Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.88 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 20 năm thực hiện con đường đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh
đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực
kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt là về mặt kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đã bước đi từng bước vững chắc từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ doanh nghiệp
Nhà nước chiếm vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh theo mệnh lệnh
hành chính, không có sự cạnh tranh và công tác nghiên cứu thị trường, tập
trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là hình thức sang phát triển mọi
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường. Các doanh nghiệp đều phải tự đứng vững trên thị trường bằng chính
đôi chân, năng lực thực sự của mình, nhất là phải tự điều chỉnh sản xuất kinh
doanh theo sự thay đổi của thị trường, chuyển từ những gì mình có sang
những gì thị trường cần.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội,
được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú và anh chị trong công ty, em xin trình
bày một cách tổng quát nhất về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh... của công ty.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp được bố cục thành 2 phần:
Phần 1: Quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh công ty trong những năm gần
đây và phương hướng trong những năm tới.
1
PHẦN I
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển
kinh tế Hà Nội.
1. Tên cơ quan: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI
HANOI ECONOMIC DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY


* Địa chỉ: Khu Liên cơ – 33 Phố Tân ấp – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 04.7168379 – Fax: 04.7168389
E-mail:
* Pháp nhân:
- Thành lập Công ty: Quyết định số 1119/TMPC của Bộ Thương mại
Cambodia ký ngày 03/04/2000.
- Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.
- Tên viết tắt của công ty: HANECO.JSC
2. Chức năng nhiệm vụ:
- Kinh doanh, sản xuất, chế biến hàng lương thực, nông lâm sản, tiểu
thủ mỹ nghệ và các hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu thị trường trong
nước và ngoài nước.
- Làm đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước như thuốc lá nội, bia, rượu, đường sữa và bánh kẹo…
- Kinh doanh đầu tư, nhận thầu xây dựng phát triển nhà phục vụ cho
các nhu cầu trong, ngoài ngành và nhu cầu của thị trường nước ngoài.
- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để
mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất, dịch vụ và đầu tư
của doanh nghiệp.
2
Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần, có
tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân
hàng (kể cả ngân hàng ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy định
của Nhà nước.
Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là: 8.120.979.200 đồng
Trong đó: Vốn cố định: 5.963.979.200 đồng
Vốn lưu động: 2.157.000.000 đồng
Kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã qua 5 lần đăng ký thay đổi
kinh doanh và địa chỉ mới của trụ sở công ty.

Lần 1: Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh nhà ở, đầu tư, nhận thầu, xây dựng các công trình công
nghiệp, nông nghiệp dân dụng và xây dựng khác phục vụ nhu cầu trong nước
và ngoài nước.
Lần 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:
Liên doanh Đầu tư khai thác và Xuất khẩu Lâm sản, Khoáng sản tại
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lần 3: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Buôn bán dụng cụ cơ khí, vật tư, phụ tùng thay thế các loại máy công
nghiệp, ngư nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản, xăng dầu, thiết bị ngành bưu
chính viễn thông, vật liệu xây dựng, cao su và các sản phẩm từ cao su, nhựa
và các sản phẩm từ nhựa.
Lần 4: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng lương thực và các sản phẩm chế biến từ
lương thực. Nhập khẩu các mặt hàng bột mỳ, kim khí, điện máy, vật liệu xây
dựng, thiết bị văn phòng phục vụ sản xuất và đời sống (theo Quyết định số
3804/QĐ-UB ngày 16/9/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội).
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và trạm
biến áp đến 35KVA; Kinh doanh khí đốt ga (có quyết định số 1955/QĐ-UB
ngày 26/3/2002 của UBND Thành phố Hà Nội).
3
Lần 5: Đăng ký Trụ sở giao dịch mới tại:
Khu Liên Cơ - Số 33 Phố Tân Ấp - Hà Nội.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng, với đội ngũ cán bộ
công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân
lành nghề, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội đã và đang tham gia
hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở, công trình văn hóa,
công nghiệp, công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, công
trình giao thông, thủy lợi, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
II. Cơ cấu và tổ chức Công ty.

