Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào phát triển và bảo vệ rừng tại xã chu hương và mỹ phương, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn luận văn ths biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Hồ Thị Thoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ngƣời thầy của tôi, GS.TSKH Nguyễn
Đức Ngữ, ngƣời đã định hƣớng cho tôi một đề tài rất thiết thực với công việc tôi
đang làm, và thầy là ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi một cách kỹ lƣỡng
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và dữ liệu
về khí tƣợng thủy văn trong nhiều năm, thầy đã hỗ trợ tôi trong phƣơng pháp
nghiên cứu, số liệu khí tƣợng, giúp tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn GS. TS Phan Văn Tân; PGS.TS Phạm Văn Cự đã dành
thời gian và đã tận tình chỉ bảo tôi ngay từ khi viết đề cƣơng luận văn. Lời cảm ơn
chân thành cũng xin đƣợc gửi tới các thầy cô giáo, các cán bộ của Khoa Các Khoa
học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trang bị cho chúng tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Các cán bộ Hội Nông Dân Việt Nam, các
chuyên gia trong và ngoài nƣớc của chƣơng trình FFF - FAO; tổ chức IUCN, tổ
chức RECOFTC đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc tham gia chƣơng trình, mà tôi đã có
điều kiện để thực hiện đề tài.


Cuối cùng, nhƣng cũng rất quan trọng, tôi xin cảm ơn các tổ nhóm nông dân
trồng rừng, cùng các lãnh đạo chính quyền và hội nông dân xã Chu Hƣơng và Mỹ
Phƣơng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã dành thời gian trao đổi, tham gia nhiệt tình
vào các hoạt động và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm việc tại địa phƣơng.
Hà Nội, tháng 10/ 2017

Hồ Thị Thoàn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................... 7
1.1.1 Đặc điểm chung của Bắc Kạn............................................................................... 7
1.1.2 Một số khái niệm................................................................................................ 10
1.1.3. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu....................................................... 13
1.2. Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu.......................................................... 14
1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.............................................. 16
1.4. Tổng quan về lồng ghép biến đổi khí hậu vào lĩnh vực lâm nghiệp......................17
1.5. Phát triển các tổ hợp tác/ hợp tác xã/ nhóm sở thích về nông lâm nghiệp.............19
1.6. Các tổ chức của ngƣởi sản xuất và trang trại........................................................ 21
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU.................................. 22
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận........................................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 22

2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu...................................................... 22
2.2.2. Phƣơng pháp sử dụng trong quá trình khảo sát thực địa...................................22
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................................. 25
2.2.4. Phƣơng pháp triển khai thực nghiệm và kiểm nghiệm mô hình lồng ghép.......27
2.3. Số liệu nghiên cứu................................................................................................ 28
2.3.1. Số liệu khí hậu................................................................................................... 28
2.3.2. Số liệu điều tra khảo sát..................................................................................... 28
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH FFF..................................................... 29
3.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn.................................................................. 29
3.1.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu nhiệt độ và lƣợng mƣa...................29
3.1.2. Biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa qua các thập kỷ....................................... 45
3.1.3. Biến động của nhiệt độ qua các thời kỳ............................................................. 46
3.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến rừng........................................................... 49
3.2.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới cháy rừng................................................. 49
3.2.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới độ che phủ rừng.......................................50
3.2.3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động trồng và bảo vệ rừng của các tổ/
nhóm lâm nghiệp......................................................................................................... 51
3.3. Cơ sở của việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào chƣơng trình hỗ trợ hoạt động
trồng, bảo vệ và phát triển rừng................................................................................... 54
3.3.1. Cơ sở pháp lý..................................................................................................... 54
3.3.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn............................................................................... 55
3.4. Nguyên tắc lồng ghép........................................................................................... 56
3.5. Điều kiện lồng ghép.............................................................................................. 57
3.6. Thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu............................................................. 57
iii


3.7. Thực trạng về hoạt động trồng và phát triển rừng của các tổ/ nhóm.....................58
3.8. Những nội dung chủ yếu về biến đổi khí hậu đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình FFF

.............................................................................................................................................60
3.8.1. Tác động của biến đổi khí hậu........................................................................... 60
3.8.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu............................................................................ 60
3.9. Phƣơng pháp lồng ghép....................................................................................... 61
3.10. Mô hình lồng ghép.............................................................................................. 62
3.11. Đánh giá kết quả triển khai mô hình lồng ghép.................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................... 70
1. Kết luận................................................................................................................... 70
2. Khuyến nghị............................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 72
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu (Climate Change)

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CBA


Thích ứng dựa vào cộng đồng (Community Based Addaptation)
Hội nghị các bên công ƣớc về biến đổi khí hậu
(Conference of the Parties)
Chƣơng trình hỗ trợ Rừng và Trang
trại (Forest and Farm Facility)
Các tổ chức của ngƣời sản xuất rừng và trang
trại (Farm/Family Forestry Producer
Organizations) Hợp tác xã
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for
Agricultural Development (Enabling poor rural people to
overcome poverty))
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of
Nature) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
(Ministry of Natural Resources and Environment)
Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng Khu vực Châu Á và
Thái Bình Dƣơng- (Tổ chức Vì Con Ngƣời Và Rừng)
(Regional Community Forestry Training Center for Asia and the
Pacific-(The Center for People and Forests))
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp quốc
(United Nations Environment Programme)
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

