TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH LÀNG HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
Cần Thơ, tháng 11/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
MSSV: C1200859
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH
Cán bộ hướng dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH
Cần Thơ, tháng 11/2014
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
LỜI CẢM ƠN
Thắm thoát thời gian trôi qua rất nhanh cánh cửa quãng đường sinh viên đã gần
khép lại, mở ra con đường mới với bao thử thách và chông gai phía trước. Trong cuộc
sống, ai cũng gặp phải những khó khăn trở ngại, chúng ta có vượt qua được thì mới
trưởng thành và đạt được những thành công trong cuộc sống. Qua thời gian học tập tại
trường được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy
cô Bộ môn Lịch sử - Địa lí - Du lịch nói riêng, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Để
hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự chỉ dạy
và hướng dẫn của thầy cô, các anh chị cô chú ở từng đơn vị.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đào Ngọc Cảnh đã trực tiếp hướng
dẫn để bài luận văn của tôi được hoàn thành. Và tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến
cô chú anh chị ở Uỷ Ban nhân dân Tân Quy Đông, Hợp tác xã Tân Quy Đông, Uỷ Ban
nhân dân Thành phố Sa Đéc và Sở Văn Hóa – Thể thao – Du lịch Đồng Tháp đã tận tình
giúp đỡ để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm
2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Thủy Em
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CSVC: Cơ sở vật chất
CSHT: Cơ sở hạ tầng
GDP: Gross Domestic Product
HDV: Hướng dẫn viên
HTX TQĐ: Hợp tác xã Tân Quy Đông
Sở VH – TT – DL: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TNDL: Tài nguyên du lịch
UBND TQĐ: Ủy ban nhân dân Tân Quy Đông
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1. Danh mục bảng:
Bảng 1. Đơn vị hành chính của Đồng Tháp.................................................................. 17
Bảng 2. Tình hình khách du lịch qua các năm của tỉnh Đồng Tháp........................19
Bảng 3.Tình hình doanh thu du lịch qua các năm của tỉnh Đồng Tháp................. 20
Bảng 4. Đặc điểm chung của hộ gia đình trồng hoa kiểng........................................ 25
Bảng 5. Số lượng khách đến Sa Đéc từ năm 2011 – 2014........................................ 34
2. Danh mục hình:
Hình 1. Bản đồ hành chính Đồng Tháp.......................................................................... 17
Hình 2. Bản đồ hành chính thị xã Sa Đéc...................................................................... 22
Hình 3. Thời gian hộ gia đình trồng hoa kiểng (%).................................................... 27
Hình 4. Diện tích trồng hoa kiểng (%)........................................................................... 28
Hình 5. Loại hoa kiểng trồng chủ yếu (%).................................................................... 29
Hình 6. Tiêu thụ hoa kiểng (%)........................................................................................ 29
Hình 7. Thu nhập hộ gia đình (%)................................................................................... 26
Hình 8. Sự hài lòng về mức thu nhập (%)..................................................................... 27
Hình 9. Thuận lợi chủ yếu khi hộ gia đình làm hoa kiểng (%)................................ 30
Hình 10. Sự khó khăn của hộ gia đình làm hoa kiểng (%)........................................ 35
Hình 11. Những khó khăn khi thu hoạch (%)............................................................... 36
Hình 12. Triển vọng phát triển làng hoa (%)................................................................ 37
Hình 13. Những khó khăn khi nhà vườn làm du lịch (%)......................................... 37
Hình 14. Nhà vườn cần hỗ trợ khi làm du lịch (%)..................................................... 38
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
5. Quan điểm nghiên cứu................................................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................... 6
1.1. Khái quát về du lịch................................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về du lịch............................................................................................................. 6
1.1.2. Phân loại du lịch.................................................................................................................... 6
1.1.3. Chức năng du lịch................................................................................................................. 7
1.1.4. Tài nguyên du lịch................................................................................................................. 8
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch........................................................................................... 8
1.1.4.2 Vai trò tài nguyên du lịch.................................................................................................. 9
1.1.4.3 Phân loại tài nguyên du lịch............................................................................................. 9
1.2. Một số vấn đề về làng nghề truyền thống và làng nghề truyền thống kết hợp với du
lịch.................................................................................................................................................... .11
1.2.1. Khái niệm làng nghề truyền thống................................................................................. .11
1.2.2. Đặc trưng của làng nghề truyền thống.......................................................................... .11
1.2.3. Điều kiện phát triển làng nghề truyền thống............................................................... .12
1.2.4. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch nước ta.............12
1.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống với du lịch nước
ta........................................................................................................................................................ .14
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG HOA
SA ĐÉC........................................................................................................................................... .15
2.1. Khái quát và tình hình phát triển du lịch Đồng Tháp................................................... .15
2.1.1. Khái quát về Đồng Tháp.................................................................................................. .15
2.1.1.1 Quá trình hình thành Đồng Tháp................................................................................. .15
2.1.1.2 Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên................................................................................... .16
2.1.1.3 Điều kiện kinh tế - Văn hóa và xã hội........................................................................ .16
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch Đồng Tháp....................................................................... .18
2.1.2.1 Khách du lịch Đồng Tháp.............................................................................................. .18
2.1.2.2 Doanh thu du lịch Đồng Tháp...................................................................................... .19
2.2. Khái quát về Sa Đéc và du lịch Sa Đéc............................................................................ .20
2.2.1. Tên gọi Sa Đéc................................................................................................................... .20
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
2.2.2. Vị trí địa lí – Điều kiện tự nhiên.................................................................................... .21
2.2.3. Điều kiện kinh tế - Văn hóa và xã hội.......................................................................... .22
2.2.3.1 Hành chính......................................................................................................................... 22
2.2.3.2 Dân số.................................................................................................................................. 22
2.2.3.3 Kinh tế................................................................................................................................. 22
2.2.3.4 Du lịch................................................................................................................................. 23
2.3. Tiềm năng phát triền du lịch làng hoa Sa Đéc................................................................ .23
2.3.1. Quá trình hình thành làng hoa Sa Đéc.......................................................................... .23
2.3.1.1 Thế hệ thứ nhất từ trước những năm 1930 cho đến năm 1945............................. .24
2.3.1.2 Thế hệ thứ hai từ khoảng trước 1945 đến năm 1954.............................................. .24
2.3.1.3 Thế hệ thứ ba khoảng năm 1954 đến 1975................................................................ .24
2.3.1.4 Thế hệ thứ thứ tư từ 1975 đến nay.............................................................................. .24
2.3.2. Những thông tin về hộ gia đình trồng hoa kiểng ở làng hoa Sa Đéc......................25
