Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.48 KB, 5 trang )

KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2017
(Trích báo cáo của Cục Thú y)
1. Bệnh cúm gia cầm (CGC)
* Tình hình dịch CGC trên thế giới:
Trong năm 2017, dịch CGC đã xảy ra ở nhiều
nước trên thế giới, cụ thể:
- Cúm A/H5N1: Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Camê-run, Pháp, Ấn Độ, Iran, Lào, Li-bi, Ma-lai-xi-a,
My-an-ma, Nê-pan, Niger, Tơ-gơ.
- Cúm A/H5N6: Áo, Hy Lạp, Hồng Kơng, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Lào, My-an-ma, Phi-líp-pin.
- Cúm A/H5N8: Băng-la-đét, Bỉ, Bun-ga-ri,
Ca-mê-run, Cơng-gơ, Cờ-rốt-ti-a, Cộng hòa Séc;
Đan Mạch, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp,
Hung-ga-ri, Ấn Độ, I-ran, Ai-len, Israel, Italia,
Hàn Quốc, Ku-wat, Li-thua-ni-a, Luých-xăm-bua,
Nê-pan, Hà Lan, Niger, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Ruma-ni, Nga, Séc-bi-a, Slơ-va-ki-a, Slơ-ve-nia, Nam
Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tuy-ni-si,
U-gan-da, Vương quốc Anh, Zim-ba-b.
- Cúm A/H5N2: Pháp, Hoa Kỳ.
- Cúm A/H5N9: Pháp.
- Cúm A/H5N5: Cờ-rốt-ti-a; Cộng hòa Séc,
Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Séc-bi-a, Slơve-ni-a.
- Cúm A/H7N8: Mỹ.
- Cúm A/H7N3: Mê-hi-cơ.
- Cúm A/H7N7: Ý.
Riêng Trung Quốc đã phát hiện được một số
chủng vi rút cúm như: A/H7N9, A/H5N1, A/H5N2,
A/H5N6, A/H5N8.
* Dịch cúm trên gia cầm tại Việt Nam


Năm 2017, tồn quốc đã xảy ra 40 ổ dịch cúm
A/H5 (34 ổ dịch gây ra do virus cúm A/H5N1 và 6
ổ dịch do virus cúm A/H5N6; trung bình mỡi ở dịch

có 1.258 con gia cầm mắc bệnh) tại 83 hộ chăn ni
gia cầm tại 31 huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố. Tổng
số gia cầm mắc bệnh là 50.316 con (gà 25.198 con,
chiếm 50,08% tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 24.665
con, chiếm 49,02%%; ngan 453 con, chiếm 0,90%)
và số gia cầm tiêu hủy là 73.835 con (gà 36.965 con,
chiếm 50,06% tổng số gia cầm tiêu hủy; vịt 36.388
con, chiếm 49,28%; ngan 482 con, chiếm 1,30%).
Ngồi ra, một số địa phương có một số ổ dịch và đã
được cơ quan thú y và các cơ quan liên quan của địa
phương phát hiện và xử lý kịp thời.
So với năm 2016, diện dịch và mức độ dịch đều
tăng, cụ thể: số ổ dịch tăng 2,86 lần, số huyện có
dịch tăng 2,58 lần, số tỉnh có dịch tăng 3 lần; số gia
cầm mắc bệnh tăng gần 5,05 lần.
Cúm A/H5N1:
Trong năm 2017, tồn quốc đã xảy ra 34 ổ dịch
cúm A/H5N1 tại 27 huyện thuộc 17 tỉnh, thành phố
(Cao Bằng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam
Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Sóc
Trăng, TP. Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh
Long, Hậu Giang, Đồng Nai, Tây Ninh). Số gia
cầm mắc bệnh là 39.636 con (gà 22.918 con, chiếm
57,82% tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 16.265 con,
chiếm 41,04%; ngan 453 con, chiếm 1,14%) và
số gia cầm tiêu hủy là 56.125 con (gà 34.465 con,

