Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Marketing đô thị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy cơ hội phát triển kinh tế đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 13 trang )

MARKETING ĐÔ THỊ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 THÚC ĐẨY CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÔ THỊ
ThS. Nguyễn Kiều Nga
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tóm tắt
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, vấn đề cạnh
tranh đô thị sẽ mang tính toàn cầu, vì vậy, một đô thị muốn phát triển toàn diện và
hiệu quả thì cần phải tạo lập một chiến lược marketing đô thị đúng đắn trong dài
hạn. Marketing đô thị không đơn thuần là quảng cáo đô thị, mà nó là một tập hợp
các chương trình hành động hỗ trợ được đô thị thực hiện nhằm làm tăng giá trị của
đô thị so với những thị trường cạnh tranh. Bài nghiên cứu chỉ ra lợi ích của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho marketing đô thị, từ bước phân tích và
đánh giá đô thị, phân đoạn khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, định vị đô
thị cho tới bước lập chiến lược marketing cụ thể. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên
những cơ hội phát triển kinh tế từ chiến lược marketing đô thị, nổi bật nhất gồm 4
cơ hội cho 4 nhóm khách hàng của marketing đô thị: nhóm nhà đầu tư, nhóm khách
du lịch, nhóm thị trường xuất khẩu và nhóm dân cư. Cuối cùng, tác giả có đưa ra
một số kiến nghị chính sách cho các nhà quản lý đô thị để xây dựng chiến lược
marketing đô thị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy cơ hội phát
triển kinh tế đô thị tại Việt Nam.
Từ khóa: Marketing đô thị, phát triển kinh tế, đô thị, cách mạng công
nghiệp 4.0
Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế đô thị là một vấn đề được các nhà quản lý đô thị quan tâm
hàng đầu trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Hơn thế nữa, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay đang diễn ra trên toàn thế giới đã và đang mang lại rất nhiều lợi
ích chúng ta. Bên cạnh những thách thức, nếu chúng ta có một chiến lược phát triển
tốt và một chiến lược marketing đô thị đúng đắn, cụ thể thì cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội rất to lớn cho các đô thị trên thế giới nói chung
và các đô thị ở Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa cũng đang


diễn ra một cách nhanh chóng tại hầu hết các đô thị trên cả nước. Tốc độ phát triển
nóng, cả về số lượng, chất lượng và quy mô đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo nên áp lực lên cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đô

104


thị, nhà ở, môi trường đô thị, cũng như không gian công cộng trong đô thị. Tuy
nhiên đô thị hóa là một vấn đề tất yếu, vì vậy chúng ta cần tiếp nhận và đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển đô thị một cách bền vững.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay, cơ hội cho các
đô thị marketing và quảng bá hình ảnh của mình tới bạn bè trên thế giới là rất lớn,
nếu làm một cách đúng đắn, đây sẽ là cơ hội vàng cho nền kinh tế đô thị có thể bật
lên phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ không còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu hay tài nguyên thiên nhiên, mà sự
phát triển ấy sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng quản trị marketing đô thị, kỹ năng
quản lý đô thị. Cũng như Philip Kotler đã từng nhận định rằng: “Tương lai phát
triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng
đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương.”
Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về marketing đô thị trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng cường cơ hội phát triển kinh tế đô thị.
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Marketing đô thị
- Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn.
- Đô thị hóa: Có nhiều khái niệm và quan điểm về đô thị hóa khác nhau.

Trên quan điểm một vùng thì đô thị hóa là quá trình hình thành và phát triển các
hình thức cũng như điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế thì đô
thị hóa là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền
kinh tế, bố trí dân cư những vùng chưa phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển
các đô thị hiện có theo chiều sâu. Nói chung, đô thị hóa là quá trình biến đổi và
phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành
và phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển
đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng
quy mô dân số.
- Marketing đô thị: Thuật ngữ “Marketing” đã được quốc tế hoá và hiện nay
người ta không chuyển nó về ngôn ngữ địa phương. Ở Việt Nam trước đây thường
chuyển “Marketing” thành “Tiếp thị”, hay “Quảng cáo”, tuy nhiên khi chuyển sang
ngôn ngữ địa phương như vậy thì vẫn chưa chuyển tải được hết nội dung của thuật

