Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kiến thức, thái độ và nhu cầu nhận thông tin về bệnh của người bệnh đái tháo đường týp 2 tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.3 KB, 9 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN
VỀ BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG
Trần Thị Quỳnh Mai1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định kiến thức, thái độ và nhu cầu nhận thông tin về bệnh của người
bệnh đái tháo đường týp 2 và mối liên quan giữa kiến thức và thái độ. Phương pháp
nghiên cứu: cắt ngang mô tả trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường týp 2
từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017.Kết quả: Trong 64 người bệnh có: 23,4% có kiến thức
chung đúng; 68,8% có thái độ đúng về bệnh, (62,7% tuân thủ chế độ ăn, 60,9% tuân thủ
theo hướng dẫn của bác sĩ, 20,3% uống thuốc không thường xuyên, đa số người bệnh theo
dõi đường huyết hàng tháng, 18,8% không theo dõi đường huyết). Điều này cho thấy người
bệnh có kiến thức đúng thì có thái độ đúng. Nhu cầu cần được phổ biến kiến thức là rất
lớn, chỉ có 54,3% đã được nghe, xem các thông tin về bệnh, nguồn thông tin chủ yếu là từ
ti vi , báo đài và nhân viên y tế, nguồn thông tin mà người bệnh quan tâm chủ yếu là thuốc
(51,6%), biến chứng (48%), chế độ ăn (38%), chế độ vận động (25%) và người bệnh mong
muốn nhận thông tin từ bác sĩ (64,1%) và điều dưỡng (40,6%). Kết luận: Tỷ lệ người bệnh
có kiến thức đúng còn hạn chế, thái độ của người bệnh về bệnh chưa cao, người bệnh có
kiến thức đúng sẽ có thái độ đúng về bệnh, nhu cầu người bệnh cần được phổ biến kiến thức
là rất lớn. Đây chính là vấn đề nổi cộm mà chúng ta cần có kế hoạch giáo dục sức khỏe để
phổ biến những kiến thức mà người bệnh còn thiếu hụt nhằm đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Từ khóa: Đái tháo đường, kiến thức, thái độ, nhu cầu nhận thông tin.
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND DEMAND FOR INFORMATION
ABOUT DISEASE IN PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS TYPE 2 AT
EASTERN PEOPLE MILITARY HOSPITAL
ABSTRACTS
Objectives: Survey correct knowledge, attitude and requirement of Diabetes type 2


Bệnh viện Quân Dân y Miền Đông
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Quỳnh Mai ()
Ngày nhận bài: 10/10/2018, ngày phản biện: 26/10/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2018
1

97


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

patients and the relationship between knowledge and attitude of Diabetes type 2 patients.
Methods: Descriptive cross – sectional study over 64 patients from 12/2016 to 3/2017.
Employ self-administered questionnaires. Results: Descriptive and cross – sectional
survey on 64 patients shows that only 23.4% of patient have the right knowledge, 68.8%
have the right attitude in Diabetes type 2 (62.7% keep the patient’s regiment, 6.9%
follow the doctors’ advices, 20.3% take the drug irregular, almost patients do there blood
sugar test monthly, 18.8% does not). This means patients who have the right knowledge
will have the right attitude. Rate of patients who have spread-knowledge requirement
is huge, only 54.3% of patients have listened, watched the disease’s information, this
come essentially from Television, Radio and Heath staffs. Patients care about drugs
(51.6%), complications (48%), diets (3%), exercises (25%) and hope in take the Doctors’
advice (64.1%), Nurses’ advice (40.6%). Conclusion: Rate of patients haves the right
knowledge, right attitude is small, patients who have the right knowledge will have the
right attitude. Rate of patients who have spread-knowledge requirement is huge. This
is the important problem so we need to have the health education plans to spread on
knowledge.
Keywords: Diabetes, knowledge, attitude, requirement in information.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh

mãn tính phổ biến hiện nay trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Hiệp hội liên đoàn
ĐTĐ quốc tế (IDF) ước tính trên thế giới có
hơn 140 triệu người mắc bệnh ĐTĐ có thể
tăng lên 300 triệu người vào năm 2025.
ĐTĐ là nguyên nhân tăng tỷ lệ biến
chứng và tử vong cho người bệnh (NB).
Trong các bệnh lý mãn tính, ĐTĐ là nguyên
nhân đứng hàng thứ 7 gây tử vong cho NB
và dẫn đến nhiều biến chứng như tim mạch,
bệnh thận, viêm thần kinh ngoại vi.
Tại Việt Nam trong 10 năm qua, số
NB mắc ĐTĐ đã tăng đến 211% với 5 triệu
người mắc và cứ 10 ca thì có 8 ca được
điều trị và có biến chứng. Tình hình quản
lý bệnh ĐTĐ ở VN còn nhiều hạn chế kể
cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác
phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do
chưa đánh giá hết được tình hình bệnh tật.
98

Tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện
Quân Dân Y Miền Đông, số bệnh nhân Đái
tháo đường chiếm khoảng 1/3 trong tổng
số bệnh và đa số có biến chứng.
Chúng tôi thực hiện đề tài với mục
tiêu:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức đúng và
thái độ đúng về bệnh của NB ĐTĐ týp 2.
2. Xác định nhu cầu được phổ biến các

kiến thức cơ bản về bệnh ở NB ĐTĐ týp 2.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến
thức và thái độ về bệnh của NB ĐTĐ týp 2.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn vào:
BN được bác sĩ khoa Nội chẩn đoán
xác định bệnh ĐTĐ týp 2.
Đang điều trị tại khoa Nội BV
QDYMĐ.


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
BN biết đọc, biết viết, có khả năng
hiểu và trả lời bộ câu hỏi khảo sát.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Không đủ tiêu chí chọn vào.
BN bỏ giữa chừng hoặc không muốn
tiếp tục tham gia nghiên cứu.
BN không tiếp xúc được.
2.2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu nghiên cứu: 64 bệnh nhân
Định nghĩa biến số:
Kiến thức đúng: trong tổng số 9 câu
hỏi chính về kiến thức, nhưng bệnh nhân


trả lời đúng 05 câu trở lên được đánh giá
có có kiến thức đúng.
Thái độ đúng: Trong tổng số 8 câu
hỏi chính về thái độ, bệnh nhân trả lời “có”
từ 5 câu trở lên được đánh giá có thái độ
đúng.
Số liệu được xử lú bằng chương
trình stata 13.0. Tính tần số và tỷ lệ đối
với các biến số định tính. Trung bình và độ
lệch chuẩn đối với biến định lượng
Sử dụng chi – square test hoặc Fisher
ở mức ý nghĩa 0,05 để kiểm định mối liên
quan

3. KẾT QUẢ
3.1. Tuổi và giới tính
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi
Nhóm tuổi
40-49
50-59
60-69
70-79
≥ 80
Tổng
Số bệnh nhân
4
12
29
10
9

64
Tỷ lệ (%)
6,3
18,8
45,3
15,6
14,1
100
Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 65,14 ± 10,39. NB nhỏ
tuổi nhất là 43, lớn tuổi nhất là 87. Nhóm NB từ 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%),
Nam
Nữ

48.4%

51.6%

Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo giới

99


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

3.2. Phân bố địa dư
67.2
70
60
50
40

21.9

30

10.9

20
10
0

Quận 9

Quận Thủ Đức

Các tỉnh

Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân theo địa dư
Nhận xét: Do Bệnh viện nằm trên địa bàn quận 9 nên tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ cư ngụ
tại Quận 9 chiếm cao nhất.
3.3. Kiến thức
Bảng 3.2: Kiến thức của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường
TT

Câu hỏi

1

Ông, bà có hiểu thế nào là bệnh ĐTĐ?
Ông, bà có biết bệnh đái tháo đường ảnh hưởng (tổn
thương) cơ quan nào không?

