Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Xác định một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thương hàn ở lợn sau cai sữa nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.71 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA
VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
Ở LỢN SAU CAI SỮA NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA
VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
Ở LỢN SAU CAI SỮA NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA,
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Bình


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do các nhân tôi trực tiếp thực
hiện cùng với các đồng nghiệp tại Bộ môn Vệ sinh- Viện Thú y Quốc gia. Mẫu vật
thu thập tại các trang trại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực, chính xác, chưa được công bố
trong bất cứ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành Luận văn đều đã được cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày

tháng 10 năm 2017

TÁC GIẢ


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè
và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo PGS. TS. Đặng Xuân Bình đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết
sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới các chủ trang trại trên địa bàn huyện Hiệp
Hòa đã tạo điều kiện cho tôi lấy mẫu thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn bộ môn Vệ sinh - Viện Thú y Quốc gia đã giúp đỡ tôi
trong quá trình xét nghiệm mẫu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp
đỡ của gia đinh, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành tốt Luận văn này.


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Vi khuẩn Salmonella ............................................................................... 4

1.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn Salmonella ...................................... 13
1.2. Bệnh Phó thương hàn ở lợn...................................................................... 14
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ.................................................................................... 14
1.2.2. Mầm bệnh.............................................................................................. 14
1.2.3. Triệu chứng ........................................................................................... 15
1.2.4. Bệnh tích ............................................................................................... 16
1.3. Biện pháp phòng, trị bệnh do Salmonella gây ra ở lợn............................ 17
1.3.1. Phòng bệnh ............................................................................................ 17
1.3.2. Điều trị bệnh .......................................................................................... 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng
gây ra............................................................................................................... 18


iv

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
2.1. Đối tượng, vật liệu.................................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 23
2.1.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu............................................................. 23
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3.1. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản và lợn con ................ 24
2.3.2. Tình hình bệnh Phó thương hàn ở lợn sau cai sữa ................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 24

2.4.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong
phân lợn ........................................................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Salmonella ..................... 25
2.4.4. Phương pháp giám định vi khuẩn Salmonella phân lập được .............. 27
2.4.5. Xác định gen sản sinh độc tố đường ruột enterotoxin của vi khuẩn
Salmonella bằng phương pháp PCR ............................................................... 27
2.4.6. Xác định độc lực của chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được ........ 29
2.4.7. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh
của vi khuẩn Salmonella phân lập được ......................................................... 30
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 31
3.1. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản và lợn con ................... 31
3.1.1. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản .................................. 31


v

3.1.2. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo lứa đẻ ............... 33
3.1.3. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo mùa .................. 36
3.1.4. Tình hình thải trừ Salmonella ở lợn con ............................................... 39
3.1.5. Biến động về số lượng vi khuẩn Salmonella thải trừ qua phân ở
lợn con sau cai sữa .......................................................................................... 42
3.2. Kết quả xác định bệnh Phó thương hàn ở lợn con ................................... 44
3.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Phó thương hàn ở lợn sau cai sữa ......... 44
3.2.2. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm lợn con sau cai
sữa bị tiêu chảy ................................................................................................ 46
3.2.3. Giám định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella
phân lập được .................................................................................................. 48
3.2.4. Độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được.................................. 49
3.2.5. Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được ................. 50

3.2.6. Xác định một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được .... 52
3.2.7. Xác định tính kháng thuốc với một số loại kháng sinh và hóa dược
của vi khuẩn Salmonella phân lập được ......................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Đề nghị ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI .................................... 70


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
-

:

Đến

%

:

Tỷ lệ phần tră m

Cs

:

Cộng sự


Nxb

:

Nhà xuất bản

T

:

Thị trấn Thắng

ĐT

:

Đức Thắng

NS

:

Ngọc Sơn

DT

:

Danh Thắng


BL

:

Bắc Lý

ĐL

:

Đông Lỗ

LP

:

Lương Phong

MT

:

Mai Trung

S

:

Salmonella



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo địa điểm và cá thể .............. 31
Bảng 3.2. Thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo lứa đẻ ................................. 34
Bảng 3.3. Thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo mùa .................................... 37
Bảng 3.4. Thải trừ Salmonella ở lợn con trước và sau cai sữa ................................ 40
Bảng 3.5. Biến động số lượng vi khuẩn Salmonella thải trừ ở lợn con sau cai sữa ....... 43
Bảng 3.6. Tình hình bệnh Phó thương hàn ở lợn con sau cai sữa ............................ 44
Bảng 3.7. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm lợn con sau cai sữa bị
Phó thương hàn ........................................................................................ 46
Bảng 3.8. Đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ....... 48
Bảng 3.9. Độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được .................................... 49
Bảng 3.10. Serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ bệnh phẩm lợn
Phó thương hàn ........................................................................................ 50
Bảng 3.11. Tần xuất phát hiện gen mã hóa sản sinh yếu tố gây bệnh Stn, fimA,
InvA của vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thương hàn ở lợn con
sau cai sữa ................................................................................................ 52
Bảng 3.12. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập được ........... 55