105


ngữ “Marketing” mà người ta muốn hướng đến. Làm nhiều người hiểu nhầm
Marketing là việc chào hàng, hay giới thiệu dùng thử sản phẩm,.... Vì vậy việc
chuyển sang ngôn ngữ địa phương làm cho người ta quan niệm marketing giống
như là một số các biện pháp mà người bán sử dụng nhằm bán được nhiều hàng để
thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó hiện nay việc sử dụng thuật ngữ Marketing
mang lại hiệu quả về mặt nội dung hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ địa phương để
nói về thuật ngữ này. Mặc dù marketing đô thị là một thuật ngữ mới được sử dụng ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên trên thế giới nó đã xuất hiện từ năm
1981 với thuật ngữ “City marketing” tức là marketing cho các đô thị hay các thành
phố. Trước hết, cần phải khẳng định: marketing đô thị là một phương diện của phát
triển đô thị. Hoạt động marketing đô thị không thể tách rời với hoạt động phát triển
đô thị.
Marketing đô thị là một thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình hành động hỗ

trợ được đô thị thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của đô thị và phát
triển kinh tế. (Định nghĩa của Young Florida State University, USA,
).
Một định nghĩa nữa của Vincent Gollain (www.cdeif.net) cho rằng:
“Marketing đô thị là những nỗ lực làm tăng giá trị của đô thị so với những thị
trường cạnh tranh nhằm tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hành vi của công chúng của
đô thị thông qua việc tạo ra “cung” có giá trị bền vững và cao hơn so với cạnh
tranh. Hoạt động này thường do các hãng xúc tiến thuộc chính quyền và các tác
nhân tư nhân tiến hành”.
Theo P.Kotler: “Marketing đô thị được định nghĩa là việc thiết kế hình tượng
của một đô thị để thoả mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Điều này thành
công khi người dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng và sự
mong chờ của những người du lịch và các nhà đầu tư.”
Tóm lại, Marketing đô thị là một thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình
hành động hỗ trợ được đô thị thực hiện nhằm làm tăng giá trị của đô thị so với
những thị trường cạnh tranh, và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hành vi của công
chúng của đô thị, song song với quá trình thiết kế hình tượng đô thị trong chiến lược
phát triển kinh tế đô thị bền vững.
1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất dựa vào phát minh động cơ hơi
nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai dựa vào phát minh ra điện. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba dựa vào phát minh chất bán dẫn và công nghiệp điện tử.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra dựa trên các ngành công nghệ
thông tin, công nghệ vật lý, công nghệ sinh học với trọng tâm là công nghệ số sử

106


dụng hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn
Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing).

Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ
liệu trong công nghệ sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh
vực chính: công nghệ sinh học, kỹ thuật số, Vật lý.
Yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: tập trung nghiên cứu để tạo ra những
đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng hoá tái tạo, hoá học và vật liệu.
Trong lĩnh vực vật lý: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
và công nghệ nano.
1.3. Phát triển kinh tế đô thị
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó
bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể
chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt
của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian
nhất định. Thay đổi theo hướng hoàn thiện là cần nhắm tới các mục tiêu cơ bản bao
gồm: duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, thay đổi cơ bản cơ cấu
kinh tế, cải thiện cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi
trường sinh thái tự nhiên.
Thước đo sự phát triển kinh tế thông qua các chỉ số: Thu nhập trên đầu người
được biểu thị qua chỉ số GDP (Gross Domestic Product), Chỉ số về chất lượng cuộc
sống (Physical Quality of Life Index), Chỉ số phát triển con người (Human
Development Index), Phương pháp tiếp cận nhu cầu cơ bản (Basic Needs).
Phát triển kinh tế đô thị: Là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh
tế một đô thị và được phản ánh qua các nội dung cơ bản sau:
+ Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật
chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp
lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài đô thị.
+ Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện
đời sống dân cư trong đô thị.

+ Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,
trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên
ngoài có vai trò quan trọng.