COP

FFF
FFPOs
HTX
IFAD
IPCC
IUCN
MONRE

RECOFTC

UNDP
UNEP
UNFCCC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển của một tổ/ nhóm/ HTX.................................... 20
Bảng 2.1. Các nhóm tiêu chí đánh giá khó khăn và thuận lợi của tổ/ nhóm/ HTX
lâm nghiệp............................................................................................................... 23
Bảng 3.1. Biến đổi nhiệt độ không khí trung bình tháng 01 và tháng 07 qua các thập
kỷ tại trạm Bắc Kạn................................................................................................. 45
Bảng 3.2. Biến đổi nhiệt độ không khí trung bình tháng 01 và tháng 07 qua các thập
kỷ tại trạm Chợ Rã................................................................................................... 46
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn về tác động của BĐKH đến Ba Bể, Bắc Kạn ở xã Chu
Hƣơng và xã Mỹ Phƣơng trong vòng 20 năm (1995-2015).................................... 52

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 4
Hình 1.1. Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2.......................................... 14
Hình 1.2. Cộng đồng địa phƣơng vận dụng vốn để ứng phó với một số hiện tƣợng
thời tiết cực đoan..................................................................................................... 17
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa quan trắc đƣợc tại trạm Bắc Kạn qua
các tháng trong hơn 50 năm từ năm 1961 đến năm 2014........................................ 35
Hình 3.2. Nhiệt độ trung bình năm quan trắc đƣợc tại trạm Bắc Kạn từ năm 1961
đến năm 2014............................................................................................................................................ 36
Hình 3.3. Lƣợng mƣa trung bình năm quan trắc đƣợc tại trạm Bắc Kạn từ năm 1961
đến năm 2014........................................................................................................... 36
Hình 3.4. Nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa quan trắc đƣợc tại trạm Chợ Rã qua
các tháng trong hơn 50 năm từ năm 1960 đến năm 2014........................................ 43
Hình 3.5. Nhiệt độ trung bình năm quan trắc đƣợc tại trạm Chợ Rã từ năm 1961
đến năm 2014............................................................................................................................................ 44
Hình 3.6. Lƣợng mƣa trung bình năm quan trắc đƣợc tại trạm Chợ Rã.................44
từ năm 1960 đến năm 2014...................................................................................... 44
Hình 3.7. Biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng 01 và tháng 07 qua các thập kỷ tại
trạm Bắc Kạn........................................................................................................... 45
Hình 3.8. Biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng 01 và tháng 07 qua các thập kỷ tại
trạm Chợ Rã............................................................................................................. 46
Hình 3.9. Biến động của nhiệt độ không khí tháng 01 giai đoạn 1961-2014 tại trạm
Bắc Kạn................................................................................................................... 47
Hình 3.10. Biến động của nhiệt độ không khí tháng 07 giai đoạn 1961-2014 tại
trạm Bắc Kạn........................................................................................................... 47
Hình 3.11. Biến động của nhiệt độ không khí tháng 01 giai đoạn 1961-2014 tại
trạm Chợ Rã............................................................................................................. 48
Hình 3.12. Biến động của nhiệt độ không khí tháng 07 giai đoạn 1961-2014 tại
trạm Chợ Rã............................................................................................................. 48

Hình 3.13. Số lƣợng các vụ cháy rừng tại huyện Ba Bể từ 2010 đến 2016.............49
Hình 3.14. Độ che phủ rừng tại huyện Ba Bể qua các năm (2004 đến 2015)..........50
Hình 3.15. Tỷ lệ thành viên tổ/ nhóm biết các khái niệm cơ bản về BĐKH............58
Hình 3.16. Mô hình lồng ghép ứng phó với BĐKH vào hoạt động trồng, bảo vệ và
phát triển rừng.......................................................................................................... 65
Hình 3.17. Nhận thức về BĐKH và cách ứng phó................................................... 66

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới, trong báo
cáo đánh giá của IPCC lần thứ 5, các nhà khoa học cho rằng: khoảng 95% các hoạt
động của con ngƣời là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH, với các minh chứng cụ
o

thể: Nhiệt độ trung bình của mặt đất và bề mặt nƣớc biển đã tăng 0,85 C trong
khoảng thời gian 1880-2012; mực nƣớc biển đã dâng cao 3,2 mm mỗi năm trong
khoảng thời gian 1993-2010, nhanh gấp đôi so với khoảng từ năm 1901-2010. Một
điều rất rõ ràng là thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ngày càng xấu đi của sự
nghèo khó, đói kém, bệnh tật và sự suy thoái không ngừng của các hệ sinh thái.
Trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là một trong những cách hữu ích
để ứng phó với BĐKH. Rừng không chỉ tạo thành một mạng lƣới hấp thụ CO 2 từ
khí quyển mà còn làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng của các cộng đồng sống gần rừng
trong bối cảnh BĐKH. Thế nhƣng, hiện nay việc trồng và bảo vệ rừng vẫn chƣa
đạt hiệu quả. Sau nhiều nỗ lực, tỷ lệ che phủ rừng tính đến năm 2005 đạt 37% [4]
và sau hơn mƣời năm đạt 41,19 % (2016) [5]. Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng của Việt
Nam đã tăng lên về số lƣợng, nhƣng trữ lƣợng và chất lƣợng rừng nhìn chung
giảm, nhiều cánh rừng tự nhiên trở thành rừng nghèo [29], đồng nghĩa với việc, suy

