Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 90 trang )

2 2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Học viên thực hiện


Nguyễn Văn Cường











LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trường, em đã được Quý Thầy, Cô
giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Cần thơ truyền đạt
những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý
3 3
thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em


trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của Trường
Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Cần thơ lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trương Đông Lộc đã tạo điều kiện thuận
lợi, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em
có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị
trong phòng kinh tế TP Vị Thanh, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Hậu Giang và bà con nông dân tại 2 xã Tân Tiến và Hỏa Tiến đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của
mình.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị trong
phòng kinh tế và bà con nông dân trồng khóm tại TP Vị Thanh được nhiều sức
khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện



Nguyễn Văn Cường
4 4
MỤC LỤC
3.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất59
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

%: Phần trăm
/: Trên
βo: Hệ số tự do
β
i

:
Các hệ số được tính toán bằng phần mềm
SPSS
F: Số thống kê
R: Hệ số tương quan bội
R
2
: Hệ số xác định
Sig F: Mức ý nghĩa F









DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
5 5
BVTV Bảo vệ thực vật
FAO
Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương
nông liên hiệp quốc)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Ha Hécta
Kg Ki-lô-gam
KHKT Khoa học kỹ thuật

PTSX Phát triển sản xuất
TP Thành phố












DANH MỤC CÁC BIỂU
Số
hiệu
biểu
Tên biểu Trang
6 6
1.1 Tình hình sản xuất dứa trên thế giới giai đoạn: 2002 - 2007 16
2.1
Tốc độ tăng trưởng GDP TP Vị Thanh 2008-2013
22
2.2
Tình hình dân số TP Vị Thanh qua các năm 2008-2013
26
2.3
Diện tích và sản lượng cây trồng ở TP Vị Thanh năm 2013
27

2.4
Dấu kỳ vọng đối với các biến ảnh hưởng đến năng suất
33
3.1
Diện tích khóm trên địa bàn TP Vị Thanh 2008-2013
35
3.2
Diện tích, năng suất, sản lượng khóm trên địa bàn TP Vị Thanh
từ 2008-2013
37
3.3
Diện tích đất sản xuất của nông hộ
38
3.4
Nguồn lực lao động của nông hộ
39
3.5
Tuổi của chủ hộ
40
3.6
Trình độ học vấn của nông hộ
41
3.7
Trình độ tập huấn khoa học kỹ thuật của nông hộ
43
3.8
Thời gian tham gia sản xuất của nông hộ
43
3.9
Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất

45
3.10
Lý do trồng khóm của nông hộ
45
3.11
Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của nông hộ
47
3.12
Kế hoạch sản xuất của nông hộ
49
3.13
Năng suất, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hộ trồng khóm
50
3.14
Các khoản mục chi phí bình quân/1 ha đất trồng khóm/kỳ thu
hoạch
52
3.15
Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất khóm
54

Số
hiệu
biểu
Tên biểu Trang
7 7
3.16
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
55
3.17

Năng suất và thu nhập bình quân giữa hai qui mô sản xuất
58













DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
2.1
Bảng đồ hành chính thành phố Vị Thanh 2008
20
3.1 Cơ cấu diện tích đất sản xuất 39
3.2
Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ
42
3.3 Cơ cấu thời gian tham gia sản xuất 44
3.4 Cơ cấu lý do chọn giống 46
3.5 Cơ cấu lý do chọn bán 47

3.6 Cơ cấu quyết định giá bán 48
3.7 Cơ cấu chi phí, doanh thu và thu nhập bình quân 51
8 8
3.8 Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/kỳ thu hoạch 54








9 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để
đảm bảo cuộc sống của con người cũng như góp phần không nhỏ vào GDP
của cả nước. Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 70% dân số tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp (Bộ Tài chính 2011) . Vì vậy, việc phát triển tốt
một nền nông nghiệp hiện đại sẽ góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế đất
nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bên cạnh đó địa phương đóng góp một phần không nhỏ vào diện tích
đất nông nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là TP Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang. Sản xuất nông nghiêp ở đây rất đa dạng về vật nuôi, cây
trồng, trong đó cây ăn trái được xem là cây trồng phá thế độc quyền của cây
lúa. Nhờ vào ưu thế vùng sông nước phù sa dồi dào và sự sáng tạo của người
nông dân trong quá trình canh tác đã tạo ra những trái cây ngon có thể canh
tranh với nhiều giống cùng loại của các nước trong khu vực và lân cận.
Một trong những loại cây trồng có sự canh tranh với các vùng lân cận
của TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đó chính là cây khóm và nó được xem là 1