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Quy trình phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella từ các mẫu
bệnh phẩm và phân .................................................................................. 26
Hình 2.2: Chu trình phản ứng PCR đối với Salmonella để tách ADN tổng số ....... 29
Hình 3.1: Thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo cá thể............................... 32
Hình 3.2. Tỷ lệ thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo lứa đẻ ......................... 35

Hình 3.3. Tỷ lệ Thải trừ Salmonella ở lợn nái sinh sản theo mùa........................... 38
Hình 3.4: Tình hình bệnh Phó thương hàn ở lợn con sau cai sữa......................... 45
Hình 3.5. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm lợn con sau cai
sữa bị Phó thương hàn ............................................................................. 47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước
phát triển vượt bậc về mọi mặt, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện.
Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công đó phải kể đến các thành tựu của
ngành nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi thú y mà đặc biệt là ngành chăn
nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn đã góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước
và một phần dành cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Theo CIRAD (2006) [40], thịt lợn
chiếm 77% tổng lượng các loại thịt tiêu dùng hàng ngày trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với việc phát triển chăn nuôi lợn là
dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trên các đàn lợn ở mọi lứa tuổi, làm giảm năng
suất, giảm chất lượng con giống hoặc nhiễm vào sản phẩm thịt lợn gây nguy cơ mất
an toàn vệ sinh thực phẩm. Một trong những bệnh thường gặp phải kể đến là bệnh
tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn sau cai sữa, còn gọi là bệnh Phó
thương hàn tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng với đặc điểm dịch tễ hết sức
phức tạp, đã và đang gây nên những thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Có thể
nói rằng ở bất kỳ một cơ sở chăn nuôi nào dù quy mô lớn hay nhỏ đều xuất hiện
bệnh này.
Khi đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vấn đề an toàn
thực phẩm trong đó có lợn và thịt lợn sạch bệnh, không bị nhiễm Salmonella là
một yêu cầu cấp thiết. Có rất nhiều tác giả đã công bố rằng sự nhiễm
Salmonella vào thân thịt lợn trong quá trình giết mổ chủ yếu liên quan đến sự

nhiễm trùng Salmonella ở ruột (Arunava Das và cs, 2012 [33]; Cheng-Hsun
Chiu và cs, 2004 [37]). Do đó, việc giảm tỷ lệ các trại bị nhiễm mầm bệnh
Salmonella sẽ làm sự an toàn thịt lợn tăng lên. Mục tiêu của các nhà khoa học,
nhà sản xuất là xây dựng các đàn gia súc sạch Salmonella.
Nhìn chung vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra ở lợn đã được rất
nhiều các nhà vi sinh vật trên toàn thế giới quan tâm. Ở Việt Nam đã có một số
công trình nghiên cứu về Salmonella và bệnh do chúng gây ra ở lợn như: Nguyễn
Thị Nội và cs (1989) [18]; Lê Văn Tạo và cs (1993) [23]; Trần Xuân Hạnh (1995)
[14]; Cù Hữu Phú và cs (2000) [20]; Đỗ Trung Cứ (2004) [10]...


2

Mặc dù đã được nghiên cứu từ trên 100 năm nhưng đến nay, nhiễm khuẩn
Salmonella ở động vật và người vẫn tiếp tục được nghiên cứu vì những vấn đề dịch
tễ nghiêm trọng có tính chất toàn cầu, ước tính hằng năm trên thế gới có khoảng
155.000 người chết bởi Salmonellaosis và ngộ độc thực phẩm (Patchanee P. và cs,
2008 [55]; Evangelopoulou G. và cs, 2015 [44]).
Có thể nhận thấy, Salmonella nhiễm trên lợn nói chung có liên quan đến hai
vấn đề, thứ nhất là tác nhân gây bệnh cho lợn, và thứ hai là gây ngộ độc thực phẩm
cho người (Lo Fo Wong, 2002 [53]). Ngoài ra, lợn còn được coi là yếu tố nguồn
bệnh, mang trùng và bài xuất mầm bệnh Salmonella có độc lực, tạo nguy cơ cao gây
bệnh cho gia súc, gia cầm; gây bệnh và gây ngộ độc thực phẩm cho con người
(Patchanee P. và cs, 2008 [55]; Steven A. Carlson và cs, 2012 [61]).
Đến tháng 12 năm 2016, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang có 97 trang trại và hơn
220 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, có 25 trang trại nuôi lợn nái ngoại
sinh sản có quy mô từ 50 con trở lên; có trên 150 gia trại nuôi lợn thịt có quy mô từ
100 con trở lên. Cùng đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi gia
cầm theo hướng chuyên trứng, thịt, con giống với quy mô hàng nghìn con.
Việc nghiên cứu, xác định vi khuẩn Salmonella nhiễm trên lợn nái sinh