2.3.2.1 Khái quát thông tin về mẫu nghiên cứu..................................................................... .25
2.3.2.2 Thông tin về nghề trồng hoa của hộ gia đình............................................................ .27
2.3.2.3 Sự thuận lợi khi trồng hoa kiểng.................................................................................. .29
2.3.3. Tiềm năng du lịch làng hoa Sa Đéc............................................................................... .30
2.3.3.1 Cảnh quan ở làng hoa..................................................................................................... .30
2.3.3.2 Là làng nghề truyền thống............................................................................................. .30
2.3.3.3 Nhiều chủng loại hoa kiểng ở làng hoa...................................................................... .31
2.3.3.4 Đặc điểm trồng hoa kiểng làng hoa Sa Đéc.............................................................. .32
2.3.3.5 Đời sống văn hóa của người dân ở làng hoa............................................................. .32
2.3.4. Điều kiện phát triển phát triển cơ sở hạ tầng............................................................... .33
2.4. Thực trạng phát triển làng hoa Sa Đéc............................................................................. .34
2.4.1. Thực trạng khách du lịch ở Sa Đéc................................................................................ .34
2.4.2. Tình hình phát triển du lịch ở làng hoa Sa Đéc.......................................................... .34
2.4.2.1 Thực trạng những khó khăn của nhà vườn khi trồng hoa kiểng........................... .34
2.4.2.2 Những hộ gia đình trồng hoa kiểng với phát triển du lịch của làng hoa.............36
2.4.2.3 Hiện trạng hoạt động du lịch làng hoa Sa Đéc......................................................... .38
2.4.2.4 Thông tin quảng bá du lịch ở làng hoa....................................................................... .40
2.4.2.5 Thực trạng tour du lịch kết hợp với du lịch làng hoa Sa Đéc............................... .40
2.4.2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển làng hoa Sa Đéc..................................... .40
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG HOA
SA ĐÉC........................................................................................................................................... .42
3.1. Định hướng phát triển du lịch Đồng Tháp...................................................................... .42
3.1.1. Định hướng quy hoạch du lịch Đồng Tháp................................................................. .42
3.1.2. Định hướng phát triển loại hình du lịch........................................................................ .42
3.1.3. Định hướng khách du lịch............................................................................................... .43
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
3.2. Định hướng phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc............................................................. .43
3.2.1. Định hướng phát triển du lịch Sa Đéc........................................................................... .43
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc.......................................................... .44
3.2.2.1 Định hướng mục tiêu phát triển du lịch làng hoa..................................................... .44
3.2.2.2 Các địa bàn trọng điểm xây dựng du lịch.................................................................. .45
3.2.2.3 Loại hình du lịch tại làng hoa....................................................................................... .45
3.2.2.4 Thị trường mục tiêu khách du lịch.............................................................................. .46
3.3. Giải pháp phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc................................................................. .46
3.3.1. Giải pháp phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc.............................................................. .46
3.3.1.1 Loại hình du lịch đặc trưng........................................................................................... .46
3.3.1.2 Thị trường mục tiêu khách du lịch.............................................................................. .47
3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực trong du lịch....................................................................... .47
3.3.3. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá về làng hoa................................................................... .47
3.3.4. Chính sách, vốn cho sản xuất và du lịch...................................................................... .48
3.3.5. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống............................................... .49
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật....................................... .49
3.2.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch..................................................................... .50
3.2.8. Tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch của Ban lãnh đạo, chính quyền
địa phương...................................................................................................................................... .51
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... .52
1. Kết quả đạt được....................................................................................................................... .52
2. Ý kiến đề xuất............................................................................................................................ .52
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................................... .53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... .55
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ .56
Phụ lục 1............................................................................................................................. .56
Phụ lục 2............................................................................................................................. .60
Phụ lục 3............................................................................................................................. .64
Phụ lục 4............................................................................................................................. .67
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Về với Đồng Tháp sông nước mênh mông, xe cộ và thuyền bè tấp nập dọc hai
bên kênh rạch, buôn bán trở nên sầm uất. Vùng đất này được nhiều người biết đến bởi
những di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch khá nổi tiếng như khu di tích Gò Tháp, khu
di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận
công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò
Tháp Mười, Làng hoa kiểng Sa Đéc,…Hay những câu ca dao, tục ngữ đã đi vào lòng
người một cách tự nhiên mộc mạc, chân tình mà mỗi khi chúng ta nghe gợi nhớ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Hay
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”
Đồng Tháp một trong 13 tỉnh ĐBSCL khá phát triển về kinh tế - văn hóa cũng
như tiềm năng phát triển về du lịch. Đồng Tháp có hai thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc là
hai trung tâm phát triển kinh tế then chốt của tỉnh nhà. Sa Đéc là thành phố cũng đang
được đầu tư xây dựng bởi những lợi thế về tiềm năng phát triển về công nghiệp cũng
như trong nông nghiệp.
Sa Đéc là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa của
Đồng Tháp. Trải qua gần trăm năm hình thành và phát triển, Sa Đéc đã từng bước khẳng
định là trung tâm kinh tế và đầu mối giao lưu buôn bán ở khu vực ĐBSCL. Chính vì giữ
vai trò quan trọng như vậy nên trong những năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng
và thương mại - dịch vụ của Sa Đéc phát triển mạnh mẽ. Những ngành công nghiệp và
thương mại được ưu tiên phát triển nhưng lợi thế về nông nghiệp với làng hoa Sa Đéc
vẫn được chú trọng khi định hướng đưa làng hoa trở thành thành phố hoa trong tương lai
ở ĐBSCL. Để trở thành đô thị mới năng động và phát triển, Sa Đéc có những chính sách
phát triển kinh tế - xã hội để giao lưu với những tỉnh bạn và trong khu vực. Từ đó, thúc
đẩy những nhà kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư những công trình mới tạo thu
nhập đáng kể cho tỉnh nhà. Đến với Sa Đéc chúng ta có thể tham quan những nơi khá
thú vị như nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – ngôi nhà nổi tiếng nhất ở Sa Đéc trong phim
“Người tình”, Công viên thị xã Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, chùa Kim Huê, cánh đồng
Sen ngoại ô Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc. Tại thành phố Sa Đéc quý du khách có thể thưởng
thức ẩm thực như lẩu cua đồng, hủ tiếu Sa Đéc, cá cuộn lá sen nướng, chuột đồng nướng
sả ớt, ốc bươu hấp sả,…Ngoài ra, Sa Đéc còn vang danh với nhiều làng nghề truyền
thống như làng bột Tân Phú Đông – Sa Đéc, làng hoa kiểng Tân Quy Đông hay còn gọi
là làng hoa Sa Đéc. Điểm du lịch nào cũng
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
thú vị nhưng nơi mà ấn tượng nhất đối với tôi đó là làng hoa Sa Đéc bởi những cánh
đồng hoa trải dài và thẳng tấp.