giảm lƣợng Carbon lƣu trữ, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí
quyển, và các hiện tƣợng nóng lên toàn cầu,hiện tƣợng thiên tai, đặc biệt là bão, lũ,
hạn hán càng gia tăng về tần suất, cƣờng độ và quy mô, tác động nghiêm trọng đến
các hoạt động sản xuất, đời sống và các lĩnh vực kinh tế- xã hội và ảnh hƣởng tới
sức khỏe con ngƣời.
Bắc Kạn là một trong các tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn,có nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế từ rừng. Năm 2014, toàn tỉnh có 385.000 ha diện tích đất rừng chiếm
hơn 98% [35], diện tích đất nông nghiệp, và hiện nay độ che phủ rừng đạt hơn 70%,
tốc độ che phủ rừng lớn nhất cả nƣớc [10]. Mặc dù vậy, việc phát triển rừng vẫn chƣa
bền vững, chất lƣợng rừng còn thấp, tỉnh vẫn là một tỉnh nghèo

1




vùng cao, nhiều thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ

nghèo chiếm tỷ lệ 26.13% [10].
Bắc Kạn cũng là tỉnh đƣợc sự hỗ trợ từ các chƣơng trình hỗ trợ và phát triển
cộng đồng sống dựa vào rừng. Tuy vậy, việc lồng ghép các hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu vào trong các chƣơng trình, dự án trên địa bàn tỉnh còn rất hạn
chế. Do đó, học viên lựa chọn nghiên cứu: “Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí
hậu vào phát triển và bảo vệ rừng tại xã Chu Hương và Mỹ Phương, huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức cho ngƣời nông dân làm nghề rừng về Biến đổi khí hậu
và ứng phó với BĐKH nhằm tăng cƣờng hành động phát triển và bảo vệ rừng,
phòng chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ BĐKH.

2.2. Mục tiêu cụ thể
o

Nâng cao nhận thức cho các tổ nhóm trồng rừng / ngƣời dân địa phƣơng về
ảnh hƣởng của BĐKH và mối quan hệ của BĐKH và rừng.

o

Hình thành cam kết của các tổ/ nhóm lâm nghiệp trong việc hoạt động phát
triển sản xuất.

o

Tìm ra đƣợc giải pháp hoặc mô hình lồng ghép BĐKH từ quy trình đến nội
dung trong hoạt động sản xuất của các tổ nhóm lâm nghiệp đƣợc hiệu quả và
khả thi.

2.3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
o

Kết quả 1: Đánh giá đƣợc BĐKH và biến động của thời tiết tại huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn;

o

Kết quả 2: Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH với hoạt động sản xuất,
phát triển và bảo vệ rừng;

o


Kết quả 3: Góp phần nâng cao nhận thức cho các tổ/ nhóm nông dân về
BĐKH trong mối quan hệ khăng khít giữa rừng và BĐKH;
2


o

Kết quả 4: Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép ứng phó với BĐKH vào hoạt
động trồng, phát triển và bảo vệ rừng.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời sản xuất, chế biến, hoặc kinh doanh
các sản phẩm lâm sản.
Các quan hệ của đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa rừng với BĐKH, và
giữa các nhóm trồng rừng, với các cơ quan ban ngành địa phƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ xem xét đầy đủ các loại hình tổ chức sản xuất rừng và
trang trại, bao gồm hợp tác xã, các tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP của
Chính phủ và cả những nhóm liên kết tự phát chƣa đăng ký nhƣng có hoạt động
chính liên quan tới rừng và/ hoặc trang trại tại hai xã Chu Hƣơng và Mỹ Phƣơng
huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

3


Chu Hƣơng và

Mỹ
Phƣơng, Ba Bể,
Bắc Kạn

Hình 1.Địa điểm nghiên cứu
Nguồn: />4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
o

Ảnh hƣởng của BĐKH tới rừng và ngành lâm nghiệp tại Ba bể - Bắc Kạn
(dịch sâu bệnh, các vụ cháy rừng, nhiệt độ trung bình). Những ảnh hƣởng
xấu có thể xảy ra trong tƣơng lai?

o

Lồng ghép BĐKH vào hoạt động sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng sẽ mang
lại những lợi ích gì?

o

Lồng ghép nhƣ thế nào? (hiện nay đã có chính sách hỗ trợ gì và việc thực hiện
chính sách đó ra sao?). Các chƣơng trình, dự án liên quan đến hoạt động

4


sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc
lồng ghép với BĐKH chƣa? Có những khó khăn, thuận lợi gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu lồng ghép tốt BĐKH trong hoạt động trồng và bảo vệ rừng thì hoạt động
phát triển và bảo vệ rừng sẽ đạt hiệu quả hơn trong việc ứng phó với BĐKH và
phát triển sinh kế bền vững.
Nâng cao nhận thức về BĐKH trong mối quan hệ với rừng sẽ giúp cho ngƣời
trồng rừng làm giàu trên chính mảnh rừng của mình một cách bền vững, và góp
phần giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Việc lồng ghép BĐKH vào các chƣơng trình/ dự án triển khai tại thực địa nói
chung và chƣơng trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) nói riêng, là cần thiết và hợp
lý, mà không làm tăng các hoạt động của dự án đồng thời giúp cho ngƣời nông dân
và nhà quản lý tại địa phƣơng có góc nhìn sâu sắc về các vấn đề hiện nay trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp.
5.

Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu

5.1. Nội dung nghiên cứu
o

Tổng quan các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nƣớc.

o

Điều tra khảo sát thu thập dữ liệu về các tổ nhóm trồng rừng, bao gồm: nhận
thức của các tổ nhóm về BĐKH và ứng phó với BĐKH; các chính sách hỗ
trợ liên quan tới hoạt động sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng ; các thuận lợi,
khó khăn, thách thức và cơ hội mà các tổ nhóm tại địa bàn nghiên cứu gặp
phải.

o


Xác định các nội dung về ứng phó với BĐKH và có thể lồng ghép với hoạt
động sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng.

o

Xây dựng mô hình lồng ghép.

o

Xác định các nội dung cam kết của tổ nhóm về bảo vệ và phát triển rừng
trong bối cảnh BĐKH.

o

Thí điểm triển khai mô hình và lý thuyết trong 1-2 nhóm trồng rừng.

5


o

Đánh giá kết quả thực hiện để hoàn thiện mô hình lồng ghép ứng phó với
BĐKH vào hoạt động trồng, bảo vệ và phát triển rừng của các tổ nhóm nông
dân.

o

Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã đƣợc thử
nghiệm.


5.2. Dự kiến kết quả đạt đƣợc


Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép truyền thông BĐKH vào hoạt động tập
huấn Phân tích thị trƣờng và phát triển kinh doanh các sản phẩm từ rừng
trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho các tổ nhóm nông dân một cách hiệu
quả.



Cùng với các tổ nhóm, xây dựng đƣợc bản cam kết của tổ nhóm về bảo vệ
và phát triển rừng ứng phó với BĐKH.



Đánh giá đƣợc hiệu quả của mô hình lồng ghép, và đề xuất đƣợc giải pháp
và khuyến nghị để tìm ra phƣơng án tối ƣu hơn.


6.

Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã xây dựng.

Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình lồng ghép biến đổi khí hậu vào hoạt
động của chƣơng trình FFF.


6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm chung của Bắc Kạn
2

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, có diện tích đất tự nhiên 4,859 km , dân
số 300.000 ngƣời, trong đó 80% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số, tỉnh Bắc Kạn là
một trong những tỉnh nghèo nhất miền núi phía Bắc, khu vực và ở Việt Nam nói
chung. Tỷ lệ đói nghèo ở Bắc Kạn trong năm 2010 là 32,1%.
Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng
Đông Bắc (95,3% diện tích). Độ che phủ rừng tăng từ 58% năm 2010 lên 60% năm
2012, năm 2013 ƣớc đạt 61%. Tài nguyên rừng của tỉnh đƣợc coi là một trung tâm
bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc [47]. Tuy nhiên, hiện nay rừng chủ
yếu là rừng nghèo có trữ lƣợng gỗ rất thấp, ngƣời dân tại các xã vùng cao sống phụ
thuộc nhiều vào rừng nhƣng thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp còn chƣa tƣơng
xứng nên chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý, bảo vệ rừng.
Việc chi trả cho quản lý, bảo vệ rừng chƣa đủ đáp ứng cho diện tích rừng cần quản
lý, bảo vệ. Việc khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm rừng, đất rừng còn diễn ra,
phá hoại tài nguyên rừng, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.
Bắc Kạn nằm ở độ cao 500-1000 m so với mực nƣớc biển, địa hình chủ yếu
là đồi núi với độ dốc lên đến 20°. Các sƣờn dốc thuộc thung lung của nhiều con
sông lớn, bao gồm sông Gâm, sông Cầu, và sông Bắc Giang, cộng với lƣợng mƣa
lớn làm lũ quét thƣờng xảy ra ở tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu
B2, có mùa đông lạnh và nhiều mƣa phùn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa khô
và mùa mƣa, với 88-90% lƣợng mƣa hàng nhiều nhất vào tháng 6; 7 và tháng 8.
Lƣợng mƣa thấp hơn ở những thời điểm khác trong năm làm cho tình trạng thiếu

nƣớc thƣờng xảy ra trong những tháng khô. Hạn hán thƣờng xảy ra vào mùa đông
dù rằng có mƣa phùn khá nhiều vào cuối mùa [20].
Hiện nay, Bắc Kạn đã hoàn thành việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu
của tỉnh, đánh giá tác động đối với các ngành, lĩnh vực và địa phƣơng trong tỉnh
giai đoạn 2011 - 2020; hoàn thiện việc đánh giá tính chất, mức độ của biến đổi
7


khí hậu với các ngành, lĩnh vực và xây dựng các giải pháp ứng phó. Trong đó xác
định các lĩnh vực ƣu tiên, cần tập trung là tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, phòng
chống thiên tai, đa dạng sinh học, giao thông, giảm thải khí nhà kính, sức khỏe
cộng đồng.
Kèm theo quyết định 799/QĐ-UBND năm 2012 về kế hoạch ứng phó biến
đổi khí hậu của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020, có các dự án, nhiệm vụ ƣu tiên
triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, nhƣ:
o

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hệ
thống chính trị và cộng đồng nhân dân về tác động của biến đổi khí hậu,
2012 - 2014;

o

Đánh giá ảnh hƣởng của rừng phòng hộ đầu nguồn đối với thiên tai và
các giải pháp phòng chống thiên tai trong tỉnh, 2013 - 2015, và một số dự
án, nhiệm vụ ƣu tiên đang bắt đầu đƣợc triển khai.

Do đó, cụm từ “biến đổi khí hậu” không quá xa lạ với bà con và chính quyền địa
phƣơng. Tuy nhiên, giải pháp áp dụng trong hoạt động thực tế trồng, bảo vệ và phát
triển rừng để ứng phó với BĐKH vẫn còn là câu hỏi lớn.