sản, lợn con sau cai sữa (Lợn khỏe và lợn bị bệnh tiêu chảy) để bổ sung tư liệu
khoa học về sự lưu hành của căn bệnh (etiology), từ đó mở ra hướng nghiên cứu
mới về chẩn đoán đề xuất biện pháp khống chế hiệu quả tình trạng mang và thải
trừ vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho vật nuôi và gây bệnh và gây ngộ độc thực
phẩm cho người.
Vì vậy mà việc phân lập vi khuẩn Salmonella, xác định serotyp và các đặc
tính gây bệnh của chúng ở lợn, nhằm mục đích phát hiện sớm và tìm ra hướng
phòng và trị bệnh có hiệu quả luôn là những việc làm cấp thiết. Xuất phát từ thực
tiễn nghiên cứu và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Xác
định một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thương
hàn ở lợn sau cai sữa nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang".


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ về hiện tượng mang trùng, thải trừ mầm bệnh
và bệnh Phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn sau cai sữa nuôi tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Xác định yếu tố gây bệnh là độc tố do vi khuẩn Salmonella phân lập được.
- Xác định đặc tính kháng thuốc của Salmonella phân lập được với một số
loại kháng sinh và hóa dược.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh, tình hình mang trùng
mầm bệnh và vai trò của vi khuẩn Salmonella trong bệnh Phó thương hàn ở lợn sau
cai sữa nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Cung cấp tư liệu khoa học về yếu tố gây bệnh là độc tố do vi khuẩn
Salmonella phân lập được sản sinh.
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella

phân lập được.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài có thể được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đồng thời
khuyến cáo người chăn nuôi xây dựng kế hoạch phòng, trị bệnh Phó thương hàn do
vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn sau cai sữa, hạn chế thiệt hại, góp phần nâng cao
năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
- Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella phân lập được giúp cho các cơ sở chăn nuôi lợn tham khảo, xây dựng
phác đồ điều trị phù hợp bệnh Phó thương hàn ở lợn sau cai sữa; làm giảm tỷ lệ
chết, hạn chế lợn còi cọc, giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thuốc thú y, góp phần
nâng cao hiệu quả chăn nuôi.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vi khuẩn Salmonella
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella
Trực khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae (vi
khuẩn đường ruột). Giống Salmonella gồm 2 loài: S. enterica và S. bongori đã được
phân chia thành trên 2000 serotyp theo bảng phân loại Kauffmann-White trên cơ sở
cấu trúc của kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và đôi khi các kháng nguyên
vỏ (kháng nguyên K).
Salmonella được Salmon và Smith phân lập đầu tiên vào năm 1886 (Steven A.
Carlson và cs, 2012 [61]), vi khuẩn cư trú trong đường ruột của cả động vật máu
nóng và máu lạnh. Với số lượng hơn 2400 serotype khác nhau, Salmonella được xác
định gây ra nhiều bệnh cho người và động vật. Mặc dù đã được nghiên cứu từ trên
100 năm nhưng đến nay, nhiễm khuẩn Salmonella ở động vật và người vẫn tiếp tục

được nghiên cứu vì những vấn đề dịch tễ nghiêm trọng có tính chất toàn cầu, ước tính
hằng năm trên thế giới có khoảng 155.000 người chết bởi Salmonellosis và ngộ độc
thực phẩm (Patchanee P. và cs, 2008 [55]; Evangelopoulou G. và cs, 2015 [44]).
Qua kiểm tra đặc tính sinh hoá của 31 chủng Salmonella đều lên men sinh
hơi các đường glucose, mantol, sorbitol, dextrose, galactose, manitol, arabinose, ...
nhưng không lên men đường lactose, sucrose. Tất cả các chủng Salmonella phân lập
đều không sinh Indol, phản ứng oxidaza âm tính, catalaze dương tính, 100% số
chủng có khả năng di động, 74,09% các chủng sinh H2S (Nguyễn Mạnh Phương và
cs, 2012 [20]).
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Salmonella là những trực khuẩn ngắn, hình gậy ngắn, hai đầu
tròn, có kích thước 0,4-0,6 x 1,0-3,0 µm, không hình thành nha bào và giáp mô. Đa
số loài Salmonella có lông (flagella) từ 7-12 chiếc xung quanh thân (trừ S.
gallinarum-pullorum không có lông). Vi khuẩn dễ nhuộm với thuốc nhuộm, bắt màu
Gram âm đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu (Nguyễn Như Thanh, 2001) [26].