Làng hoa Sa Đéc là làng hoa lớn nhất ở ĐBSCL với vẻ đẹp tự nhiên của ngàn hoa
muôn màu muôn sắc vì vậy cảnh nơi đây đã làm say đắm biết bao trái tim du khách.
Làng hoa đã được hình thành trên trăm năm nhưng đến nay nó vẫn duy trì tồn tại và phát
triển. Ẩn trong mình biết bao tiềm năng để phát triển du lịch nhưng đến nay Sa Đéc chỉ
mới khai thác tiềm năng vốn có của nó. Thực tế, làng hoa còn có nhiều vấn đề bất cập
chưa tháo gỡ được cho nên du lịch chưa có thể phát triển. Phần đông những hộ gia đình
trồng hoa kiểng ở đây chỉ mang tính tự phát nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Chủ yếu họ
chỉ dùng kinh nghiệm bản thân nên chưa áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật nên hoa
kiểng chưa đạt chất lượng. Du lịch ở làng hoa Sa Đéc chỉ mới hình thành nên người dân
nơi đây chưa hiểu gì về du lịch cũng như kiến thức về du lịch. Du lịch là cái gì đó còn
mới mẽ và quá xa xôi đối với những người làm hoa kiểng, cần phải có thời gian dài để
họ tiềm hiểu nhiều về làng nghề kết hợp với du lịch. Nhận thấy tiềm năng có giá trị để
phát triển du lịch của làng hoa nên tôi quyết định chọn làng hoa Sa Đéc để làm đề tài
nghiên cứu về du lịch. Mong đề tài nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp một phần về định
hướng và giải pháp phát triển du lịch của làng hoa Sa Đéc trong tương lai.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ngày nay hoa kiểng được nhiều người ưa chuộng trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Những quốc gia sản xuất và tiêu thụ nhiều hoa kiểng đáng kể đó là
Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc,...hằng năm thu lại lợi nhuận khá cao về xuất khẩu
hoa kiểng. Ở Việt Nam, hoa kiểng cũng chiếm một phần khá quan trọng trong đời sống
con người tập trung ở một số tỉnh và thành phố như Đà Lạt, Tây Bắc, Sapa, Thành phố
Hồ Chí Minh, Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre) và một số nơi khác. Nơi đặc biệt
phải kể đến đó là sản phẩm hoa ở Đà Lạt rất phong phú và đa dạng, khách ưa chuộng
nhất là sản phẩm hoa khô đáp ứng được nhu cầu của nhiều du khách. Không giống như
hoa ôn đới ở Đà Lạt được đầu tư khá lâu trong du lịch còn làng hoa Sa Đéc là một làng
hoa kiểng chỉ mới phát triển du lịch còn quá sơ khai. Ngày nay, đất nước đang trong quá
trình hội nhập và phát triển, con người càng tiến bộ biết áp dụng khoa học công nghệ
trong đời sống và sản xuất. Làng hoa đã trải qua biết bao khó khăn và thách thức cũng
như nó vẫn đang dần cải thiện và hoàn thiện về quy mô trong thời gian sau này. Theo
năm tháng, nơi đây giữ cho mình biết bao loài hoa đẹp và quý hiếm để cung cấp thị
trường trong nước, xuất khẩu và trong du lịch. Tuy làng hoa Sa Đéc không quy mô như
những làng hoa khác như Đà Lạt hay Tây Bắc, nhưng nó đã mang một dáng vẻ hiền hòa
đặc trưng cho vùng sông nước miền Tây. Với một thế giới hoa muôn màu muôn sắc đã
làm say đắm biết bao lòng du khách khi lãng du đến đây. Ngoài việc du khách được thỏa
thích chụp hình họ còn có thể tìm hiểu về đặc điểm của những loài hoa mà mình yêu
thích.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Từ lâu đã có nhiều tài liệu và báo chí viết về làng hoa xinh đẹp này như Luận văn
“Làng hoa kiểng Tân Quy Đông - thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)”, Khóa luận tốt nghiệp
“Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển làng hoa kiểng Tân Quy Đông – Sa Đéc
của trường Đại học Đồng Tháp”. Tạp chí Cây cảnh Hồ Chí Minh, Tạp chí Đồng Tháp
xưa và nay, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên,...
Tác giả Lê Kim Hoàng đã nghiên cứu làng hoa kiểng Tân Quy Đông, với “Tản
mạn vườn hồng ngày ấy – bây giờ” và quyển “Làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc” xuất
bản năm 1993.
Hoa và kiểng là những đối tượng mà truyền hình thường tìm kiếm thông tin để
làm tư liệu. Đài truyền hình Đồng Tháp với tư liệu chủ đề kiểng và đời năm 2008, và
Đài truyền hình Đồng Tháp có quay hai bộ phim tư liệu Hoa Sa Đéc vươn xa, Hoa và
Tết,…Những tài liệu trên chỉ nghiên cứu khái quát về lịch sử và quá trình hình thành của
làng hoa Sa Đéc. Những tác giả tìm hiểu nghiên cứu chủ yếu về kỹ thuật trồng, chăm
sóc hoa kiểng và đa dạng hóa số lượng trồng hoa kiểng. Trong thời gian này, du lịch
chưa được quan tâm, con người tìm hiểu về kỹ thuật ghép, biện pháp cho hoa kiểng phát
triển để có nhiều giống hoa kiểng mới. Ngày nay, du lịch đã và đang phát triển, tìm thấy
làng hoa Sa Đéc có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nên đề tài của tôi xin nghiên
cứu về du lịch với “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch của làng hoa Sa
Đéc”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Làng hoa Sa Đéc đã hình thành khá lâu đời nhưng đến nay làng hoa vẫn phát
triển manh mún, cá nhân, tự phát nên chưa tạo được mối liên kết trong sản xuất cũng
như tiêu thụ. Mặt khác, làng hoa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng hiện tại nó
chỉ mới định hướng đầu tư nên còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được tháo gỡ. Làng hoa
có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch về cảnh quan, nằm ở trung tâm thành phố vừa
thuận lợi giao thông đường thủy cũng như đường bộ và nhiều tiềm năng khác cần phải
khai thác để thu hút du khách tham quan. Ngày nay, làng hoa được đầu tư mở rộng diện
tích và quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng đồng loạt. Cho nên, cần phải có những
chính sách để định hướng và giải pháp thiết thực để phát triển làng hoa thực sự trở thành
một khu du lịch hấp dẫn du khách.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: du lịch làng hoa Sa Đéc.