chiếm 61,41% tổng số gia cầm tiêu hủy; vịt 21.178
con, chiếm 37,73%; ngan 482 con, chiếm 0,86%).
Cúm A/H5N6:
Trong năm 2017, tồn quốc đã xảy ra 6 ổ dịch cúm
A/H5N6 tại 5 huyện thuộc 5 tỉnh (Cao Bằng, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và Kon Tum).
Số gia cầm mắc bệnh là 10.680 con (gà 2.280 con,
chiếm 21,35% tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 8.400
con, chiếm 78,65%) và số gia cầm tiêu hủy là 17.710
con, bao gồm cả gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn
mắc bệnh (gà 2.500 con, chiếm 14,12% tổng gia cầm
tiêu hủy; vịt 15.210 con, chiếm 85,88%).

85


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018

Trong tháng 1/2018: đã ghi nhận các ổ dịch cúm
gia cầm A/H5N6 tại Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản;
cúm A/H5N1 tại Bang-la-đét, Ni-ge-ri-a; cúm A/
H5N8 tại I-rắc, Ni-ge-ri-a, Nam Mỹ, Ả-rập Xê-út;
cúm A/H5N2 và cúm A/H7N9 tại Trung Quốc.
Hiện nay, cả nước không có dịch cúm gia cầm
xảy ra.
* Bệnh cúm trên người
Cúm A/H5N1:
- Trên thế giới: Theo thông báo của Tổ chức Y tế
thế giới, trong năm 2017, chỉ phát hiện ca bệnh cúm
A/H5N1 tại Ai Cập với 8 người mắc bệnh, trong đó

có 1 ca tử vong.
- Tại Việt Nam: Từ năm 2015 đến nay, cả nước
không ghi nhận ca bệnh cúm A/H5N1.
Cúm A/H7N9:
Theo thông báo của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO): năm 2017,
Trung Quốc đã ghi nhận 813 trường hợp người
bị nhiễm virus cúm A/H7N9. Như vậy, tính từ
cuối tháng 3/2013 (phát hiện trường hợp đầu tiên
nhiễm virus cúm A/H7N9) đến ngày 19/12/2017
đã có 1.623 người Trung Quốc bị nhiễm virus cúm
A/H7N9 (bao gồm cả 3 trường hợp người Trung
Quốc đến Ca-na-đa và Ma-lai-xi-a thì phát bệnh),
trong đó đã có 620 ca tử vong. Tính đến nay, Trung
Quốc cũng đã phát hiện gần 3.000 mẫu dương tính
với virus cúm A/H7N9 trên gà, vịt, bồ câu, vẹt
và mẫu môi trường tại các chợ gia cầm, một số
trường hợp phát hiện ở trại gia cầm nuôi thương
phẩm, gia cầm giống. Trong số 1.623 người bị
nhiễm cúm A/H7N9, đã phát hiện 25 mẫu virus
cúm A/H7N9 phân lập từ mẫu của người bị mắc
bệnh (tỉnh Quảng Đông và Đài Loan) là chủng độc
lực cao đối với gà. Thêm vào đó, từ 10/1/2017,
chủng virus độc lực cao A/H7N9 cũng đã được
phát hiện trên 54 mẫu gia cầm và môi trường tại 26
chợ buôn bán gia cầm sống (thuộc địa bàn các tỉnh
Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Nam, Quảng Tây, Hà
Bắc, Hà Nam, Hồ Nam) và 10 trang trại chăn nuôi
gia cầm (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Hà
Bắc, Hà Nam, Hồ Nam).

