Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ AFP, PIVKA-II ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.83 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ NỒNG ĐỘ AFP, PIVKA-II Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Phạm Thanh Bình1, Hoàng Thị Minh1, Nguyễn Quang Duật1, Lã Văn Tuấn2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, và nồng độ AFP,
PIVKA-II ở bệnh nhân UTBMTBG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG). Kết
quả: Nguyên nhân của UTBMTBG chủ yếu là so virus B (60.38%), rượu (22.64%). Các
triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là mệt mỏi (73.58%), đau HSP (73.58%), gan to
(56.60%). Các xét nghiệm sinh hóa ít biển đổi. Khối u ở gan phải chiếm chủ yếu (SA:
71.69%, CLVT: 69.81). Kết luận: khả năng phát hiện tổn thương của CLVT tốt hơn so
với siêu âm. Nồng độ AFP và PIVKA-II ở bệnh nhân UTBMTBG tăng cao.
Từ khóa: UTBMTBG, PIVKA-II, CLVT, Siêu âm
INVESTIGATION OF CLINICAL, SUBCLINICAL, AND AFP,
PIVKA-II LEVELS IN HEPATOCELLULAR CARCINOMA (HCC)
PATIENTS
ABSTRACT
Purpose: To investigate clinical, subclinical, and AFP, PIVKA-II levels in
hepatocellular carcinoma (HCC) patients. Subjects and methods: A cross-sectional
study in 53 HCC patients. Rerults: The main cause of HCC was HBV (60.38%), alcohol
(22.64%). The most common clinical symptoms were fatigue (73.58%), righ lower
Bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thanh Bình (thanhbinh412ldgmail.com)
Ngày nhận bài: 10/7/2018, ngày phản biện: 24/7/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
1
2



60


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

back pain (73.58%), enlarged liver (56.60%). Biochemical tests are litle changed. The
location of the tumors is mainly in the right liver (Ultrasound: 71.69%, CT: 69.81).
Conclusions:The ability to detect injury of CT is better than ultrasound. AFP and
PIVKA-II levels in HCC patients are high.
Keywords: HCC, Computerized tomography (CT), Ultrasound.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát là một
bệnh lý ác tính khá phổ biến, trong đó ung
thư biểu mô tế bao gan (hepatocellular
carcinoma – UTBMTBG) chiếm tỷ lệ từ 85
– 90%. Theo đánh giá mới nhất, UTBMTB
gan đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư
và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây
tử vong[10]. Ở Việt Nam hiện chưa có
số liệu thống kê trên phạm vi toàn quốc
nhưng theo thống kê ở một số tỉnh thành
thì UTBMTB là một trong những bệnh lý
ung thư thường gặp nhất[13]. UTBMTBG
thường tiến triển thầm lặng, khi có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng thường khối u
đã có kích thước lớn hoặc đã có suy giảm
chức năng gan kèm theo. Khoảng 80%
UTBMTBG xuất hiện trên nền gan xơ do
đó triệu chứng lâm sàng thường bị lẫn vào

các triệu chứng của xơ gan. Các kết quả
nghiên cứu trong nước phản ảnh 1 thực
tế về công tác khám sàng lọc phát hiện
sớm UTBMTBG ở nước ta còn nhiều hạn
chế. Các xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh
nhân UTBMTBG cũng biến đổi không
đặc hiệu, và không có ý nghĩa chẩn đoán
UTBMTBG. Hiện nay, có nhiều phương
pháp hỗ trợ cho việc chẩn đoán nhưng
“tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định

vẫn là mô bệnh học. Tuy nhiên, sinh thiết
gan là kỹ thuật xâm lấn, có tỉ lệ tai biến
nhất định, thậm chí có thể gây tử vong cho
bệnh nhân. Để khắc phục nhược điểm này
các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn
(non-invasive methods) đã và đang được
phát triển. Một trong các phương pháp này
là định lượng các dấu ấn sinh học lưu hành
trong máu. Phương pháp này dễ sử dụng
và có thể tiến hành thường xuyên. Trong
các dấu ấn sinh học, AFP và PIVKA-II là
hai dấu ấn sinh học được coi là có ý nghĩa
nhất trong chẩn đoán UTBMTBG. Do đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với mục tiêu: khảo sát các triệu chứng
lâm sàng, cận lâm sàng, và nồng độ AFP,
PIVKA-II ở bệnh nhân UTBMTBG.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: gồm
53 bệnh nhân UTBMTBG điều trị tại khoa
Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 11 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018:
- Tiêu chuẩn chọn: được chẩn
đoán xác định UTBMTBG theo AASLD,
không mắc các bệnh lý cấp tính nguy hiểm
đến tính mạng, bệnh nhân đồng ý tham gia
vào nghiên cứu.
61