107


+ Mang tính bền vững.
+ Gắn liền với tình hình phát triển đô thị.
+ Gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế vùng.
+ Có chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô đặt trong sự
hội nhập kinh tế toàn cầu.
2. Bối cảnh marketing đô thị trong phát triển kinh tế đô thị tại Việt Nam
hiện nay
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế đô thị tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, Việt Nam đang đạt được mức GDP cao nhất kể từ cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008, lạm phát cũng đạt được mức thấp, dưới 4%. Các đô thị ở
Việt Nam cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Một số địa phương như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng là những đầu tàu về kinh tế, đây cũng là 3 đô thị thu
hút được nhiều vốn đầu tư nhất từ nước ngoài, cụ thể, trong năm 2018, Hà Nội thu
hút được 7,5 tỷ USD, thành phố Hồ Chí Minh 5,9 tỷ USD và Hải Phòng là 3,1 tỷ
USD. Ngoài ra, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh… cũng có mức tăng trưởng tốt.
Theo tổng cục Thống kê, GDP cả năm 2018 của Việt Nam đạt mức 7,08%,
trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,76%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%.
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2018
Đơn vị: %

Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng

vốn đăng ký là khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng
14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh
nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%.
Tình hình phát triển kinh tế đô thị trên địa bàn cũng có những bước tiến khá tốt.

108


Hà Nội vẫn giữ phong độ là 1 trong 2 đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước,
Năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37% (cao hơn năm 2017
0,06%); các ngành đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng cao nhất là
ngành dịch vụ, đạt 7,23%.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 đã đạt được những thành tựu tốt, số liệu
được tổng hợp ở Hình 2.
Hình 2. Tổng quan nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Nguồn: UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Đối với thành phố Hải Phòng, 2018 cũng là một năm có tốc độ tăng trưởng
GRDP tăng cao, GRDP bình quân đầu người của đô thị này tăng 14,1 triệu đồng/ 1
người so với năm 2017.
Tại Cần thơ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 cao hơn 2017, tốc độ tăng
GRDP năm 2018 đạt mức 7,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ
trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng khu vực công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng Thành phố (CMI) vinh danh 30 thành
phố tăng trưởng nhanh nhất trong ngắn hạn và 30 trong dài hạn. Hà Nội và TP Hồ

109



Chí Minh đều lọt top 10 ngắn hạn. 2 thành phố lọt cả 2 bảng xếp hạng là Seattle (Mỹ)
và Singapore. 2 thành phố đầu tàu của Việt Nam đang thu hút một lượng lớn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) khi tích hợp vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
trong mảng sản xuất công nghệ cao. Điều này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
vùng và khu vực.
2.2. Marketing đô thị trong cuộc cách mạng 4.0
2.2.1. Chiến lược marketing đô thị
Marketing đô thị có nghĩa là thiết kế ra một “sản phẩm – đô thị” để thoả mãn
như cầu của thị trường mục tiêu. Hoạt động marketing này thành công khi người
dân và doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với cộng đồng của họ và sự kỳ vọng của
khách du lịch và nhà đầu tư được thoả mãn.

Hình 3. Các cấp độ marketing đô thị
(Nguồn: Philip Kotler, Donald Haider, and Irving Rein (2010), “Marketing
Places”, The Free Press)
Trong hình trên, các yếu tố của marketing đô thị được tóm tắt lại như sau:
Đầu tiên đó là “thị trường mục tiêu”, chính là các nhóm khách hàng của
marketing đô thị, nhóm này bao gồm rất nhiều nhóm khác nhau, trong khuôn khổ
bài nghiên cứu, tác giả đề xuất 4 nhóm chính: Nhà đầu tư, khách du lịch, thị trường
xuất khẩu và dân cư.
Yếu tố thứ hai, đó là “yếu tố marketing”, yếu tố marketing của đô thị bao
gồm: cơ sở hạ tầng, đặc trưng hấp dẫn, nhân công, hình ảnh và chất lượng cuộc

