Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đánh giá thực trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quá thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Điện Biên Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.01 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TIỂU LUẬN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Họ và tên học viên: Lê Thanh Duy
Lớp: CH18QL8.ĐB
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Khuất Tân Hưng
Đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn công tác:

I, PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tên đề tài: Đánh giá thực trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quá thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố Điện Biên Phủ.
2. Lý do chọn đề tài:
Từ sau khi chia tách tỉnh, tỉnh Điện Biên đã phát triển mạnh, đời sống người
dân được nâng cao. Các đô thị từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện lỵ đều được tập
trung nguồn lực đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, các
khu dân cư, các trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa, thể dục thể thao. Chỉ
sau hơn 15 năm, tỉnh Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực các đô thị mọc lên:
gồm thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Tủa
Chùa, thị trấn Điện Biên Đông, thị trấn Mường Ảng, thị trấn Mường Chà và 03
trung tâm huyện lỵ (huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ);
Thành phố Điện Biên Phủ phát triển tương đối nhanh từng bước đáp ứng là
trung hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh và khu vực. Các công trình trường
học, công sở, sân bay liên tục … được đầu tư xây dựng mới, khu đô thị hành chính


mới đã được phê duyệt quy hoạch, hứa hẹn một bộ mặt đô thị hiện đại xứng danh
là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng thành phố Điện Biên Phủ đối mặt
với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý các chất thải rắn, nước
thải. Thành phố Điện Biên Phủ không có quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý
nước thải sinh hoạt ở khu dân cư, nước thải sinh hoạt được thải chung với hệ thống
thoát nước mặt thành phố. Hệ thống thu gom xử lý nước thải mới được xây dựng
nhưng chưa vận hành hiệu quả, gần như toàn bộ nước thải sinh hoạt đều không
1


được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường, gây ôi nhiễm nguồn nước, ôi nhiễm môi
trường.
Sông Nậm Rốm là con sông chính chảy qua thành phố Điện Biên Phủ, có
chức năng quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu, thoát nước cho thành
phố. Hiện nay sông Nậm Rốm đang có nguy cơ suy giảm về chất lượng do phải
tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của cả lòng chảo
Mường Thanh, hiện nay gần như chưa có giải pháp để giảm thiểu tác động do nước
thải sinh hoạt từ dân cư và sản xuất. Mặt khác tỉnh Điện Biên chưa có quy định chế
tài thu gom và xử lý nước thải chung cho từng hộ dân, dẫn đến việc xây dựng hệ
thống thu gom và xử lý nước thải còn chưa hiệu quả, lãng phí đầu tư công.
Trước thực trạng đó, đề tài “Đánh giá thực trạng hệ thống thu gom và xử
lý nước thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quá thu gom, xử lý
nước thải sinh hoạt thành phố Điện Biên Phủ” được đặt ra nhằm mục đích đánh
giá thực trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt toàn thành phố, đặc biệt là
phường Mường Thanh, Tân Thanh, Nam Thanh và Noong Bua
Đề xuất giải pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện
khu dân cư của từng phường, xã, khu dân cư dọc sông Nậm Rốm nhằm cải thiện
chất lượng môi trường cho lưu vực sông, khắc phục một số tồn tại, hạn chế của hệ
thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại trong thành phố. Nhằm thúc

đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, trên cơ sở khai thác cơ sở
hạ tầng, khắc phục những bất cập hiện nay; từng bước xây dựng phát triển thành
phố xanh sạch đẹp tương xứng với vai trò vị thế chức năng là trung tâm kinh tế
chính trị của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây bắc nói chung trong giai đoạn
phát triển mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
a) Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thành phố.
- Về vị trí và vai trò chức năng.
- Về quy mô dân số.
- Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải hiện tại.
b) Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quá thu
gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Điện Biên Phủ.
c) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố Điện Biên Phủ.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:

2


+ Các hộ dân điển hình của từng phường xã, khu dân cư; Hệ thống hạ tầng
thoát nước thành phố Điện Biên Phủ; Hệ thống cấp nước sạch thành phố, thoát
nước thải, Nhà máy thu gom, xử lý nước thải thành phố.
- Thời hạn nghiên cứu: 6 tháng.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Các hộ dân sinh hoạt dọc bờ sông Nậm Rốm, nhà máy thu gom và xử lý
nước thải thành phố.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa về lý luận:
Là cơ sở tham khảo cho công tác quản lý quy hoạch thành phố, quản lý môi

trường, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
6.2 Ý nghĩa về thực tiễn:
Là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch đô thị, xây dựng hệ thống cấp
và thoát nước của thành phố, có thể dùng để áp dụng cho việc thu gom và xử lý
nước thải thành phố.
II, PHẦN NỘI DUNG
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng đề cương.
- Thu thập tài liệu quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước
thải thành phố, Nhà máy xử lý nước thải thành phố.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạt, chính sách huy động nguồn vốn, phân bổ
nguồn lực, sự tham gia phối hợp, phân công tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu
quả hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ.
2. Cơ sở lý lý luận, phương pháp nghiên cứu:
2.1 Cơ sở lý luận:
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin có liên quan đến thực trạng hệ
thống thu gom và xử lý nước thải; phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu phục
vụ cho nghiên cứu.
- Hệ thống hóa và kế thừa có chọn lọc số liệu, tài liệu của các đề tài, dự án
có liên quan.
- Phương pháp đánh giá, phận tích, tổng hợp.

3


- Ứng dụng kết quả nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ.

3. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Đề cương đề tài luận văn thạc sỹ, là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý,
quy hoạch đô thị, nâng cao hiệu quả thu gom xử lý nước thải đô thị.
4. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian thực hiện 6 tháng từ 06/2019-12/2019
5. Tài liệu tham khảo:
Lâm Minh Triết, 2004, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán
thiết kế công trình.
Nguyễn Việt Anh, (2011), Giới thiệu các giải pháp công nghệ thoát nước và
xử lý nước thải phân tán. Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường trường ĐHXD Hà
Nội.
Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 02/3/2010 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Hệ thống thoát nước, thu gom và
xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ;
Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Điện Biên
về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công hạng mục Mạng lưới thoát nước thải từ
cọc 74 đến nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước thải và các hạng mục
khác trong dây truyền công nghệ;
Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục điều chỉnh, bổ sung
thuộc công trình Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện
Biên Phủ;
Căn cứ Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 14/12/2017 của UBND tỉnh
Điện Biên V/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung dự án Hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ;
Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, Miền Trung và phía nam đến năm 2020.
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải;

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội
quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý
nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
4


Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên thời
kỳ 2006-2020;
Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/11/2011 của Tỉnh ủy về Chương trình
phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến
năm 2020;
Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của HĐND tỉnh Điện Biên
khóa XIV, kỳ họp thứ 4 về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) của tỉnh Điện Biên;
Nghị quyết số 28-NQ/HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh Điện Biên
khóa XIV, kỳ họp thứ 3 về việc thông qua đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2016-2020;
Kết luận số 03-KL/TU ngày 20/5/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 21/11/2011 của BCH Đảng bộ Tỉnh
(khóa XII) về “Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn
2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Nghị quyết số 255/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 về việc thông qua Đề án
Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến
năm 2020;
Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa
học của học viên./.


5



×