Diễn biến dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc
là phức tạp và chưa được kiểm soát, cụ thể: dịch
vẫn tiếp tục lây lan tại Trung Quốc, đặc biệt tại các
tỉnh phía Nam và tỉnh giáp biên giới với Việt Nam;

86

virus có sự gia tăng độc lực đối với gia cầm và gây
bệnh lâm sàng cho gia cầm nuôi trong các trang
trại. Do đó, hiện nay nguy cơ virus cúm A/H7N9 và
các chủng virus khác chưa có ở Việt Nam (A/H5N2,
A/H5N8) xâm nhiễm vào nước ta là rất cao với các
lý do sau đây: (1) Hiện nay, do thời tiết chuyển
lạnh và mùa đông thường ghi nhận nhiều ca bệnh
cúm A/H7N9 tại Trung Quốc; do vậy giá gia cầm
và sản phẩm gia cầm tại Trung Quốc có thể giảm
mạnh do người tiêu dùng tẩy chay vì lo ngại cúm
A/H7N9, kết hợp với các biện pháp phòng chống
dịch quyết liệt của Trung Quốc như: đóng cửa chợ
gia cầm sống, cấm buôn bán, giết mổ gia cầm,…
nguy cơ làm gia tăng hoạt động vận chuyển gia cầm
qua biên giới đưa vào nước ta tiêu thụ. (2) Dịch
cúm A/H7N9 được phát hiện nhiều tại các tỉnh phía
Nam của Trung Quốc, trong đó có các tỉnh Quảng
Tây, Vân Nam giáp biên giới nước ta. (3) Các hoạt
động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản
phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc tại các
tỉnh biên giới phía Bắc vẫn chưa hoàn toàn chấm
dứt; có khả năng gia tăng trong dịp cuối năm và
Tết Nguyên đán. (4) Hoạt động thương mại, du lịch

của nhân dân hai nước, đặc biệt cư dân biên giới có
thể đưa virus cúm A/H7N9 xâm nhiễm (thông qua
người nhập cảnh) vào trong nước như đã từng xảy
ra đối với Ma-lai-xi-a và Ca-na-đa.
* Một số đặc điểm dịch tễ của các ổ dịch
- Địa bàn: các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải
rác, mỗi tỉnh chỉ xuất hiện 1-2 hộ có dịch, dịch chủ
yếu xảy ra ở những hộ nuôi gia cầm nhỏ lẻ có quy
mô từ vài trăm đến khoảng hơn 1 nghìn con gia cầm
(trung bình mỗi hộ có 606 con gia cầm mắc bệnh).
Các ổ dịch cúm A/H5N6 chủ yếu xảy ra ở khu
vực Bắc Trung bộ, trong khi các ổ dịch cúm A/
H5N1 xảy ra ở cả 3 khu vực Bắc, Trung và Nam.
- Thời gian: các ổ dịch xuất hiện chủ yếu trong
4 tháng đầu năm (chiếm 87,50%).
- Loài vật: các ổ dịch xuất hiện chủ yếu trên gà
(50,08%) và vịt (49,02%).
- Về virus: năm 2017 có 2 chủng virus cúm gia
cầm A/H5N1 và A/H5N6 lưu hành tại Việt Nam. Về
cơ bản, virus cúm A/H5N1 năm 2017 thuộc nhánh
2.3.2.1c và không có biến đổi nhiều về di truyền;
virus cúm A/H5N6 năm 2017 thuộc nhánh 2.3.4.4
(dòng Jiangxi). Virus cúm A/H5N6 có xu hướng biến


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018

đổi tách thành một phân nhánh riêng so với các virus
cúm A/H5N6 được phát hiện trước đây.
- Về vacxin: Hiện nay, các loại vacxin được