5

Hình ảnh vi khuẩn Salmonella
Theo Lê Văn Tạo (1993) [23] thời gian gần đây nhờ kính hiển vi điện tử,
bằng phương pháp nhuộm của Haschem (1972) người ta phát hiện trên bề mặt vi
khuẩn Salmonella ngoài lông còn có các cấu trúc Fimbriae. Đây là một cấu trúc
ngắn hơn lông vi khuẩn, thường có kết cấu hình xoắn, được mọc lên từ một hạt gốc
nằm trên thành tế bào, có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử có độ phóng
đại từ 6.500 lần trở lên. Trên mỗi tế bào vi khuẩn có từ 2 - 400 Fimbriae, với hai
chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non để gây bệnh
và liên kết với nhau để trao đổi thông tin di truyền bằng hình thức tiếp hợp, di
truyền ngang.
1.1.1.3. Phân loại

Về phân loại khoa học (Đào Thị Thanh Thủy, 2012 [28]), Salmonella được
xếp vào:
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Salmonella lignieres, 1900
Loài Salmonella bongori
Loài Salmonella Enterica
1.1.1.4. Tính chất nuôi cấy
Salmonella là những vi khuẩn sống hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, phát
triển trên các môi trường thông thường. Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng


6

chọn lọc được dùng trong phân lập Salmonella, hiện nay thường dùng các loại như
môi trường bồi dưỡng (tăng sinh) Buffered Pepton Water (BPW), môi trường tăng
sinh chọn lọc đặc hiệu là Tetrathionate hay còn gọi là môi trường MuellerKauffmann và Rappaport Vassiliadis (RV). Các loại môi trường thạch dùng để nhận
dạng các khuẩn lạc Salmonella cũng như kiểm tra một số đặc tính sinh hoá bao gồm
Brilliant Green Agar (BGA), Bismuth Sulfite Agar (BSA), Triple Sugar Ion (TSI),
Xylose Lysine Deroxycholate (XLD), Xylose Lysine Tetrathionate 4 (XLT4),
Modified Semisolid Rappaport Vassiliadis (MSRV), Rambach, Kligler.
Trên môi trường MacConkey (MacC) vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn,
không màu. Trên môi trường BSA Salmonella mọc những khuẩn lạc đặc trưng xung
quanh màu nâu sẫm, giữa màu vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc có màu ánh kim
(Timoney và cs, 1988) [64].
Trên môi trường thạch thường vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S
(Smooth) tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa, đường kính

khoảng từ 1 - 1,5 mm, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám,
mặt trong mờ. Môi trường thạch máu, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn, màu xám,
trơn bóng, ở giữa hơi lồi lên (Nguyễn Như Thanh, 2001) [26].
Trên môi trường XLD, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc có kích thước trung
bình màu đen.
Trên môi trường Rambach, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc trung bình,
màu đỏ tím, bóng.
Trên môi trường XLT4, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc trung bình, màu đen,
bóng, hơi lồi giống như khuẩn lạc mọc trên môi trường XLD, tuy nhiên khả năng ức
chế tạp khuẩn của XLT4 tốt hơn XLD.
Đào Thị Thanh Thủy (2012) [30] cho biết: Salmonella sống hiếu khí hoặc yếm
khí tuỳ tiện, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Nhiệt độ thích hợp
370C (sống được ở nhiệt độ từ 7 - 450C), pH = 7,2 - 7,4 (tồn tại được ở pH = 5,0).
- Môi trường thạch thường: Hình thành những khuẩn lạc dạng S, trơn, tròn
sáng, bóng, màu trắng đục.


7

- Môi trường thạch nghiêng Triple Sugar Iron agar (TSI agar): Sinh H2S ở
phần thạch nghiêng.
- Môi trường MacConkey agar: Khuẩn lạc dạng S, màu trắng.
- Chuyển hoá đường: Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số loại
đường và không đổi. Salmonella lên men sinh hơi sản sinh axit đường glucoza,
mannoza, sorbitol, mannit. Tất cả các loài Salmonella đều không lên men đường
lactoza và saccaroza.
1.1.1.5. Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [30] đặc tính chung của Salmonella là
không lên men đường lactose. Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số
đường nhất định và không đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi

đường glucoza, mannit, mantoza, galactoza, levuloza, arabinoza. Một số loài như S.
abortus equi, S. abortus bovis, S. abortus ovis, S. typhi, S. typhisuis, S. cholerae
suis, S. gallinarum, S. enteritidis cũng lên men các đường nhưng không sinh hơi.
Riêng S. pullorum không lên men mantoza, S. cholerae suis không men arabinoza.
Tất cả các vi khuẩn Salmonella đều không lên men lactoza, saccaroza.
Salmonella có những đặc tính sinh hóa chủ yếu mà dựa vào đó người ta có
thể định hướng phân biệt với các vi khuẩn đường ruột khác. Các chủng Salmonella
sinh acid do lên men glucose, mannitol, dulcitol nhưng không lên men lactose (trừ
S. arizona) và sucrose, không có khả năng tách amine từ trytophan. Chúng không
sinh indol hoặc acetoin và phân giải urea. Phần lớn các chủng sinh hydrogen sulfide
(H2S) và tách carboxyl (de-carboxylate) từ ornithine và lysine. Chúng kém chịu
nhiệt nhưng chịu được một số hóa chất như brilliant green, sodium lauryl sulfite,
selenite, sodium tetrathionate. Những chất này được dùng để chọn lọc chúng từ mẫu
thực phẩm và nước (Đào Thị Thanh Thủy, 2012) [28].
1.1.1.6. Sức đề kháng
Salmonella tồn tại trong đường tiêu hoá của cả động vật máu nóng và máu lạnh
(các loài cá, động vật thủy sản), trong môi trường tự nhiên, phân, đất, nước thải, đặc
biệt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như bột thịt xương, bột trứng, bột cá… tồn
tại được 9 tháng hoặc lâu hơn. Salmonella sống trong thịt ướp muối 29% được 4 - 8
tháng ở nhiệt độ 6 - 12 0C (Đào Thị Thanh Thủy, 2012) [28].