Phạm vi nghiên cứu:
+
Nội dung: phát triển du lịch ở làng hoa Sa Đéc.
+
Thời gian: nghiên cứu từ tháng 8 đến 12 năm 2014.
+
Địa bàn: khu vực phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông, Sa
Đéc.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Thực tế ta thấy rằng giữa các sự vật và hiện tượng luôn có sự phân hóa theo
không gian cho nên giữa nơi này với nơi khác sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Vì vậy, chúng ta
muốn đánh giá xem xét về một sự vật, hiện tượng cần khái quát những thông tin về
chúng, đặt chúng trong một mối quan hệ nào đó để có hướng giải quyết. Ngày nay, khi
đất nước phát triển thì kéo theo kinh tế - xã hội cũng phát triển. Cuộc sống của con
người được nâng cao và họ có cái nhìn thoáng hơn về cuộc sống hiện tại. Nghiên cứu
đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc cần phải
xem xét ở nhiều góc độ về đời sống - văn hóa, kinh tế - xã hội, lịch sử, khoa học – kỹ
thuật, cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên,…Qua đó, chúng ta có thể xem xét và chắt lọc
lại những khía cạnh nào đó để có thể khai thác tiềm năng phát triển du lịch đồng thời
đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc một cách hiệu
quả.
5.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi đánh giá sự vật hiện tượng chúng ta cần phải phân tích ở gốc nhìn lịch sử về
nguồn gốc hình thành và sự phát triển. Quá khứ, hiện tại và tương lai là chuỗi thời gian
khác nhau, thể hiện những vấn đề không giống nhau. Cho nên chúng ta cần phân tích,
đánh giá những quan điểm một cách logic, chính xác thì kết quả mới thiết thực. Từ đó,
mới đưa ra nhận định và dự báo cho làng hoa Sa Đéc trong phát triển du lịch.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Mỗi sự vật – hiện tượng muốn phát triển bền vững phải có biện pháp bảo tồn và
luôn đi đôi với bảo vệ. Du lịch muốn phát triển bền vững thì chúng ta phải có hình thức
giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tôn tạo những gì có giá trị phát
triển du lịch.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.
1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.
1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Những quyết định, luận văn, sách, báo, tạp chí, đề án, dự án, hình ảnh, DVD, CD,
bản đồ, truyền hình của thành phố Sa Đéc và tỉnh Đồng Tháp. Những tài liệu này có liên
quan chặt chẽ đến vấn đề phát triển du lịch tại làng hoa, đưa ra định hướng phát triển cụ
thể cho từng xã từng khu vực làng hoa. Cho nên, những đề án đặt ra cần phải hoàn thành
từng bước để du lịch làng hoa phát triển bền vững theo thời gian.
Phỏng vấn một số đối tượng người dân Tân Quy Đông – Tân Khánh Đông, một
số doanh nghiệp trồng hoa kiểng. Ban lãnh đạo về doanh thu, số lượng khách qua các
năm ở Sở VH – TT – DL Đồng Tháp, phòng Văn hóa Sa Đéc, phòng Thống Kê Sa Đéc,
UBND Tân Quy Đông, Sa Đéc và một số nơi khác.
6.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa để tìm hiểu về tình hình hoạt động du lịch ở làng
hoa Sa Đéc. Tôi đến khảo sát ở làng hoa khoảng 4 lần để tiếp xúc với người dân
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
và quan sát sự phát triển cũng như quá trình sản xuất hoa kiểng ở những khu vực như
phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông.
+
Khảo sát lần 1: Đến làng hoa để cảm nhận tổng thể về nơi đến và tình hình
phát triển tại làng hoa.
+
Khảo sát lần 2: Phỏng vấn một số đối tượng, thống kê doanh thu và số lượng
khách du lịch Đồng Tháp, Sa Đéc và làng hoa Sa Đéc.
+
Khảo sát lần 3: Phỏng vấn 50 hộ gia đình về thông tin trồng hoa kiểng và tình
hình phát triển du lịch tại làng hoa Sa Đéc.
+
Khảo sát làn 4: Tham gia buổi tập Khoa tập huấn nâng cao nhận thức về du
lịch có trách nhiệm cho du lịch cộng đồng do Liên minh Châu Âu tài trợ (25/10/2014).
Buổi tập huấn này rất có ý nghĩa cho cán bộ, người dân về phát triển du lịch làng hoa Sa
Đéc theo hướng bền vững.
Có đi đến Sa Đéc chúng ta mới biết được tình hình thực tế của làng hoa để thông
tin về bài viết chính xác hơn. Điều đó giúp chúng ta tiếp cận với thực trạng làng hoa,
nhằm đưa ra giải pháp phát triển du lịch một cách hiệu quả.
6.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Khảo sát thực trạng những hộ gia đình trồng hoa kiểng bằng cách dùng bảng hỏi
tổng hợp ý kiến của nhà vườn. Phương pháp này để tìm hiểu thông tin về nghề trồng hoa
của hộ gia đình và vấn đề về phát triển du lịch từ nghề trồng hoa. Tác giả thiết kế bảng
hỏi để lấy ý kiến của 50 hộ gia đình ở phường Tân Quy Đông (khóm Tân Mỹ, Hòa Hiệp,
Sa Nhiên, Tân Huề) và xã Tân Khánh Đông. Sau khi thiết kế bảng hỏi, tác giả trực tiếp
đến từng hộ gia đình để phỏng vấn thu thập thông tin. Sau khi phỏng vấn tác giả tiến
hành xử lý dữ liệu.
6.2. Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu
6.2.1. Phương pháp xử lí dữ liệu thứ cấp
Sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã tiến hành chọn lọc
và tổng hợp dữ liệu để phân tích nhằm tìm ra những thông tin liên quan chặt chẽ đến đề
tài.
6.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Sau khi lấy ý kiến của 50 hộ dân về tình hình trồng hoa kiểng và vấn đề phát triển
du lịch từ nghề trồng hoa, tôi đã sử dụng phần mềm SPSS 18.0 for Windows để phân
tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả (tần suất, tần số).
