Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.92 KB, 8 trang )

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC GÓP PHẦN
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

K

PGS,TS. Lê Xn Trường*

iểm sốt quyền lực có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
của quản lý nhà nước và đảm bảo tính liêm chính của bộ máy nhà nước. Trong bất kỳ hệ
thống chính trị nào thì việc xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm sốt quyền lực
ln là vấn đề quan trọng cần được xác định rõ trong thể chế chính trị và tổ chức thực thi.
Để kiểm sốt quyền lực, cần cơ chế và các thiết chế để tổ chức thực hiện. Kiểm tốn nhà nước với tư cách là
một thiết chế quan trọng do Quốc hội thành lập có vai trò quan trọng trong kiểm sốt quyền lực. Trên cơ
sở xác định đúng vị trí, vai trò của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt quyền lực, đánh giá những đóng
góp của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng và phân tích
những bất cập về cơ chế và hành lang pháp lý cho việc kiểm sốt quyền lực của Kiểm tốn nhà nước, bài
viết này đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt quyền
lực góp phần phòng chống tham nhũng.
Từ khóa: Kiểm tốn nhà nước, kiểm sốt quyền lực, phòng chống tham nhũng.
Promoting the role of state audit of Vietnam in power control
Controlling power is extremely important in ensuring the effectiveness and efficiency of state management
and ensuring the integrity of the state apparatus. In any political system, the establishment of mechanisms
and structures to implement the power control mechanism is always an important issue to be clearly
defined in political institutions and enforcement. Appropriate mechanisms and institutions are needed for
controlling power. The State Audit as an important institution of the legislature plays an important role in
controlling power. On the basis of determining properly the position and role of the State Audit of Vietnam
in controlling power, assessing the contributions of the State Audit in controlling power which contributes
to preventing corruption and analyzing inadequacies of the mechanism and legal framework for controlling
the power of the State Audit, this paper proposes a number of recommendations to promote the role of the
State Audit of Vietnam in controlling power to contribute to anti-corruption.


Keywords: State Audit of Vietnam, control of power, anti-corruption.
1. Tổng quan về kiểm sốt quyền lực của Kiểm
tốn nhà nước
Để phát huy vai trò của Kiểm tốn nhà nước

sốt quyền lực của Kiểm tốn nhà nước như thế
nào, cơ chế kiểm sốt ra sao, nội dung kiểm sốt
như thế nào...

trong kiểm sốt quyền lực, trước hết cần xác định

Theo Phan Xn Sơn (2018), quyền lực nhà

xem Kiểm tốn nhà nước đứng ở vị trí nào trong

nước trong thể chế dân chủ được kiểm sốt bằng

hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và với vị trí

các phương thức sau: (i) Bầu cử; (ii) Giới hạn bằng

đó thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về kiểm

Hiến pháp; (iii) Kiểm sốt lẫn nhau giữa các cơ

* Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN Số 138 - tháng 4/2019

35



Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

quan nhà nước; (iv) Kiểm sốt của cơ quan tư pháp
với các cơ quan nhà nước; (v) Nhân dân kiểm sốt
quyền lực nhà nước thơng qua Quốc hội và các tổ
chức xã hội dân sự [5].
Điều 118 Hiến pháp năm 2013 quy định
“Kiểm tốn nhà nước là cơ quan do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tn theo
pháp luật, thực hiện kiểm tốn việc quản lý, sử
dụng tài chính, tài sản cơng” và “Tổng Kiểm tốn
nhà nước là người đứng đầu Kiểm tốn nhà nước,
do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm tốn
nhà nước do Luật định”.
Xuất phát từ quy định của Hiến pháp về địa vị
pháp lý của Kiểm tốn nhà nước và cơ sở lý luận
về kiểm sốt quyền lực nhà nước, có thể phân tích
khái qt hoạt động kiểm sốt quyền lực của Kiểm
tốn nhà nước trên các phương diện: Vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng, nội
dung và cơ chế kiểm sốt quyền lực. Cụ thể là:
Về vị trí, vai trò. Kiểm tốn nhà nước là cơ quan
thuộc Quốc hội, tức là thuộc bộ máy lập pháp. Với
vị trí này, Kiểm tốn nhà nước có vai trò kiểm sốt
quyền lực bởi được Quốc hội giao quyền để thực
hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với hoạt
động của bộ máy nhà nước.
36


Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Điều 9 của
Luật Kiểm tốn nhà nước quy định “Kiểm tốn nhà
nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và
kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính
cơng, tài sản cơng”. Với chức năng như vậy cùng với
19 nhiệm vụ và 9 quyền hạn quy định tại các Điều
10 và 11 của Luật Kiểm tốn nhà nước cho thấy
Kiểm tốn nhà nước thực hiện kiểm sốt quyền lực
thơng qua việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của
các chủ thể trong quản lý tài chính, tài sản cơng có
đúng quy định pháp luật khơng; quyền lực có bị
lạm dụng để thực hiện trái quy định của Nhà nước
dẫn đến thất thốt tài sản cơng hay khơng; có lạm
dụng quyền lực để tham nhũng hay khơng...
Về cơ chế kiểm sốt. Xét ở góc độ kiểm sốt
quyền lực đối với những đối tượng được kiểm tốn
thì kiểm sốt quyền lực thực hiện bởi Kiểm tốn
nhà nước là kiểm sốt từ bên ngồi vào, tức là Kiểm
tốn nhà nước với tư cách là một cơ quan độc lập
giúp cơ quan lập pháp thực hiện quyền giám sát về
hoạt động quản lý tài chính, tài sản cơng của các cơ
quan hành pháp và tư pháp. Tất nhiên, về nhiệm
vụ quản lý nội bộ ngành thì Kiểm tốn nhà nước
vẫn phải thực hiện tự kiểm sốt (kiểm sốt trong)
đối với các hoạt động của tồn bộ bộ máy Kiểm
tốn nhà nước.



Về đối tượng kiểm toán. Điều 4 của Luật Kiểm
toán nhà nước quy định “Đối tượng của Kiểm toán
nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài
sản công và các hoạt động có liên quan đến quản
lý tài chính công, tài sản công ở đơn vị được kiểm
toán”. Theo định nghĩa tại Điều 3 của Luật Kiểm
toán nhà nước thì “Đơn vị được kiểm toán là cơ
quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài
sản công”. Từ đó cho thấy, đối tượng kiểm soát
quyền lực của Kiểm toán nhà nước là những người
lãnh đạo và các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm
vụ quản lý tài chính công, tài sản công.
Về nội dung kiểm toán. Căn cứ Điều 32 Luật
Kiểm toán nhà nước thì Kiểm toán nhà nước thực
hiện 3 nội dung là: Kiểm toán tài chính, kiểm toán
tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Những nội dung
kiểm toán này, ở những mức độ khác nhau, đều
liên quan đến việc góp phần kiểm soát quyền lực
của Kiểm toán nhà nước. Cụ thể như sau:
Với nội dung kiểm toán tài chính, bằng việc
kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn và
trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo
tài chính của đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán
nhà nước thực hiện kiểm soát quyền lực trên giác
độ có bị lợi dụng để tham nhũng hoặc gây lãng
phí, thất thoát ngân sách nhà nước và tài sản công
hay không. Bằng việc phát hiện những sai phạm về
quản lý tài chính, Kiểm toán nhà nước kiến nghị để

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn các
hành vi tham nhũng hoặc gây thất thoát ngân sách
nhà nước và tài sản công; chấn chỉnh hoạt động
quản lý tài chính công, tài sản công ở những đơn vị
có vi phạm. Thông qua kiểm toán tài chính, Kiểm
toán nhà nước phát hiện những kẽ hở, những quy
định pháp luật bất hợp lý để kiến nghị Quốc hội
sửa đổi nhằm quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa những
hành vi lạm dụng quyền lực gây thất thoát ngân
sách nhà nước và tài sản công.
Với nội dung kiểm toán tuân thủ, bằng việc
kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ
pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị kiểm toán
phải thực hiện, Kiểm toán nhà nước kiểm soát
quyền lực trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ pháp luật,
tức là, xác định xem có hành vi lợi dụng chức vụ,