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

- Tiêu chuẩn loại trừ: chưa có chẩn
đoán xác định UTBMTBG, mắc các bệnh
lý cấp tính, không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Các xét nghiệm sinh hóa thường quy.
+ Siêu âm và chụp CLVT

+ Các xét nghiệm miễn dịch AFP,
PIVKA – II được xét nghiệm bằng phương
pháp miễn dịch hóa phát quang.
4. Lưu trữ và xử lý số liệu: Số

liệu được lưu trữ bằng excel và được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Độ tuổi trung bình của nghiên cứu
là 57.87 ± 11.42 trong đó nhóm tuổi chiếm
đa số từ 41 đến 70 tuổi. Nam chiếm đa số
(94,34%)

Bảng 3.1. Đặc điểm về yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân
Virus B
Virus C
Do rượu
Không rõ NN
Tổng

Số lượng
32
3
12
6
53

Tỷ lệ
60.38
5.66
22.64
11.32
100


Nhận xét:Trong khai thác tiền sử, có 66,04% bệnh nhân bị nhiễm virus viêm
gan, trong đó viêm gan B chiếm 60.38%, viêm gan C chiếm 5.66%, có 22.64% do rượu.
Không tìm thấy nguyên nhân là 11.32%.
Bảng 3.2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng của ĐTNC

Triệu chứng lâm sàng

Số lượng (n )

Tỷ lệ (%)

Mệt mỏi
Rối loạn tiêu hóa
Đau hạ sườn phải
Vàng da
Gan to

39
18
39
17
30

73.58
33.96
73.58
32.08
56.60



Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở bệnh nhân UTBMTBG là đau
HSP (73.58%), mệt mỏi (73.58%), tiếp theo là gan to (56.60%), các triệu chứng khác ít
gặp hơn.
62


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.3. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu ở ĐTNC
Các chỉ số

Protein
(g/l)
Albumin
(g/l)
Bilirubin TP
(mg/dl)
Bilirubin TT
(mg/dl)
GOT
(U/l)
GPT
(U/l)
GGT
(U/l)

< 60
X ± SD
< 30
X ± SD

> 17
X ± SD
>5
X ± SD
> 40
X ± SD
> 40
X ± SD
> 50
X ± SD

Số lượng
Tỷ lệ
2
3.77
77.43 ± 7.49
11
20.75
35.92 ± 5.86
36
67.92
35.11 ± 32.91
38
71.69
14.63 ± 18.06
44
83.02
114.88 ± 116.13
33
62.26

55.54 ± 36.75
48
90.57
361.45 ± 303.79

Nhận xét: Trong các chỉ số sinh hóa, các chỉ số biến đổi nhiều nhất là các chỉ số
về gan (GOT, GPT, GGT, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp). Các chỉ số về Protein
và albumin ít biến đổi.
Bảng 3.4. Đặc điểm trên siêu âm và CT ở ĐTNC
Đặc điểm
Vị trí

Số khối

Gan phải
Gan trái
Cả hai
1 khối
2 khối
≥ 3 khối

Gan phải
Gan trái
Tổng số khối

Số khối theo vị trí

Siêu âm
71.69
3.77

24.54
60.38
22.64

CLVT
69.81
3.77
26.42
50.94
30.19

16.98

18.87

77.53
22.47
89

77.31
22.68
97

Nhận xét:ĐTNC thường có khối u tập trung ở bên phải là chủ yếu (SA:

71.69%), CLVT: 69.81%). Tiếp theo là ở cả hai thùy (SA: 24.54%, CLVT: 26.42%).
Đa số bệnh nhân có 1 khối u (50.94%). Kết quả khảo sát trên SA và CLVT khác nhau

63



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

trên tất cả mọi thông số.
Bảng 3.5. Nồng độ AFP, PIVKA-II ở ĐTNC
Chỉ số

AFP
(ng/ml)
PIVKA-II
(mAU/ml)

< 20
20 - 200
≥ 200
X ± SD
< 40
40 - 1000
≥ 1000
X ± SD

Nhận xét: Nồng độ AFP và
PIVKA-II trung bình ĐTNC tăng rất cao
(AFP: 58440.0192 ± 150479.2723 ng/ml;
PIVKA-II: 80075.9664 ± 325456.3521
mAU/ml). Tỷ lệ bệnh nhân tăng AFP và
PIVKA-II chiếm chủ yếu (AFP: 92.45%;
PIVKA-II 100%).
BÀN LUẬN