6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp bản đồ, biểu đồ nhằm thể hiện rõ tổng quát về những vấn đề thống
kê về số liệu. Đối tượng được đề cặp đến được thể hiện bằng hình ảnh làm cho người
xem dễ hình dung hơn về vấn đề được nói đến.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Offical Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để
làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma-Itali (28/8-5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,
lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu nhưng du lịch vẫn còn là một hiện tượng mới mẽ và
nó đã và đang trong quá trình hoàn thiện. “Du lịch” là một từ gốc Hán, có thể hiểu “du”
là đi chơi, “lịch” là trải nghiệm. Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
1.1.2. Phân loại du lịch
Theo mục đích đi du lịch: tham quan, nghỉ ngơi, chữa bệnh, thể thao, công vụ,
tôn giáo, thăm hỏi.
Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế.
Theo địa bàn cư trú: du lịch biển, núi, nông thôn, đô thị.
Theo phương tiện du lịch: du lịch bằng xe đạp, mô tô, ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu
thủy.
Theo thời gian du lịch: du lịch ngắn ngày, dài ngày.
Theo hình thức tổ chức: du lịch tự do, có tổ chức.
Theo thị trường du lịch: thị trường nhận khách, gửi khách.
Theo tính chất hoạt động du lịch: du lịch khám phá, mạo hiểm, chuyên đề, du
lịch kết hợp.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Theo hành vi thực hiện của khách du lịch: khách đến lần đầu, khách đến lại (từ
lần thứ hai trở đi).
Theo đặc tính tinh thần của khách: khách đi cá nhân hay tập thể, khách đi theo
quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác.
Phân loại tổng hợp về du lịch: du lịch sinh thái, văn hóa.
1.1.3. Chức năng du lịch
- Chức năng kinh tế:
+
Du lịch là ngành công nghiệp không khói một ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều nước bởi nó là ngành kinh doanh mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
+
Lượng khách du lịch tăng nhanh tạo cơ hội cho du lịch phát triển ngày càng
mạnh mẽ.
+
Năm 1997 du lịch thu hút khoảng 617 triệu khách. Và năm 2010 ước tính có
gần 1 tỉ lượt khách du lịch quốc tế. Chính vì số lượng du khách đến du lịch có nhu cầu
tìm hiểu, khám phá ngày càng nhiều. Nên mức danh thu của thế giới năm 2008 là 5500
tỉ USD. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập GDP cho mỗi quốc gia, ở các nước phát triển thu
nhập ngoại tệ từ du lịch khoảng 20%. Du lịch thu hút nhiều lao động góp phần tạo việc
làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+
Các hoạt động du lịch cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển như:
vận chuyển, lưu trú, ý tế, thông tin,…Du lịch cũng là một công cụ quảng cáo hữu hiệu
cho nước chủ nhà. Bởi vì mỗi một du khách đi và đến một nước đều mang thông tin,
hình ảnh điểm du lịch mà họ từng đặt chân đến. Họ sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè
về hình ảnh đất nước mà họ du lịch.
+
Bên cạnh du lịch phát triển cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mặt khác du
lịch cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Du lịch phát triển ồ ạt làm vật giá tăng,
đồng tiền mất giá trị, ai cũng làm du lịch nhưng không chất lượng. Từ đó làm du lịch
kém chất lượng không tạo lòng tin cho du khách. Du lịch cũng thúc đẩy sự cạnh tranh
khốc liệt, có thể gây ra rối loạn về kinh tế.
- Chức năng sinh thái
+
Du lịch tạo sự gắn bó của con người với môi trường, đưa con người đến với
thiên nhiên. Con người luôn luôn khao khát được tìm hiểu và khám phá những điều mới
mẽ. Thiên nhiên cũng là điều kì diệu mà họ muốn gần gũi để tinh thần thoải mái và sống
tốt hơn.
+
Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên
nhiên, môi trường sinh thái. Khi du lịch phát triển thì những cảnh quan thiên nhiên hùng
vĩ sẽ được bảo vệ để phát triển du lịch cũng như tạo không khí trong lành cho sự sống
của con người.
+
Du lịch phát triển đã làm hủy hoại thiên nhiên. Nhiều diện tích rừng cũng như
những loài động vật quý hiếm giảm đáng kể.
- Chức năng văn hóa, chính trị - xã hội:
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
+
Du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết của con
người. Khi đi du lịch họ tận mắt chứng kiến và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của nơi đến
không còn là những hình ảnh chỉ qua tưởng tượng và cảm nhận của họ.
+
Du lịch là yếu tố làm tăng cường giao lưu. Mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm
tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia. Khi du lịch đến một nước nào đó,
không chỉ điểm du lịch đó hấp dẫn mà còn tính hiếu khách của nước đến. Từ đó, tạo mối
quan hệ hữu nghị tất cả cùng hợp tác và phát triển.
+
Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước. Du lịch cũng như thông điệp hòa bình, tự do, độc lập đến với mọi
đất nước. Vì đất nước có yên bình thì du lịch mới phát triển và tạo sự an tâm của du
khách khi đi du lịch.
+
Du lịch cũng góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy
truyền thống dân tộc. Mỗi du khách khi đi du lịch đến một nước khác sẽ quan sát, tìm
hiểu phong tục, tạp quán của nước đến. Từ đó, họ sẽ so sánh đánh giá sự khác nhau của
mỗi nước làm tăng thêm lòng yêu dân tộc.
+
Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Hiện
nay, còn một số nước đang sống trong chiến tranh, mỗi người dân ở đây đều khao khát
độc lập, tự do, hạnh phúc. Du lịch đem lại những hình ảnh hòa bình đến mọi nơi, làm
cho lòng người ấm lại, góp phần giữ gìn sự yên bình của thế giới.
+
Du lịch còn góp phần phục hồi và nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài
tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả năng lao động. Vì du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du
lịch làm cho con người mau hồi phục sức khỏe, cảm thấy tinh thần thoải mái sau một
thời gian làm việc vất vả, căng thẳng.
+
Những mặt hạn chế của chức năng này là làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, các
tệ nạn xã hội, bị lợi dụng gây náo loạn trong nhân dân. Tất cả những mặt không tốt này
đều ảnh hưởng đến du lịch cũng như kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy nhà nước cần
có những chính sách phát triển để du lịch ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.4. Tài nguyên du lịch
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng,
thông tin có trên trái đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn
các nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Với nhận thức mới hiện nay tài
nguyên du lịch có thể hiểu là: “Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và
tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con
người”.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên du
lịch được coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu
tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch”.