phép lưu hành trên thị trường có thể phòng bệnh
CGC như: vacxin Navet-Vifluvac của Công ty
Navetco, vacxin H5N1 Re6, H5N1 Re5 của Trung
Quốc, trong đó:
+ Vacxin cúm H5N1 Navet-Vifluvac sử dụng
để phòng bệnh CGC do virus cúm A/H5N6 nhánh
2.3.4.4 gây ra (bảo hộ 80%). Đối với virus cúm A/
H5N1 nhánh 2.3.2.1c, tỷ lệ bảo hộ đạt 60%.
+ Vacxin cúm H5N1 Re-6 sử dụng để phòng
bệnh CGC do virus cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c
gây ra (bảo hộ 90%). Đối với vius cúm A/H5N6
nhánh 2.3.4.4, tỷ lệ bảo hộ đạt 20%.
+ Vacxin cúm H5N1 Re-5 sử dụng để phòng
bệnh CGC do virus cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c
gây ra (bảo hộ 80%). Đối với virus cúm A/H5N6
nhánh 2.3.4.4, tỷ lệ bảo hộ đạt 60%.
* Nhận định:
Nhìn chung, các địa phương đã khống chế tốt
các ổ dịch, không để lây lan rộng và không lây bệnh
cho người, mức độ thiệt hại cho ngành chăn nuôi
gia cầm là không đáng kể, tạo điều kiện cho phát
triển chăn nuôi gia cầm.
- Dự báo trong thời gian tới, các ổ dịch có thể
vẫn phát ra rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ
cao, đặc biệt khu vực nuôi nhiều thủy cầm, xung
quanh chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực có ổ
dịch cũ.
- Đến nay, dịch cúm gia cầm tại Việt Nam đã trở
thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát
sinh rải rác, lẻ tẻ.

- Các ổ dịch trong những năm gần đây đều phát
ra trên đàn gia cầm của hộ gia đình, chủ yếu là vịt
được nuôi phân tán, nhỏ lẻ và không có hiện tượng
lây lan rộng.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên
địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành chủng
virus và hướng dẫn sử dụng vacxin năm 2017 (công
văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức
mua đúng loại vacxin phòng, chống dịch nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
2. Bệnh lở mồm long móng gia súc

* Tình hình dịch
Năm 2017, cả nước đã xảy ra 13 ổ dịch LMLM
tại 8 huyện của 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk
và Bắc Kạn. Tổng số gia súc mắc bệnh là 1.429 con
(trong đó có trâu 78 con, chiếm 5,45% tổng số gia
súc mắc bệnh; bò 1342 con, chiếm 83,91%; lợn 9
con, chiếm 0,62%). Ngoài ra, một số địa phương
có xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ (dịch trên trâu bò ở khu
vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên
và trên lợn ở khu vực Nam bộ) và đã được các cơ
quan liên quan của địa phương phát hiện và xử lý
kịp thời.
So với năm 2016, diện dịch và mức độ dịch đã
giảm, cụ thể: số ổ dịch giảm 4,61 lần, số huyện có
dịch giảm 3,5 lần, số tỉnh có dịch giảm 3 lần và số
gia súc mắc bệnh giảm 1,92 lần.
Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
* Một số đặc điểm dịch tễ

- Địa bàn: dịch LMLM chủ yếu xảy ra ở một số
tỉnh miền Trung, nơi có ổ dịch cũ và bị ảnh hưởng
bởi lũ lụt như Hà Tĩnh, Gia Lai và Đắk Lắk, quy mô
dịch từ 3-4 xã/tỉnh; bình quân mỗi ổ dịch có khoảng
110 con gia súc mắc bệnh.
- Thời gian: dịch xảy ra chủ yếu vào các tháng
mưa lũ (các tháng 7, 8 và 10).
- Loài vật: dịch xuất hiện chủ yếu trên bò (chiếm
83,91%), trên trâu (gần 5,45%) và trên lợn (0,62%).
- Virus: 38,46% số ổ dịch là do virus LMLM
type O gây ra (chủ yếu là dòng Mya-98, Ind2001
và Cathay), 7,69% số ổ dịch do virus LMLM type
A (chủ yếu là dòng Asia) và có tới 53,85% số ổ
dịch chưa xác định được type virus gây bệnh (do
không lấy được mẫu hoặc mẫu lấy không bảo đảm
số lượng và chất lượng).
- Vacxin có chứa tối thiểu 2 chủng virus LMLM
type O3039, OManisa, OTaw98 hoặc OTur5/09 có hiệu lực
cao với các chủng virus type O đang lưu hành và
vacxin chứa tối thiểu 2 chủng virus LMLM type
AIrq22, AMay97, ATur06 có hiệu lực cao với chủng virus
type A đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay.
* Nhận định
- Các ổ dịch vừa qua phát sinh chủ yếu là do gia
súc trong khu vực có ổ dịch cũ nhưng chưa được
tiêm phòng vacxin LMLM; một số ổ dịch do dự án