1. Các ngành nghề kinh doanh chính:
* Xây dựng công trình nhà ở, công trình dân dụng, công trình văn hóa.
* Xây dựng công trình công cộng và phần bao che công trình công
nghiệp quy mô lớn.
* Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình giao
thông đường bộ, công trình thủy lợi.
* Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát
triển các khu đô thị, khu phố và các công trình đô thị khác, liên doanh với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các
đề án đầu tư của Công ty.
* Kinh doanh nhà.
* Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế.
4
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty:
- Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định
- Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân
công phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực
thuộc nhưng không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp
các phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúp
giám đốc ra quyết định.
- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ
trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản
xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về
các hoạt động của phòng mình phụ trách
- Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công
trình, được Công ty uỷ quyền.
- Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công,
đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an
toàn.

3. Đặc điểm lao động của Công ty
Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong
những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạo
ra sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh.
Nhờ có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu
vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm. Như
5
vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào
yếu tố lao động.
Chất lượng CBCNV của Công ty được thể hiện như sau:
6
Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2003
Stt
Cán Bộ chuyên môn và kỹ
thuật
Số
lượng
Theo thâm niên công tác (Năm)
>5 >10 >15 Ghi chú
Đại học và trên Đại học 82 49 27 6
1 Kỹ sư Xây dựng 35 15 14 6
2 Kỹ sư thuỷ lợi 13 9 4
3 Kỹ sư cơ khí 10 7 3
4 Kỹ sư giao thông 8 6 2
5 Kỹ sư điện 8 6 2
6 Cử nhân kinh tế-tài chính 5 3 2
7 Kỹ sư tin học 1 1
8 Kiến trúc sư 2 2
II Cao Đẳng và Trung cấp 22 21 1
1 CĐ Kỹ thuật 5 5

2 CĐ Ngân hàng -Kế toán 4 4
3 TC Xây dựng 5 4 1
4 TC Tài chính-Tiền lương 4 4
5 TC Điện Cơ khí 3 3
6 TC Khác 1 1
Biểu 3: Chất lượng công nhân kỹ thuật
Đơn vị: Người
Stt
Công nhân kỹ thuật
theo nghề
Số
lượng
Bậc thợ
<4/7 4/7 5/7 6/7 7/7
1 Công nhân nề + Bê tông 170 20 90 30 28 2
2 Công nhân mộc 60 10 20 17 10 3
3 Công nhân cơ khí 60 10 15 30 4 1
4 C.N chuyên làm đường 60 15 20 15 10
5 Công nhân lái xe 10 2 6 2
6 Công nhân vận hành máy
(đào, ủi, xúc…)
17 2 10 5
7 Công nhân trắc đạc 4
8 Công nhân điện 15 5 5 5
9 Công nhân sơn, bả 30 10 20
10 Công nhân hàn 5 2 3
Tổng cộng 431 76 189 104 52 6
7
Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác
khoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học.

Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty
là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực
hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với số lượng 535 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho 431 lao
động là việc làm rất khó tuy nhiên Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội
đã làm được trong những năm qua, đây là một thành công lớn của Công ty và
chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh
doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của
công nhân toàn công ty nói chung.
4. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn của Công ty
Để hiểu rõ về vốn và cơ cấu vốn của công ty, ta xem xét biểu sau:
Bảng 4: Tình hình tài sản của công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003
So sánh 2003/2002
Số tiền %
1. Tổng tài sản 16,6 18,7 + 2,1 + 12,65
2. Tài sản lưu động 9,9 12,8 + 2,9 + 29,3
3. Tài sản cố định 6,7 5,9 - 0,8 - 11,94
Nhìn vào biểu trên ta thấy: Tổng số vốn của Công ty năm 2003 là 18,7
tỷ đồng tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 12,65%). Về cơ
cấu vốn thì, vốn lưu động năm 2003 là 12,8 tỷ đồng, chiếm 68,4% trong tổng
số vốn kinh doanh, tăng lên so với vốn lưu động năm 2002 là 2,9 tỷ đồng,
tương ứng với 29,3%. Vốn cố định năm 2003 là 5,9 tỷ đồng chiếm 31,6%
trong tổng số vốn kinh doanh giảm đi 0,8 tỷ đồng so với vốn cố định năm

8

×