110


sống. Đây chính là những yếu tố được mang ra để xây dựng hình ảnh một đô thị, từ
đó có những bước marketing tới các nhóm khách hàng trên.
Yếu tố cuối cùng đó là “nhóm hoạch định”, bao gồm, dân cư, cộng đồng
doanh nghiệp và chính quyền. Đây là nhóm đưa ra tầm nhìn, phân tích và thực hiện

các quyết định Marketing. Chính quyền chính là các nhà quản lý đô thị có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing trong dài hạn, cộng đồng doanh
nghiệp và dân cư sẽ thực hiện theo kế hoạch và góp ý vào kế hoạch cũng như chiến
lược marketing của đô thị nơi mình sinh sống.
Một chiến lược marketing đô thị bao gồm 4 bước:
- Phân tích và đánh giá cơ hội marketing của đô thị.
- Phân đoạn thị trường khách hàng.
- Lựa chọn thị trường khách hàng mục tiêu và định vị đô thị.
- Chiến lược cụ thể marketing đô thị.
2.2.2. Chiến lược marketing đô thị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn việc xây dựng chiến lược marketing
truyền thống cũng như marketing đô thị. Và đô thị nào hòa mình được vào dòng
chảy chuyển dịch kỹ thuật số đó sẽ nắm được chìa khóa để vươn tới thành công, đạt
được tốc độ tăng trưởng như ý muốn.
Một câu hỏi cần được trả lời khi lập chiến lược marketing đô thị: Làm thế
nào để marketing đô thị? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xác định, mỗi đô
thị có một đặc điểm khác nhau, do đó sẽ có những cách thức marketing thương hiệu
của mình khác nhau. Dựa vào hình 3. “Các cấp độ marketing đô thị”, các nhà
marketing đô thị thường sử dụng các chiến lược marketing đô thị là: Marketing hình
ảnh đô thị, marketing đặc trưng nổi bật của đô thị, marketing hạ tầng cơ sở đô thị,
marketing con người của đô thị.
Khi lập chiến lược marketing trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như
hiện nay, các nhà quản lý đô thị luôn phải dựa vào nguồn dữ liệu, số liệu vô cùng
lớn, sau đó phân tích để nắm được đối tượng khách hàng mục tiêu. Công nghệ đã
thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận khách hàng và nếu không nắm bắt được xu
hướng này, các đô thị sẽ tự đánh mất các khách hàng là các nhà đầu tư, các khách
du lịch, thị trường xuất khẩu cũng như cư dân.
Một ví dụ cụ thể hơn về đối tượng khách hàng là khách du lịch: cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cuộc sống, hành vi, thói quen của khách
hàng, vì thế các nhà marketing buộc phải thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng

của mình. Đặc biệt dữ liệu số được lưu trữ để chúng ta có thể vẽ được chân dung
khách hàng dựa vào các kênh mạng xã hội Instagram, Youtube, Facebook… từ đó
các nhà quản lý có thể nhanh chóng biết được nhu cầu của họ để đưa ra những chiến
lược phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

111


Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp, công nghệ giúp các nhà quản lý
đô thị có thể tiếp cận gần hơn với nhóm khách hàng này, ngoài ra, công nghệ còn
giúp các nhà quản lý rút ngắn thời gian làm thủ tục giấy tờ hành chính, và nắm được
toàn bộ dữ liệu của các doanh nghiệp trên mạng internet. Nếu các nhà quản lý đô thị
thực sự chú tâm vào việc thu hút các doanh nghiệp tới đầu tư, thì thực sự công nghệ
là yếu tố hỗ trợ tuyệt vời để cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Đối với nhóm khách hàng thị trường xuất khẩu, tới nhóm nhỏ hơn ví dụ thị
trường nông sản, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là một cuộc cách
mạng vĩ đại cho các nguồn nông sản sạch, nguồn nông sản hữu cơ với những chứng
nhận có giá trị trên thế giới khi người nông dân sử dụng những phương thức công
nghệ cao nhằm làm tăng giá trị sản phẩm của họ.
Đối với nhóm khách hàng dân cư, sự tiện lợi nhờ công nghệ để cải tiến cơ sở
hạ tầng cũng như những hạ tầng công cộng, y tế, giáo dục phát triển khiến cho
nhóm khách hàng này dễ dàng chọn lựa đâu là nơi phù hợp với họ. Do đó, các nhà
quản lý đô thị nếu muốn thu hút được nguồn dân cư trí thức cao, thì cần dựa vào
công nghệ để cải thiện và phát triển đô thị của mình.
Chính phủ, các nhà quản lý đô thị có thể tận dụng cơ hội của cách mạng công
nghệ 4.0 mang lại để làm nên một cuộc bứt phá về tăng trưởng. Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời phá vỡ những thế
mạnh truyền thống trong nền kinh tế thế giới với sự trỗi dậy của những quốc gia, đô
thị phát triển nhờ công nghệ.