87



KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018

xóa đói giảm nghèo cung cấp con giống không rõ
nguồn gốc xuất xứ, không tuân thủ quy trình kiểm
dịch; một số người dân mua gia súc không rõ nguồn
gốc, gia súc bệnh tại các chợ buôn bán trâu bò, trong
khi đó việc tiêm phòng vacxin LMLM cho đàn gia
súc trên địa bàn chưa đảm bảo (tiêm không đạt tỷ
lệ, chỉ tiêm vacxin từ nguồn hỗ trợ của Trung ương)
tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.
- Tập quán nuôi trâu bò thả rông, đặc biệt tại
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào Tây
Nguyên gây khó khăn cho công tác tiêm phòng và
triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Việc tiêm phòng vacxin LMLM tại một số địa
phương trong nửa đầu năm 2017 gặp khó khăn về
nguồn cung ứng vacxin, một số địa phương triển
khai tiêm không triệt để, tỷ lệ tiêm phòng thấp.
Những vùng có nguy cơ cao, khu vực ổ dịch cũ
cũng chưa được tiêm phòng đạt tỷ lệ theo quy định.
- Công tác giám sát phát hiện và báo cáo ổ dịch
tại một số địa phương chưa được nghiêm túc, báo
cáo dịch chậm làm tăng nguy cơ dịch lây lan rộng
và khó kiểm soát; nhiều ổ dịch không được lấy
mẫu xét nghiệm xác định type virus gây bệnh để
làm căn cứ sử dụng vacxin (điển hình là tại tỉnh Hà
Tĩnh, sau đó là tại các tỉnh Đắk Lắk và Bắc Cạn).
Công tác kiểm dịch vận chuyển nội địa vẫn còn
nhiều bất cập.
- Sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp

tại một số nơi chưa được sâu sát, còn nặng về hình
thức chỉ đạo bằng văn bản, thiếu sự kiểm tra, đôn
đốc và giám sát thực hiện tại tuyến cơ sở; một số
dự án cung cấp con giống gia súc, dự án xóa đói
giảm nghèo không thông báo cho cơ quan thú y địa
phương, không tuân thủ quy trình kiểm dịch vận
chuyển động vật; một số ổ dịch dây dưa, kéo dài
nhưng địa phương vẫn không công bố dịch, gây khó
khăn cho việc triển khai các biện pháp quản lý vùng
dịch và tiêm phòng bao vây, kiểm soát vận chuyển
động vật mẫn cảm ra khỏi địa bàn có dịch.
- Một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch về
tài chính, lực lượng, vật tư hóa chất,... để chủ động
phòng, chống dịch nên khi dịch xảy ra đều bị động,
không ứng phó kịp thời.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng trong phòng chống dịch bệnh chưa thường
xuyên, liên tục. Nhiều người vẫn chưa chủ động

