt động xã hội. Khi thu nhập đã đảm bảo cuộc sống về mặt
vật chất ở một mức độ nào đó thì người lao động có xu hướng học tập để nâng
cao sự hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn của mình.
(3) Mục tiêu thoả mãn hoạt động xã hội: con người muốn được thể hiện
mình thông qua tập thể. Khi các mục tiêu thu nhập và mục tiêu phát triển cá
nhân đã được đáp ứng thì người lao động luôn có xu hướng tìm cách khẳng định
vị trí của mình trong xã hội thông qua các hoạt động xã hội.
Có hai loại động cơ lao động đó là:
Động cơ lao động bên trong: là ý nguyện của người lao động được thể hiện
thông qua mục tiêu mà người lao động đã xác định và nó trở thành động lực nội
tại thúc đẩy con người hoạt động. Động cơ bên trong phụ thuộc vào giá trị cá
nhân, nền văn hoá cộng đồng và nhận thức của người lao động về các vấn đề xã
hội.
Động cơ lao động bên ngoài: là điều kiện kích thích bên ngoài tạo nên cơ
sở thúc đẩy động cơ bên trong phát triển. Động cơ bên ngoài của người lao động
phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức mà họ tham gia. Như vậy, có thể cho rằng sự


hoạt động của tổ chức có thể củng cố và làm tăng cường động cơ làm việc của
người lao động nhưng cũng có thể làm suy thoái động cơ làm việc đó của người
lao động. Hoạt động của tổ chức tác động tới động cơ của người lao động trên
các góc độ: Sự nhận thức và xác định của các nhà quản trị về động cơ của người
lao động, sự nhận thức của người lao động về các chính sách của tổ chức, sự
thực hiện các chức năng lãnh đạo và văn hoá tổ chức.
Đến đây ta có thể hiểu động lực của người lao động như sau:
“Động lực lao động là các nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực
làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của
động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức và của bản thân người lao động.”
*
Động lực gắn liền với mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi công việc và
mục tiêu làm việc cụ thể. Tuy rằng động lực không phải là nhân tố duy nhất
quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả công việc nhưng khi có động lực,
người lao động sẽ làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn. Họ sẽ bộc lộ hết tài
năng của mình, phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để hoàn thành tốt nhất
*
*
Đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình Hành vi tổ chức - TS Bùi Anh Tuấn - Nxb Thống kê - 2004.
công việc mà tổ chức giao cho. Khi có động lực, năng suất và hiệu quả công
việc bao giờ cũng cao hơn so với lúc không có động lực làm việc.
Ví dụ, đối với một sinh viên nếu không đam mê yêu thích ngành học của
mình thì không thể học tốt được, khi đó họ học chỉ đối phó cho qua, hay xa hơn
nữa là lấy được cái bằng đại học. Nhưng khi họ nhận biết được và yêu thích
ngành học của mình họ sẽ say mê học để tiếp thu được nhiều kiến thức, để đạt
được bằng khá giỏi chứ không chỉ lấy bằng. Người lao động cũng vậy, khi
không có động lực họ vẫn có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ của mình
nhưng họ làm việc với tâm lý ngại việc, không ổn định, họ coi công việc như là
một nhiệm vụ chứ không phải sự yêu thích và say mê. Vì vậy họ có thể có xu

hướng rời xa tổ chức và sẽ gây ra một thiệt hại không nhỏ cho tổ chức.
Tạo động lực lao động: được hiểu là hệ thống các biện pháp, chính sách,
thủ thuật quản lý mà nhà quản lý sử dụng để tác động đến người lao động nhằm
làm cho người lao động có động lực trong công việc.
Vai trò của tạo động lực lao động.
Mặc dù quá trình tạo động lực lao động không tạo ra hiệu quả tức thời,
đòi hỏi nhiều chi phí về tiền bạc và công sức cũng như phải thực hiện liên tục
trong thời gian dài nhưng nếu thực hiện tốt thì đem lại rất nhiều lợi ích, không
chỉ cho bản thân người lao động mà còn cho cả tổ chức, cho cả xã hội nữa.
*Đối với người lao động .
- Động lực lao động là yếu tố thúc đẩy con người làm việc hăng say tích cực
hơn, có nhiều sáng kiến từ đó nâng cao được chất lượng công việc, tăng năng
suất lao động và nhờ đó thu nhập của họ được tăng lên. Khi thu nhập tăng thì
người lao động có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của mình.
- Động lực lao động còn giúp người lao động hiểu rõ và yêu công việc của
mình hơn.
*Đối với tổ chức.
- Người lao động có động lực lao động là điều kiện để tổ chức nâng cao năng
suất lao động, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
- Động lực lao động giúp người lao động hiểu và gắn bó hơn với tổ chức. Giúp
tổ chức có một đội ngũ lao động giỏi, trung thành, có nhiều phát minh sáng kiến
nhờ đó mà hiệu quả công việc của tổ chức tăng lên.
- Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của tổ chức. Qua đó thu hút nhiều
nhân tài về cho tổ chức.
- Cải thiện các mối quan hệ giữa người lao động với người lao động trong tổ
chức, giữa người lao động với tổ chức, góp phần xây dựng văn hoá công ty
được lành mạnh tốt đẹp.
*Đối với xã hội.
Động lực lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động của cá nhân
cũng như của tổ chức. Mà năng suất lao động của tổ chức tăng làm cho của cải

vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều và do vậy nền kinh tế có sự tăng
trưởng. Tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế, giúp
con người có điều kiện thoả mãn những nhu cầu của mình ngày càng đa dạng,
phong phú hơn. Qua đó động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày một
phồn vinh dựa trên sự phát triển của các tổ chức kinh doanh.
Tạo động lực cho người lao động vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu và
trách nhiệm của nhà quản lý. Khi người lao động có động lực làm việc sẽ tạo ra
khả năng nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công tác. Vì vậy
các nhà quản lý phải tìm mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của
người lao động trong khả năng và điều kiện cho phép để làm cho người lao
động thỏa mãn với công việc, từ đó tạo động lực lao động. Nếu làm được việc
này thì doanh nghiệp đã củng cố được lòng trung thành của người lao động và
tận dụng được khả năng tiềm ẩn của họ để phục vụ cho sự phát triển dài lâu của
doanh nghiệp.
1.2. Các học thuyết về động lực lao động.
1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow.
Trên thực tế học thuyết về tạo động lực được biết đến nhiều nhất là học
thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow. Ông đặt ra giả thuyết rằng trong
mọi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu 5 thứ bậc sau đây:
- Nhu cầu sinh lý: Bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác.
- Nhu cầu về an toàn: Bao gồm an ninh và bảo vệ khỏi những nguy hại về thể
chất và tình cảm.
- Nhu cầu xã hội: Bao gồm tình thương, cảm giác trực thuộc, được chấp nhận và
tình bạn.
- Nhu cầu về danh dự: Bao gồm các yếu tố bên trong như tự trọng, tự chủ và
thành tựu và các yếu tố bên ngoài như địa vị, được công nhận và được chú ý.
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Động cơ trở thành những gì mà ta có khả năng, bao
gồm sự tiến bộ, đạt được tiềm lực của mình và tự tiến hành công việc.
Khi mà một trong số các nhu cầu này được thỏa mãn một cách căn bản thì nhu
cầu tiếp theo sẽ chế ngự. Nếu mức độ nhu cầu của con người ngày càng lên cao,

càng thể hiện sự phát triển của xã hội. Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn
thì lập tức nhu cầu ở mức cao hơn sẽ chế ngự, nhưng không có nghĩa là nhu cầu
đã được thỏa mãn sẽ mất đi. Ví dụ như nhu cầu sinh lý được đảm bảo, con
người có cơm ăn, áo mặc thì sẽ xuất hiện nhu cầu an toàn. Nhưng khi đó người
ta lại xuất hiện nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì vậy không một nhu cầu nào
có thể được thỏa mãn triệt để. Những nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không
còn tác dụng tạo động lực lao động nữa, vấn đề của nhà quản lý là phải xác định
được nhân viên của mình đang ở thứ bậc nhu cầu nào để có phương pháp kích
thích tạo động lực lao động cho họ. Tuy nhiên ta không nên thỏa mãn tất cả các
nhu cầu của họ vì khi đó sẽ không còn tác dụng tạo động lực lao động cho họ
nữa, tất cả các nhu cầu của họ đã được thỏa mãn vì thế họ không còn hứng thú
trong công việc nữa.

Nhu cầu
tự hoàn thiện
NC được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
Sơ đồ 1 - Hệ thống nhu cầu của Maslow
Học thuyết của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt trong giới
quản lý và điều hành. Nó được chấp nhận do tính logic và tính dễ dàng mà nhờ
đó người ta có thể dùng trực giác để hiểu lý thuyết này. Hệ thống nhu cầu thứ
bậc của Maslow được nhiều nhà quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn trong
việc tạo động lực cho người lao động.
Tuy vậy học thuyết của Maslow vẫn còn một số hạn chế. Học thuyết này
chỉ đúng với các nước Phương tây còn đối với một số nước khác do quan điểm
truyền thống nên việc nhận thức về nhu cầu sẽ thay đổi. Điều này đòi hỏi nhà
quản lý cần phải biết được nhu cầu nào cần thoả mãn trước, nhu cầu nào thoả

×