trong 4 cây trồng chủ lực của TP. Cây khóm tại đây được biết đến với vị ngọt,
thanh, ăn ít rát lưỡi, nó được hình thành và phát triển khoảng 80 năm qua,
nhưng cây khóm ở đây chưa thực sự mang lại cuộc sống khá giả, sung túc cho
người trồng khóm. Tuy đã được các cơ quan chức năng quan tâm chú trọng
nhưng vẫn còn gặp nhiều vấn đề bất cập khó khăn, và cuộc sống của người
dân trồng khóm chưa thật sự được cải thiện về mặt kinh tế. Hiện nay tình hình
sản xuất còn nhỏ lẻ chưa theo một qui trình kỹ thuật thống nhất, đa số vẫn còn
làm theo kinh nghiệm truyền thống, khiến cây bị thoái hóa, vùng đất trồng
khóm kém màu mỡ, đất bị nhiễm mặn, ngập nước, kỹ thuật phòng trừ sâu
10 10
bệnh còn thấp đặc biệt là giá cả đầu ra còn bấp bênh gây rất nhiều khó khăn
cho người trồng khóm. Để hiểu rõ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng khóm (dứa) của các
nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang” được hình thành, qua đó
ta khắc phục những hạn chế đang tồn tại và đề xuất những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả trồng khóm của các nông hộ tại đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân
tích hiệu quả trồng khóm của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng
khóm của các nông hộ trên địa bàn.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải cơ sở khoa học và thực tiển về các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất khóm của các hộ nông dân.
+ Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
trồng khóm của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng khóm của các
nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là hiệu quả sản xuất khóm của

các nông hộ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động
rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau từ chăn nuôi đến trồng trọt về
nông, lâm, ngư nghiệp…. Ở đây đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hiệu
11 11
quả kinh tế của các nông hộ trồng khóm tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu
Giang.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu tại TP Vị Thanh, Tỉnh
Hậu Giang với cỡ mẫu là 50 hộ. Đối tượng được khảo sát là các nông hộ trồng
khóm trên địa bàn.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài chủ yếu đánh giá thực trạng trồng khóm
của các nông hộ tại Vị Thanh qua các năm 2011-2013 và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng thông qua số liệu điều tra của năm 2014 về việc thu thập thông tin
tình hình trồng khóm của nông hộ trong những năm 2011- 2013.
4. Nội dung nghiên cứu:
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực trạng trồng khóm của các hộ nông dân tại TP Vị
Thanh qua các năm 2011-2013.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng khóm của
các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
các nông hộ trồng khóm tại TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang





12 12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về quá trình trồng khóm (dứa)
1.1.1.1. Khái niệm:
Khóm (dứa), tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới.
Khóm là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.
Quả khóm thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp
lại. Còn quả thật là các "mắt khóm

. Quả khóm được ăn tươi hoặc đóng hộp
dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước khóm, hoặc nước quả hỗn hợp.
1.1.1.2. Đặc điểm sản xuất của cây khóm
Cây khóm xuất hiện trên mãnh đất Hậu Giang vào năm 1930, được
trồng ở TP Vị Thanh đa số là giống Queen (Nữ hoàng). Nét riêng của giống
khóm này là trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt
hơi sâu, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Đặc biệt, trái khóm
ở đây có thể để khoảng 10-15 ngày không bị thối. Cây khóm cao trên 1 mét,
trọng lượng 1,5-2kg/trái.
Cây khóm là cây ưa phèn. Là loại cây ít đòi hỏi hỏi về nước, chịu ngập
kém, khoảng 1000 -1500 mm/l năm được xem là thích hợp. Nhiệt độ thích
hợp sinh trưởng, phát triển của cây là 23 – 25
o
C và nhiệt độ này cũng là nhiệt
độ thích hợp cho giai đoạn khóm tới thu hoạch sản phẩm. Khóm là cây trồng
dài ngày rất cần phèn cho giai đoạn phát triển và cho trái.
13 13
Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa (tháng 4 và tháng 5). Nếu trồng
bằng chồi thân thì phải trồng được 8 - 10 tháng thì mới xử lý ra hoa, nếu trồng

