Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh do chó mèo cắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.9 KB, 7 trang )

1. Bị Chó Mèo Cắn
Gs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư và Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn
Vài con số thống kê ở Mỹ
Số gia đình Mỹ có nuôi chó là 32 phần trăm, nuôi mèo là 27 phần trăm. Chó mèo nuôi
trong nhà nhiều như vậy, nên tự nhiên số người bị cắn cũng không ít.
Cứ hai người, thì có một người đã từng bị chó hay mèo cắn ít ra là một lần. Mỗi năm có
gần 5 triệu người bị chó cắn, trong số đó có chừng nửa triệu phải đi phòng mạch bác sĩ,
và độ 300 ngàn người phải vào phòng cấp cứu. Mười ngàn người cần nhập viện để chữa
trị, kết quả là chừng 20 người bị chết vì chó cắn.
Thế còn mèo thì sao? Mèo ít cắn người ta hơn, nhưng vết thương lại hay nhiễm trùng
hơn. Mỗi năm có khoảng 400 ngàn người bị mèo cắn và tỉ số vết thương bị nhiễm trùng
là từ 30 đến 80 phần trăm tùy theo thống kê (vết thương chó cắn bị nhiễm trùng ước độ từ
5 đến 15 phần trăm).
Thường thường thì không phải bỗng dưng chó hay mèo tấn công người ta. Nạn nhân
thường là người gây ra cớ sự, dù là vô tình, thí dụ như người chạy bộ thể dục ở lề đường
(chó nó tưởng mình xông lại nó), người làm thân vuốt ve con chó, con mèo của bạn.
Cũng có khi chính chủ nhân biến thành nạn nhân khi can hai con chó cắn nhau.
Có tới 10 phần trăm nạn nhân là nhân viên làm về dịch vụ như người phát thư, người
kiểm đồng hồ điện nước. Có một ông chuyên về tâm lý loài vật đặt câu hỏi tại sao người
phát thư hay bị chó cắn. Rồi ông đồ chừng là con chó thấy bạn bè bà con ai đến cửa đều
được chủ mời vô nhà, chỉ có ông phát thư là không bao giờ được mời vô, cho nên nó nghĩ
cái ông này chắc không phải là người lương thiện! Thực hư ra sao thì chỉ có con chó nó
biết mà thôi.
Phần lớn những vết thương do chó mèo cắn là vào mùa hè, nhất là ngày cuối tuần từ 3
đến 5 giờ chiều. Trẻ con hay bị cắn hơn người lớn. Đàn ông con trai hay bị chó cắn hơn,
trái lại mèo lại hay cắn đàn bà con gái .Phần lớn vết thương do mèo cắn là ở hai tay, còn
chó thì một nửa trường hợp cắn ở tay, những trường hợp còn lại là ở đầu, cổ và hai chân.
Thời nay, dân Mỹ hay nuôi loại chó to con, cho nên những vết cắn cũng trầm trọng hơn.
Người ta tính ra rằng, hàm một con chó lực lưỡng cắn phập mạnh vào thì cái sức bằng
250 psi (pounds per square inch), có nghĩa là một khoảng cỡ 2 đốt ngón tay phải chịu một
sức nén là hơn một trăm kí lô. Nói một cách khác, cái sức phập mạnh như vậy có thể đâm