Huyện Ba Bể nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Kạn 60 km về phía Tây Bắc,
diện tích tự nhiên là 68.412 ha; địa hình của huyện phức tạp bị chia cắt bởi sông,
suối và những dãy núi cao nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là các
thôn vùng cao. Huyện có 16 đơn vị hành chính (15 xã, 01 thị trấn với 206 thôn,
bản, tiểu khu), hiện nay còn 10 xã đặc biệt khó khăn và 02 xã có thôn đặc biệt khó
khăn đƣợc đầu tƣ theo Chƣơng trình 135 của Chính phủ. Dân số toàn huyện hơn
49.000 ngƣời, gồm 9 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó: Các dân tộc
thiểu số chiếm 95,35% dân số toàn huyện; chủ yếu là ngƣời Tày (29.000 ngƣời
chiếm 59%)[35].
Xã Mỹ Phƣơng là xã phía Nam huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 26 km.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 5.710 ha. Xã có 884 hộ với 3.503 ngƣời. Sản
phẩm chính của xã hiện nay là lúa, ngô, củ dong giềng, tinh bột dong, miến dong,
chè khô và gỗ nguyên liệu. Xã xác định lấy lâm nghiệp làm ngành xoá đói giảm
nghèo bền vững; lấy sản phẩm cây công nghiệp (cây chè) là cây xoá đói mũi nhọn.
8


Tỷ lệ hộ nghèo là 65%. Công tác trồng rừng thuộc dự án trồng bảo vệ và phát triển
rừng theo quyết định 147 với tổng diện tích thiết kế 131 ha, diện tích thực hiện là
127.23 ha, đạt 98% kế hoạch năm 2014. Xã Mỹ Phƣơng là một trong 12 xã tại Bắc
Kạn đƣợc lựa chọn để thí điểm chƣơng trình REDD+. Mục tiêu của Chƣơng trình
là nâng cao khả năng để có thể hƣởng lợi từ các khoản chi trả dựa trên kết quả thực
hiện REDD+ trong tƣơng lai cũng nhƣ tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng tại Bắc Kạn. Các kết quả chính của giai đoạn này bao gồm: Xây dựng kế
hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo
vệ và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2016-2020; Lập kế hoạch REDD+ cấp cơ
sở thực hiện tại 12 xã thí điểm; Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá diễn
biến rừng của tỉnh phù hợp với hệ thống theo dõi, đánh giá diễn biến rừng của quốc
gia và quốc tế. Tại xã Mỹ Phƣơng, chƣơng trình UN-REDD đã và đang tổ chức
nhiều khóa tập huấn giúp ngƣời dân bƣớc đầu biết các thông tin về BĐKH [37].

Xã Chu Hƣơng cách huyện lỵ 20 km về phía Nam, có tổng diện tích tự
nhiên là 4.780 ha. Toàn xã có 796 hộ dân với 3.359 nhân khẩu trong đó, dân tộc
Tày chiếm trên 70% dân số, tỷ lệ hộ nghèo cao 23,5%[23']. Tại xã diện tích rừng
bảo vệ lên tới 130 ha, đƣợc giao cho nhóm và cộng đồng trong thôn quản lý. Diện
tích rừng sản xuất ở xã chủ yếu là cây gỗ mỡ, hầu hết các hộ gia đình đều phát triển
kinh tế nông lâm kết hợp. Trên địa bàn xã đã thực hiện chính sách hỗ trợ giống và
chăm sóc rừng trồng. Bên cạnh đó, Chu Hƣơng cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ từ dự án
Quan hệ đối tác vì ngƣời nghèo (3PDAD) về làm đƣờng giao thông và hỗ trợ
thành lập các nhóm sở thích sản xuất nông nghiệp [36].
Ở Bắc Kạn hiện nay có Ban phát triển rừng ở các thôn, xã và cũng có hai
nhóm quản lý rừng phòng hộ, bên cạnh đó họ cũng đƣợc giao rừng sản xuất,
nhƣng hiện nay họ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất, khai
thác và tiêu thụ sản phẩm nên họ chƣa thực sự mặn mà với nghề trồng rừng. Ngoài
ra, dự án 3 PAD cũng hỗ trợ thành lập một số nhóm sở thích về nông nghiệp, những
hộ này cũng có diện tích rừng nhất định.
Phân tích so sánh giữa các nhóm có thể thấy những yếu tố giúp các nhóm
hoạt động hiệu quả bao gồm:
9




Ngƣời lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn tốt;



Diện tích đất rừng nhóm đƣợc giao lớn;




Có những chính sách hỗ trợ ban đầu của Nhà nƣớc;



Áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chế biến;



Có liên kết với các bên liên quan;



Ngƣời dân đƣợc thăm quan học tập các mô hình thành công.

Ngƣợc lại, việc hiểu biết chƣa đầy đủ về lợi ích khi tham gia các tổ nhóm, tƣ
duy sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu các kiến thức về thị trƣờng, tài nguyên, chính sách,
công nghệ và kỹ năng xã hội, chính quyền áp đặt từ trên xuống, không có sự tham vấn
với ngƣời dân sẽ khiến các nhóm khó phát triển lên thành các tổ chức sản xuất chuyên
nghiệp, thậm chí nhiều nhóm đã tan rã, ngừng hoạt động [10]. Điều này ảnh hƣởng
đến quá trình sản xuất và phát triển rừng của ngƣời dân địa phƣơng.

