Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quan tâm đến sự khác biệt giữa giáo viên và học sinh góp phần giảm tải trong việc học toán cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.03 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 5 - Tháng 01/2011

QUAN TÂM ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH GĨP PHẦN GIẢM TẢI TRONG VIỆC HỌC TỐN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGUYỄN TÁ QUỐC (*)

TĨM TẮT
Trong việc giảng dạy mơn tốn, khi bàn về sự q tải chúng ta thường đề cập đến
chương trình, sách giáo khoa và áp lực thi cử. Tuy nhiên, có một yếu tố khác ít được lưu
tâm đến cũng góp phần tạo ra sự tăng tải và áp lực cho học sinh, đó là sự khác biệt giữa
thầy và trò.
ABSTRACT
In teaching math, then discussing the overload we often mention programs, textbooks
and exam pressure. However there are other factors also little attention to contribute to
the increased load and pressure resources for students such as the differences between
teachers and students.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*)
Khi bàn đến việc giảm tải, ngồi
chương trình, sách giáo khoa (SGK) và áp
lực thi cử, chúng tơi cố gắng tìm hiểu xem
còn có ngun nhân nào khác cũng góp
phần tạo ra áp lực cho học sinh (HS) hay
khơng. Với suy nghĩ đó, chúng tơi nhận
thấy rằng chính những thói quen và kinh
nghiệm trong nhiều năm đứng lớp của giáo
viên (GV) nếu khơng cẩn thận cũng vơ tình
tạo nên sự khác biệt giữa thầy và trò, góp
phần tạo ra sự tăng tải và áp lực cho HS.


2. THỰC TRẠNG VÀ NGUN NHÂN
Thật vậy, do cách nhìn nhận chủ quan
nên từ khâu thiết kế bài giảng cho đến khâu
đứng lớp và ra đề kiểm tra (tạm gọi chung
là cơng việc soạn giảng), GV thường nghĩ
rằng nội dung bài học trong SGK là q
đơn giản nên đã giảm thời lượng học phần
lí thuyết để dành quỹ thời gian tiết kiệm đó
tăng cường cho việc thực hành. Trong khi
đó, đối với HS, nội dung của từng đơn vị

bài học mới khơng phải lúc nào cũng dễ
dàng tiếp thu trọn vẹn. Vì thế một bộ phận
khơng nhỏ trong HS thường gặp phải lúng
túng khi thực hành. Sau đây là những khác
biệt cơ bản.
2.1. Quỹ thời gian để tiếp cận kiến
thức
Với ưu thế về thời gian và chỉ dạy một
mơn trong nhiều năm liền đối với GV, mọi
vấn đề trong SGK trở nên q quen thuộc.
Trong khi đó, suốt một năm học HS phải
học nhiều mơn mà mơn nào đối với các em
cũng mới. Thêm vào đó, quỹ thời gian của
các em phải dành cho các mơn học khác
trong ngày, chưa kể còn phải dành cho các
sinh hoạt khác ngồi nhà trường.
2.2. Kiến thức và kinh nghiệm học tập
bộ mơn
Trong q trình soạn giảng, GV hầu

như thuộc lòng nội dung trong SGK của
mơn học mà mình đang giảng dạy. Trái lại,
đối với HS, các em chỉ mới trong giai đoạn
chinh phục kiến thức mới, thiếu kinh
nghiệm, kiến thức cũ đã học trong các năm

(*)

Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, thuộc
Trường Đại học Sài Gòn.

26


học trước bị rơi rụng dần (nhất là đối với
những HS mất căn bản), điều này đã góp
phần làm hạn chế khả năng tiếp thu kiến
thức mới trên lớp.
2.3. Vận dụng kiến thức đã học và kĩ
năng thực hành, trình bày cách giải
Nhờ vào vốn kiến thức và kinh nghiệm
được tích lũy nhiều năm nên GV có nhiều
ưu thế trong việc vận dụng kiến thức để
giải quyết nhanh các bài tập quen thuộc
trong chương trình đang giảng dạy bằng
con đường ngắn nhất. Vì thế, GV cứ nghĩ
rằng HS cũng như mình nên ít để ý đến
những khó khăn của HS gặp phải trong
việc vận dụng kiến thức mới để giải quyết
các bài tập trong SGK.