thủng phiến kim loại mỏng. Những vụ chó cắn chết người, nạn nhân phần lớn là con nít
nhỏ, mà chó thì là những giống chó to con, như chó bẹc giê, mastiff, pit bull terrier, cắn
vào những mạch máu lớn ở đầu và cổ.
Nguyên tắc săn sóc vết thương
Phần lớn chó mèo cắn chỉ gây thương tích xoàng, nhưng cũng có nhiều khi vết thương
cần khâu lại hoặc là cần vô bệnh viện. Dù sao, thì khi bị chó mèo cắn nên đi khám bác sĩ.
Trừ những trường hợp cấp cứu như bị chảy máu nhiều, còn ngoài ra khi bị chó mèo cắn
thì có mấy vấn đề chính: vết thương bị nhiễm trùng, bệnh uốn ván và vấn đề bệnh chó
dại.
Sau đây là những cái mà bác sĩ và y tá thường làm để săn sóc vết thương. Ta cũng nên
biết qua để phòng khi hữu sự ở chỗ xa xôi có thể có khi cần dùng đến.
Đầu tiên là rửa sạch sẽ kỹ càng vết cắn bằng nước và xà bông.
Sau đó xối rửa cho kỹ bằng " nước biển", nghĩa là nước vô trùng.
Nếu có những mẩu da thịt nho nhỏ bị bầm vập trong vết thương thì bác sĩ sẽ lấy đi cho
vết thương dễ lành.
Giữ vết thương cho cao hơn tầm tim , thí dụ dùng khăn buộc đỡ để bàn tay bị cắn áp lên
vai, hoặc là khi nằm ngôøi gác chân có vết cắn cho cao lên giúp cho vết thương mau lành
hơn.
Bác sĩ sẽ cho thuốc bôi có trụ sinh, và néu cần thì cho uống trụ sinh phòng ngừa khỏi
nhiễm trùng vết thương, hoặc là vết thương sinh ra nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Nếu vết thương sinh mủ, thì có khi bác sĩ phải cho cấy mủ để tìm trụ sinh thích hợp.
Vấn đề bệnh uốn ván (phong đòn gánh)
Khi bị vết cắn dù là chó, mèo (hay là người chăng nữa) thì bao giờ cũng có nguy cơ bị
uốn ván. Vì vậy nếu chưa chích ngừa uốn ván bao giờ, thì ngoài việc chích thuốc chủng
ngừa, đủ 3 lần, bác sĩ còn cho chích thêm kháng thể chống uốn ván vì sợ chích ngừa
không bảo vệ kịp thời. Nếu đã chích ngừa trong vòng 10 năm trước thì thôi (nếu vết
thương quá sâu, quá nặng thì có khi người ta kể là 5 năm). Nếu lần chót chích ngừa đã
quá 10 năm thì phải chích thêm một mũi, gọi là mũi thuốc "nhắc nhở" cho cơ thể tạo
kháng thể kịp thời.
Vi trùng sinh bệnh uốn ván là một loại vi trùng gọi là yếm khí (sợ không khí) vì nó chỉ

sinh sôi nẩy nở được ở những vết thương sâu không có không khí lọt vào nhiều. Vì vậy
mà khi vết cắn hở nhiều cần khâu lại, bác sĩ cũng không khâu cho thật kín như những vết
cắt thường, mà cố tình để cho có khe hở.
Vấn đề bệnh chó dại
Chó, mèo hay bất cứ con thú nào khác đều có thể lây bệnh chó dại. Khi cắn người ta, có
thể nó chưa phát bệnh, nhưng đã có mang cực vi trùng chó dại trong nước rãi của nó, vậy
nên khi nó cắn người thì làm lây bệnh cho người. Cơ quan y tế địa phương tùy theo tình
hình dịch tễ tại chỗ mà khuyến cáo về vấn đề chích ngừa chó dại. Nếu bị chó mèo hay thú
hoang cắn, thì chích ngừa là chính, vì khi bệnh đã phát thì coi như không có thuốc chữa .
Bây giờ người ta không chích liên tiếp 15-18 mũi thuốc như ngày xưa nữa. Chỉ chích có
5 mũi vào các ngày 0 (ngày đầu), 3, 7, 14, 28. Ngày đầu tiên có chích thêm kháng thể
chống chó dại.
Thuốc ngừa ngày nay được cấy từ tế bào người ta nên rất hiếm phản ứng nguy hiểm như
những thuốc ngày xưa cấy trong tủy sống con thỏ.
Thay đoạn kết: Mấy lời cùng các cháu nhỏ
- Đừng chọc chó mèo khi chúng đang ngủ, hay đang ăn.
- Đừng laị gần ổ chó mèo cái đang chăm bầy con.
- Có muốn vuốt ve chó mèo, thì đợi chính nó lại gần làm thân và ngửi ngửi mình trước.
- Đừng làm thân với chó lạ ngoài đường, cũng tránh đừng nhìn trừng trừng vào mắt nó.
- Chơi với chó, nhất là ở nhà bà con bè bạn không phải chó nhà mình, lúc nào cũng phải
có người lớn gần quanh.
- Khi bị chó mèo cắn thì cho người lớn biết liền.
Trang Web này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cõ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần
chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn. (Gs Vũ Quí Đài)
2. Chim Chóc Và Súc Vật Truyền Bệnh
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.
Ở ViệtNam, chúng ta thích nuôi gia súc như mèo, chó. Khi còn nhỏ, chúng ta thường
nuôi dế Tuy nhiên, người Việt nuôi thỏ để ăn và thú chơi chim thường dành cho một số
người sành điệu. Nuôi gà chọi là thứ tiêu khiển đặc biệt dành riêng cho giới ăn chơi, đỏ
đen. Ít ai để ý nuôi súc vật có thể truyền bệnh lây sang người.