Trong bối cảnh đó, luận văn nghiên cứu và lồng ghép BĐKH vào chƣơng
trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) – hỗ trợ các tổ/ nhóm phát triển sinh kế bền
vững dƣới tán rừng. Việc lồng ghép sẽ đƣợc đƣa vào quá trình tập huấn và hỗ trợ
thực địa theo kế hoạch của chƣơng trình, khắc phục các hạn chế trong các hoạt
động sinh kế và phát triển sản xuất của các tổ/ nhóm lâm nghiệp.
1.1.2 Một số khái niệm
Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu –Intergovernmental Panel on
Climate Change (IPCC): IPCC là tổ chức quốc tế hàng đầu về đánh giá BĐKH do Tổ
chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) và Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc

(UNEP) thành lập năm 1988. Ban này hiện đƣợc tổ chức thành 3 nhóm công tác về:
I

- Đánh giá khoa học của sự BĐKH; II - Đánh giá tác động của biến BĐKH đến

môi trƣờng và kinh tế - xã hội; và III - Đề xuất các chiến lƣợc ứng phó với BĐKH.
Ngoài ra còn có một nhóm công tác về kiểm kê khí nhà kính [30].
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó trên cơ
sở chuỗi số liệu dài, khoảng 30 năm trở lên [18].
Thời tiết (đƣợc biểu hiện bằng các hiện tƣợng nắng, mƣa, nóng, lạnh..) tại bất kỳ
nơi nào, thƣờng thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ ngày này qua ngày
10


khác, năm này qua năm khác, ngay cả khi khí hậu không thay đổi. Ngƣợc lại, khí
hậu thƣờng ít thay đổi và có tính ổn định [18].
BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu,
có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc
tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc
dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do
tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay
đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [45].
Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích
ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH [8].
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát
thải khí nhà kính[8].
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các

cơ hội do nó mang lại [8].
Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt
Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất,
mây và lƣợng nhiệt đó đã giữ lại đó [45].
Khí nhà kính: mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khí quyển nhƣng các khí nhà kính
lại có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt của khí quyển. VD:
H2O; CO2; CH4; N2O; CFC…[45].
Ứng phó với BĐKH, bao gồm hai mảng là thích ứng và giảm nhẹ
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời
để phù hợp với tác động hiện tại hoặc tƣơng lai của BĐKH, do đó làm giảm tác hại
hoặc tận dụng những mặt có lợi [19].
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động để giảm bớt mức độ, cƣờng độ hoặc
không phát thải khí nhà kính [26], tăng bể hấp thụ khí nhà kính. Giảm nhẹ có thể là
11


sử dụng công nghệ mới và năng lƣợng tái tạo, làm các trang thiết bị cũ hoạt động
hiệu quả hơn, hoặc thay đổi phƣơng thức quản lý và thói quen ngƣời tiêu dùng để
hạn chế phát thải khí nhà kính [26].
Cộng đồng: Cộng đồng đƣợc khái niệm nhƣ là một hệ thống xã hội, một
nhóm ngƣời cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với
nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, Cộng
đồng là một nhóm ngƣời cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có
chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt
đƣợc mục đích chung [17].
Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực trong bối cảnh BĐKH là quá trình
phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nƣớc đang phát
triển và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh
vực: thích ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực hiện Công ƣớc

Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thƣ Kyoto [14].
Tính chống chịu: là khả năng của một hệ thống chịu đƣợc các nhiễu loạn
mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ
thống có khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều
chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của
nó [15].
Tiếp cận đa ngành: BĐKH gây nên những tổn thƣơng/ rủi ro đến nhiều lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng ở mỗi vùng/ địa phƣơng khác nhau.
Ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng, họ là một bộ
phận xã hội, trong hoạt động kinh tế- xã hội nhóm này đặt mục tiêu tạo dựng một
sinh kế bền vững để nâng cao chất lƣợng cuộc sống và thoát nghèo. Sinh kế của họ
dựa vào các nguồn lực sinh kế hiện có (nguồn lực con ngƣời, tự nhiên, tài chính,
vật chất xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách cụ thể ở địa phƣơng để tạo
dựng các chiến lƣợc sinh kế phù hợp nhằm đạt đƣợc các kết quả sinh kế bền vững
dƣới tác động của bối cảnh bên ngoài. BĐKH đã tác động trực tiếp đến nguồn lực
sinh kế của ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số đặc biệt là đến nguồn lực tự nhiên,
vật chất và nguồn lực xã hội. Vì vậy, đánh giá tác động của BĐKH đến nhóm này
12


cần chọn cách tiếp cận đa ngành. Bên cạnh đó, cách tiếp cận đa ngành cũng cho
phép đánh gía vai trò của các thể chế, chính sách nhà nƣớc và địa phƣơng trong
việc giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH đến những ngƣời nghèo,
ngƣời dân tộc thiểu số [12].
Lồng ghép biến đổi khí hậu là việc đƣa những nội dung về BĐKH, giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH vào quá trình hoạch định các chiến lƣợc, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững
[19].Nằm trong mục tiêu ƣu tiên của Bộ Kế hoạch đầu tƣ [7].
Hiện tƣợng thời tiết cực đoan: là hiện tƣợng hiếm ở một nơi cụ thể khi
xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tƣợng thời tiết cực