3. Kết luận và kiến nghị chính sách
3.1. Marketing đô thị thúc đẩy cơ hội phát triển kinh tế đô thị
Mỗi đô thị có một đặc điểm khác nhau, do đó sẽ có những cách thức marketing
thương hiệu của mình khác nhau. Các nhà marketing đô thị thường sử dụng các chiến
lược marketing đô thị là: Marketing hình ảnh đô thị, marketing đặc trưng nổi bật của đô
thị, marketing hạ tầng cơ sở đô thị, marketing con người của đô thị.
Các chiến lược marketing trên tập trung vào 4 nhóm khách hàng chính: Nhà
đầu tư, khách du lịch, thị trường xuất khẩu và dân cư.
Khi các nhà quản lý đô thị hướng tới từng nhóm khách hàng, cũng sẽ tạo cơ
hội thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, cụ thể:
Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không những tăng năng suất lao
động của từng cá thể, nó còn khiến cho hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị nâng
tầm để có thể quản lý một cách chính xác và khoa học hơn, đây là cơ hội phát triển
cho các công ty, các ngành mới thông qua mở rộng những tiến bộ, thành tựu về

112


công nghệ thông tin, công nghệ số… Ngoài ra, việc các nhà quản lý của đô thị sử dụng
các thành tựu này để quản lý sẽ mang tới một bộ mặt mới cho đô thị, giúp đô thị cải
thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này giúp đô thị
thu hút được các nhà đầu tư, tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của đô thị.
Thứ hai, lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân
tích và điện toán đám mây đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có
cơ hội phát triển lĩnh vực này. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội
để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ
nguyên số còn cho phép chúng ta đẩy nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
trong nhiều ngành nghề, góp phần khắc phục những khó khăn hiện có. Những
ngành cần ứng dụng này nhất hiện nay là thương mại điện tử, giao thông vận tải, du
lịch… Các lĩnh vực này giúp cho ngành du lịch có thể phát triển hơn nữa, dựa vào

nguồn dữ liệu từ internet hay mạng xã hội, các nhà quản lý có thể nắm bắt được sở
thích cũng như các đặc điểm khác của khách hàng. Từ đó có những quyết định đúng
đắn trong việc xây dựng một đô thị phù hợp cho các đối tượng khách hàng mục
tiêu. Khi ngành dịch vụ phát triển, cơ cấu ngành thay đổi, khiến cho đô thị không
những tăng trưởng tốt mà còn hướng tới một đô thị phát triển bền vững.
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có tác động lớn tới lĩnh vực nông
nghiệp, công nghệ sinh học, nó làm tăng giá trị trong mỗi sản phẩm nông nghiệp,
công nghệ 4.0 có thể mang lại những cơ hội cho ngành nông nghiệp với công nghệ tự
động hóa trong cách thức nuôi trồng, cải thiện giống để tạo ra một nền nông nghiệp
sạch, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh và xuất khẩu trên thị trường thế giới. Điều
này tác động lớn tới thị trường xuất khẩu của các đô thị cũng như của Việt Nam.
Thứ tư, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khiến cho các khu vực công cộng,
như lĩnh vực y tế phát triển tốt, những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh
học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong
chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới đây;
hay như trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thể
rút ngắn. Điều này là cơ hội tốt cho đô thị nào có khả năng nắm bắt nhanh các công
nghệ để phát triển khu vực công cộng của mình, nhằm thu hút nhiều hơn các đối
tượng cư dân trí thức cao. Đây là đối tượng tất cả các đô thị đều muốn thu hút bởi
nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đô thị.
Chỉ cần thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao này, đô thị sẽ dễ dàng phát
triển trong thời gian ngắn.
Nói chung, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép người lao động tiếp
thu một cách nhanh chóng các kiến thức trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế
tri thức của nước ta thu hẹp khoảng cách với những nước đi trước trong khu vực và