Ở Hoa Kỳ, 60% gia đình Mỹ nuôi súc vật trong nhà, phần lớn thích nuôi chó (32%) và
mèo (27%). Tính ra có tới hơn một trăm triệu chó và mèo với cả hàng 100 thứ bệnh có
thể truyền nhiễm vào cơ thể chúng ta.
Bệnh truyền vào người từ chó:
Mỗi năm người Mỹ bị chó cắn hơn 100 triệu lần. Và khi bị chó cắn, dễ bị truyền nhiễm
nhiều loại vi trùng như: Staphyloccocus, Streptococcus, Corynebacterium, Pasterurella,
v..v...
Vi trùng Capnocytophaga canivorsus đặc biệt có trong nước miếng của chó, rất độc.
Vi trùng C. canivorsus có thể gây tử vong cho chúng ta (25%), nhất là trường hợp nếu
bệnh nhân bị bệnh không có lá lách. Vi trùng Pasteurella cũng gây tử vong cao (31%),
đặc biệt cho bệnh nhân bị xơ gan, bướu mọc trong gan, hay bệnh ung thư máu.
Chó là nguồn cung cấp vi trùng Streptococcus A, thường hay gây bệnh sưng cuống họng
cho người.
Vi trùng Bordetella bronchiseptica truyền từ người chăn nuôi súc vật (breeders) sang
những người khác. Triệu chứng như ho hay đau phổi kinh niên. Khi phát bệnh, chúng ta
bị nóng lạnh, đổ mồ hôi, đau nhức khớp xương, cơ thể yếu và nhức đầu.
Nấm Mmalassezia pachydermatis mọc ngoài da trẻ sơ sinh.
Vi trùng Rhodoccocus bronchialis truyền bệnh khi mổ tim.
Chó cũng lây loại nấm Microsporum canis và Trichophiton cho chúng ta.
Đặc biêt ký sinh trùng Toxocara canis từ chó truyền bệnh sán lải sang người. Loại lải
Ancylos -toma braziliense và Ancylostoma caninum chui vào bàn chân, gây bệnh ngoài
da.
Đặc biệt vi trùng Dirofilaria từ chó gây bệnh nghẹt phổi (pulmonary infarcts).
Bệnh truyền từ mèo vào người:
Mèo chỉ cào và ít cắn người như chó. Nhưng khi mèo cắn cũng gây bệnh cho
người(50%), và truyền vi trùng. Bệnh mèo cào xẩy ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân
chính là do vi trùng Bartonella Henselae và phân nửa bệnh nhân có kháng thể chống được
vi trùng B. Henselae. Bọ chét từ chó mèo cũng có thể gây bệnh cho người.
Khởi đầu, chỗ mèo cào bị nổi vết đỏ. Sau đó khoảng một hay hai tuần lễ sau sẽ nổi hạch
nhỏ nằm trong nách, cổ, dưới cằm hay bẹn. Hạch có thể sưng lớn và mưng đỏ.