Ông, bà có biết chế độ ăn hợp lý của bệnh ĐTĐ?
Ông, bà có biết các phương pháp điều trị ĐTĐ không?
Ông, bà có biết cách theo dỏi và chăm sóc vết thương
khi có vết thương?
Theo ông, bà bệnh ĐTĐ có nguy hiểm không?
Ông, bà có biết các triệu chứng tăng, hạ đường huyết
không?
Ông bà có biết cách nhận biết sớm các biến chứng bệnh
ĐTĐ?
Theo ông, bà các yếu tố nguy cơ bị bệnh ĐTĐ:
a. Tiền sử gia đình có người bị bệnh ĐTĐ
b. Tuổi trên 40
c. Thừa cân béo phì
d. Tăng huyết áp
e. Rối loạn mỡ máu
g. Được chẩn đoán tiền ĐTĐ

2
3
4
5
6
7
8

9

Trả lời

Không

n (%)
n (%)
17 (26,6)
47 (73,4)
19 (29,7)

45 (70,3)

43 (67,2)
16 (25,0)

21 (32,8)
48 (75,0)

25 (39,1)

39 (60,9)

59 (92,2)

5 (7,8)

37 (57,8)

27 (42,2)

21 (32,8)

43 (67,2)


19 (29,7)
7 (10,9)
10 (15,6)
10 (15,6)
3 (4,7)
40 (62,5)

45 (70,3)
57 (89,1)
54 (84,4)
54 (84,4)
61 (95,3)
24 (37,5)

Nhận xét: Chỉ có 26,6% hiểu biết về bệnh ĐTĐ; 29,7% biết bệnh ĐTĐ có ảnh
100


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

hưởng (tổn thương) đến các cơ quan; Kiến thức về chế độ ăn hợp lý của bệnh ĐTĐ thì
phần lớn các BN đều trả lời có với 67,2%; Có 25,0% có biết các phương pháp điều trị
ĐTĐ; 39,1% biết cách theo dỏi và chăm sóc vết thương khi có vết thương. Đa số NB
(92,2%) cho rằng bệnh ĐTĐ nguy hiểm.; 57,8% biết các triệu chứng tăng, hạ đường
huyết trong bệnh ĐTĐ.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ kiến thức chung của nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh của NB ĐTĐ týp 2 tại khoa Nội BV
QDYMĐ là khá thấp với 23,4%, đa số NB (76,6%) chưa hiểu đúng về bệnh ĐTĐ týp 2.
3.4. Thống kê thái độ của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường týp 2

Bảng 3.3: Thống kê thái độ của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường
TT

Câu hỏi

1
2
3
4

Ông, bà có cảm thấy lo lắng về bệnh ĐTĐ?
Ông, bà có thường xuyên tập luyện thể dục ?
Ông, bà có tuân thủ chế độ ăn của bệnh ĐTĐ ?
Ông, bà có máy thử đường huyết tại nhà ?
Theo ông, bà chế độ ăn và chế độ tập luyện có đóng vai trò
quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ không?
Theo ông, bà rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
có ảnh hưởng đến đường máu không?
Ông, bà có tuân thủ chế độ điều trị ĐTĐ:
a. Tuân thủ theo hướng dẫn của BS
b. Uống thuốc không thường xuyên hoăc đường huyết cao
mới uống
c. Uống thuốc nhưng không thay đổi chế độ ăn và chế độ tập
luyện
d. Điều trị theo đông y
Ông, bà có theo dõi đường huyết định kỳ:
a. Hàng ngày
b. Hàng tuần
c. Hàng tháng
d. Không theo dõi


5
6

7

8

Trả lời
Cón
Không
n(%)
n(%)
52 (81,3)
12 (18,8)
37 (57,8)
27 (42,2)
43 (67,2)
21 (32,8)
5 (7,8)
59 (92,2)
47 (73,4)

17 (26,6)

44 (68,8)

20 (31,3)

39 (60,9)