bằng chồi cuống thì phải trồng được 12 tháng mới xử lý ra hoa. Cây khóm là
loại cây ra hoa trong giai đoạn ngày ngắn. Việc xử lí ra hoa giúp rải vụ trong
năm là điều cần thiết để tránh ứ đọng sản phẩm. Do đó cây khóm cho thu
hoạch chính vụ khoảng tháng 2, tháng 3 và nghịch vụ khoảng tháng 7, tháng
8.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
1.1.2.1. Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và
chăn nuôi gia súc, gia cầm….[4, tr.6]. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan
trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi
công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh
tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội
mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân
ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu
hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ
giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình
của mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế
biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích
thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay,
14 14
nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó
không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con
người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật
cảnh, chất hóa học, lai tạo giống…
1.1.2.2. Đặc điểm

Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp,
sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất nông
nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực
[4, tr.6].
1.1.3. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ:
1.1.3.1. Khái nhiệm về hộ:
Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là lình thức liên kết
giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung,
hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất
của hộ gia đình [3, tr.5].
Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh
tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá
đặc biệt.
Trong cấu trúc nội tại, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ. Do đó hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi,
phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể
cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được
[3, tr.5].
15 15
1.1.3.2. Khái quát về kinh tế hộ:
Việt Nam hiện nay có dân số trên 80 triệu dân, trên 70% dân số sinh
sống ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc.
Trong điều kiện đó, hộ được khái niệm như sau:
“Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ
chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu
dùng”[3, tr.5]. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc
độ:

- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân
lực, vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành
nghề, vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển kinh tế của hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và
hộ nông dân, trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thường là những ông, bà, cha, mẹ… và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản xuất nông-lâm-nghiệp) trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều
người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những
người cùng sống trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về
tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có
nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có
16 16
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản
phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã
bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập
còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái
sản xuất. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm
cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình.
1.1.3.3. Đặc điểm của kinh tế hộ
Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ
qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà
có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.

- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ
thể đích thực của hộ và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,
quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ
và trách nhiệm, đều có ý thức tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trưng nổi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất
nhỏ bé và quy mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng dân
số, xu hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp,
giao thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp
muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông
nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng áng
hộ sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được
xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng thuê mướn nhân công lao
động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao
17 17
động nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi làm thuê
như một phương thức kiếm sống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao
động bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau
giữa các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một
đặc điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân
là thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Theo vào đó,
chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo
nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản
xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu
nhập của đại bộ phận là thấp[3, tr.6-tr.7].
1.1.3.4. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của

nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt
chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết
thống, ngoài ra còn do huyết thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm
lý đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó
với nhau trên mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, mà
cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng
mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày
càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ
chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao
động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả
năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
công và hợp tác lao động một cách hợp lý.
18 18
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò
hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn
nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ
nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản
xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở
Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn quy mô sản xuất nhỏ và phân tán,
nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông
hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng nhanh
sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu góp phần sử
dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và
tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng và Nhà nước
ta cũng như nhân dân. Nhằm để tăng thêm thu nhập cho người dân, làm cho
nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước[3,

tr.7-tr.8].
1.1.4. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất:
1.1.4.1. Hiệu quả
Hiệu quả là "kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm" ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
289).
19 19
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế
nó là "Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo
chi phí phí được gọi là hiệu quả kinh tế." (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang
244).
1.1.4.2. Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong
việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ
tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt
kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được
đó là hiệuquả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một
vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả
sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế
(hiệu quả chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối.
- Hiệu quả kinh tế:
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét
các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết, hiệu
quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất
đai, vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra một lượng sản

phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi
làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị còn ngược lại thì không có hiệu
quả, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật
chất, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố
sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
20 20
Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm
lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn bỏ ra, thời gian thu hồi
vốnChỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số
vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng
thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong trường hợp, để phân
tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu
quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc
làm để giảm nạn thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội, cũng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công
bằng xã hộiTừ đó có khái niệm kinh tế -xã hội.
- Hiệu quả kỹ thuật:
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát
từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành
phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải
đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà
sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực
đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối
ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
- Hiệu quả phân phối:
Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa
là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người lao động
cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của

người sử dụng nó đạt được cao nhất.
- Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được đo lường như sau:
Hiệu quả sản xuất = Doanh thu trên một đơn vị diện tích - Tổng chi phí
trên một đơn vị sản xuất.
21 21
Trong đó:
Doanh thu/đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng/đơn vị diện tích.
Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích bằng tổng chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí sản xuất khóm bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi
phí thuốc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí trồng cây giống, chi phí chăm sóc, chi
phí vậnchuyển, chi phí làm thủy lợi, chi phí lãi vay, chi phí khấu hao máy
móc, chi phí khác (nếu có)