quyền hạn khi thi hành công vụ không; có sự lạm
quyền hoặc thực hiện sai chức trách, quyền hạn của
những người lãnh đạo và các tổ chức, cá nhân có
liên quan trong quá trình thực thi pháp luật không.
Thông qua kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nhà nước
phát hiện những khoảng hở và những quy định bất
hợp lý của pháp luật và kiến nghị Quốc hội nghiên
cứu sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bằng hoạt động kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nhà
nước phát hiện và kiến nghị sửa đổi những văn bản
hướng dẫn thi hành luật hoặc các văn bản quy định
nội bộ trái luật tạo cơ hội cho các hành vi lợi dụng
hoặc lạm dụng quyền lực để tham nhũng.

Với nội dung kiểm toán hoạt động, bằng việc
kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực
và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công,
tài sản công, Kiểm toán nhà nước phát hiện những
bất hợp lý trong cơ chế quản lý tài chính và quy
định pháp luật tạo cơ hội cho sự lợi dụng hoặc lạm
dụng quyền lực của những người được giao quyền
ở các cơ quan nhà nước và đơn vị sử dụng tài chính
công, tài sản công làm giảm tính kinh tế, hiệu lực
và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công,
tài sản công. Từ đó, kiến nghị Quốc hội nghiên cứu
sửa đổi quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của quản lý nhà nước.
2. Khái quát những đóng góp của Kiểm toán nhà
nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng
chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua
Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, trong những năm qua, Kiểm toán nhà
nước đã có nhiều đóng góp trong kiểm soát quyền
lực góp phần phòng chống tham nhũng. Trong
phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về công tác
phòng, chống tham nhũng ngày 25/6/2018, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận “Các cơ
quan Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra,
kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham
nhũng, nhất là các dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn,
kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra,
kiểm toán đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà
nước gần 170.000 tỷ đồng, hơn 12.000 ha đất; kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hơn 300 văn

bản quản lý nhà nước không còn phù hợp trên các
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

37


Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

lĩnh vực; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm
điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm,
chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền
để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp
luật” [7]. Kết quả trên là đóng góp của cả các cơ
quan Thanh tra và Kiểm tốn nhà nước, trong đó,
Kiểm tốn nhà nước đã có nhiều đóng góp quan
trọng. Những đóng góp của Kiểm tốn nhà nước
trong kiểm sốt quyền lực, góp phần phòng chống
tham nhũng trong thời gian qua có thể tóm lược
trên các phương diện chủ yếu sau:
Một là, Kiểm tốn nhà nước đã kịp thời phát
hiện các hành vi lạm dụng quyền lực được giao
thực hiện sai quy định của Nhà nước về quản lý tài
chính nhằm trục lợi cá nhân, gây thất thốt ngân
sách nhà nước. Trung bình mỗi năm Kiểm tốn
nhà nước đã có trên 200 kiến nghị để chấn chỉnh
và xử lý kỷ luật đối với những người đứng đầu các
cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cơng và các
các nhân khác có liên quan vi phạm trong quản lý
tài chính. Điển hình là các trường hợp sau: Giám
đốc Học viện Âm nhạc Huế sử dụng ngân sách nhà

nước chi trả lương hợp đồng lao động khơng đúng
quy định (2016); Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,
ngun Kế tốn trưởng Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật TP Hồ Chí Minh dùng tiền ký quỹ hợp
đồng của khách hàng đi gửi ngân hàng đứng tên
cá nhân khơng hạch tốn kế tốn và báo cáo tài
chính (2015); Sở Y tế Trà Vinh phê duyệt phương
án khảo sát địa chất vượt mức quy định đối với
cơng trình Bệnh viện chun khoa Sản Nhi (2016);
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và các cá nhân có
liên quan đã thẩm định và phê duyệt Trụ sở làm
việc của khối Mặt trận – Đồn thể tỉnh vượt tiêu
chuẩn tương đương 25,601 tỷ đồng (2016); Viện
Khoa học nơng nghiệp Việt Nam khơng theo dõi
kinh phí, tài sản được bàn giao từ dự án hợp tác với
I Rắc về phát triển sản xuất nơng nghiệp, khơng
phản ánh vào Báo cáo tài chính của Viện và báo cáo
Bộ để tổng hợp Báo cáo quyết tốn ngân sách hàng
năm (2016); Các tập thể và cá nhân có liên quan tại
tỉnh Ninh Bình đã để xảy ra các sai sót lớn trong
khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng
- dự tốn, lựa chọn nhà thầu và nghiệm thu khối
lượng hồn thành tại các dự án (Dự án Nạo vét, xây
38