Bệnh hhân bị nóng, mệt mỏi, không ăn được và cảm thấy nhức đầu. Trường hợp hiếm có
phát hiện vết da đỏ như một loại bướu mạch nhỏ (angiomatosis). Tất nhiên phải chữa
bằng trụ sinh và Zithromax là thuốc tốt nhất.
Mèo cào gây bệnh cho người, do vi trùng Toxoplasma gondii, đặc biệt trường hợp phụ nữ
mang bầu. Nhiễm Toxoplasma sẽ làm nổi hạch ở cổ. Vi trùng có thể chui qua nhau rồi
truyền từ người mẹ sang con. Toxoplasma cũng gây bệnh viêm phổi (pneumonitis), viêm
màng mach võng mạc (chorioretinitis), nhiễm trùng độc, viêm màng óc, viêm hệ thống
thần kinh.
Đôi lúc, vi trùng còn chui được vào gan, ruột, và xương thịt bệnh nhân.
Vi trùng Yersinia Pestis từ mèo phát bệnh dịch hạch.
Mèo cũng truyền bọ chét được vào người, thường thấy tại vùng Tây núi Rocky
Mountains và Tây Nam Hoa Kỳ. Trước hết, bệnh nhân bị nổi hạch trong nách, dưới háng,
cổ. Rồi vi trùng vào máu và phổi. Nếu không chữa tử vong lên cao, 50%.
Chim vẹt Perretts gây bệnh dại.
Vẹt Perretts cũng có thể truyền vi trùng Salmonella và Campylobater. Hiện nay, ở
California có luật cấm nuôi Perretts. Toàn quốc Mỹ có chừng 5-7 triệu vẹt Perretts.
Suyễn và bệnh ngoài da phần lớn do chim truyền vào người.
Chim gây nhiễm trùng do vi trùng Chlamydia psittaci và Cryptococcus neoformans. Vi
trùng C. psittaci gây bệnh Psittacosis cho người, có triệu chứng như cảm cúm, sưng phổi
nặng, và gây tử vong. Nhiều loại chim như vẹt mào cockatiels, vẹt đuôi dài parakeets,
macaws, vẹt parrots, đôi khi chim bồ câu, vịt cũng nhiễm phải loại bệnh này.
Vi trùng truyền sang người sẽ làm nóng lạnh, mệt mỏi, đau nhức bắp thịt, ho, lá lách sưng
lớn. Điều trị bằng trụ sinh và doxycycline là tốt nhất.
Vi trùng từ chim bồ câu cũng lây bệnh vào người nhưng ít hơn. Bởi vậy trẻ em không
nên bắt chim bồ câu khi lạc vào nhà.
Loài gậm nhấm cũng truyền được bệnh như chuột hamsters, gerbils, chuột lắt, và chuột
lang guinea pigs. Chẳng hạn, chuột truyền vi trùng Streptobacillus moniliformis hay
Spirillum minus khi cắn, cào hay vi trùng thấm vào nước trong đồ ăn. Từ 3 tới 10 ngày
sau sẽ gây nóng, lạnh, nhức đầu đau nhức mình mẩy. Phân nửa bệnh nhân bị phong thấp
nhiễm trùng, viêm màng trong tim (endocarditis), viêm màng ngoài tim (pericarditis),

