Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.44 KB, 20 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ
GIANG
3.1 Cơ hội, thách thức khi gia nhập WTO
Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cũng như nhiều ngành
khác, lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng có những cơ hội và thách thức phải
đối mặt
Trở thành thành viên của WTO, đồng nghĩa với việc các ngân hàng có
thể có cơ hội có những khách hàng mới, việc thanh toán quốc tế gặp nhiều thuận
lợi hơn.
Việc mở cửa nền kinh tế đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi
hơn trong việc xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài thu được một lượng
ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, hàng hoá nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam
cũng tăng rất nhanh làm cho nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng rất
nhanh. Điều đó, đã khiến đồng USD trong nước tăng giá rất nhanh trong thời
gian qua trong khi trên thế giới giá USD vẫn tiếp tục giảm so với các ngoại tệ
khác. Với nhu cầu về USD như vậy, các ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn trong
việc cung ứng USD ra thị trường do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Trước những biến động trên thị trường thế giới: giá dầu tăng cao, giá
lương thực cũng tăng rất nhanh, giá vàng thì biến động bất thường đã ảnh
hưởng đến thị trường Việt Nam. Lạm phát trong thời gian gần đây ở mức rất
cao, nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền
tệ nên việc sử dụng vốn cuả ngân hàng đem cho vay gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ
lệ lạm phát cao nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do
người dân lo ngại vấn đề lãi suất thực âm.
Trong nền kinh tế mở như hiện nay với sự xuất hiện của các ngân hàng
nước ngoài với nguồn vốn lớn, khả năng quản lý tốt, trình độ chuyên môn của
nhân viên cao, sẽ làm cho các ngân hàng trong nước đặc biệt là các ngân hàng
có quy mô vừa và nhỏ dễ bị thâu tóm.
3.2 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới


- Áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đảm bảo hiệu quả linh hoạt. Phấn
đấu huy động vốn ổn định, chi phí thấp. Nắm bắt thông tin kịp thời, đa dạng các
sản phẩm huy động vốn trên nền tảng dự án Hiện đại hóa. Tăng cường quảng
cáo, giới thiệu công tác huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng. Áp dụng
chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng loại hình khách hàng. Thực
hiện các biện pháp khuyến mại, tặng quà…
- Chú trọng khai thác các nguồn vốn giá rẻ, thực hiện chính sách lãi suất
và phí cạnh tranh một cách linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là khách
hàng có nhiều tiềm năng: Điện lực, VNPT, Vietel, các Ban quản lý dự án, các
công ty… Mở rộng và cung cấp các dịch vụ thanh toán với nhiều tiệm ích phục
vụ khách hàng.
- Tăng trưởng nguồn vốn với cơ cấu hợp lý phù hợp cơ cấu tài sản có về
kỳ hạn, loại tiền. Chấp hành tốt cơ chế điều hành vốn. Sử dụng vốn an toàn và
hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán.
- Trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng theo các điều kiện
cho vay theo quy định và định hướng tín dụng của Chi nhánh với mục tiêu bảo
đảm an toàn và hiệu quả, tích cực tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tích cực tìm kiếm
những khách hàng có tiềm lực về tài chính, kinh doanh có hiệu quả, các dự án
đầu tư khả thi nhất là trong lĩnh vực thủy điện nhỏ, khai khoáng để đầu tư. Tăng
cường công tác bảo lãnh, nâng cao chất lượng thẩm định.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Hà Giang
3.3.1 Cơ cấu lại nguồn vốn huy động
Với thực trạng nguồn vốn huy động như đã trình bày ở chương 2, tôi xin
đưa ra một số biện pháp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn như sau: tăng cường huy
động vốn dài hạn, tăng mức lãi suất huy động, đa dạng các hình thức huy động
vốn dài hạn mới, hấp dẫn như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu …
Tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn vì khách hàng sợ gặp
phải rủi ro: số tiền họ gửi có thể bị giảm giá trị mà với mức lãi suất thấp không
thể bù được. Mặt khác, người gửi tiền không biết thời điểm chính xác mà họ cần

