Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.05 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ
sản xuất vật chất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiên
nhiên để tạo vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và nhu cầu khác. Năng
suất lao động càng cao thì của cải càng nhiều, nhu cầu sống được đáp ứng đầy
đủ hơn. Trái lại năng suất lao động thấp của cải vật chất thu được ít, con người
rơi vào cảnh nghèo đói.
Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức bóc lột phải chịu cuộc
sống cùng cực, thêm vào đó thiên tai chiến tranh gây nên bao cảnh lầm than,
tang tóc. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế độ công xã
nguyên thuỷ, chế độ nô lệ, chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất
kém phát triển mà ngay cả trong thời đại CNH, HĐH ngày nay với cuộc cách
mạng KHCN hiện đại lực lượng sản xuất cao chưa từng thấy, trong từng quốc
gia kể cả quốc gia có trình độ phát triển nhất nghèo đói vẫn tồn tại.
Bên canh sự giàu có phồn vinh của nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn, nhiều
cá nhân thì đồng thời nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều gia đình rơi vào cảnh
nghèo khổ, khốn cùng. Trong xu thế toàn cầu hoá, sự chênh lệch giàu nghèo
ngày càng gia tăng thì vấn đề XĐGN càng trở thành nhiệm vụ và trung tâm của
cả cộng đồng và mỗi quốc gia. Chính vì vậy phải có quan điểm và cách giải
quyết phù hợp. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi khu vực nghèo đói phân chia ở
mức độ khác nhau, do đó ta xem xét vấn đề nghèo đói dưới hai quan niệm sau:
1. Quan niệm chung:
Trong đời sống thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề
KTXH, chúng ta thấy khái niệm đói, nghèo hay nghèo khổ, giàu nghèo, phân
hoá giàu nghèo. Ngay khái niệm đói nghèo nếu tách riêng để phân tích và nhận
dạng cũng thấy giữa đói và nghèo, trong cặp đôi này vừa có quan hệ mật thiết
với nhau, vừa có khác biệt về mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình trạng đói (mà
ý nghĩa trực tiếp của nó là đói ăn, thiếu lương thực thực phẩm để duy trì sự tồn
tại của sinh vật và con người) thì đương nhiên là nghèo. Đây vẫn thuần tuý là
đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế- vật chất. Nó khác với đói thông tin, đói


hưởng thụ văn hoá thuộc phạm trù đời sống tinh thần. Quan niệm về nghèo thì
có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn
có quan hệ mật thiết với đói. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình
trạng hiểu nhiên của nghèo. Sự nghèo và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi
cái vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố
đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai, đau ốm, bệnh tật, rủi ro…) là con người dễ
dàng rơi vào cảnh đói (đói khổ, đói rách). Ở đây ta xem xét hiện tượng đói
nghèo ở góc độ đời sống vật chất, góc độ kinh tế tức tính vật chất của nó.
Cần thấy rằng, tuy đói nghèo và phân hoá giàu nghèo biểu đạt nội dung
kinh tế, có nguồn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, song với tư cách là một hiện
tưọng tồn tại phổ biến ở tất cả quốc gia dân tộc trong tiến trình phát triển, đói
nghèo và phân hoá giàu nghèo không bao giờ là hiện tượng kinh tế thuần tuý mà
thực chất là hiện tượng kinh tế- xã hội. Nhưng nó có những nội dung vật chất,
gốc rễ kinh tế bên trong và có quan hệ biện chứng với xã hội chính trị và văn
hoá. Như vậy, đói nghèo và phân hoá giàu nghèo là những khái niệm kép vừa có
mặt kinh tế vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh diễn
biến của nó. Nhân tố chính trị và văn hóa cũng có phần tác động, gây ảnh hưởng
tới hiện trạng, xu hướng và cách thức giải quyết nó. Điều này đặc biệt rõ trong
sự vận động của kinh tế thị trường, của bước chuyển đổi mô hình, cơ chế, chính
sách quản lý, kể cả những biến đổi của cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong
thời kỳ quá độ như ở nước ta. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn, bởi vì đây là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp, biện
pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta, nhất là những vùng cư dân nông nghiệp-
nông thôn.
Thực tế cho thấy rõ, các chỉ số xác định đói- nghèo và giàu- nghèo
luôn di động. Ở một thời điểm, với mỗi vùng, mỗi nước nào đó, thì chỉ số
đo được đói, giàu, nghèo nhưng sang một thời điểm khác, so sánh một
vùng khác, nước khác, cộng đồng khác thì chỉ số đo đó có thể mất ý nghĩa.
Đây là điểm giải thích vì sao các nhà nghiên cứu lý luận về vấn đề đói
nghèo và phân hoá giàu nghèo lại thường gắn nó với lý thuyết phát triển.

Sau khi làm rõ những luận cứ chung như những tiền đề phương pháp
luận, chúng ta tìm hiểu quan niệm cụ thể về đói nghèo, chỉ tiêu và chuẩn
mực đánh giá nó.
Vậy “đói nghèo” là gì?
Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9/1993 đã
đưa ra định nghĩa nghèo đói như sau:“ Nghèo đói là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của
con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế- xã
hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
Như vậy, đói nghèo gồm các khía cạnh cơ bản sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một
tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về
giáo dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia
đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người
nghèo.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân
làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết
yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét
thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá
nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so
sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ

tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo
khổ có tính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia,
giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này
với quốc gia thuộc khu vực khác…).
Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần
chú ý mấy điểm:
Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh
vực kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các
nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất.
Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình
quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông
thôn và đô thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng
(calo) trên đầu người trong ngày.
Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo
đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng
làm thước đo.
Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã
phải chi cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng
của họ.
Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói
thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong
năm.
2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam:
Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp,
đồng thời qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các Bộ, Ngành
đã đi đến thống nhất cần tách riêng đói nghèo thành hai khái niệm riêng
(Giáo trình kinh tế lao động):
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì

cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1
đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn
một phần của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức
sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện.
Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi
lại, giao tiếp.
Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào
điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ.
II. XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Khái niệm
Xoá đói giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo
đói được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ
và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là
quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo đói lên một mức sống cao hơn.
Ở khía cạnh khác, xoá đói giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều
kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời
sống mọi mặt của con người.
Ở góc độ người nghèo, xoá đói giảm nghèo là quá trình tác động tạo điều
kiện của cộng đồng xã hội, giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn
lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn,
giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Ở góc độ vùng nghèo: xoá đói giảm nghèo là quá trình thúc đầy phát triển
kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản
xuất mới cao hơn.
2. Vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo
Đói nghèo là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan
tâm đến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là một trong những

mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch 5 năm
phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, XĐGN đóng một vai trò
hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
2.1. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển
vững chắc. Ngược lại sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành
công trong công tác XĐGN.
2.2. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội
Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những
đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội. Để làm nổi bật những cản trở của nghèo đói đối với sự phát triển xã
hội các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Biểu1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói
Nghèo đói

×