làm mủ, và đôi khi sinh biến chứng vào ruột và phổi.
Phân chuột và chuột lang guinea pigs gây bệnh thương hàn (Salmonella), hay truyền
những vi trùng khác như Yersinia pseudotuberculosis, Yersinia enterocolitica, hay
Trixacarus caviae.
Còn thỏ, tương đối thỏ ít truyền bệnh sang người, nhưng cũng phải lưu ý vì vi trùng
Pasteu -rella gây nhiễm trùng da và Francisella tularensis gây bệnh tularemia.
Sau hết, nuôi cá cũng phải coi chừng. Vì cá có vi trùng Mycobacterium gây lở loét da.
Nước nuôi cá truyền vi trùng Burkholderia pseudomallei và Erysipelothrix.
Tóm lại, rất nhiều súc vật hoang dã hay gia súc nuôi trong nhà truyền vi trùng bệnh tật
cho người, có khi rất trầm trọng. Loài vật gậm nhấm gây nhiều thứ bệnh đa dạng và nguy
hiểm. Vậy tốt hơn hết là nên tránh những loại súc vật kể trên.
Bài này viết với mục đích giúp quý vị phụ huynh chú ý bệnh truyền nhiễm do thú chơi
súc vật, thứ hobby mới mà trẻ em Việt ở hải ngoại rất ham thích. (Bs Trần Mạnh Ngô)
Bệnh Do Động Vật Truyền Sang Người: Mèo cắn
Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang viết:

Kính thưa BS Trần Mạnh Ngô, Trong đoản viết về bệnh truyền từ mèo vào người đính
kèm dưới đây, có nói đến Toxoplasma gondii là tác nhân gây bệnh Toxoplasmosis do
mèo cào.
Vì đã có dịp viết về thuốc trị và bệnh do mèo cào nên xin được phép đường đột đóng góp
chút ý kiến trong tinh thần khoa học.
Bệnh Toxoplasmosis không được bàn đến ở đây mà chỉ xin bàn vế Toxoplasma gondii.
Mèo cào (xin nhấn mạnh chữ mèo cào) gây bệnh cho người do vi trùng Bartonella
Henselae trong máu mèo nhiễm qua vết cào hay qua bọ chét (bọ nhảy) Ctenocephalides
felis ở mèo mà không thể là T. gondii.
Vi trùng Toxoplasma gondii không truyền qua người, nhất là đàn bà có thai qua vết cắn
mà là do người ăn thức ăn có nhiễm phải phân mèo mang vi trùng này. Ở mèo T.gondii
sống trong ruột và sinh sản, những noãn nang (trứng chưa trưởng thành = oocysts) đuợc
phóng thích ra từ phân mèo. Những noãn nang này cần phải ở ngoài môi trường từ 1 đến
5 ngày để phát triển trước khi có thể gây bệnh.

Mèo chỉ thải T. gondii vào trong phân cỡ vài tuần sau khi bi nhiễm trùng. Những noãn
nang này sau khi vào môi trường có thể sống cả năm và đề kháng được với tất cả chất
khử trùng thông dụng dùng trong dung dịch chùi rửa hay dung dịch xịt sát trùng.
Những noãn nang này sau khi được tác chủ trung gian như loài gậm nhấm, chim, súc vật
hay người tiêu thụ, nó có thể di chuyển tới cơ và não. Khi mèo tiêu thụ những sản phẩm
của những tác nhân trung gian, ký sinh trùng sẽ phát triển trong ruột mèo và chu kỳ lại
tiếp diễn. Ở người và động vật có máu ấm, T. gondii có thể truyến vào nhau và sữa.
Như thế, nguồn nhiễm trùng T. gondii cho mèo là thịt nấu chưa chín, hay những con mồi
đã có bệnh. Nói chung, người, chó, và loài động vật có vú thường trở nên nhiễm bệnh qua
thực phẩm nấu chưa chín, sữa tươi vắt từ dê, hay qua một cách tai nạn, như tiêu thụ phân
mèo qua tay hay thức ăn. (Trịnh Nguyễn Đàm Giang)
References.
1- Hendrix, CM. Diagnostic Veterinary Parasitology. Mosby, Inc. St. Louis, MO; 1998:
22-23, 279-280.
2- Lappin, MR. Toxoplasmosis. Perspectives 1993 (Charter Issue): 8-16.
3- Lappin, MR. Immunodiagnosis and Management of Clinical Feline Toxoplasmosis.
Presented at the Wisconsin Veterinary Medical Association Convention. 1994.
4- Lindsay, DS; Blagburn, BL; Dubey, JP. Feline toxoplasmosis and the importance of
the Toxoplasma gondii oocyst. Compendium on Continuing Education for the Practicing
Veterinarian. 1997; 19(4): 448-461.
5- Sherding, RG. Toxoplasmosis, Neosporosis, and Other Multisystemic Protozoal
Infections. In Birchard, SJ; Sherding, RG (eds.) Saunders Manual of Small Animal
Practice. W.B. Saunders Co. Philadelphia, PA; 1994: 141-145.