113


thế giới. Điều này khiến năng suất lao động tăng, cải thiện thu nhập và chất lượng

cuộc sống cho người lao động. Khiến các ngành nghề tăng trưởng cao nhờ nguồn
lao động có tri thức cao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra cơ hội cho
các nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển, do không bị hạn chế bởi
quy mô cồng kềnh, cũng như các chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội tiếp thu và ứng
dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, cụ thể là về công nghệ
thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng
suất, hiệu quả trong các khâu của nền sản xuất xã hội. Điều đó tạo cơ hội cho các đô
thị tại Việt Nam cũng như cả nước bứt phá một cách nhanh chóng để có thể sánh
vai cùng các đô thị cũng như các quốc gia phát triển khác dù xuất phát sau.
3.2. Kiến nghị chính sách
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các nhà quản lý đô thị
muốn tạo ra các cơ hội cho phát triển kinh tế của mình thì nên sử dụng các công cụ
marketing đô thị để nâng cao hình ảnh của địa phương, nhằm thu hút được đầu tư,
khách du lịch, tăng cường thị trường xuất khẩu cũng như thu hút được nguồn dân cư
tri thức cao.
Cụ thể, đối với hình ảnh đô thị, các nhà quản lý đô thị cũng như marketing
đô thị cần tạo nên một hình ảnh tốt, một hình tượng hấp dẫn, đặc biệt, ấn tượng cho
các thị trường mục tiêu của đô thị. Mỗi đô thị nên có một câu khẩu hiệu gắn liền với
địa phương, ví dụ: “Hà Nội - thành phố vì hòa bình”, hay “Singapore - con rồng
kinh tế châu Á”…
Muốn marketing được hình ảnh của đô thị, thì bản thân đô thị cần có những
đặc điểm nổi bật, đặc trưng. Nếu có các điểm do thiên nhiên tạo nên, hay lịch sử để
lại thì rất tốt, nếu không, đô thị nên tự xây dựng lên một hình ảnh đặc biệt, dành
riêng cho đô thị của mình. Ví dụ, đền Angkor wat của Campuchia, Tháp Rùa của
Hà Nội, Dinh thống nhất của Hồ Chí Minh, Tượng nữ thần tự do tại New York,
tháp Effel của Paris…
Ngoài ra, việc marketing hạ tầng cơ sở địa phương cũng rất quan trọng. Để
thu hút được nhà đầu tư, khách du lịch và nguồn dân cư tri thức cao, thì đô thị cần
có một cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển. Các công trình công cộng, các công trình
phục vụ y tế, giáo dục, đường sá cần được cải thiện, khi đó đô thị mới có thể thu hút

được những nguồn đầu tư tốt, nguồn dân cư chất lượng cao và nguồn khách du lịch
dồi dào.
Cuối cùng, quan trọng hơn cả, là con người - hay dân cư của đô thị. Cho dù
tất cả các yếu tố trên đều tốt, nhưng con người của đô thị không lịch sự, dân trí
thấp… thì cũng không thể thu hút được khách du lịch quay lại địa phương lần thứ 2,
cũng không thể thu hút được nguồn đầu tư lâu dài, cũng như thị trường xuất khẩu sẽ