đến tiền, nếu phải rút tiền trước hạn khách hang bị thiệt nhiều. Vì thế, ngân
hàng nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gửi tiền nhất là những
khoản tiền dài hạn.
Bên cạnh việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt thời hạn thì ngân
hàng cũng nên cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt tiền tệ, cụ thể là tăng
nguồn vốn huy động bằng USD. Hiện tại Chi nhánh chỉ huy động được hơn
10% nguồn vốn huy động là USD. Chi nhánh cần tìm ra biện pháp nhằm tăng
cường huy động vốn bằng USD. Chi nhánh cần phải đa dạng hoá tiền gửi bằng
USD, tạo ra nhiều kỳ hạn tiền gửi bằng USD hơn nữa. Mức lãi suất huy động
bằng USD cũng nên được Chi nhánh chú trọng thông qua việc tham khảo mặt
bằng lãi suất huy động chung. Ngoài ra, Chi nhánh nên dự phòng USD nhằm
đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng bằng USD, và khuyến khích khách
hàng vay bằng USD để đầu tư.
3.3.2 Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn
Để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, Chi nhánh phải không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng gửi tiền. Chiến lược
này bao gồm việc đa dạng hoá dịch vụ bằng cách áp dụng có chọn lọc các hoạt
động mà các ngân hàng khác đã sử dụng, tạo ra sự khác biệt của các dịch vụ
hiện có của Chi nhánh.
Đặc biệt, chi nhánh cấn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ
đối với các khách hàng gửi tiền dài hạn, củng cố lòng tin của khách hàng đối
với Chi nhánh. Chi nhánh cần đảm bảo với khách hàng gửi tiền dài hạn rằng:
trong lãi suất huy động vốn của Chi nhánh đã tính đến yếu tố trượt giá của tiền
tệ, đối với khách hàng rút tiền trước thời hạn Chi nhánh cũng nên có hình thức
trả lãi khuyến khích người gửi tiền.
Chi nhánh nên đưa ra các dịch vụ cụ thể:
* Tư vấn khách hàng: Trình độ dân trí ở Việt Nam chưa cao, lĩnh vực tài
chính ngân hàng còn khá mới mẻ với nhiều người, vì thế, đối với những khách
hàng mới Chi nhánh cần cung cấp thông tin, giải thích kỹ càng cho khách hàng
hiểu về Ngân hàng, cung cấp những thông tin có thể giúp khách hàng lựa chọn

được phương thức gửi tiền phù hợp nhất. Đối với những khách hàng truyền
thống, Chi nhánh phải ưu tiên hơn, luôn cập nhật những thông tin, đưa ra những
thông tin có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng cũng nên mở những
cuộc hội thảo nhằm tư vấn cho khách hàng, phân tích những ưu điểm vượt trội
trong các hình thức huy động của Chi nhánh.
* Mở rộng mạng lưới ATM: dịch vụ ATM giúp ngân hàng thu hút và giữ
khách hàng. Dịch vụ ATM mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng vì vậy ATM
có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng cũng như duy trì khách
hàng hiện có.
Thông qua ATM Chi nhánh cung cấp cho khách hàng những dịch vụ như:
rút tiền tự động, thay đổi mã số cá nhân, giao dịch vấn tin số dư tài khoản rất
nhanh chóng và tiện lợi. Các cá nhân muốn sử dụng máy rút tiền tự động ATM
phải có tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Ngân hàng có thể cho khách hàng rút
quá số dư hiện có của khách hàng như một hình thức thấu chi, để thu hút khách
hàng sử dụng nhiều máy ATM. Mạng lưới ATM được mở rộng có nghĩa là tài
khoản tiền gửi cá nhân tại Chi nhánh cũng tăng góp phần làm tăng nguồn vốn
huy động.
* Tăng cường các dịch vụ trả lương cho CNV tại các doanh nghiệp
Hiện nay, tại một số doanh nghiệp trả lương cao cho nhân viên có xuất
hiện nhu cầu doanh nghiệp nhờ ngân hàng trích tài khoản tiền gửi trả lương hộ
cho nhân viên theo danh sách, công nhân viên có nhu cầu để dành một phần tiền
lương ở tài khoản cá nhân, công nhân viên có nhu cầu thanh toán một số khoản
chi phí điện nước, bảo hiểm theo định kỳ, ngân hàng có thẻ tiếp cận các doanh
nghiệp để thực hiện các dịch vụ này, tạo thói quen sử dụng dịch vụ của ngân
hàng.
Ở các nước phát triển, việc trả lương cho công nhân viên đều thông qua
ngân hàng. Tại Việt Nam dịch vụ này còn khá mới mẻ song tính khả thi rất cao.
Chi nhánh cũng đang xây dựng chương trình trả lương tự động cho các công ty.
* Tiếp tục mở rộng dịch vụ Hoembanking: ngày nay, khách hàng chỉ cần
ở nhà cũng biết được các thông tin về tỷ giá, lãi suất; xem thông tin về các dịch