BS Trần Mạnh Ngô viết:
Bệnh truyền từ mèo vào người:
Mèo chỉ cào và ít cắn người như chó. Nhưng khi mèo cắn cũng gây bệnh cho
người(50%), và truyền vi trùng. Bệnh mèo cào xẩy ra thường xuyên hơn. Nguyên nhân
chính là do vi trùng Bartonella Henselae và phân nửa bệnh nhân có kháng thể chống được
vi trùng B. Henselae. Bọ chét từ chó mèo cũng có thể gây bệnh cho người.

Khởi đầu, chỗ mèo cào bị nổi vết đỏ. Sau đó khoảng một hay hai tuần lễ sau sẽ nổi hạch
nhỏ nằm trong nách, cổ, dưới cằm hay bẹn. Hạch có thể sưng lớn và mưng đỏ. Bệnh nhân
bị nóng, mệt mỏi, không ăn được và cảm thấy nhức đầu. Trường hợp hiếm có phát hiện
vết da đỏ như một loại bướu mạch nhỏ (angiomatosis). Tất nhiên phải chữa bằng trụ sinh
và Zithromax là thuốc tốt nhất.
Mèo cào gây bệnh cho người, do vi trùng Toxoplasma gondii, đặc biệt trường hợp phụ nữ
mang bầu. Nhiễm Toxoplasma sẽ làm nổi hạch ở cổ. Vi trùng có thể chui qua nhau rồi
truyền từ người mẹ sang con. Toxoplasma cũng gây bệnh viêm phổi (pneumonitis), viêm
màng mach võng mạc (chorioretinitis), nhiễm trùng độc, viêm màng óc, viêm hệ thống
thần kinh. Đôi lúc, vi trùng còn chui được vào gan, ruột, và xương thịt bệnh nhân.
Vi trùng Yersinia Pestis từ mèo phát bệnh dịch hạch. Mèo cũng truyền bọ chét được vào
người, thường thấy tại vùng Tây núi Rocky Mountains và Tây Nam Hoa Kỳ. Trước hết,
bệnh nhân bị nổi hạch trong nách, dưới háng, cổ. Rồi vi trùng vào máu và phổi. Nếu
không chữa tử vong lên cao, 50%. (Y dược ngày nay - BS Trần Mạnh Ngô)

Thêm Bài Của Ds Trịnh Nguyễn Đàm Giang:

Bệnh do động vật truyền sang người: Mèo cắn
Bài viết ngắn này nói tổng quát về những vi khuẩn liên quan đến bệnh do mèo cào hay
cắn cùng thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị.
1- Vi khuẩn được cô lập từ vết thương do mèo cắn thường là Pasteurella multocida.
Hơn 90% trường hợp tìm thấy P. multocida ở trong mèo. Khi cấy môi trường từ chất lấy
ở vết thương nhiễm trùng do mèo cắn trong 75% trường hợp là P. multocida. (Talan DA,
et al.Bacteriologic analysis of infected dog and cat bites. N.Engl J Med. 1993;340:85-92).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×