Khoảng 85 – 90 % UTBMTBG
xuất hiện trên nền xơ gan[2] Nguyên
nhân chính (80%) của bệnh xơ gan và
viêm gan mạn tính là do HBV hoặc/
và HCV hoặc nghiện rượu.Ngoài ra
còn có 1 số nguyên nhân khác ít gặp
hơn bao gồm gan nhiễm sắt, thiếu hụt
alpha 1 antitrypsin, viêm gan tự miễn,
bệnh Wilson. Tùy từng khu vực địa lý
và các chủng tộc khác nhau, nguyên
nhân gây ung thư gan có sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy
có 66.38% bệnh nhân do viêm gan B,
22.64% do rượu, 5.66% do viêm gan C,
64

Số lượng
Tỷ lệ
4
7.55
14
26.42
35
66.03
58440.0192 ± 150479.2723
0
0
19
35.85
34

64.15
80075.9664 ± 325456.3521

còn lại là không rõ nguyên nhân. Kết
quả này phù hợp với Nghiên cứu của Vũ
Thị Như Hạnh và Bùi Hữu Hoàng[6];
Nghiên cứu của Thái Doãn Kì[5]
UTBMTBG thường tiến triển
thầm lặng, khi có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng thường khối u đã có kích thước
lớn hoặc đã có suy giảm chức năng gan
kèm theo. Khoảng 80% UTBMTBG
xuất hiện trên nền gan xơ do đó triệu
chứng lâm sàng thường bị lẫn vào các
triệu chứng của xơ gan. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi thấy rằng triệu chứng
hay gặp nhất là đau HSP (73.58%),
mệt mỏi (73.58%), tiếp theo là gan to
(56.60%), các triệu chứng khác ít gặp
hơn. Các kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của Thái Doãn Kì[5],
nghiên cứu của Vũ Thị Như Hạnh [6].
Các kết quả nghiên cứu trong nước
phản ảnh 1 thực tế về công tác khám
sàng lọc phát hiện sớm UTBMTBG ở
nước ta còn nhiều hạn chế.Bùi Diệu


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


(2012) khảo sát thực trạng giai đoạn
bệnh ung thư của 56.625 BN đến khám
và điều trị tại 5 bệnh viên ung bướu khu
vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam
, thấy rằng UTBMTBG là loại có giai
đoạn muộn nhất so với các loại ung thư
khác (87,7% ở giai đoạn muộn). Bên
cạnh các triệu chứng xét nghiệm, các
chỉ số sinh hóa máu cũng không đặc
hiệu, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển
của ung thư và của bệnh gan trước đó.
Trong các xét nghiệm sinh hóa máu thì
chỉ có các chỉ số đánh giá sự hủy hoại
tế bào gan là thay đổi nhiều, các chỉ số
khác ít thay đổi, và phụ thuộc vào các
bệnh lý kết hợp của bệnh nhân.

âm và CLVT chúng tôi nhận thấy có
sự không đồng nhất trên tất cả các chỉ
tiêu khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng,
chụp CLVT có khả năng phát hiện vị
trí tổn thương số lượng khối u tốt hơn
so với siêu âm. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Hoàng Đình Khiếu
cũng cho kết quả tương tự[1]. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng đã so
sánh khả năng phát hiện UTBMTBG và
chụp CLVT cũng đều thừa nhận kết quả
của 2 phương pháp này gần như nhau,
nhưng khả năng phát hiện tổn thương

của chụp CLVT tốt hơn đặc biệt là khả
năng phát hiện các hình ảnh xâm lấn, di
căn của khối u[4],[7],[8].

Các phương pháp chẩn đoán
hình ảnh đóng 1 vai trò hết sức quan
trọng trong chẩn đoán theo dõi và đánh
giá kết quả điều trị cũng như tái phát
sau điều trị[2]. Trong thực hành lâm
sàng hiện nay, siêu âm, chụp CLVT là
các phương pháp được sử dụng rộng
rãi nhất. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đồng thời kết quả siêu âm cũng
như chụp CLVT của ĐTNC, kết quả
cũng khá tương đồng giữa 2 phương
pháp với u gan chủ yếu tập trung ở gan
phải, rất ít bệnh nhân chỉ có khối u ở
gan trái và đa số bệnh nhân có 1 khối u.
Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như kết quả nghiên cứu
của Hoàng Đình Khiếu[1], Mai Hồng
Bàng[3]. Khi so sánh kết quả của siêu

AFP là dấu ấn ung thư được sử
dụng nhiều nhất để chẩn đoán ung thư
biểu mô tế bào gan, tuy nhiên tăng hàm
lượng AFP trong huyết thanh không
hoàn toàn đặc hiệu cho ung thư biểu
mô tế bào gan bởi vì AFP còn tăng
trong nhiều bệnh lý khác. Trong khi đó,