8

- Với nhiệt độ, vi khuẩn có sức đề kháng yếu, 500C bị diệt sau 1h, 700C trong
20 phút, sôi 1000C sau 5 phút, khử trùng bằng phương pháp Pasteur cũng diệt được
vi khuẩn (Đào Thị Xuân, 2014) [31].
- Ánh sáng mặt trời diệt khuẩn trong môi trường nước, sau 5h ở nước trong
và 9h ở nước đục.
- Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn dễ dàng: Axit phenic 5%,

formol 0,5% diệt khuẩn sau 15 - 20 phút (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [30].
1.1.1.7. Đặc điểm dịch tễ học của Salmonella
Salmonella phân tán, lây lan nhanh, rộng rãi hơn ta tưởng. Chỉ cần 1 con
trong đàn bị ỉa chảy do Salmonella gây ra thì 24 giờ sau đó cả đàn đã bị lây nhiễm
mầm bệnh. Trong quá trình xảy ra dịch bệnh, vi khuẩn Salmonella cũng được tìm
thấy ở khắp mọi nơi như chuồng trại, rác rưởi, thức ăn, nước uống.
Nguồn cảm nhiễm chính là tất cả lợn trưởng thành mang trùng. Vi khuẩn
Salmonella sống hoại sinh trong cơ thể lợn khỏe từ 25 - 50% lợn khỏe mang trùng.
Lợn khỏi bệnh là vật mang trùng và bài tiết vi trùng ra ngoài theo phân. Cũng như
hầu hết các loài vi khuẩn khác, Salmonella không gây bệnh một cách đơn độc, mà
bệnh xảy ra thường là kết quả của sự hội tụ nhiều yếu tố (Phan Thanh Phượng, 1988) [21].
Lợn con trước cai sữa bệnh ít xảy ra, bởi chúng được bảo hộ qua sữa đầu. Song
nguy cơ xảy ra bệnh tăng dần theo lứa tuổi, đặc biệt là sau cai sữa, khi mà khả năng
miễn dịch chủ động chưa thể bù đắp kịp thời để thay thế miễn dịch thụ động. Khi xuất
lợn đi có nghĩa xuất theo mầm bệnh. Ở lợn mắc bệnh Phó thương hàn thể cấp tính gây
nhiễm trùng huyết, rối loạn sinh sản là do S. choleraesuis var kunzendorf gây ra. Thể
bệnh này có thể lưu hành ở trang trại từ đời này sang đời khác theo phương thức
“truyền dọc” từ mẹ sang con. Thể bệnh viêm ruột, ỉa chảy mãn tính ở lợn chủ yếu là do
S. typhimurium gây ra. Song loài vi khuẩn này lại lây truyền theo phương thức “truyền
ngang” từ lợn này sang lợn khác trong đàn.
Salmonella khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại 1 tuần;
trong nước đá có thể sống 2 - 3 tháng. Trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát có
thể sống 2 - 3 tháng. Trong thịt ướp muối (nồng độ muối 29%) Salmonella có thể
sống được 4 - 8 tháng ở nhiệt độ từ 8 - 120C (Nguyễn Như Thanh, 2001) [26].
Theo các tác giả Phan Thanh Phượng (1988) [21]; Nguyễn Như Thanh
(2001) [26] khi nghiên cứu về đường nhiễm Salmonella đều cho rằng: vi khuẩn


9


Salmonella theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá và có thể do tiếp xúc. Bình
thường, chúng sống trong ống tiêu hoá mà không gây bệnh. Chỉ khi nào sức đề
kháng của lợn giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh. Bệnh
Phó thương hàn chỉ gây thành dịch địa phương, dịch bệnh phụ thuộc vào cơ cấu
đàn, tình hình vệ sinh thú y, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và đặc điểm dịch tễ học
của cơ sở đó.
1.1.1.8. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, gồm rất nhiều loại.
Theo Phạm Hồng Sơn (2002) [22] Salmonella có hơn 67 loại kháng nguyên O (có
nhiều tài liệu công bố hơn 80 loại), 94 loại kháng nguyên H pha 1, hơn 11 kháng
nguyên H pha 2, kháng nguyên K là kháng nguyên Vi. Những năm gần đây, người
ta phát hiện thêm kháng nguyên Pili của Salmonella, yếu tố giúp vi khuẩn bám dính
vào tế bào biếu mô. Có tới 80% type Salmonella sản sinh kháng nguyên Pili, trong
đó có S. typhimurium.
Cần phân biệt 4 loại kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là:
Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân.
Kháng nguyên H (H-Antigen): kháng nguyên lông.
Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ.
Kháng nguyên F (Fimbriae Antigen): kháng nguyên Pili.
Trong đó kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán là kháng
nguyên thân (O - Antigen) và kháng nguyên lông (H - Antigen).
a) Kháng nguyên O
Kháng nguyên O - Lypopolysacharide (LPS) là một thành phần cơ bản tạo
nên màng ngoài của thành phần tế bào vi khuẩn. LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3
vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipid A.
O –Specific