88

áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo
quy định và không tuân thủ hướng dẫn của chuyên
môn thú y.
- Trong thời gian tới nguy cơ mầm bệnh phát tán
làm dịch lây lan rộng trong các vùng là rất cao. Các
địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao như các
tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên,
nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm
phòng triệt để, đặc biệt các tỉnh có dự án cung ứng

con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng
cường giám sát, phát hiện sớm và báo cáo ổ dịch,
tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vacxin
LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc,
quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát
sinh, lây lan dịch.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh
trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành
chủng virus và hướng dẫn sử dụng vacxin năm
2017 (Công văn số 2168/TY-DT ngày 05/10/2017)
để tổ chức mua đúng loại vacxin phòng, chống dịch
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
3. Bệnh tai xanh trên lợn
* Tình hình dịch:
- Năm 2017, cả nước không xảy ra dịch tai xanh
trên lợn.
Như vậy, dịch bệnh tai xanh tiếp tục được kiểm
soát, khống chế kể từ tháng 5 năm 2016.
Hiện nay, cả nước không có dịch tai xanh xảy ra.
* Nhận định
Dịch bệnh tai xanh trên lợn vẫn tiềm ẩn nguy
cơ phát sinh trong thời gian tới là rất cao do virus
còn tồn tại trong môi trường chăn nuôi tại khu vực
có ổ dịch cũ; thời tiết đã có những diễn biến, thay
đổi bất thường, đặc biệt mưa lũ tại các tỉnh miền
Trung vừa qua; việc tăng đàn và gia tăng hoạt động
vận chuyển lợn phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối
năm. Các địa phương cần tăng cường công tác giám
sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui
định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm,

tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn
chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
4. Bệnh dại
Trong năm 2017, cả nước ghi nhận có 1.045
trường hợp là nghi chó mắc bệnh dại tại 19 tỉnh/


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018

thành phố bao gồm: Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc,
Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon
Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Bến Tre,
Ninh Thuận, Đồng Tháp và Trà Vinh. Theo thống
kê, cả nước có hơn 7,2 triệu con chó nuôi và 4,1
triệu hộ nuôi chó. Tổng đàn chó được thống kê
trong năm 2017 là giảm hơn nửa triệu con (502.561
con) so với tổng đàn chó của năm 2016. Số chó
được tiêm phòng vacxin dại đạt 3,7 triệu con, chiếm
tỷ lệ 51% tổng đàn.
Như vậy, so với năm 2016: tỷ lệ các tỉnh có
báo cáo thống kê được số hộ nuôi chó phục vụ cho
công tác tiêm phòng là 82,5% tăng 3,2% so với năm
2016. Về tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó nuôi trong
cả nước tăng 12,5%. Trong đó, tỷ lệ các địa phương
đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% là 21/63 tỉnh/thành,
tăng so với năm 2016 (14/63 tỉnh thành) là 33,3%;
Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm phòng thấp
dưới 50% là 27/63 tỉnh thành, giảm 12,6% so với
năm 2016.

Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương - Bộ Y tế, năm 2017 toàn quốc có 74 người
chết do bệnh dại (giảm 17 ca so với năm 2016) tại
34 tỉnh, thành phố (tập trung chủ yếu tại các tỉnh
miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung,
khu vực phía Nam, trong đó có 14 tỉnh có ca mắc
mới; các ca bệnh phát sinh nhiều trong khoảng
thời gian từ tháng 3 đến tháng 8. Cả nước cũng
có 500.714 người phải đi điều trị dự phòng (trong
đó 85% là do chó cắn), tăng 21% so với năm 2016
(347.496 người). Trong 3 tháng đầu năm 2018, cả
nước có 16 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 12
tỉnh, thành phố (trong đó tỉnh Kon Tum có 4 ca;
tỉnh Tuyên Quang 2 ca; các tỉnh Điện Biên, Yên
Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bến Tre, Cà Mau mỗi
tỉnh có 1 ca).
5. Một số dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm
- Bệnh trên trâu, bò: phổ biến vẫn là bệnh tụ
huyết trùng với 15 tỉnh, thành phố có báo cáo ca
bệnh, số trâu bò mắc bệnh là 1.920 con, số chết và
tiêu hủy là 75 con. Bệnh ung khí thán xảy ra ở Điện
Biên.
- Bệnh trên lợn: dịch tả lợn xảy ra tại 11 tỉnh