1.1.4.2 Vai trò tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch
+
Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà yếu tố cơ bản đó là tài
nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì càng thu hút khách du lịch
đến khám phá. Tài nguyên đa dạng và phong phú thì sẽ càng tạo nhiều sự đa dạng cho
sản phẩm du lịch. Ví dụ, Việt Nam có nhiều điểm du lịch thu hút du khách Vịnh Hạ
Long, Đà Lạt, Nha Trang,…bởi nét đẹp tự nhiên của nó. Du lịch là một trong những
ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
+
Trên thực tế tài nguyên du lịch có 2 loại: TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên.
Mỗi loại hình du lịch đều có những tiềm năng phát triển các loại hình du lịch bởi tính đa
dạng của nó. Tài nguyên biển đảo có thể phát triển du lịch tắm biển, lặn biển, ngắm san
hô, du thuyền,…Du lịch văn hóa được tạo nên bởi lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, làng
nghề,...
+
Các loại hình du lịch phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám
phá của du khách.
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch:
+
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
+
Như vậy, có thể hiểu rằng TNDL chính là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ
thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ không gian của các yếu tố trong hoạt động
du lịch. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ ở vật chất
– kĩ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và hệ thống điều hành quản lí du lịch. Bởi
vì, khi có tài nguyên du lịch ở một nơi nào đó thì du lịch mới được đầu tư về cơ sở hạ
tầng - vật chất kĩ thuật dần dần tạo nên tổ chức lãnh thổ du lịch.
+
Sự phân bố tài nguyên du lịch tạo nên các điểm du lịch, khu du lịch, cụm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch và vùng du lịch tức là những biểu hiện của việc tổ chức
hoạt động du lịch theo lãnh thổ.
1.1.4.3 Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
+
Địa hình là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt trái đất. Địa hình có ba dạng
đó là miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển. Mỗi loại địa hình có những thế mạnh
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
khác nhau để phát triển du lịch. Ví dụ, địa hình núi có thể phát triển du lịch leo núi, cáp
treo, hang động, cắm trại,…
+
Nước ta có khí hậu tương đối ôn hòa không khắc nghiệt, với tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa. Những nơi vùng cao như Đà Lạt, Tam Đảo khí hậu mát mẽ phát triển du
lịch nghỉ dưỡng. Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu của mùa du lịch. Mùa hè ôi bức, nóng nực
du khách có thể đi tắm biển. Mùa xuân là mùa vui chơi đầu năm với tiết trời se se lạnh
du khách sẽ được tận hưởng không khí Tết cổ truyền của người Việt khá thú vị.
+
Nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất của con
người. Bao gồm nguồn nước trên mặt, mạch nước ngầm. Nước trên mặt có thể phát triển
du lịch biển, du thuyền, sông suối, thác nước,…có giá trị cao trong du lịch. Bên cạnh đó,
nguồn nước ngầm cũng có vị trí quan trọng trong du lịch như nước khoáng nghỉ dưỡng ở
Kênh Gà, Kim Bôi, Bình Châu,…
+
Sinh vật đa dạng là tiềm năng để phát triển các Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh
quyển thế giới,…Có những loài sinh vật được đưa vào sách đỏ của Việt Nam để bảo vệ
nó không bị tuyệt chủng. Có những điểm du lịch cũng khá thú vị thu hút nhiều khách du
lịch như vườn thú, bảo tàng sinh vật, điểm nuôi các động vật hoang dã.
+
Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc sắc như nhật thực, tuyết rơi,
đêm trắng Bắc cực,…trở thành những sự kiện thu hút khách du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
+
Di tích lịch sử - văn hóa có 4 nhóm chủ yếu như di tích khảo cổ, di tích lịch sử,
di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
+
Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Lễ hội gồm phần lễ
và phần hội. Lễ hội có sức hấp dẫn rất lớn bởi tính tái hiện cái quá khứ ở hiện tại để con
người có thể cảm nhận và tưởng nhớ đến công ơn người đã khuất. Lễ hội là dịp để mọi
người gặp nhau để tham gia sinh hoạt vui chơi của cộng đồng.
+
Làng nghề cổ truyền là những làng nghề hình thành từ lâu đời, lúc đầu chỉ là
hình thức mua bán sản phẩm. Dần dần phát triển từ gia đình thành nhiều gia đình thành
cả làng làm kinh tế. Những sản phẩm mang tính độc đáo nên trở thành những điểm du
lịch cho khách tham quan mua sắm. Việt Nam có nhiều làng nghề nổi tiếng như làng
gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng chiếu cói Nga Sơn
(Thanh Hóa),…
+
Các đặc điểm văn hóa dân tộc: Nước ta có 54 dân tộc anh em vì vậy mỗi dân
tộc có những phong tục tập quán khác nhau. Chính vì vậy, đây là điểm khác nhau để tạo
nên những đặc trưng văn hóa đặc sắc ở trang phục, điệu múa, ẩm thực, cưới hỏi,…hình
thành nhiều sản phẩm du lịch thu hút du khách. Có những điệu múa của các dân tộc ở
vùng cao, văn hóa sông nước ở đồng bằng, miền Trung với bãi cát trắng và nước biển
trong xanh.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
+
Sự kiện văn hóa - thể thao: Các hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, festival,
liên hoan âm nhạc, thi hoa hậu thế giới,…thu hút khách du lịch thích khám phá tìm hiểu.
Đây là cơ hội nước đến thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước mình.
+
Các tài nguyên du lịch nhân văn khác như bảo tàng, công trình và sản phẩm
kinh tế, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực,…
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG KẾT HỢP VỚI DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm làng nghề truyền thống
Nghề truyền thống là nghề được hình thành lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc
đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ mai
một, thất truyền.
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
“Vì vậy, làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ
lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống. Tuy nhiên đối với những làng chưa đạt tiêu chí của làng nghề nhưng có ít
nhất một nghề truyền thống được công nhận thì vẫn được coi là làng nghề truyền
thống”.
1.2.2. Đặc trưng của làng nghề truyền thống
Làng nghề là cả một môi trường kinh tế – xã hội và văn hoá. Làng nghề là nơi
lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác. Những sản phẩm hết
sức độc đáo được tạo từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi đây. Phát triển làng
nghề là phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cho nên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy
nó một cách hoàn mỹ hơn.
Làng nghề truyền thống có thể có một nghề hoặc vài nghề truyền thống. Nếu làng
có vài nghề thì có một nghề chính và tên nghề đó được gọi tên làng nghề. Sản phẩm của
làng nghề có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang các thế hệ
khác.