Core

(vùng ưa nước)


(vùng lõi)

Vùng lipit
A

Kháng nguyên - O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu được 100oC
trong nhiều giờ, chịu được cồn và HCl ở nồng độ 1N trong 20 giờ..


10

Kháng nguyên - O không phải là độc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn, giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng
thực bào.
b) Kháng nguyên H
Kháng nguyên - H của Salmonella bản chất là một protein nằm trong phần
lông của vi khuẩn. Kháng nguyên - H không chịu nhiệt, rất kém bền vững so với
kháng nguyên - O; bị phá huỷ ở 600C trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn và axit yếu.
Kháng nguyên - H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh,
nhưng có ý nghĩa trong việc phân loại, định danh vi khuẩn. Không quyết định yếu
tố độc lực, không có vai trò bám dính, nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường
ruột tránh sự tiêu diệt của đại thực bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào
gan, thận và ngay cả trong đại thực bào.
c) Kháng nguyên vỏ (KN - K)
Kháng nguyên vỏ chỉ có ở một số loài như S. typhi, S. paratyphi, S.dublin có
thể chứa Vi - Antigen giống như K - Antigen của E.coli.
Có 3 loại kháng nguyên K là: kháng nguyên 5 (KN - 5), kháng nguyên Vi
(KN - Vi), kháng nguyên M (KN - M). Đây là các kháng nguyên vỏ (capsular)
được phân thành nhiều nhóm trong họ vi khuẩn đường ruột, được biểu thị bằng

các chữ cái A, B, L... nhờ các đặc điểm sinh hoá khác nhau (Chữ K bắt nguồn từ
chữ Kapsel trong tiếng Đức).
d) Kháng nguyên pili (KN - Pili) - Fimbriae antigen
Kháng nguyên Pili của vi khuẩn Salmonella nằm trong cấu trúc Fimbriae
nên còn gọi là kháng nguyên - F. Nó có chức năng giúp vi khuẩn bám dính vào tế
bào nhung mao ruột. Theo Lê Văn Tạo (1993) [23] kháng nguyên Fimbriae của
Salmonella thuộc type I (CFA/I) có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, chuột lang.
Kháng nguyên - Pili bản chất là protein, thành phần và trật tự các amino axit
của mỗi kháng nguyên đều có những điểm khác biệt. Đến nay, một số nhóm kháng
nguyên pili của Salmonella đã phát hiện gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật là
Colonization Factor Antigen (CFA) I và II (Trần Quang Diên, 2002 [12]).


11

1.1.1.9. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella
a) Các yếu tố không phải là độc tố
+ Kháng nguyên O, K, H:
Kháng nguyên O là yếu tố giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của
vật chủ, phát triển trong tế bào tổ chức, chống lại sự thực bào của đại thực bào.
Kháng nguyên H: không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh,
không quyết định yếu tố độc lực, nhưng kháng nguyên H có ý nghĩa bảo vệ vi
khuẩn không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào. Chúng giúp vi khuẩn nhân lên
trong tế bào gan, thận và cả tế bào đại thực bào.
Kháng nguyên K: tạo hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác động ngoại
cảnh và hiện tượng thực bào (Nguyễn Như Thanh, 2001) [26].
+ Yếu tố bám dính:
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng, là bước đầu
tiên của quá trình gây bệnh của vi khuẩn đường ruột, đó là quá trình liên kết vững
chắc giữa bề mặt của vi khuẩn với bề mặt của tế bào vật chủ: Trước hết, vi khuẩn

liên kết với từng phần của bề mặt tế bào; tiếp theo là quá trình hấp phụ và cuối cùng
là quá trình tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn (đó là phân tử Fimbriae
type I) với điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào (Nguyễn Như Thanh, 2001 [286).
+ Khả năng xâm nhập:
Sau khi tiếp cận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm
lượng Ca++ nội bào, hoạt hóa actin depolimeriring enzymes, làm thay đổi cấu trúc,
hình dạng các sợi actin, biến đổi màng tế bào, dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế
bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi khuẩn. Sau đó, Salmonella được
xâm nhập vào trong tế bào, tồn tại, tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và
phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh enterotoxin, làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của
vật chủ. Các hạch viêm tích nước, biểu hiện viêm hạch có thể là hệ quả của đáp ứng
xâm nhiễm của Salmonella.
+ Khả năng kháng kháng sinh:
Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh, kích
thích tăng trưởng gia súc, gia cầm, xử lý môi trường… đã tạo ra nhiều giống vi khuẩn