1.2. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2009) nghiên cứu tình
hình sản xuất, tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh
Hậu Giang. Trong nghiên cứu này các tác giả áp dụng công cụ thống kê mô tả
để mô tả thực trạng sản xuất khóm và phát họa hệ thống phân phối, tiêu thụ
sản phẩm khóm của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra mô hình hồi qui
tuyến tính còn được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ. Phương pháp phân tích
SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ từ
đó đề xuất các giải pháp thiết thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao
thu nhập và hiệu quả sản xuất khóm.
Mai Văn Nam (2009) nghiên cứu hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
ở Cần Thơ, đồng bằng Sông Cửu Long các vấn đề cần được giải quyết. Số liệu
thứ cấp và sơ cấp với 177 mẫu được dùng trong nghiên cứu; phương pháp lấy
mẫu phân tầng ngẫu nhiên được sử dụng cho chọn các địa điểm khảo sát và
chọn các hộ nông dân, thương lái người buôn và bán lẻ, người tiêu dùng, nhà

máy xay xát và các Công ty nông nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp
thống kê mô tả, phân tích mô hình hàm phân biệt và phương pháp phân tích
22 22
kênh phân phối được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) giá bán và sản lượng lúa không ổn định là nguyên nhân chính tạo nên sự
khác biệt về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này cho thấy việc trồng lúa của
nông dân ở vùng nghiên cứu chưa được quy hoạch và chưa nhận được sự
hướng dẫn hay định hướng vĩ mô đầy đủ từ các cơ quan quản lý nông nghiệp
chức năng; (2) nông hộ có thu nhập thấp thường thiếu phương tiện sản xuất,
chế biến bảo quản, vận chuyển, thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cần bán
lúa ngay sau thu hoạch nên bị thương lái ép giá; nông hộ có thu nhập thấp
không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sau
thu hoạch nên hiệu quả trồng lúa giảm; (3) kênh phân phối lúa gạo kém hiệu
quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thiếu liên kết giữa tuyến
kênh phân phối lúa gạo xuất khẩu và nội địa, thiếu tổng kho lương thực chế
biến và dự trữ lúa gạo xuất khẩu, thiếu chức năng giám sát và điều tiết vĩ mô
hiệu quả của các cơ quan quản lý lương thực nên các tác nhân trong kênh
phân phối luôn bị động trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Để tăng hiệu quả
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, các giải pháp đề xuất như: (1) giải pháp về chọn
giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa; (2) giải pháp
về tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; (3) giải pháp về
xây dựng tổng kho chế biến và dự trữ lúa gạo tại vùng trọng điểm sản xuất
lúa; (4) giải pháp về hoàn thiện kênh phân phối lúa gạo.
Huỳnh Trường Huy (2007) đã khảo sát 261 nông hộ sản xuất lúa vụ
Đông Xuân 2005-2006 tại Cần Thơ và Sóc Trăng; nhằm mục đích cung cấp
một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất lúa và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
sản xuất lúa. Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số
mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng , lúa-thủy sản,
lúa-màu; trong đó việc sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ biến

23 23
nhất. Đồng thời, nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật chủ yếu từ các
phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông địa phương. Hơn nữa
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình cải tiến cao
hơn so với mô hình truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận
tăng 42%. Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị
đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên đơn vị đất
canh tác lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.