3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Khi đứng trên bục giảng, tất cả GV đều
mong muốn HS của mình yêu thích bộ
môn, hứng thú, tiếp thu tốt nội dung bài
học.
Để đạt được điều mong ước trên,
phương pháp dạy học, ngoài ngoại hình,
khả năng ngôn ngữ, kiến thức bộ môn,
trong quá trình soạn giảng, GV cần lưu tâm
xem HS của mình đã biết những gì trước
khi bước vào bài học mới, đơn vị kiến thức
nào của bài học mới khó tiếp thu, điều kiện
tập trung học tập thuận lợi hay bị chi phối
bởi các yếu tố khách quan nào. Từ đó, GV
chủ động chọn lựa các giải pháp thích hợp,
hài hoà từ khâu thiết kế bài giảng cho đến
khâu đứng lớp.
3.1. Thiết kế bài giảng
Đầu tư cẩn thận trong khâu thiết kế bài
giảng sẽ giúp GV làm chủ kiến thức, tạo sự
phối hợp nhịp nhàng của thầy và trò trên
lớp, tiết kiệm được thời giờ và công sức.
Việc đầu tư sẽ trọn vẹn hơn nếu GV luôn
lưu tâm đến các yêu cầu sau đây:
- Phải dự tính vốn kiến thức mà HS
cần có trước khi bước vào bài học mới để

GV chủ động tạo điều kiện để HS nhớ lại
kiến thức đã học. Việc làm này giúp HS
theo kịp và nắm bắt được nội dung truyền

đạt trong quá trình học tập bài mới.
- Về nội dung, GV cần xác định được
những nội dung cơ bản và trọng tâm, nội
dung cần khắc sâu ngay trên lớp, nội dung
nào sẽ được giảng giải, phát triển trong quá
trình luyện tập (không nhất thiết phải giảng
hết tất cả những gì ghi trong SGK). Đặc
biệt với đơn vị kiến thức mà HS khó tiếp
thu GV cần quan tâm hơn đến cách gợi mở,
dẫn dắt nhịp độ chậm để HS không cảm
thấy bị choáng ngợp.
- GV cần cân nhắc chọn lọc có chủ
đích đối với những nội dung giao việc cho
HS sau mỗi tiết học trong đó có cả việc
yêu cầu xem lại những kiến thức cũ đã học
trước đó mà HS cần phải nhớ để giúp các
em có điều kiện hiểu được nội dung bài
học mới.
- Việc chọn lựa bài tập để HS luyện tập
trên lớp hoặc giao về nhà sao cho có tính
vừa sức, có tính hệ thống: từ đơn giản đến
phức tạp, từ dạng áp dụng đơn giản một
đơn vị kiến thức đến dạng bài tập tích hợp
một vài hay nhiều đơn vị kiến thức kể cả
kiến thức cũ và bài tập trước đó, góp phần
gợi mở cho bài tập sau với số lượng vừa
phải giúp HS có điều kiện rèn luyện, củng
cố kiến thức.
3.2. Hướng dẫn học sinh học tập trên
lớp

Bài giảng sống động, tạo sự hứng thú
cho HS được quyết định bằng nghệ thuật
lên lớp của GV thông việc thực hiện các
nội dung đã chuẩn bị trong khâu thiết kế.
3.2.1. Kiểm tra bài cũ và sửa chữa bài
tập đã cho về nhà
Đối với môn toán, bước kiểm tra bài cũ
được tiến hành cùng lúc với việc kiểm tra
HS thực hiện bài tập ở nhà theo yêu cầu
27