Trong các làng nghề truyền thống, trước đây chủ yếu là dạy nghề theo phương
thức truyền nghề mà trước tiên là trong phạm vi gia đình “Cha truyền, con nối”. Phương
thức ngày xưa truyền trong gia đình, sau đó phát triển nhiều nhà rồi cả làng xã. Đôi khi
đây là hình thức tốt nhất giữ bí quyết cho cả làng nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi gây
ra nguy cơ mai một nếu cả làng không phát triển nghề đó nữa. Ngày nay, cách nghĩ của
họ thoáng hơn nếu ai có đam mê, chịu khó học hỏi họ sẽ sẵn sàng truyền nghề lại. Nguy
cơ thất truyền cũng xảy ra ít hơn.
Làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay
phường hội. Làng nghề luôn tụ hợp những gia đình cùng chung ngành nghề để tạo ra
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
những sản phẩm riêng biệt của làng nghề. Vì họ cùng chung sống ở một làng quê cùng
phong tục, lối sống.
Làng nghề gắn bó chặt chẽ không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao
động, nguyên liệu, thị trường….Đa số người làm làng nghề ít nhiều gì họ cũng canh tác
nông nghiệp để kiếm thêm thu nhập.
Lợi ích của làng nghề truyền thống là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của con người.
1.2.3. Điều kiện phát triển làng nghề truyền thống
Chính sách ngày nay, những làng nghề truyền thống ngày càng được quan tâm
nhiều hơn bởi nét độc đáo của nó. Những chính sách đầu tư của Nhà nước về nguyên
vật liệu, tôn vinh nghệ nhân hay thị trường tiêu thụ ngày càng được chú trọng. Nhất là
trong thời đại hiên nay làng nghề truyền thống càng được đánh dấu bởi sự yêu thích của
khách du lịch trong từng sản phẩm. Mỗi sản phẩm mang giá trị văn hóa đặc thù của dân
tộc Việt Nam. Nhà nước quan tâm phát triển làng nghề để nó không bị mai một theo
thời gian.
Nghệ nhân là yếu tố quyết định sự thành bại của một làng nghề. Nghệ nhân giỏi
mới tạo ra những sản phẩm du lịch đẹp và thú vị cung cấp cho du lịch cũng như sự hài
lòng của du khách. Hiện nay, Nhà nước có những chính sách tôn vinh sự tài năng của
những nghệ nhân để tạo lòng tin cho họ trong cống hiến về nghệ thuật và sự yêu nghề.
Chính vì có những nghệ nhân giỏi làm ra sản phẩm đẹp, thu hút du khách cho nên làng
nghề càng phát triển hơn.
Thời gian nhàn rỗi cũng tạo ra ngành nghề cho lao động ở nơi đây. Ngoài việc
đồng án, người dân có những thời gian rỗi họ tìm việc làm để tạo thu nhập cho gia đình
và bản thân.
1.2.4. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch ở nước ta
Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu có vai trò và vị trí vô cùng
quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của người dân các địa phương. Làng nghề
truyền thống không chỉ giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hóa của
các làng, xã. Các làng nghề đã trải qua những thăng trầm trong lịch sử do không được
đầu tư phát triển nên có nguy cơ bị mai một. Ngày nay, du lịch nước ta đang trên đà phát
triển những sản phẩm của làng nghề được du khách thật sự quan tâm bởi tính độc đáo,
đa dạng và phong phú của nó. Chính vì nhận thấy sự quan trọng của làng nghề nên Đảng
và Nhà nước đã chú trọng phát triển du lịch kết hợp với làng nghề. Hoạt động du lịch
làng nghề đáp ứng nhu cầu của du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hoá – xã hội, đời sống
người dân Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng. Tất
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
cả những sản phẩm của làng nghề như nói lên sự yêu quý của mỗi du khách khi đến với
“Việt Nam thân thiện và mến khách”.
Từ xưa cho đến nay, những làng nghề chỉ tạo sản phẩm để cung ứng cho thị
người dân địa phương, thị trường trong nước, hay cho thị trường xuất khẩu. Từ khi du
lịch phát triển thì nhu cầu sản phẩm của làng nghề càng được nâng cao, độc đáo hơn về
kiểu dáng, mẫu mã. Vì vậy, nhờ du lịch mà làng nghề cũng có cơ hội phát triển, giải
quyết một phần cho lao động cũng như đem về nguồn thu đáng kể cho địa phương.
Song song bên cạnh đó, du lịch làng nghề được quan tâm phát triển nhưng đâu đó
vẫn có những mặt hạn chế. Ở các làng nghề những sản phẩm du lịch rất tinh tế, họ chỉ
chú trọng tạo ra những sản phẩm trang nhã cầu kì đánh vào đối tượng du khách thượng
lưu. Trong khi đó, đối tượng khách bình dân vẫn chiếm số lượng lớn có nhiều nhu cầu
với những sản phẩm bình thường, đơn giản. Nên sản phẩm đắc tiền không thu hút du
khách, người mua vẫn cân nhắc khi mua về làm quà du lịch. Một điều hiện nay vẫn xảy
ra không thể khắc phục đó là tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống
của người dân đến nay vẫn không được cải thiện. Mong Ban quản lý các ban ngành,
đoàn thể quan tâm nhiều hơn về vấn đề môi trường để làng nghề có biện pháp khắc phục
về tình trạng ô nhiễm. Từ đó, làng nghề mới kết hợp với du lịch phát triển kinh tế của
đất nước một cách vững bền trong tương lai.
Ở
Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những làng nghề mang bản sắc văn hóa
riêng. Do vị trí địa lí hay nguyên vật liệu của vùng tạo ra những nhóm loại hình thủ
công như: Mây tre đan, sản phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài,
thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, kim khí, những
sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác gỗ, làng đồ đồng, làng hoa,...Mỗi làng nghề đều có
những giá trị riêng tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo cho quốc gia du lịch, vùng
miền.
Theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam hội tụ biết bao nghề truyền thống đã
hình thành và lưu truyền đã mấy trăm năm. Về với ĐBSCL với nhiều làng nghề truyền
thống nổi tiếng đã trở thành thương hiệu ai cũng biết đến như nghề mắm ở An Giang,
bánh Pía Sóc Trăng, nghề khô Cà Mau, kẹo dừa Bến Tre, nghề hoa kiểng Bến Tre và Sa
Đéc,…Nói đến nghề trồng hoa là ta nghĩ ngay đến kiểng Cái Mơn và làng hoa Sa Đéc
là sản phẩm hoa kiểng trong nông nghiệp. Ngày nay, việc trồng hoa cũng tạo được sự
thích thú của khách du lịch vì họ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và một phần do tín
ngưỡng thờ cúng. Cho nên hoa kiểng được đầu tư phát triển cho vùng ĐBSCL, điển
hình là làng hoa Sa Đéc - Đồng Tháp. Nghề trồng hoa có từ lâu đời đã gìn giữ được
những giá trị văn hóa của con người. Làng nghề trong thời gian qua có sự phát triển
vượt bậc tăng nhanh về diện diện tích cũng như số hộ trồng hoa kiểng ở Sa Đéc. Được
sự quan tâm của Nhà nước và của tỉnh làng hoa Sa Đéc sẽ được khai thác và phát triển
du lịch trong thời gian tới.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
1.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống với du lịch
nước ta
Nói chung làng nghề truyền thống của mỗi quốc gia đều có giá trị nhất định về
phong tục – tập quán và văn hóa các quốc gia. Chúng ta phải biết gìn giữ những tinh hoa
của ông cha ta để lại và phát huy tinh thần truyền thống dân tộc cho cả thế hệ sau.