13 (20,3)
9 (14,1)
3 (4,7)
0
6 (9,4)
46 (71,9)
12 (18,8)

101


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

Nhận xét: Người bệnh lo lắng về tình trạng bệnh của mình (81.3%). Người bệnh
thường xuyên tập luyện thể dục chỉ có 57,8%; Có 67,2% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn
của bệnh đái tháo đường; Người bệnh cho rằng chế độ ăn và chế độ tập luyện có đóng
vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường (73,4%). Thái độ của người bệnh
đối với rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có ảnh hưởng đến đường máu
(68,8%). Thái độ của người bệnh đối với việc theo dõi đường huyết định kỳ: Hàng ngày:
0%; Hàng tuần: 9,4%; Hàng tháng: 71,9%; Không theo dõi: 18,8%.
Thái độ đúng
Thái độ không đúng

31.3%
68.8%

Biểu đồ 3.4: Thái độ đúng của người bệnh về bệnh ĐTĐ týp 2
Nhận xét: Thái độ đúng về bệnh đái tháo đường týp 2 của người bệnh trong nhóm
nghiên cứu chiếm tỷ lệ 68,8%, có đến 31,3% có thái độ không đúng về bệnh đái tháo
đường týp 2.

3.5. Thống kê về nhu cầu thông tin của người bệnh về bệnh đái tháo đường týp 2
Bảng 3.4: Nghe hoặc xem các thông tin về bệnh đái tháo đường
Nghe hoặc xem

Không

Số BN
29
35

Tỷ lệ (%)
45,3
54,7

Nhận xét: Tỷ lệ đã từng nghe hoặc xem các thông tin về bệnh ĐTĐ chiếm 45,3%,
trong khi không được nghe hoặc xem các thông tin về bệnh ĐTĐ chiếm một tỷ lệ khá
cao (54,7%).
70

67.2

60
50
40

37.5

31.3

30

20
10
0

0
Ti vi

Đài, báo

0

7.8

Tờ rơi, Áp phíc Cán bộ y Người
tranh ảnh
tế
thân

Biểu đồ 3.5: Nguồn thông tin về bệnh đái tháo đường
102


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

Nhận xét: Đa số nguồn thông tin về bệnh ĐTĐ mà NB nhận được là từ ti vi
(67,2%), kế đến là cán bộ y tế (37,5%), báo đài (31,3%) và người thân (7,8%); Nguồn
thông tin về bệnh ĐTĐ từ áp phíc hoặc tờ rơi, tranh ảnh thì NB không nhận được.
60
50
40

30
20
10
0

51.6

48
38
25.0
15.6
4.7

Yếu tố Triệu Biến Chế độChế độ
Điều trị
nguy chứngchứng ăn vận bằng

động thuốc

Biểu đồ 3.6: Thông tin về bệnh ĐTĐ mà NB quan tâm
Nhận xét: Thông tin NB quan tâm là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 51,6%,;
biến chứng của bệnh (48,4%), chế độ ăn (37,5%), chế độ vận động (25,0%); 15,6% NB
quan tâm đến triệu chứng bệnh,; 4,7%) quan tâm đến yếu tố nguy cơ bị bệnh.
3.6. Mong muốn nhận thông tin về bệnh đái tháo đường týp 2
Bảng 3.6: Mong muốn nhận thông tin về bệnh đái tháo đường
Nguồn thông tin

Có n (%)

Không n (%)


Bác sĩ nói chuyện

41 (64,1)

23 (35,9)

ĐD nói chuyện giáo dục sức khỏe

26 (40,6)

38 (59,4)