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

kè, bảo tồn cảnh quan sơng Sào Khê, thuộc khu di

tích lịch sử cố đơ Hoa Lư; Dự án Xây dựng đường
ứng cứu phòng hộ vườn quốc gia Cúc Phương - ổn
định dân cư, phát triển kinh tế các vùng núi đặc
biệt khó khăn phía tây tỉnh Ninh Bình; Dự án Xây
dựng cơng trình cải tạo, hồn thiện hệ thống giao
thơng, thủy lợi nội đồng phục vụ trương trình xây
dựng nơng thơn mới xã Ninh Giang, huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình) (2017) [2,3].
Hai là, Kiểm tốn nhà nước đã phát hiện rất
nhiều trường hợp hành vi lạm dụng quyền lực
được giao sử dụng tài sản nhà nước sai quy định
gây thất thốt ngân sách nhà nước. Điển hình là
các trường hợp sau: Sư đồn 371 và 363 thuộc
Qn chủng Phòng khơng – Khơng qn, Bộ Quốc
phòng quản lý đất quốc phòng khơng đúng quy
định dẫn đến khi thu hồi đất ngân sách nhà nước
phải chi trả tiền đền bù 14,090 tỷ đồng (2016); Viện
Nơng hóa Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu rau quả
cho mượn, cho th tài sản, nhà đất khơng đúng
quy định pháp luật, khơng thu hồi được tài sản, nhà
đất được nhà nước giao (2016); VCCI kiểm điểm
trách nhiệm của ơng Hồng Văn Dũng cho th
cơ sở nhà đất tại số 33 Bà Triệu, phường Hàng Bài,
quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội khơng đúng
quy định của Luật đất đai, Quyết định số 6423/
QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND TP Hà
Nội và Văn bản số 223/TTg-CN ngày 05/02/2008
của Thủ tướng Chính phủ; Ban Quản lý khu kinh
tế mở Chu Lai đã chi trả phụ cấp thu hút cho đối
tượng khơng thuộc vùng đặc biệt khó khăn, gây

thất thốt ngân sách nhà nước 1.256,8 triệu đồng
(2017) [2,3].
Ba là, Kiểm tốn nhà nước đã phát hiện và kiến
nghị hủy bỏ hoặc bổ sung sửa đổi nhiều văn bản
quy định pháp luật khơng phù hợp. Đồng thời, qua
đó Kiểm tốn nhà nước đã kiến nghị chấn chỉnh,
xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên
quan trong việc tham mưu ban hành các văn bản
pháp luật trái thẩm quyền; tham mưu trái với văn
bản quy phạm pháp luật hoặc khơng tham mưu ban
hành văn bản hướng dẫn kịp thời gây thiệt hại cho
ngân sách nhà nước. Điển hình là các trường hợp:
Các tập thể, cá nhân có liên quan tại tỉnh Quảng
Ninh tham mưu trình UBND tỉnh ban hành đơn


giá đất chưa phù hợp trình tự, thủ tục theo quy
định tại Điều 15, Thông tư liên tịch số 02/2010/
TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn
xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều
chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (2015); Các
tập thể và cá nhân có liên quan tại tỉnh Hòa Bình
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Văn bản số
970/UBND-NNTN ngày 30/7/2015 về việc thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình có nội dung “Tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản phải nộp của năm 2014 thời hạn
chậm nhất là trước ngày 30/9/2015; Tiền cấp quyền