làm gần 578 con mắc bệnh, số chết tiêu hủy là 171
con. Bệnh phó thương hàn lợn xảy ra tại 21 tỉnh,
thành phố làm 10.672 con lợn mắc bệnh, số chết xử
lý là 678 con. Bệnh tụ huyết trùng xuất hiện ở 20
tỉnh, thành phố làm 9.932 con lợn mắc bệnh, số chết

xử lý là 774 con. Đóng dấu lợn xảy ra tại 4 tỉnh làm
849 con lợn mắc bệnh, số lợn tiêu hủy là 120 con.
Bệnh do E. coli xảy ra tại 16 tỉnh làm 9.567 con lợn
mắc bệnh, số lợn tiêu hủy là 1.371 con.
- Bệnh trên gia cầm: phổ biến vẫn là bệnh dịch
tả vịt xảy ra ở 13 tỉnh, làm 17.737 con mắc bệnh, chết
và tiêu hủy hơn 7.872 con. Bệnh Gumboro xảy ra ở
12 tỉnh, làm 83.165 con mắc bệnh, chết và tiêu hủy
hơn 4.070 con. Bệnh Niu-cát-xơn xảy ra tại 16 tỉnh
làm 31.790 con mắc bệnh, chết và tiêu hủy 6.577
con. Bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở 13 tỉnh, làm 42.915
con mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 9.131 con.
* Nhận định:
Nhìn chung so với cùng kỳ năm 2016, dịch bệnh
không có biến động lớn. Trên trâu bò: phổ biến vẫn
là bệnh tụ huyết trùng với 15 tỉnh, thành phố có báo
cáo ca bệnh, số trâu bò mắc bệnh là 2.195 con, số
chết và tiêu hủy là 139 con. Bệnh tiên mao trùng xảy
ra ở Bắc Giang, Thái Bình và ung khí thán xảy ra ở
Sơn La, Cao Bằng. Bệnh trên lợn: dịch tả lợn xảy ra
tại 6 tỉnh làm gần 742 con mắc bệnh, số chết tiêu hủy
là 305 con. Bệnh tụ huyết trùng xuất hiện ở 17 tỉnh,
thành làm 17.061 con lợn mắc bệnh, số chết xử lý
là 1.383 con. Phó thương hàn lợn xảy ra tại 15 tỉnh,
thành phố làm 18.787 con lợn mắc bệnh, số chết xử
lý là 1.897 con. Đóng dấu lợn xảy ra tại 5 tỉnh làm
1.503 con lợn mắc bệnh, số lợn tiêu hủy là 110 con.
Bệnh do E. coli xảy ra tại 13 tỉnh làm 21.300 con lợn
mắc bệnh, số lợn tiêu hủy là 3.049 con. Bệnh xoắn
khuẩn xảy ra tại 3 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên

Quang) làm 188 con lợn mắc bệnh, số lợn tiêu hủy là
15 con. Bệnh trên gia cầm: phổ biến vẫn là bệnh Niucát-xơn xảy ra tại 13 tỉnh làm 51.887 con mắc bệnh,
chết và tiêu hủy 12.295 con. Bệnh tụ huyết trùng làm
71.205 con mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 12.554
con. Bệnh Gumboro xảy ra tại 6 tỉnh làm 44.852 con
gà mắc bệnh, tiêu hủy 8.669 con. Bệnh dịch tả vịt
xảy ra tại 4 tỉnh làm hơn 20.001 con vịt mắc bệnh,
số chết tiêu hủy là 5.439 con. Một số bệnh khác như
CRD, viêm gan vịt cũng xảy ra làm 21 ngàn con gia
cầm mắc bệnh, số chết và xử lý là hơn 1 ngàn con ./.

89



×