Hội thảo mời chuyên gia nói chuyện
1 (1,6)
63 (98,4)
Phát sóng trên tivi
18 (28,1)
46 (71,9)
Bài viết báo cáo
3 (4,7)
61 (95,3)
Nhận xét: Người bệnh mong muốn nhận thông tin về bệnh đái tháo đường từ bác
sĩ chiếm 64,1%; Điều dưỡng nói chuyện giáo dục sức khỏe 40,6%; thông tin phát trên ti
vi (28,1%); chỉ có một tỷ lệ nhỏ là cần thông tin về bệnh đái tháo đường từ bài viết báo
cáo (4,7%) và hội thảo có mời chuyên gia nói chuyện (1,6%).
3.7. Mối liên hệ giữa kiến thức chung với thái độ chung của người bệnh
Bảng 6: Mối liên hệ giữa kiến thức chung với thái độ chung của người bệnh
Thái độ chung
Đúng

Không đúng

Đúng
(n=15)
14 (31,8)
1 (5,0)

Kiến thức chung
Không đúng
(n=49)
30 (68,2)
19 (95,0)

Tổng
(n=64)
44

p = 0,019

20
103


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

Nhận xét: Có mối liên quan giữa kiến
thức chung đúng với thái độ chung đúng.
Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với
p = 0,019 < 0,05.
4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có
kiến thức chung đúng về bệnh Đái tháo
đường týp 2 là 23,4% tỷ lệ này khá thấp
trong khi đây là một căn bệnh khá phố
biến. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng cao hơn
với kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị
Kim Anh cho kết quả nghiên cứu tỷ lệ kiến
thức đúng là 10,4% [1], tương đồng với
với nghiên cứu của Maina W.K [9].
Tỷ lệ thái độ đúng về bệnh ĐTĐ týp
2 của NB trong nhóm nghiên cứu chiếm tỷ
lệ 68,8%, có đến 31,3% có thái độ không
đúng về bệnh ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Võ
Thị Kim Anh [1]. Phần lớn người bệnh
cho rằng chế độ ăn và chế độ tập luyện
có đóng vai trò quan trọng trong điều trị
bệnh ĐTĐ (73,4%). rượu, bia, thuốc lá
và các chất kích thích khác có ảnh hưởng
đến đường máu (68,8%). Đa số NB tuân
thủ theo hướng dẫn của BS: 60,9%, trong
đó có 20,3% uống thuốc không thường
xuyên, 14,1 % uống thuốc nhưng không
thay đổi chế độ ăn và chế độ tập luyện, đặc
biệt có 4,7% điều trị theo đông y.
Tỷ lệ đã từng nghe hoặc xem các
thông tin về bệnh ĐTĐ chiếm 45,3%, trong
khi không được nghe hoặc xem các thông
tin về bệnh ĐTĐ chiếm một tỷ lệ khá cao
(54,7%). Đa số nguồn thông tin về bệnh

ĐTĐ mà NB nhận được là từ ti vi (67,2%),
kế đến là cán bộ y tế (37,5%). Nhu cầu
thông tin về bệnh ĐTĐ mà NB quan tâm là
104

thuốc điều trị chiếm tỷ lệ 51,6%, kế đến là
biến chứng của bệnh ĐTĐ (48.4%), chế độ
ăn cho NB ĐTĐ (37,5%), chế độ vận động
(25,0%). Điều này chứng tỏ quan niệm của
người dân thuốc mới là biện pháp điều trị
tốt nhất nên khi bị bệnh thì họ chỉ tìm hiểu
về thuốc. NB mong muốn nhận thông tin
về bệnh ĐTĐ từ bác sĩ chiếm 64,1%; ĐD
nói chuyện giáo dục sức khỏe 40,6%, phù
hợp nghiên cứu của Đỗ Thị Thu [7], do đó
chúng ta cần tổ chức các buổi giáo dục sức
khỏe, nhằm đáp ứng nhu cầu cho NB. Tỷ
lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của tác
giả Lã Ngọc Quang [6] cho rằng có đến
80% người bệnh nhận được thông tin y tế
mà chiếm đa số là tivi.
Nghiên cứu chúng tôi tìm được mối
liên quan giữa kiến thức chung đúng và
thái độ chung đúng. Kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Võ
Thị Kim Anh [1], Lã Ngọc Quang [6] và
Maina K.W [9]
5. KẾT LUẬN
Tuổi trung bình 65 tuổi, nhóm tuổi từ
60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%).

nam nhiều hơn nữ. Người bệnh ở quận 9
và Thủ Đức chiếm tỷ lệ cao (89,1%).
1. Đa số người bệnh còn hạn chế kiến
thức về bệnh, chỉ có 23,4% NB có kiến
thức đúng.
2. Tỷ lệ thái độ đúng về bệnh đái tháo
đường týp 2 của người bệnh trong nhóm
nghiên cứu chiếm tỷ lệ 68,8%, có đến
31,3% có thái độ không đúng về bệnh’
3. Đặc điểm nhu cầu nhận thông tin
của người bệnh
Tỷ lệ đã từng nghe hoặc xem các
thông tin về bệnh đái tháo đường chiếm


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

45,3%,; không được nghe hoặc xem các
thông tin về bệnh đái tháo đường (54,7%).
Nhận thông tin về bệnh đái tháo
đường từ bác sĩ 64,1%; điều dưỡng nói
chuyện giáo dục sức khỏe 40,6%.
Có mối liên quan giữa kiến thức
đúng và thái độ đúng của người bệnh về
bệnh đái tháo đường týp 2, mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với p = 0,019 < 0,05.
Kiến nghị
Xây dựng kế hoạch giáo dục sức
khỏe và tư vấn cho người bệnh đái tháo
đường về cách chăm sóc, theo dõi, chế độ

ăn và chế độ tập luyện.
Bác sĩ, điều dưỡng khi thực hiện
chăm sóc nên lồng ghép vào giáo dục sức
khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh
nâng cao chất lượng sống.
Tổ chức các buổi giáo dục sức khỏe
bổ sung những kiến thức người bệnh còn
thiếu hụt, tạo tính phong phú cho chương
trình, giúp người bệnh thấy được sự bổ ích
của việc tham gia các câu lạc bộ sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Võ Thị Kim Anh, Trần Văn Hưởng
(2015) “Kiến thức về bệnh đái tháo đường
và một số yếu tố liên quan của người
bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, tỉnh Bình
Dương”.
2. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tiến
Dũng (2013) “Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm
biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo
đường Týp 2”. Tạp chí Y học quân đội.
3. Nguyễn Trung Kiên, Lưu Thị
Hồng Vân (2010) “Nghiên cứu kiến thức,

thực hành về bệnh đái tháo đường của
bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh
viện đa khoa Hòa Bình - Tỉnh Bạc Liêu
năm 2010”, Y học thực hành, tr 24 – 27.
4. Nguyễn Hoàng Lan (2008) “Gánh
nặng kinh tế của bệnh đái tháo đường ở
các hộ gia đình có người bệnh ở thành phố

Huế”. Tạp chí Y học thực hành, 596, tr. 103
– 108.
5. Đỗ Trung Quân (2000) Bệnh đái tháo
đường, NXB Y học Hà Nội, tr. 1 - 120.
6. Lã Ngọc Quang, Nguyễn Trọng
Hà (2012) “Nghiên cứu kiến thức, thái
độ, thực hành về bệnh đái tháo đường của
người dân tỉnh Quảng Bình năm 2011”, Y
học thực hành, 834 (7) tr. 131 – 136.
7. Hoàng Thị Thu, Đỗ Thị Lan
Hương (2016) “Khảo sát nhận thức và nhu
cầu thông tin của người bệnh ĐTĐ týp 2
điều trị tại bệnh viện Quân Y 103”, Y học
quân đội.
8. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Anh
Tuấn và Diệp Thanh Bình (2009) “Khảo
sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân đái
tháo đường điều trị tại bệnh viện Đại học y
dược TP. HCM”. Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 13(1) tr 45 – 53.
9. Maina.W.K (2011) Knowledge,
Attiude and Practices related to diabetes
among community members in four
provinces in Kenya, African journal of
diabetes medicine, 19(1), pp. 15 – 18.

105




×