khai thác khoáng sản phải nộp của năm 2015 thời
hạn chậm nhất là trước ngày 31/12/2015” trái với
Điều 10, Điều 11 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày
28/11/2013 của Chính phủ; các cơ quan chức năng
của TP Việt Trì (Phú Thọ) không kịp thời tham
mưu để điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với các
doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN
Thụy Vân, KCN Trung Hà, Cụm công nghiệp Bạch
Hạc) theo các văn bản điều chỉnh của Nhà nước
dẫn đến thất thu cho ngân sách 9.477 triệu đồng;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn
số 2684/UBND-KTN ngày 28/7/2011 của UBND
tỉnh về việc ủy quyền cho 13 huyện cấp phép khai
thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quản lý
trái thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật
Khoáng sản số 60/2010/QH12 (2017)… [2,3].
Bốn là, Mỗi năm Kiểm toán nhà nước đã phát
hiện hàng trăm trường hợp không thực hiện đúng
chức trách, quyền hạn được giao trong tổ chức
thực hiện pháp luật làm thất thoát ngân sách nhà
nước. Qua đó, kiến nghị truy thu và xử lý trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điển
hình là các trường hợp: Cục Hải quan Gia Lai - Kon
Tum xóa nợ thuế xuất nhập khẩu không đúng đối
tượng (2015); Cục trưởng Cục thuế tỉnh Đắc Lắc và
các bộ phận liên quan cho 20 công ty trồng cà phê,
cao su trên địa bàn miễn tiền thuê đất sai quy định,
gây thất thu ngân sách nhà nước 33.570 triệu đồng;

thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nhưng không
phát hiện Công ty CP Công trình Việt Nguyên
miễn, giảm sai thuế TNDN năm 2015 là 669,6 triệu
đồng (2016); Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện
Ea H‘Leo (tỉnh Đắc Lắc) và các bộ phận liên quan
chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý
thu nợ, bỏ qua các bước quy trình thu nợ từ nhiều
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

39


Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

năm, dẫn đến nợ đọng khó thu tăng cao (bằng
108,8% tổng thu trên địa bàn huyện), trong đó có
01 chủ doanh nghiệp số dư nợ 29,8 tỷ đồng nhưng
trong 5 năm qua Chi cục Thuế chưa cưỡng chế và
khơng thực hiện các bước quy trình thu nợ quy định
gây thất thu NSNN hàng chục tỷ đồng (2016); Cục
thuế tỉnh Kon Tum chưa quản lý thu hết các cơng
trình xây dựng cơ bản vãng lai, hộ kinh doanh, phí,
lệ phí; khơng thực hiện điều chỉnh thuế đối với các
trường hợp có doanh thu tăng cao đột biến; chưa
phối hợp với các Phòng ban của huyện dẫn đến bỏ
sót nguồn thu từ kinh doanh ăn uống, karaoke, thú
y, giết mổ gia súc (2016); Cục Thuế thuộc Gia Lai
chưa quản lý thu đối với các cơng trình xây dựng cơ
bản vãng lai, hộ kinh doanh; chưa phối hợp với các
phòng, ban của huyện dẫn đến bỏ sót nguồn thu từ

xây dựng cơ bản tư nhân, tiền th đất đối với diện
tích đất vượt hạn điền (2017)… [2,3].
Năm là, Kiểm tốn nhà nước đã phát hiện một
số trường hợp lạm dụng quyền lực hoặc khơng thực
thi đúng quyền lực gây thiệt hại cho các tổ chức, cá
nhân trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà
nước. Điển hình là các trường hợp: Cục thuế tỉnh
Lâm Đồng khơng thực hiện chính sách ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân
theo quy định (2016); Trung tâm phát triển quỹ đất
thành phố Bn Ma Thuột khơng thực hiện đúng
tiến độ theo cam kết hợp đồng với chủ đầu tư;
khơng đề xuất thực hiện cưỡng chế theo quy định;
khơng giải thích đến các hộ dân về việc áp dụng các
chính sách hỗ trợ mà đề xuất chi trả hỗ trợ sai quy
định Khoản 4, Điều 39 Nghị định 69/2009/NĐ-CP
(2017)... [2,3]
Sáu là, Kiểm tốn nhà nước đã phát hiện những
khoảng trống pháp lý, từ đó kiến nghị các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật để ngăn ngừa lạm dụng quyền lực
gây thất thốt ngân sách nhà nước. Điển hình là:
Theo kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước, Chính
phủ đã ban hành Nghị đinh số 18/2012/NĐ-CP
ngày 30/5/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012
của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ (2015);
Sau khi có kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước, Bộ
Tài chính và Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã ban
40


Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

hành Thơng tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày
22/4/2015 thay thế Thơng tư liên tịch số 44/2007/
TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn
định mức xây dựng và phân bổ dự tốn kinh phí
đối với các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có
sử dụng NSNN; Sau khi có kiến nghị của Kiểm tốn
nhà nước, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ
số 86/TTr-BTC và Tờ trình số 87/TTr-BTC về việc
xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về
Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC và dự thảo
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt
động của SCIC (2016)... [2,3].
3. Một số vấn đề cần giải quyết để phát huy
vai trò của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt
quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng
Kiểm tốn nhà nước là một thiết chế trong hệ
thống chính trị nên đặt vấn đề kiểm sốt quyền lực
khơng thể đặt vấn đề riêng biệt mà phải xem xét vai
trò của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt quyền
lực trong tổng thể thể chế và cơ chế hiện hành của
Việt Nam.
Do quy luật chung là “Quyền lực ln có nguy

cơ bị “tha hố”, tham nhũng là “khuyết tật bẩm
sinh” của quyền lực” (Nguyễn Phú Trọng, 2018)
nên kiểm sốt quyền lực là cần thiết để đảm bảo
người có quyền lực thực hiện đúng chức trách và
quyền hạn của mình, ngăn ngừa lạm quyền và
tham nhũng.
Để việc kiểm sốt quyền lực được hiệu quả thì
điều quan trọng nhất là phải có cơ chế kiểm sốt
quyền lực sao cho khơng ai có quyền lực tuyệt đối,
tức là cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước phải đảm
bảo sự kiểm sốt và khắc chế lẫn nhau dựa trên
nền tảng đảm bảo lợi ích của số đơng. Lý do thuyết
“tam quyền phân lập” trong tổ chức bộ máy nhà
nước đã được thừa nhận rộng rãi, được áp dụng và
phát triển ở những tầng nấc cao hơn thời gian qua
chính là vì “tam quyền phân lập” đã đáp ứng được
u cầu cốt yếu này. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Đảng lãnh đạo trên cơ sở Hiến pháp và pháp


luật. Theo đó, “Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3 Điều 2 Hiến
pháp 2013). Như vậy, xét về tổng thể thì thể chế
nhà nước của chúng ta cho phép kiểm soát quyền
lực đảm bảo yêu cầu cốt yếu đã nêu trên. Vậy, vấn
đề đặt ra là: Tại sao trong thời gian qua vẫn có khá
nhiều trường hợp lạm quyền, tham nhũng nhưng

khi được phát hiện để xử lý thì khá muộn dẫn đến
số tài sản nhà nước bị thất thoát hầu như không
được thu hồi đáng kể?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên,
trong đó, có nguyên nhân thuộc về cơ chế, có
nguyên nhân thuộc về việc cụ thể hóa cơ chế đó
thành pháp luật, và có nguyên nhân về tổ chức thực
hiện, cần phải khắc phục những nguyên nhân này
thì mới đảm bảo kiểm soát tốt quyền lực, phòng
ngừa tham nhũng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cơ chế về kiểm soát quyền lực còn
có khá nhiều khoảng trống pháp lý. Trên thực
tế, vẫn có những vị trí quyền lực chưa được quy
định cụ thể trách nhiệm đi kèm và chế tài xử lý
nếu không hoàn thành trách nhiệm đó. Thực tế
cho thấy, có không ít người đứng đầu sẵn sàng phát
biểu công khai “nhận trách nhiệm” về những sai
sót rất nghiêm trọng thuộc cơ quan mình nhưng
sau khi nhận trách nhiệm như vậy thì vẫn đương
chức, không bị kỷ luật hay đền bù về vật chất. Thêm
vào đó, việc quy định trách nhiệm của người đứng
đầu với những sai sót của cấp dưới cũng chưa thực
sự rõ ràng. Vì lẽ đó, cần hoàn thiện cơ chế và thể
chế hóa cơ chế đó bằng cách sửa đổi, bổ sung toàn
diện các văn bản quy phạm pháp luật để lấp đầy các
khoảng trống pháp lý nhằm tạo hành lang pháp lý
kiểm soát và xử lý tốt các trường hợp lạm quyền;
cần đảm bảo rằng, người được giao quyền phải
chịu trách nhiệm bằng trách nhiệm hành chính và
pháp lý cụ thể đối với từng mức độ sai phạm của

chính mình và người dưới quyền. Nói như Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng là “Phải thiết lập cho được
một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối
với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc
mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ

bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với
trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến
đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn”[7].
Thứ hai, Công tác tổ chức kiểm soát quyền lực
và phòng chống tham nhũng còn chưa được thực
hiện nghiêm minh. Tình trạng bè phái, cục bộ, lợi
ích nhóm đang tạo ra những rào cản lớn cho kiểm
soát quyền lực, phòng chống tham nhũng. Muốn tổ
chức thực hiện tốt kiểm soát quyền lực, cần ngăn
ngừa khả năng tạo ra tình trạng này. Xét ở phương
diện này, việc không bố trí người địa phương làm
lãnh đạo chủ chốt Đảng và chính quyền các địa
phương, không bố trí những người có quan hệ thân
nhân cùng làm lãnh đạo ở một cơ quan, một địa
phương là cần thiết. Ở góc độ này, có thể thấy ngay
từ thời nhà Nguyễn đã có quy định mà ngày nay
chúng ta cần học hỏi. Theo Cao Văn Thống (2018),
để kiểm soát chặt chẽ quyền lực, phòng, chống sự
tha hoá quyền lực, triều Nguyễn đã mở rộng diện
và đối tượng áp dụng chế độ hồi tỵ, quy định những
người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè
cùng học, những người cùng quê... thì không được
làm quan cùng một chỗ; người làm quan không
được làm quan ở quê mình. Nếu ai gặp trường hợp

này phải tâu báo lên triều đình để bố trí chuyển đi
chỗ khác [7].
Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII “về tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ” đã đề ra một trong những mục tiêu: Đến
năm 2020 đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí
Bí thư cấp ủy tỉnh, cấp huyện không phải là người
địa phương; đến năm 2025 cơ bản bố trí Bí thư cấp
ủy tỉnh không là người địa phương và hoàn thành
ở cấp huyện, đồng thời khuyến khích thực hiện
đối với các chức danh khác và xác định: Thực hiện
nhất quán chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy tỉnh, cấp
huyện không là người địa phương ở những nơi đủ
điều kiện là một trong năm đột phá về công tác
cán bộ thời gian tới. Quy định về cán bộ chủ chốt
không phải là người địa phương... là chủ trương
hoàn toàn đúng đắn, đã có cơ cở lý luận và thực
tiễn từ thời phong kiến đã được cha ông ta, trong
đó có Vương triều Nguyễn vận dụng thực hiện với
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

41


Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

nhiều kinh nghiệm hay và có kết quả. Vấn đề hiện
nay đối với Đảng và Nhà nước ta là quyết tâm và
tổ chức thực hiện làm sao cho đúng lộ trình và có