Theo thời gian, những làng nghề đều phát triển bình dị và ghi lại dấu ấn theo thời
gian nhưng kể từ làng nghề kết hợp với phát triển du lịch thì có những mặt tích cực và
hạn chế cùng song song tồn tại. Về mặt tích cực, thương hiệu những sản phẩm của làng
nghề nổi tiếng với mọi vùng miền, giá thành cao hơn, sản xuất cho nhu cầu du lịch nhiều
hơn. Tuy nhiên, làng nghề gắn với du lịch là điều tốt nhưng bên cạnh đó là cả những vấn
đề xã hội cùng tồn tại ở đây. Những làng nghề truyền thống nổi tiếng lại cạnh tranh nhau
quá gay gắt về giá cả bán cho cho khách, sản phẩm làm ra nhiều nhưng không chất
lượng. Vấn đề đáng quan tâm nhất đó là tình trạng ô nhiễm ở mỗi làng nghề thải ra môi
trường làm cho vấn đề ô nhiễm của quốc gia càng nặng nề hơn. Bởi vậy, làng hoa Sa
Đéc là làng nghề trăm năm đang manh nha phát triển du lịch cho nên Nhà nước, Ban
lãnh tỉnh và cộng đồng địa phương cần chú trọng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững
ở làng hoa. Có như vậy, làng hoa Sa Đéc mãi trường tồn theo thời gian với những sắc
hoa rực rỡ mang lại vẻ đẹp cho đời.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC
2.1. KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG THÁP
2.1.1. Khái quát về Đồng Tháp
2.1.1.1 Quá trình hình thành Đồng Tháp
Quá trình hình thành Đồng Tháp có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Thời nhà Nguyễn độc lập
+
Vùng đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời
các chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng đất Sa Đéc để khẩn
hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh
Thanh.
+
Từ năm 1832, sau cải cách hành chính của Minh Mạng, phần đất tỉnh Đồng
Tháp ngày nay nằm trên địa bàn hai tỉnh Định Tường nhà Nguyễn (phần phía Bắc tỉnh
Đồng Tháp, cũng là phần phía bờ Bắc sông Tiền Giang) và tỉnh An Giang của nhà
Nguyễn (phần phía bờ Nam sông Tiền, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nay là phần
phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp).
- Thời Pháp thuộc
+
Địa bàn tỉnh Đồng Tháp bao gồm toàn bộ đất đai tỉnh Sa Đéc, quận Hồng Ngự
của tỉnh Châu Đốc và tổng Phong Thạnh Thượng thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Long
Xuyên.
+
Ngày 16 tháng 08 năm 1867, Pháp lập hạt Sa Đéc, là 1 trong 24 hạt thanh tra
trên toàn cõi Nam Kỳ. Ngày 01 tháng 01 năm 1900, thực dân Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Tỉnh
Sa Đéc khi đó gồm 3 quận: Châu Thành, Cao Lãnh và Lai Vung.
+
Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ
ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao
Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh được thành lập đây là lần
đầu tiên một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông
Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà lồng chợ khá sầm uất,
kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.
+
Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày
22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.
+
Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc biệt và
điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi đậm dấu ấn
nơi đây. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao lãnh là một trong những địa
phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn
Quang Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
+
Từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sa Đéc thành tỉnh Đồng
Tháp ngày nay. Trong giai đoạn đầu, Sa Đéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm 1989,
nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm
tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư nỗ lực của chính quyền và người dân địa
phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh không ngừng phát triển và đã được công
nhận là thành phố vào năm 2007 vừa qua. Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự
hào với một thành phố trẻ, bên dòng sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi
lên cùng đất nước.
2.1.1.2 Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp nằm trong khu vực ĐBSCL, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng
Tháp Mười. Phía Bắc giáp với Campuchia với đường biên giới dài khoảng 52.25 km từ
Hồng Ngự đến Tân Hồng, phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía Nam giáp với Vĩnh
2
Long, phía Đông giáp với Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km
(có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thành phố
(Cao Lãnh và Sa Đéc), trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Cao Lãnh.
Tỉnh Đồng Tháp có 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường
Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp
với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Thành phố Cao Lãnh cách quốc
lộ 1A 36km, cách thành phố Hồ Chí Minh 162km.
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng. Đồng Tháp có
hệ thống sông ngòi, kênh rạch, chằng chịt nhiều ao, hồ lớn. Địa hình được chia thành 2
vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là
82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm.
Đất đai của Đồng Tháp rất màu mỡ bởi sự bồi đắp của sông Tiền. Đất có 4 nhóm
đất chính là nhóm đất phù sa, đất phèn, đất xám và đất cát. Chính vì thiên nhiên ưu đãi
cây cối xanh tươi, sản xuất lương thực khá thuận lợi và là một trong những vựa lúa lớn
của cả nước. Rừng ở Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới
10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc,
đặc biệt là sếu cổ trụi.
2.1.1.3 Điều kiện kinh tế - Văn hóa và xã hội
Hành chính: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2013, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn
vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn,
17 phường và 119 xã.
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
HOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP
Hình 1. Bản đồ hành chính Đồng Tháp (Nguồn:
www.congandongthap.gov.vn/bando/dongthap.htm) Bảng
1. Đơn vị hành chính của Đồng Tháp (2009)
Đơn vị hành chính
Thành phố Cao Lãnh
Thành phố Sa Đéc
Thị xã Hồng Ngự
Huyện Cao Lãnh
Huyện Châu Thành
Huyện Hồng Ngự
Huyện Lai Vung
Huyện Lấp Vò
Huyện Tam Nông
Huyện Tân Hồng
Huyện Thanh Bình
Huyện Tháp Mười
(Nguồn: Website tỉnh Đồng Tháp)
NGUYỄN THỊ KIM THỦY EM
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP