Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm bàn tay tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.45 KB, 5 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM
BÀN TAY TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Huỳnh Tấn Thịnh1 , Võ Thành Toàn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm bàn tay (KHPMBT)
tại bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, từ
tháng 1/2011 đến tháng 12/2018, chúng tôi đánh giá 79 bệnh nhân (BN), từ 17 đến 60
tuổi, được chẩn đoán KHPMBT có chỉ định và được che phủ bằng nhiều hình thức khác
nhau. Kết quả: qua 79 BN trong nghiên cứu chúng tôi: tỷ lệ nam chiếm 76%, gấp gần 3
lần so với nữ là 24%. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn lao động (98% ở nữ và 96% nam).
Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 21 đến 30 (53%). Kết quả : 30/30 ghép da sống tốt (100%),
47/47 vạt da sống (100%) . Kết luận: Ghép da, vạt da tại chỗ và có cuống hằng định vẫn
cho kết quả điều trị KHPMBT tốt. Kỹ thuật đơn giản, tỷ lệ sống cao, dễ làm.
Từ khóa: khuyết hổng phần mềm bàn tay
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF SOFT TISSUE
COVERAGE OF THE HAND AT THONG NHAT HOSPITAL
ABSTRACT
Objective: The aim of this study was to evaluate the effectiveness of soft tissue
coverage of the hand in patients at Thong Nhat hospital. Methods: Descriptive study
was conducted using medical records of 79 patients with soft tissue defect and coverage
of the hand from 01/2011 to 12/2018. Results: Among the 79 patients, there was a 76%
rate of male is 24%, 3 times over the rate of female. Labor accident was the main reason
at both genders (96% of male, 98% of female) and there was a rate 53% patients ages
Bệnh viện Thống Nhất
Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Tấn Thịnh ()
Ngày nhận bài: 28/6/2019, ngày phản biện: 07/8/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2019
1


25


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019

21-30. 30/30 cases with skin graft, 47/47 patients with flap reconstruction were good
outcome. Conclusions: Skin graft, local flap, pedicle local flaps are effective treatment
of hand soft tissue defect.
Keywords: soft tissue defect of the hand
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương khuyết hổng phần
mềm là vấn đề khó khăn trong việc che
phủ nhằm phục hồi chức năng tốt cho vùng
bị khuyết hổng, đặc biệt là vùng bàn tay.
Với mỗi khuyết hổng phần mềm (KHPM)
tùy thuộc vào vị trí, kích thước, tính chất
mà trong điều trị ta chọn ghép da hay vạt
da khác nhau theo bậc thang điều trị vết
thương sao cho phù hợp[2]. Tại bệnh viện
Thống Nhất chúng tôi cũng đã triển khai
làm một số kỹ thuật để điều trị KHPMBT.
Nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “đánh
giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm
bàn tay tại bệnh viện Thống Nhất”.
Qua đó, nhằm đánh giá đặc điểm
lâm sàng và rút ra một số kinh nghiệm
điều trị KHPMBT trong điều kiện chưa có
kỹ thuật vạt vi phẫu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


tháng 12/2018.
2. Phương pháp nghiên cứu: mô
tả hàng loạt ca
2.1. Chỉ định phẫu thuật
Chỉ định ghép da: KHPM không
lộ mô quý, hay không cần tái tạo mô quý
ngay vị trí ghép da.
Chỉ định vạt da: KHPM lộ mô quý,
hay cần tái tạo mô quý ngay vị trí khuyết
hổng sau đó.
Thời điểm phẫu thuật che phủ
KHPMBT:
Ghép da: sau nhập viện 5 – 7 ngày,
khi mô hạt tại chỗ tốt.
Chuyển vạt da: phẫu thuật cấp
cứu, hoặc sau 2 - 5 ngày cắt lọc mô hoại
tử, đánh giá có lộ mô quý cần che phủ.
2.2. Phương pháp phẫu thuật và
đánh giá kết quả phẫu thuật

1. Đối tượng nghiên cứu:
79 BN được chẩn đoán KHPMBT
và được phẫu thuật che phủ khuyết hổng
bằng nhiều hình thức: ghép da, vạt V-Y,
vạt chéo ngón, vạt diều bay, vạt động
mạch quay, vạt bẹn khác nhau tại bệnh
viện Thống Nhất từ tháng 1/2011 đến
26


2.2.1. Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật ghép da hay làm vạt da
theo chỉ định
2.2.2. Phương pháp đánh giá kết
quả


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Đánh giá các tai biến và biến
chứng trong và sau mổ.
- Khả năng tưới máu vạt da ngay
sau mổ và trong 3 tuần
- Đánh giá khả năng sống vạt qua
3, 6 tháng. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá
của Oberlin C. Và Duparc J[2][3][6].
* Kết quả gần: (trong 3 tháng
đầu sau mổ) Tốt: Vạt sống hoàn toàn, tổn
thương liền sẹo, không viêm rò. Vừa: Vạt
thiểu dưỡng, xuất hiện phỏng nước trên bề

mặt hoặc hoại tử mép vạt, có hoặc không
phải ghép da bổ sung. Hoặc vạt bị hoại tử
lớp da nhưng còn lớp cân mỡ. Xấu: Vạt bị
hoại tử trên 1/3 diện tích đến hoại tử toàn
bộ, phải cắt bỏ và thay thế bằng phương
pháp điều trị khác.
2.3. Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp
thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS

16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố BN theo tuổi và giới (n = 79)
Tuổi
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Số bn
%
Số bn
%
Số bn
%

17–20
3
4
2
3
5
7

21- 30
30
38
12

15
42
53

Ở bảng 3.1, các BN nghiên cứu
của chúng tôi có tỷ lệ nam chiếm 76%,
gấp gần 3 lần so với nữ là 24%, bao gồm
các lứa tuổi từ 17 đến 60 tuổi, tuổi trung
bình 36,2 tuổi. Gần giống kết quả tác giả
Võ Tiến Huy[1]. Lứa tuổi hay gặp nhất là

31 – 40
23
29
5
6
28
35

41 – 60
Số bn
4
5
0
0
4
5

Tổng
%

60

76

19

24

79

100

từ 21 đến 30 (51,3%) và từ 31 đến 40 tuổi
(37,4%). Và đây cũng là lứa tuổi thường
gặp ở độ tuổi lao động nên việc điều trị tốt
nhằm giúp BN về cuộc sống bình thường
mang ý nghĩa quan trọng.

27


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019

2. Nguyên nhân
Bảng 3.2. Phân bố BN theo nguyên nhân (n= 79)
Nguyên nhân

TNGT

% BN


CTTT

TNSH

TNLĐ

Tổng %

Nam

4

96

100

Nữ

2

98

100

Nguyên nhân tai nạn lao động của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao ở nam và nữ, cũng
khá giống với nghiên cứu của tác giả Trybus M, Lorkowski J, Brongel L đa số nguyên
nhân tổn thương vùng bàn tay là do tai nạn lao động[4] cũng khá phù hợp vì bệnh viện
chúng tôi gần khu công nghiệp, việc công nhân bị dập tay hay bị đứt tay gây KHPM
cũng gần như hợp lý.

3. Các loại hình thức che phủ phần mềm được ứng dụng
Bảng 3.3. Các loại hình thức che phủ phần mềm được ứng dụng
Vạt

Ghép da
Vạt da

Ghép da

V-Y

30
30

15

BN

Vạt
Chéo ngón

Vạt động
mạch quay

Vạt tay
bẹn

Vạt diều
bay


25

1

6

02

49

Qua kết quả trên cho thấy đa số các vạt chúng tôi dùng là các vạt tại chổ và vạt
có cuống hằng định cũng phù hợp theo bậc thang điều trị vết thương từ thấp đến cao
trong điều kiện chưa làm vạt vi phẫu[1]
4. Kết quả phẫu thuật
Bảng 3.4. Kết quả chung (n = 79)
Kết quả
Ngay sau mổ
1-3 tuần
3 tháng

28

Số bn
Số bn
%
Số bn
%

Da ghép sống


Vạt hồng

Tím 1/3

Chết vạt

30

49

0

0

30

49

0

0

30

49

0

0



CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Qua bảng 3.4 chúng tối thấy việc
ghép da và vạt da cho kết quả che phủ tốt
và khả năng sống tốt. Việc da ghép và vạt
da có cuống mạch liền sống tốt tùy thuộc
vào việc lựa chọn thời điểm ghép da, làm
vạt da và sự phẫu tích đúng cuống mạch
hơn nữa đối với vạt cuống mạch liền thì
khả năng sống tốt hơn
4. KẾT LUẬN
Qua 79 BN trong nghiên cứu,
chúng tôi rút ghép da và vạt da có cuống
mạch liền cho kết quả che phủ tốt cho
KHPMBT, đặc biệt là nơi chưa có điều
kiện làm vạt vi phẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Tiến Huy, Vũ Văn Vương,
Lê Phi Long “Đánh giá kết quả điều trị
khuyết hổng phần mềm cơ quan vận động
bằng các vạt da cân có cuống mạch liền”.
Y học thực hành (874) số 6-2013

2. Steven L.Morgan, William P.
Cooney, III. Soft tissue surgery. Master
techniques in orthopaedic surgery. 2012;
23-42.
3. McGregor IA, Jackson IT. The
groin flap. Br J Plast Surg . 1972;25:3–16.

4. Trybus M, Lorkowski J, Brongel
L, et al. Causes and consequences of hand
injuries. Am J Surg. 2006;192:52–7.
5. Chaung DCC, Colony LH, Chen
HC, et al. Groin flap design and versatility.
Plast Reconstr Surg . 1989;84:100–
106.
6. Masqulet AC, Gilbert A. Groin
flap In: Masqulet AC, Gilbert A, eds Atlas
of Flaps in Limb Reconstruction. 1st ed.
London: Martin DuntizLtd.; 1997:223–
223. Jose Antonio Garcia del

29



×