hiệu quả (Cao Văn Chóng, 2018) [7]. Chúng tơi
cho rằng, để tạo ra cơ chế hữu hiệu hơn nữa phòng
ngừa tệ bè phái, lợi ích nhóm thì khơng chỉ Bí thư
cấp tỉnh và cấp huyện, mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh
và cấp huyện và Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp
xã cũng khơng nên bố trí người địa phương.
Thứ ba, Chưa thực sự minh bạch hóa mọi hoạt
động của bộ máy nhà nước. Cơng khai minh bạch
tài sản và thu nhập của người lãnh đạo và cơng chức
là điều kiện tiền đề quan trọng để nhân dân, các
tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan nhà nước có
điều kiện thuận lợi nhất kiểm sốt quyền lực, góp
phần phòng, chống tham nhũng. Trong thời gian
vừa qua, chúng ta đã từng bước cơng khai, minh
bạch các thủ tục hành chính, cơng khai minh bạch
ngân sách nhà nước. Tuy vậy, nội dung và hình
thức cơng khai, mức độ cơng khai… chưa được
quy định rõ ràng nên chưa phát huy được tác dụng
của việc cơng khai minh bạch. Quy định về kê khai
tài sản của cán bộ, cơng chức chưa được thực hiện
nghiêm, chưa có kiểm tra, giám sát được việc có kê
khai đầy đủ và trung thực khơng và chưa cơng khai
cho nhân dân giám sát. Đây chính là những vấn đề
quan trọng cần thay đổi trong thời gian tới.
Thứ tư, Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm
của các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ (trong đó có Kiểm tốn nhà nước)
đối với những trường hợp đã thực hiện thanh tra,
kiểm tra nhưng khơng phát hiện được vi phạm
trong khi thực tế có vi phạm nghiêm trọng. Theo

đó, cần xác định những mức độ khác nhau với
những điều kiện cụ thể về trách nhiệm trong phạm
vi nội dung và quyền lực được giao trong kiểm tra,
thanh tra, kiểm tốn để xử lý trách nhiệm của các
cá nhân và tổ chức khi thực hiện quyền thanh tra,
kiểm tra, giám sát của mình. Quy định như vậy
cũng chính là một “cơ chế” kiểm sốt quyền lực đối
với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn.
Tóm lại, với tư cách là một cơ quan do Quốc hội
thành lập, giúp Quốc hội giám sát hoạt động của bộ
máy nhà nước, Kiểm tốn nhà nước có vai trò quan
42

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

trọng trong kiểm sốt quyền lực, góp phần phòng
chống tham nhũng. Tuy nhiên, kiểm sốt quyền lực
là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến
nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ. Trong
đó, sửa đổi cơ chế kiểm sốt quyền lực, hồn thiện
hành lang pháp lý để lấp đầy những khoảng trống,
những kẽ hở trong kiểm sốt quyền lực và tổ chức
thực hiện nghiêm minh là những vấn đề có ý nghĩa
quyết định để phát huy vai trò của Kiểm tốn nhà
nước trong kiểm sốt quyền lực, góp phần phòng,
chống tham nhũng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kiểm tốn nhà nước (2018), Báo cáo tổng
hợp kết quả kiểm tốn năm 2017;
2. Kiểm tốn nhà nước (2017), Báo cáo tổng
hợp kết quả kiểm tốn 2016;
3. Nhị Lê (2019), “Đổi mới hình thái cấu trúc,
cơ chế vận hành và kiểm sốt quyền lực
trong hệ thống chính trị Việt Nam”, Tạp
chí Cộng sản, số 915 (tháng 1/2019) và 916
(tháng 2/2019);
4. Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), “Tăng cường
kiểm sốt quyền lực trong tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị bảo đảm thực
hiện tốt quyền lực của nhân dân”, Tạp chí
Cộng sản online, ngày 19/2/2019;
5. Phan Xn Sơn (2018), “Kiểm sốt quyền
lực trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”, Tạp chí Cộng
sản, số 902 (tháng 12/2017);
6. Cao Văn Thống (2018), “Vận dụng cơ chế
kiểm sốt quyền lực của triều Nguyễn vào
kiểm sốt quyền lực, phòng chống tham
nhũng hiện nay”, Lao động online, ngày
21/10/2018;
7. Nguyễn Phú Trọng (2018), “Tăng cường
giám sát, kiểm sốt quyền lực để phòng,
chống tham nhũng”, Bài phát biểu tại Hội
nghị tồn quốc về cơng tác phòng, chống
tham nhũng, ngày 25/6/2018.




×