của GV và việc tổ chức sửa chữa các bài
tập đó trên lớp kể cả việc kết hợp kiểm tra
lồng ghép trong quá trình giảng dạy kiến
thức mới.
Do quỹ thời gian có hạn mà việc sửa
chữa bài tập chiếm nhiều thời gian vì phải
củng cố, bổ sung kiến thức, rút kinh nghiệm
trong việc định hướng cách tiếp cận và
trình bày cách giải cho HS. Muốn được như
thế, GV cần phải chọn lọc những “bài tập
gốc” để HS luyện tập và sửa chữa, tránh
tình trạng ôm đồm, sử dụng biện pháp sửa
chữa đồng loạt với vài ba HS lên bảng cùng
một lúc sẽ không mang lại hiệu quả.
Trong khi tiến hành sửa chữa bài tập
trên lớp, GV không nên nôn nóng, cầu toàn
yêu cầu HS trình bày cách giải giống như
của mình (phải có thói quen chấp nhận sự

khác biệt và khuyến khích sự sáng tạo) mà
chủ yếu là xem HS hiểu và vận dụng
những kiến thức mới học để giải quyết bài
tập đạt được mức độ nào. Sự hoà nhã, độ
lượng, cảm thông của GV có giá trị khích
lệ, động viên rất lớn góp phần tạo nên sự tự
tin, an tâm, giúp HS yêu thích và học tốt
môn toán.
3.2.2. Yêu cầu học sinh làm tiếp bài
tập sau khi sửa chữa bài tập đã cho về nhà
trong tiết luyện tập
GV cần phải hiểu rằng việc cho HS
tiếp tục làm bài tập trên lớp ngay sau khi
sửa chữa các bài tập đã cho về nhà là cần
thiết vì có các ích lợi như sau:
- Góp phần củng cố kiến thức và kinh
nghiệm có được từ việc sửa chữa trước đó.
- Gián tiếp buộc HS phải tập trung chú
ý, theo dõi sửa chữa bài tập cẩn thận và lớp
học sẽ trật tự hơn.
- Giúp GV kiểm tra, đánh giá được
mức độ tiếp thu của HS trong quá trình học
tập.
- Tránh được tình trạng ở nhà, HS

không đủ thời giờ học các môn khác vì
phải dành cho việc giải quyết các bài tập
của thầy giao (thường gặp nhiều trong tiết
luyện tập), trong khi đó trên lớp, do sửa
chữa không kịp nên thầy hẹn sẽ tiếp tục

sửa vào tiết học kế tiếp.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài
học mới
Để góp phần làm giảm áp lực học tập
cho HS, GV phải tạo cho HS cảm thấy
hứng thú, tự tin, chủ động trong quá trình
tiếp cận nội dung cơ bản trọng tâm của bài
học mới với lượng thời gian cần thiết.
Muốn thế, GV cần lưu tâm làm tốt các nội
dung sau:
- Nêu vấn đề cần tìm hiểu bằng hệ
thống câu hỏi gợi mở rõ ràng, dễ hiểu với
số lượng câu vừa phải và đặc biệt là dành
thời lượng tương xứng để tạo điều kiện
thuận lợi cho HS khi thảo luận nhóm kể cả
khi cá nhân độc lập suy nghĩ. Sự chậm rãi,
ung dung, linh hoạt của GV trong quá trình
điều khiển lớp học là rất có ích vì HS cần
có đủ thời gian để tập trung suy nghĩ.
- Đối với kiến thức trọng tâm, GV cần
làm cho HS nắm được bản chất của vấn đề
thông qua rèn luyện thực hành, trực quan,
kết hợp với liên hệ thực tế và vốn sống của
HS nhằm giúp các em ít gặp khó khăn hơn
khi làm bài tập ở nhà.
- GV cần định hướng, giải thích cho
HS biết ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng
của nội dung bài sắp học để làm tăng sự
chú ý cho HS. Qua đó, tập cho HS thói
quen tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng

của nội dung của bài học, giúp các em tập
trung khắc sâu kiến thức, tránh được cách
học dàn trải thiếu định hướng.
- Tổ chức cho HS sử dụng SGK trên
lớp một cách hợp lí vừa giúp cho thầy kiểm
tra được việc chuẩn bị ở nhà, vừa tạo điều
kiện để HS động não, suy nghĩ.Việc mở
28