vụ khách hàng; theo dõi số dư và phát sinh trên tài khoản; trao đổi thư điện tử
với ngân hàng. Khách hàng không phải tốn thời gian, tiền bạc để xem những
thông tin cần thiết hàng ngày.
3.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh chính sách khách hàng
Cần nhanh chóng, mạnh mẽ thay đổi quan điểm lựa chọn khách hàng, xây
dựng một chiến lược khách hàng phù hợp với bối cảnh mới, ngoài việc tập trung
thu hút tiền gửi của các khách hàng truyền thống là các tổng công ty, các doanh
nghiệp lớn, ngân hàng nên quan tâm hơn đến đối tượng là các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh vì đây là loại hình doanh nghiệp đang phát triển mạnh, nhất là
sau khi luật doanh nghiệp ra đời. Cần tập trung vào các doanh nghiệp làm hàng
xuất khẩu, các doanh nghiệp tạo ra sự đón đầu và sẽ xuất khẩu nhiều vào thị
trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được Quốc hội hai nước phê
chuẩn nhằm cung cấp nhiều hơn nữa các sản phẩm dịch vụ thanh toán của ngân
hàng.
Trong chiến lược khách hàng cần thực hiện phương châm bình đẳng, lợi
ích từ phía ngân hàng và khách hàng. Hoạt động ngân hàng bắt đầu từ khách
hàng, lớn lên nhờ tác động hai chiều, giữa nhu cầu khách hàng và năng lực đáp
ứng của ngân hàng. Logic kinh doanh mới tạo ra sự phát triển và ổn định lâu dài
của mối quan hệ khách hàng và ngân hàng. Đây có thể xem như là hạt nhân của
chiến lược khách hàng, tạo cơ sở bền vững tạo lập và củng cố các mối quan hệ
bạn hàng bình đẳng, cung ứng và tiêu thụ dịch vụ đưa lại lợi ích cả hai phía.
Các ngân hàng đang chạy đua trong mọi lĩnh vực hoạt động đặc biệt là
trong công tác huy động vốn. Các ngân hàng thi nhau đưa ra mức lãi suất hấp
dẫn, đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên rất cao, chênh lệch giữa lãi suất huy
động và lãi suất cho vay ngày càng bị thu hẹp. Song, đẩy lãi suất lên cao nhằm
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi chỉ có hiệu quả trong một giới hạn nhất định, ngân
hàng muốn đẩy lãi suất lên cao đến đâu cũng bị giới hạn bởi mức lãi suất cho
vay.
Một nhân tố hết sức quan trọng giúp Chi nhánh có thể tạo ra lợi thế trong
cạnh tranh chính là chất lượng phục vụ khách hàng. Chất lượng phục vụ khách