12

có khả năng kháng thuốc, giúp vi khuẩn tồn tại rất lâu trong cơ thể người, vật nuôi và
môi trường.
Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella có thể thay đổi, phụ thuộc vào
địa phương và thời điểm làm kháng sinh đồ, loại vật nuôi.
b) Các yếu tố là độc tố của vi khuẩn Salmonella
Salmonella gây bệnh cho người và vật nuôi (gia súc, gia cầm và loài chim).
Bình thường vi khuẩn có thể được phát hiện trong đường ruột của người và gia súc
khoẻ mạnh (lợn nái…). Khi sức đề kháng của vật chủ giảm sút sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Salmonella tác động gây bệnh.
Ngoài yếu tố gây bệnh giúp vi khuẩn Salmonella bám dính, xâm nhập tế bào...
Đối với vi khuẩn Salmonella chúng sản sinh ra ít nhất 3 loại độc tố chính đó là độc tố

đường ruột (Enterotoxin), nội độc tố (Endotoxin) và độc tố tế bào (Cytotoxin). Trong
đó độc tố đường ruột (Enterotoxin) có vai trò trong ngộ độc thực phẩm (Đào Thị
Thanh Thủy, 2012) [28].
* Độc tố đường ruột (enterotoxin)
Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai yếu tố chính là yếu tố thẩm
xuất nhanh (Rapit Permeability Factor - RPF) và yếu tố thẩm xuất chậm (Delayed
Permeability Factor - DPF).
- Yếu tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của
ruột, thực hiện khả năng thẩm xuất sau 1-2 giờ, kéo dài 48 giờ và làm trương tế bào
CHO (Chinese Hansten Ovary Cell). Yếu tố thẩm xuất nhanh có cấu trúc, thành phần
giống độc tố chịu nhiệt của E. coli được gọi là độc tố chịu nhiệt của Salmonella (Heat
Stable Toxin - ST), chịu được ở nhiệt độ 1000C trong 4 giờ, nhưng bị phá huỷ nhanh
khi hấp cao áp và bền vững ở nhiệt độ thấp. Độc tố này làm tăng tính thấm thành mạnh,
phá hủy các mạch máu cục bộ (Clarke và cs (1988) [41).
- Yếu tố thẩm xuất chậm có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.
coli, nên được gọi là độc tố không chịu nhiệt Salmonella (Heat Lable Toxin - LT)..
Độc tố này bị phá hủy ở 700C trong 3 phút và 560C trong 4 giờ. Độc tố không chịu
nhiệt của Salmonella làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải của cơ
thể dẫn đến rút nước vào lòng ruột và gây tiêu chảy.


13

* Nội độc tố (endotoxin):
Nội độc tố nằm ở lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn và được cấu tạo bởi
thành phần cơ bản là Lipo polysaccharide (LPS) được phóng ra từ vách tế bào vi
khuẩn khi bị dung giải. Các cơ quan trong cơ thể vật chủ chịu sự tác động của nội
độc tố với các biểu hiện bệnh lý tắc mạch máu, giảm trương lực cơ, thiếu ôxy mô
bào, toan huyết, rối loạn tiêu hóa.
LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3 vùng riêng biết với các đặc tính và chức

năng riêng biệt: Vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipit A.
Vùng ưa nước bao gồm một chuỗi Polysacchariade chứa các đơn vị cấu trúc
kháng nguyên O. Vùng lõi có bản chất là axit heterooligosaccharide, ở trung tâm,
nối kháng nguyên O với vùng lipit A. Vùng lipit A đảm nhận chức năng nội độc tố
của vi khuẩn. Cấu trúc nội độc tố gần giống với cấu trúc của kháng nguyên O. Cấu
trúc nội độc tố biến đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi độc lực của Salmonella. Các biến đổi
gen ở vung lõi, vùng ưa nước làm cho Salmonella không còn độc lực (Trần Quang
Diên, 2002) [12].
Nội độc tố là LPS được tiết ra từ vách tế bào vi khuẩn khi bị dung giải.
Trước khi thể hiện độc tính, LPS cần phải liên kết với các yếu tố liên kết tế bào
hoặc các receptor bề mặt các tế bào như: Tế bào lâm ba cầu B, lâm ba cầu T, tế bào
đại thực bào, tiểu cầu, tế bào gan lách.
Rất nhiều các cơ quan trong cơ thể vật chủ chịu sự tác động của nội độc tố
LPS như: gan, thận, cơ, hệ tim mạch, giảm trương lực cơ, thiếu oxy mô bào, toan
huyết, rối loạn tiêu hóa, mất tính thèm ăn.
1.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella muốn có khả năng gây bệnh cho động vật hay con
người, thì điều quan trọng đầu tiên là chúng có khả năng xâm nhập. Để xâm nhập
và tránh khỏi yếu tố thực bào của hệ thống phòng vệ cơ thể, vi khuẩn Salmonella
sinh ra một loại độc tố nào đó để chống lại quá trình thực bào, chính vậy mà vi
khuẩn sống và tồn tại trong tế bào vật chủ.
Sự xâm nhập của Salmonella vào tế bào phụ thuộc vào các gen kề nhau trong
nhiễm sắc thể và mỗi đoạn gen mã hóa cho một loại protein phân tiết đã biết, kí