1.3 . Tổng quan về tình hình trồng khóm trên thế giới và tại Việt nam
1.3.1. Tình hình trồng khóm trên thế giới
Khóm (dứa) (Ananas comosus L.) là một trong những cây ăn trái quan
trọng trên thế giới đứng thứ ba sau chuối và cây có múi, với tổng sản lượng
trên thế giới khoảng 15.886.647 Mt (FAO, 2005), dứa tiêu thụ chủ yếu qua
chế biến và ăn tươi. Các nước trồng nhiều dứa trên thế giới như Thailand,
Philippines, Costa-Rica, Malaysia. Các nước nhập khẩu dứa chủ yếu hiện nay
trên thế giới như: Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Canada.
Năm 2007, sản xuất dứa của thế giới đạt 18,9 triệu tấn (theo FAOSTAT
2009 -). So với năm 2002, sản lượng đã tăng 19%.
Thái Lan, Philippines và Indonesia là những nước sản xuất chính mặt hàng
dứa đã chế biến (như nước ép dứa và dứa đóng hộp) cho thị trường xuất khẩu.
Một thị trường xuất khẩu thường bao gồm 80% dứa đóng hộp và nước ép và
20% mặt hàng dứa tươi. Ấn Độ và Trung Quốc là những nhà xuất khẩu lớn
nhưng những nước này có thị trường nội địa lớn và không cung cấp nhiều
hàng cho xuất khẩu. Nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng dứa tươi là Costa Rica
24 24
với 47% thị phần xuất khẩu của cả thế giới. Những nước xuất khẩu lớn còn lại
là Philippines, bờ biển Ngà, Ecuador, Panama, Ghana và Honduras.









Biểu 1.1 Tình hình sản xuất dứa trên thế giới giai đoạn: 2002 - 2007
Đơn vị: nghìn tấn

Sản xuất của thế giới
2002 2003 2004 2005 2006 2007
15.801 16.139 16.714 17.852 19.038 18.874
Braxin 2.150 2.160 2.216 2.292 2.561 2.666
Thái Lan 1.739 1.899 2.101 2.183 2.705 2.320
Philippines 1.639 1.698 1.760 1.788 1.834 1.900
Indonesia 556 677 710 925 1.428 1.500
Trung Quốc 1.244 1.270 1.267 1.289 1.392 1.440
Ấn Độ 1.180 1.310 1.234 1.229 1.353 1.308
Costa Rica 992 984 1.077 1.605 1.200 1.225
Nigeria 889 889 889 890 895 900
Mehicô 660 721 669 552 634 635
Kenya 620 399 600 600 600 605
Bờ biển Ngà 228 243 216 195 250 240
25 25
(Nguồn: FAOSTAT, 2009)
Trong vòng 30 năm qua, đã có nhiều thay đổi trong sản xuất dứa. Tình
hình sản xuất của Hoa Kỳ, trước kia vẫn là một nước sản xuất lớn mặt hàng
này, đã giảm đáng kể. Bờ biển Ngà là nước cung cấp hàng đầu, chủ yếu cung
cấp loại dứa "Smooth Cayenne". Ngày nay nước này chỉ chiếm khoảng 4,6%

lượng cung. Do sự bất ổn về chính trị gia tăng, hạn hán và việc các nước khác
đưa ra các loại dứa mới, nguồn cung của bờ biển Ngà sang EU đã giảm đáng
kể trong những năm gần đây (theo CITRAD). Tháng 11 năm 2008, EU đã ký
Hiệp định thương mại song phương với Bờ biển Ngà, trong đó có lịch trình
nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phát triển có thể giúp tăng kim ngạch
xuất khẩu dứa của nước này (theo Freshfel, 2008).
Từ năm 2002 đến năm 2006, giao thương mặt hàng dứa đã tăng 79% về
khối lượng (theo FAOSTAT 2009). Costa Rica đã có sự tăng trưởng đáng kể
trong 10 năm qua và hiện nay là nước xuất khẩu dứa hàng đầu trên thị trường
thế giới. Hiện nay, 66% lượng dứa tươi EU nhập khẩu là từ Costa Rica. Việc
công ty đa quốc gia Del Monte giới thiệu loại dứa mới MD2 (có vị ngọt sắc)
vào giữa những năm 1990 chính là nguyên nhân chính của sự thành công này.
Loại dứa này được trồng chủ yếu ở Costa Rica và đã có sự thành công đáng kể
trong thương mại. Loại dứa MD2 này được trồng ở nhiều nước Mỹ La tinh và
Châu Phi. Khoảng 80% trong tổng lượng dứa tươi xuất khẩu là dứa MD2 và
đã trở thành một mặt hàng được tiêu dùng phổ biến ở nhiều nước EU. Một vài
loại dứa khác được tiêu dùng trên thị trường EU là "Smooth Cayenne" và
"Sugarloaf". Dứa nhỏ và dứa bao tử là một loại dứa đặc biệt ("Nữ hoàng
Victoria") có trọng lượng khoảng 400 - 500gr một quả.

×