hàng là con đường ngắn nhất, bền vững nhất giúp Chi nhánh chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh gay gắt. Phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo, luôn đặt lợi
ích của khách hàng lên hàng đầu. Chi nhánh cần vạch ra một chính sách phục
vụ khach hàng cụ thể, vận động toàn bộ phòng ban của ngân hàng tham gia:
- Thường xuyên giáo dục về mặt chính trị, tư tưởng giúp mỗi cán bộ
ngân hàng đều hiểu rằng khách hàng quyết định đến toàn bộ hoạt động của ngân
hàng. Chi nhánh phải tổ chức những cuộc nói chuyện với toàn bộ nhân viên
ngân hàng về tầm quan trọng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh, từ đó mỗi nhân viên sẽ chủ động coi việc phục vụ khách hàng tốt
nhất là nhiệm vụ của mình. Một hình ảnh đẹp, một cử chỉ lịch sự, nhiệt tình,
niềm nở, một lời khen đúng lúc, một món quà đúng dịp ... là những món quà
tinh thần vô giá thể hiện sự tôn trọng khách hàng, làm doanh nghiệp và ngân
hàng hiểu nhau hơn.
- Đối với phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, Chi nhánh cần lựa
chọn kỹ càng từ ngoại hình đến trình độ chuyên môn. Phải chọn những người
phù hợp với công việc, có tính cẩn thận, chu đáo, nhiệt tình. Muốn giữ được
khách hàng, ngân hàng phải tạo một ấn tượng với khách hàng, thường xuyên
quan tâm đến khách hàng, thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng.
- Chính sách nâng cao dịch vụ ngân hàng phải được thực hiện thường
xuyên, lâu dài.
- Tăng cường quan hệ với khách hàng có thể cung cấp cho ngân hàng
lượng tiền gửi lớn như: các công ty bảo hiểm, tổng công ty lớn ... thu hút thêm
các khách hàng mới.
- Tăng cường các hoạt động Marketing thông qua tuyên truyền, quảng
cáo. Các loại hình huy động mới cần được tuyên truyền, hướng dẫn đến từng
khách hàng. Do trình độ dân trí chưa cao, cần tìm ra cách thức giải thích về hình
thức huy động mới. Chi nhánh có thể tổ chức “hội nghị khách hàng’ nhằm tìm
ra những thiếu xót, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Phòng quản lý khách
hàng cần tìm ra phương thức tuyên truyền, quảng cáo hiệu quả nhất, có thể tới
đông đảo dân chúng nhanh nhất.

- Phục vụ và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng không phải là nhiệm vụ
của riêng phòng quản lý khách hàng, các phòng ban khác trong quá trình làm
việc với khách hàng cũng có thể đưa ra những ý kiến về những thói quen tiêu
dùng, nhu cầu của khách hàng.
3.3.4 Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trong nguồn
vốn huy động
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng cao,
Chi nhánh muốn khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi thì phải có những giải pháp
hữu hiệu để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.
* Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán
Hiện nay, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguốn vốn huy động của
ngân hàng còn thấp. Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
tỷ trọng tiền gửi thanh toán: đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn
giản về thủ tục. Phí thanh toán cũng là một yếu tố khách hàng rất quan tâm. Chi
nhánh nên có những hình thức khuyến mãi, thưởng cho những khách hàng
truyền thống thực hiện thanh toán tại ngân hàng với số lượng tiền lớn. Thông
qua các quỹ tiết kiệm Chi nhánh thực hiện dịch vụ thanh toán, mở các tài khoản
cá nhân và hộ sản xuất để nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong nguồn vốn
huy động.
Hiện nay, Chi nhánh vẫn tách riêng hai loại tài khoản: tài khoản thanh
toán và tài khoản cho vay thanh toán, gây bất tiện cho khách hàng. Nhiều khách
hang muốn vay để thực hiện việc thanh toán lại phải mở thêm tài khoản cho vay
thanh toán gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Chi nhánh nên lựa chọn những
khách hàng có độ tin tưởng cao như khách hàng truyền thống, khách hàng sử
dụng nhiều dịch vụ tại ngân hàng ... cho họ sử dụng hình thức thấu chi trên tài
khoản thanh toán. Nếu hình thức cho vay thấu chi này được thực hiện một cách
trôi chảy, có sự thoả thuận từ ngân hàng và khách hàng thì cả hai bên sẽ dễ dàng
hơn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, thấu chi cũng là một hình thức tín dụng
có thể gặp nhiều rủi ro. Chi nhánh cần phải điều tra kỹ về khách hàng: về khả

năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, rủi ro đạo đức của khách hàng
đó. Trong trường hợp Chi nhánh đồng ý cho khách hàng hưởng hình thức tín
dụng thấu chi, Chi nhánh cần thỏa thuận với khách hàng một cách hợp lý về hạn
mức thấu chi và lãi suất thấu chi.
+ Hạn mức thấu chi: đối với những khách hàng khác nhau, Chi nhánh nên
đưa ra những hạn mức thấu chi khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tin cậy của
từng khách hàng. Về lý thuyết hạn mức thấu chi là giới hạn tối đa về số tiền mà
ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số dư có trên tài khoản

×