PIVKA-II là một dạng prothrombin bất
thường không tương tác với các enzym
đông máu khác.Năm 1984, Liebman và
cộng sự lần đầu tiên báo cáo có khoảng
67% các bệnh nhân HCC có tăng cao
bất thường hàm lượng PIVKA-II[9].
Giá trị bình thường của PIVKA-II
ở người hoàn toàn khỏe mạnh là <
40mAU/ml. Ở bệnh nhân UTBMBG,
PIVKA-II thường tăng rât cao.Trên thế
giới, đã có nhiều nghiên cứu về nồng
65


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

độ của AFP và PIVKA-II ở bệnh nhân
UTBMTBG[11],[12].., hầu hết tất cả
các nghiên cứu đều thấy rằng nồng độ
AFP và PIVKA-II đều tăng cao ở bệnh
nhân UTBMTBG. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thấy rằng nồng độ AFP
và PIVKA-II trung bình ở bệnh nhân
UTBMTBG tăng rất cao, và tỷ lệ bệnh
nhân UTBMTBG tăng AFP và PIVKAII cũng chiếm đa số (AFP: 92.45%;
PIVKA-II 100%). Nhưng trong nghiên
cứu của chúng tôi không lấy được nhóm
chứng, do đó chúng tôi chưa tính toán
được độ nhạy độ đặc hiệu, và xác định
ngưỡng chẩn đoán của AFP và PIVKAII đối với UTBMTBG. Đòi hỏi cần phải

nghiên cứu trên một cỡ mẫu lớn hơn,
kết hợp với nhóm chứng, để xác định
độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như ngưỡng
chẩn đoán của AFP và PIVKA-II.
KẾT LUẬN
Chụp CLVT có khả năng phát hiện
tổn thương tốt hơn so với siêu âm ở bệnh
nhân UTBMTBG.
Nồng độ AFP, PIVKA-II ở bệnh
nhân UTBMTBG tăng cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hoàng Đình Khiếu (2007),

“Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp
vi tính xoắn ốc ba thì trong chẩn đoán
ung thư biểu mô tế bào gan”, Học Viện
Quân Y.
66

2. Mai Hồng Bàng (2016), Ung

thư biểu mô tế bào gan; Các phương
pháp can thiệp nội mạch, Nhà xuất bản
Y học.
3. Mai Hồng Bàng, et al. (2006),

“Đặc điểm siêu âm, siêu âm Doppler
màu trong chẩn đoán ung thư biểu mô
tế bào gan”, Tạp chí Y học Việt Nam,
Tập 129. Số đặc biệt, Tr189-195.

4. Phạm Thành Vận (2006),

“Nghiên cứu hình ảnh bệnh ung thư
biểu mô tế bào gan nguyên phát bằng
chụp cắt lớp vi tính có đối chiếu với kết
quả siêu âm”, Luận văn tốt nghiệp bác
sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân
y.
5. Thái Doãn Kì (2015), “Nghiên

cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế
bàn gan bằng phương pháp tắc mạch
hoá dầu sử dụng hạt vi cầu DC Beads”,
Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu
khoa học Y dược lâm sàng 108.
6. Vũ Thị Hạnh Như, Bùi Hữu

Hoàng (2011), “Giá trị của các phân loại
Child-Pugh, Meld, Okuda và Barcelona
trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan”, Y
học TP. Hồ Chí Minh.
7. Colli A., et al. (2006),

“Accuracy of ultrasonography, spiral
CT, magnetic resonance, and alphafetoprotein in diagnosing hepatocellular
carcinoma: a systematic review”, Am J


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Gastroenterol, 101(3), 513-23.
8. Gaiani S., et al. (2004),

“Usefulness of contrast-enhanced
perfusional
sonography
in
the
assessment of hepatocellular carcinoma
hypervascular at spiral computed
tomography”, J Hepatol, 41(3), 421-6.
9. Liebman H. A., et al. (1984),

“Des-gamma-carboxy
(abnormal)
prothrombin as a serum marker of
primary hepatocellular carcinoma”, N
Engl J Med, 310(22), 1427-31.
10. Parkin

D. M. (2001),
“Global cancer statistics in the year
2000”, Lancet Oncol, 2(9), 533-43.

characterization of ultrasound-detected
liver nodules in cirrhotic patients”,
Medicine (Baltimore), 96(26), e7266.
12. Seo S. I., et al. (2015),


“Diagnostic value of PIVKA-II and
alpha-fetoprotein in hepatitis B virusassociated hepatocellular carcinoma”,
World J Gastroenterol, 21(13), 392835.
13. Nguyễn Bá Đức (2006),

“Nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán,
điều trị, phòng chống một số bệnh ung
thư ở Việt Nam ( vú, gan, dạ dày, phổi,
máu)”, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ
thuật đề tài cấp nhà nước.

11. Saitta C., et al. (2017),

“PIVKA-II is a useful tool for diagnostic

67



×