14

hiệu là Sip A, B, C, D (Samonella ivasion protein) cần thiết cho khả năng xâm nhập
vào bên trong tế bào.
1.2. Bệnh Phó thương hàn ở lợn

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ
Theo Quinn và cs (2002) [58], có thể nhận thấy, Salmonella nhiễm trên lợn nói
chung có liên quan đến hai vấn đề, thứ nhất là tác nhân gây bệnh cho lợn, và thứ hai là
gây ngộ độc thực phẩm cho người. Trong đó, loài lợn được coi là yếu tố nguồn bệnh,
mang trùng và bài xuất mầm bệnh Salmonella có độc lực, tạo nguy cơ cao gây bệnh
cho gia súc, gia cầm; gây bệnh và gây ngộ độc thực phẩm cho con người.
Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa
đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi (chỉ thấy mắc bệnh ở thể
mãn tính).
Bệnh Phó thương hàn ở lợn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa phổ biến ở
lợn con nước ta, thường ghép với bệnh dịch tả.
Bệnh này cũng có nhiều nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, giết hại nhiều lợn
con. Ruột bị xuất huyết.
Chất chứa vi khuẩn: Tất cả phủ tạng, chất bài tiết và máu đều chứa vi khuẩn.
Đường xâm nhập: Vi khuẩn theo đương tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống vào
cơ thể. Nó cũng có thể từ lợn mẹ truyền sang bào thai qua nhau.
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải
điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, lúc cai sữa cho lợn
con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột ngột, thức ăn bị
nấm mốc, do ký sinh trùng… lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể lợn lây qua
đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên lợn con). Ngoài ra lợn nái mang thai có thể
truyền bệnh cho bào thai.
1.2.2. Mầm bệnh
Bệnh gây ra chủ yếu do hai loài vi khuẩn là Salmonella choleraesuis chủng
Kunzendor (thể cấp tính) và Salmonella typhi suis chủng Voldagsen (gây thể mãn tính).
+) Salmonella choleraeasuis (gây thể cấp tính) vào cơ thể đường tiêu hóa
vào hầu và ruột, dạ dày gây xuất huyết, viêm ruột viêm dạ dày.


15


+) Salmonella typhisuis (gây thể mãn tính): qua đường tiêu hóa vào hạch lâm ba
ruột già sinh sản ở đó, gây hoại tử tổ chức vùng xung quanh tạo ra những mụn loét.
Salmonella là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, di động, gây gram (-)
tác động chủ yếu đến toàn bộ niêm mạc bộ máy tiêu hóa, gây viêm dạ dày và ruột
có mụn loét.
Theo Quinn và cs (2002) [58], Salmonella cần xâm nhập vào ruột non và kết
tràng để gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, những axit hữu cơ bay hơi được sản sinh
bởi hệ vi sinh vật yếm khí bình thường trong đường ruột có khả năng ức chế sự phát
triển của Salmonella. Hệ vi sinh vật hiếu khí bình thường cũng có thể ngăn cản việc
tiếp xúc với các vị trí bám gắn cần cho loài Salmonella. Sự rối loạn của hệ vi sinh
vật do các yếu tố như: Dùng kháng sinh, khẩu phần ăn, mất nước làm tăng khả năng
mẫn cảm của vật chủ với sự nhiễm trùng. Nhu động ruột giảm, stress do vận chuyển
và chật chội cũng tạo điều kiện cho sự xâm nhập đường ruột của Salmonella.
Mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hoá, nhanh chóng đi vào hệ lâm ba
của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, làm cho lá lách
sưng to, lúc đầu do tụ máu, về sau do tăng sinh, sản sinh nội độc tố, gây viêm hoại
tử gan và hạch.
1.2.3. Triệu chứng
1.2.3.1. Thể cấp tính
Thời kỳ nung bệnh từ 3 - 4 ngày.
Bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt nặng, thân nhiệt lên đến 41,5oC - 42oC, con
vật kém ăn, hoặc không ăn, không bú, con vật đi táo, bí đại tiện, nôn mửa. Tiếp đến
là ỉa chảy, phân lỏng thối màu vàng, có nước và máu, có khi lòi dom, con vật kêu la
đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
Con vật thở khó, thở gấp, ho, tim đập yếu, suy nhược.
Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu
tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực.
Bệnh tiến triển 2 - 4 ngày. Con vật gầy còm, còi cọc, ỉa chảy nhiều rồi chết.
Tỷ lệ chết từ 25% có thể lên đến 95%. Có khi bệnh chuyển sang thể mạn tính.



×