SGK để đọc, tìm hiểu và việc gấp SGK lại
để HS tập trung nghe giảng và suy nghĩ, tất
cả đều được GV trù tính cẩn thận khi thiết
kế bài giảng.
3.3. Giao bài tập về nhà và chuẩn bị
bài mới
Việc giao bài tập về nhà và yêu cầu
chuẩn bị bài mới, GV không nên chạy theo
số lượng mà phải có chủ đích, đáp ứng
được tính vừa sức của HS và yêu cầu sửa
chữa đầy đủ, cẩn thận trên lớp. Cụ thể là:
- Giúp HS củng cố và khắc sâu kiến
thức trọng tâm thông qua giải quyết các bài
tập giao về nhà. Hệ thống bài tập được
thiết kế theo kiểu nhiều đường tròn đồng
tâm.
- Đảm bảo tính khả thi về thời gian với
khối lượng công việc vừa đủ và có mức độ
yêu cầu khác nhau cho HS giỏi, khá, trung
bình, yếu.

- Đối với bài tập có nội dung mới, lạ
hoặc khó thì GV nên gợi ý cho HS.
- Khi yêu cầu chuẩn bị bài mới, GV
nên giao cụ thể nội dung thông qua đề mục
hay hệ thống câu hỏi để HS dễ thực hiện và
đảm bảo tính kế thừa cho việc học tiếp theo
trên lớp, không nên giao việc chung chung
như: “Về nhà, các em hãy chuẩn bị bài mới
tựa … trang … trong SGK”.
3.4. Ra đề kiểm tra
Thái độ học tập của HS trên lớp hay
ngoài lớp đều phụ thuộc vào nội dung và
hình thức kiểm tra của GV trên lớp. Sự
đúng mức và hợp lí của đề kiểm tra cũng
giúp định hướng, động viên sự hỗ trợ kèm
cặp của phụ huynh ngoài giờ lên lớp giúp
HS học tập chuyên cần và đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, khi soạn đề kiểm tra GV cần lưu ý
đến hai yêu cầu sau đây:
3.4.1. Nội dung kiểm tra
Nội dung của bài kiểm tra 15 phút hay
1 tiết đều phải là những nội dung trọng tâm

theo chuẩn kiến thức của chương trình do
Bộ GD - ĐT qui định, có độ phân hoá vừa
phải và không có tính đánh đố nặng nề.
Ngoài ra nội dung kiểm tra còn phải đảm
bảo củng cố kiến thức trọng tâm đã học,
tính kế thừa và phát triển tạo điều kiện cho
HS tiếp thu tốt bài học mới.

3.4.2. Mức độ khó của đề kiểm tra và
thời gian làm bài của học sinh
Mức độ khó và đảm bảo đủ thời gian
khi làm bài kiểm tra có tính tương đối, luôn
chi phối bởi sự trái ngược: GV chủ động và
HS bị động.
Thật vậy, GV thường phải dành nhiều
thời giờ đầu tư trong việc chọn lọc nội
dung để soạn một đề kiểm tra cho HS,
chưa kể đến việc thầy đã giải thử và soạn
trước đáp án. Vì thế trước giờ cho HS làm
bài kiểm tra, GV không có điều gì phải
bận tâm. Trong khi đó, HS luôn ở thế bị
động, thường rất quan tâm, lo lắng trước
giờ kiểm tra. Vì vậy, khi soạn đề kiểm tra,
GV cần lưu tâm đến tính vừa sức trong
khung kiến thức chuẩn, tính kế thừa và
phát triển. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ
thời gian dành cho HS đọc kĩ tìm hiểu đề
bài, suy nghĩ và làm bài cẩn thận.
4. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy và học môn toán,
sự quan tâm đúng mực của GV với HS
cũng góp phần tạo môi trường học tập thân
thiện. HS sẽ an tâm hơn vì biết rằng luôn
được sự cảm thông, chia sẻ. Nhờ thế mà
tiết học toán vốn khô khan sẽ trở nên nhẹ
nhàng, sinh động và hứng thú hơn. Để kết
thúc bài viết, chúng tôi xin mượn câu nói
của một nhà sư phạm nổi tiếng của người

Pháp G. Brousseau đã từng đề cập đến một
hiện tượng (hay đúng hơn là một nguy cơ)
trong dạy học toán là: giáo viên thường cho
rằng (và mong muốn rằng) “học sinh có
“cái đầu” giống mình!”.
29



×