114


không thể phát triển thêm được. Vì vậy, đối với một đô thị muốn phát triển, thì đô
thị cần phải đầu tư để nâng cao trình độ lao động của người dân địa phương, tăng
cường tuyên truyền bổ sung nâng cao kiến thức cho người dân thông qua mạng
internet, mạng xã hội.
Một kiến nghị cụ thể đi sâu hơn vào việc quảng bá hình ảnh đô thị: Để quảng
bá hình ảnh đô thị, chúng ta phải thực sự chú tâm vào việc xây dựng hình ảnh của
mình, chứ không đơn thuần là mang một hình ảnh cũ của đô thị ra để quảng bá. Để
xây dựng được hình ảnh đô thị, chúng ta cần có các bước cụ thể sau:
- Phân tích và đánh giá đô thị, để làm điều này chúng ta có thể sử dụng phân
tích SWOT. Đây cũng là yếu tố quan trọng để có thể đánh giá được đô thị đang ở
mức độ nào để các bước sau có thể dễ dàng hơn trong việc thống kê cũng như xây
dựng hình ảnh đô thị.
- Phân đoạn thị trường khách hàng: Đối với từng đối tượng khách hàng,
chúng ta cần phân đoạn cụ thể theo từng nhóm khách hàng, càng cụ thể càng tốt.
Bước này chúng ta sử dụng nguồn Big Data (Dữ liệu lớn) do cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 mang lại. Đây là một lợi ích lớn đối với các nhà quản lý trong cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 hiện nay do được thừa hưởng những lợi ích từ nguồn dữ liệu
lớn mang lại.
- Lựa chọn thị trường khách hàng mục tiêu và định vị đô thị: Để lựa chọn
được thị trường mục tiêu, chúng ta dựa vào các nhóm khách hàng đã được chia nhỏ,

sau đó sử dụng các phân tích về đô thị đã được thực hiện để tìm ra được nhóm
khách hàng mục tiêu phù hợp với đô thị nhất. Sau khi tìm được nhóm khách hàng
mục tiêu, chúng ta cần định vị đô thị phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu đó.
- Chiến lược cụ thể: Sau khi định vị được đô thị, việc của các nhà quản lý
cũng như marketing đô thị đó là xây dựng một đô thị giống nhất với đô thị đã được
định vị. Từ đó đưa ra những bước để quảng bá đô thị tới các đối tượng khách hàng
mục tiêu, sử dụng các công cụ quảng cáo truyền thống như báo, đài, ti vi, tuy nhiên,
chủ yếu là chúng ta sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như
mạng internet cũng như mạng xã hội facebook, instagram, youtube…
Chúng ta đang sống và làm việc trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vì
vậy, dưới vai trò là các nhà quản lý đô thị, thì chính quyền cần có những biện pháp
sử dụng công nghệ để Marketing cho đô thị của mình, nhằm nâng cao cơ hội phát
triển kinh tế của địa phương.

1.
2.

Tài liệu tham khảo
Cục thống kê Hà Nội (2018), “Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười
hai Ước quý IV và cả năm 2018”
Đinh Đăng Quang (2001), “Marketing của doanh nghiệp xây dựng”, Nhà xuất
bản xây dựng

115


3.
4.

Hà Nam Khánh Giao (2011), “Marketing du lịch”, Nhà xuất bản tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ Thanh Lan (2014), “Marketing công nghiệp”, Nhà xuất bản Hồng Đức

5.

Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội

6.
7.

Tổng cục thống kê (2018), “Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 2018”
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), “Báo cáo về tình hình kinh tế văn hóa - xã hội thành phố năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019”
Vũ Thị Vinh (2014), “Xây dựng thương hiệu đô thị”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng
Vũ Trí Dũng (2011), “Marketing lãnh thổ”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

8.
9.

10. Amélie Balencourt, Antonio Curado Zafra (2012), “City Marketing: How to
promote a city”, Umea School of Business
11. Goovaerts P., Van Biesbroeck H., Van Tilt T. (2014), “Measuring the effect
and efficiency of city marketing”, Procedia Economics and Finance.
12. Michalis Kavaratzis (2004), “From city marketing to city branding: Towards a
theoretical framework for developing city brands”, Palgrave Macmillan UK
13. Nataliya Dril, Andriy Galkin, Natalya Bibik (2016), “Applying City Marketing
as a Tool to Support Sustainable Development in Small Cities: Case Study in
Ukraine”, Elsevier B.V

14. Philip Kotler, Donald Haider, and Irving Rein (2010), “Marketing Places”,

The Free Press

15. Sebastian Zenker, Erik Braun (2017), “Questioning a “one size fits all”
city brand: Developing a branded house strategy for place brand
management”, Emerald Publishing Limited

116



×