đoan thông thƣờng đƣợc có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Đặc trƣng của
thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà đặc trƣng cho khu vực đó,
nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ, địa hình [45].
1.1.3. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu
Từ cuối thế kỷXIX đến nay, nhịêt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng
0

kể. Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất đã tăng khoảng 0,74 C trong 100 năm
qua (1906 - 2005) . Thiên tai gồm bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc và các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan nhƣ nắng nóng, rét đậm, rét hại, mƣa lớn v.v, ngày càng xuất
hiện với tần suất lớn [28]. Điều này càng ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống ngƣời
dân ở những vùng núi, nơi có tỷ lệ nghèo cao, khi mà lũ ống, lũ quét đến nhanh hơn
và bất ngờ hơn cùng với các hiện tƣợng sạt lở đất, cuốn trôi nhà cửa, cây trồng và
vật nuôi.
Việc tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính CO 2, CH4 và N2O kể từ năm 1750
đến nay chính là hậu quả từ các hoạt động của con ngƣời, trong đó khí cácbôníc (CO 2)
là loại khí nhà kính chiếm tới một nửa khối lƣợng các khí nhà kính và đóng góp tới
60% trong việc làm tăng nhiệt độ khí quyển. Nồng độ khí nhà kính tăng nhanh chóng
do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và phá hủy các rừng cây [18]. Kết quả nghiên cứu
hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ

13


20

0

0


đã tăng lên 0,74 C (± 0,2 C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và

thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [44].

Hình 1.1. Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2 – Nguồn IPCC 2015
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng: Biến đổi của nhiệt độ

trung bình: Trong nửa cuối thế kỷ 20 (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
o

Nam đã tăng lên khoảng 0,5 C. Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1961 - 2000 cao
hơn trung bình năm của thời kỳ 1931- 1960 [34].
Lƣợng mƣa tháng và năm giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc. Lƣợng
mƣa mùa đông (các tháng 12, 1, 2) có dấu hiệu giảm hoặc không biến đổi trên hầu
hết các vùng khí hậu [34]. Lƣợng mƣa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng
khí hậu, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mƣa lớn cũng có xu thế tăng
lên tƣơng tƣơng ứng [28].
Các yếu tố khí hậu cực trị (nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, độ ẩm tƣơng
đối cực tiểu) cũng có xu hƣớng tăng lên rõ rệt trên phạm vi cả nƣớc [27].
Hiện tƣợng nắng nóng đi kèm với khô nóng xuất hiện trên hầu khắp lãnh thổ
Việt Nam, và có xu thế tăng nhiều ở vùng khí hậu B2 (bao gồm tỉnh Bắc Kạn) [34].
Dự tính khí hậu nửa đầu thế kỷ 21 nhiệt độ không khí trung bình của Việt
Nam sẽ tăng lên đáng kể, có thể lên tới 0.3ºC/ thập kỷ. Lƣợng mƣa cũng có xu thế
tăng lên trên hầu hết các vùng khí hậu [27].
1.2. Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu
Rừng có tác dụng hấp thụ khí cácbôníc trong không khí, nhƣng khi diện tích rừng
suy giảm, hoặc rừng trở nên nghèo kiệt cũng làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2
14



của “bể hấp thụ” này [18]. Hàng năm nạn mất rừng và suy thoái rừng toàn thế giới
là nguyên nhân gây ra khoảng 20% lƣợng phát thải khí nhà kính [11]. Các nơi
sống/sinh cảnh đƣơc bảo tồn và phục hồi có thể hấp thụ cacbon dioxit trong khí
quyển và dự trữ trong cơ thể thực vật. Hơn thế nữa, việc bảo tồn và phát triển các
hệ sinh thái nhƣ rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, có tác dụng giảm thiểu thiên tai,
nhất là bão, lũ lụt, sóng thần [15].


Việt Nam diện tích rừng bao phủ chỉ còn trên 30% [18], và chất lƣợng của

các rừng trồng mới còn thấp.
BĐKH là nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học làm ảnh
hƣởng tới chất lƣợng rừng. Bên cạnh đó, bão và hạn hán có thể dẫn đến tỷ lệ tử
vong cao của cây, làm cho khu rừng dễ bị thiệt hại phụ, nhƣ nhiễm ký sinh trùng và
nấm, làm ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây rừng. BĐKH
gây ra mƣa lớn tập trung, hoặc kết hợp với hạn hán làm gia tăng các quá trình rửa
trôi, dẫn tới suy giảm nghiêm trọng chất lƣợng đất, chỉ số ẩm ƣớt giảm đi gây ra
suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Số lƣợng
quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt
dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng [13].
Ngƣợc lại, sự suy giảm ĐDSH của hệ sinh thái rừng cũng góp phần làm gia tăng
BĐKH và tạo ra các rủi ro cho đời sống con ngƣời. Mặt khác ĐDSH thông qua các
dịch vụ hệ sinh thái rừng lại hỗ trợ và góp phần vào việc giảm nhẹ và thích ứng với
BĐKH. ĐDSH có thể hỗ trợ để giảm nhẹ và giảm các tác động có hại của BĐKH.

Khu vực Đông Nam Á là nơi mà đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên nƣớc có
khả năng tổn hại cao do biến đổi khí hậu. Tốc độ thay đổi nhanh chóng của khí hậu
sẽ gây ra mối đe dọa đối với nhiều chủng loại thực vật. Sự gia tăng tần suất cũng
nhƣ cƣờng độ bão, lũ cũng sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho các hệ sinh thái tự
nhiên [18].

Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tƣơng tác và tiến hóa lâu dài giữa
các yếu tố tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo. BĐKH với sự tăng lên

15


của nhiệt độ, thay đổi về lƣợng mƣa sẽ ảnh hƣởng đến thảm thực vật rừng và hệ
sinh thái rừng theo các chiều hƣớng khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, tới năm 2100, các hệ sinh thái rừng tự nhiên
nhƣ hệ sinh thái rừng khộp, rừng kín xanh quanh năm và rừng kín rụng lá đều có
xu hƣớng thu hẹp diện tích so với hiện nay.
o

Hệ sinh thái rừng kín và các hệ sinh thái rụng lá ẩm nhiệt đới có thể bị ảnh
hƣởng mạnh mẽ nhất bởi BĐKH.

o

Phân bố và ranh giới các kiểu rừng khác nhau cũng nhƣ rừng thứ sinh có thể
dịch chuyển. Chẳng hạn rừng cây gỗ họ dầu sẽ mở rộng lên phía Bắc và lên
các vành đai cao hơn. Rừng rụng lá với các loại cây chịu hạn sẽ phát triển
hơn do độ ẩm đất giảm, đồng thời bốc thoát hơi giảm trong quá trình sinh
trƣởng của cây [18].

o

Nhiệt độ tăng cao cùng với ánh sáng dồi dào hơn sẽ thúc đẩy quá trình quang
hợp, dẫn đến tăng cƣờng quá trình đồng hóa của cây rừng. Đặc biệt, sự tăng
lên của khí cácbonic cũng góp phần tăng sự phát triển của hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên khi mà độ ẩm đất giảm, bốc thoát hơi nƣớc sẽ làm cho cây tăng

chỉ số sinh trƣởng của chúng trong khi đó sinh khối của cây rừng có thể sẽ
suy giảm. Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng ở tất cả các khu vực
và đặc biệt là vào các tháng trong mùa nóng và khô hanh [18].

o

Nguy cơ suy thoái, khả năng bị diệt chủng của động, thực vật có thể gia tăng
do biến đổi khí hậu gây ra. Trong điều kiện nhiệt độ và lƣợng mƣa gia tăng,
sâu bệnh hại và các loại dịch bệnh sẽ phát triển mạnh hơn, ảnh hƣởng lớn
đến sinh trƣởng, phát triển của hệ sinh thái rừng [18].

o

Biến đổi khih́ âụ cũng có th ể làm giảm diện tích đất canh tác do úng ngâpp̣ ,
nhiêmm̃ măṇ, nhiêmm̃ phèn, hạn hán dẫn đến tăng nguy cơ chuyển đổi mucp̣ đich ́
sƣƣ̉ dungp̣ đất lâm nghiệp.

1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Trong quá trình ứng phó với BĐKH, cộng đồng thƣờng tìm cách cải thiện điều
kiện sinh sống của họ thông qua các loại vốn sẵn có tại địa phƣơng [40], làm giảm
tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi.
16

Để cải thiện điều kiện sinh sống của mình, cộng đồng địa phƣơng cần phải biết
phát huy cả các nguồn lực vật chất, xã hội; và các hoạt động cần thiết để kiếm sống


[43]. Dƣới đây là sơ đồ mô tả cách một cộng đồng địa phƣơng sử dụng vốn để ứng
phó với BĐKH [1].


Thời tiết bất
thƣờng:
- Lạnh
-Nắng nóng
- Mƣa lớn
-Bão
Các hiện
tƣợng khác

Hình 1.2. Cộng đồng địa phƣơng vận dụng vốn để ứng phó với một số hiện
Một điều rất cần thiết trong quá trình tìm kiếm giải pháp ứng phó với BĐKH
dựa vào cộng đồng là cần phải nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các thành phần tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan, đảm bảo khai
thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên [31].
1.4. Tổng quan về lồng ghép biến đổi khí hậu vào lĩnh vực lâm nghiệp
0

Ở Việt Nam trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 C trên

phạm vi cả nƣớc và lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh
thổ. Sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân tộc miền núi bị tác

động của hiện tƣợng nhƣ lũ quét, hạn hán, sạt lở đất và những đợt rét đậm [21].
17


Biến đổi khí hậu gây ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Một trong
những cộng đồng dễ bị tổn thƣơng nhất là các dân tộc thiểu số ở miền núi, ngƣời
già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất là những đối tƣợng ít có cơ hội lựa
chọn [42].

Việc hỗ trợ các phƣơng pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng trong quản lý thiên
tai là một trong sáu mục tiêu giảm nhẹ tác động của thiên tai đến con ngƣời và đến
hoàn cảnh xã hội, kinh tế, và môi trƣờng ở các quốc gia thành viên, trong Hiệp
định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp [22].
Tuy nhiên, ở Việt Nam nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn
chế và phiến diện. Ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng mới chỉ quan tâm nhiều
đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chƣa quan tâm đúng mức
tới việc chuyển đối lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hƣớng cácbon thấp, tăng trƣởng xanh. Do đó, một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc là nâng
cao chất lƣợng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm khai
thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai
[25].
Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội là một phƣơng pháp tiếp cận nhằm đạt đƣợc các chính sách
liên quan đến BĐKH . Tích hợp vấn đề BĐKH do đó có thể đảm bảo rằng các
chƣơng trình phát triển chính sách không làm tăng rủi ro trƣớc những thay đổi về
khí hậu ở hiện tại và tƣơng lai. Tích hợp chính sách BĐKH bao gồm theo chiều
ngang và theo chiều dọc thông qua một loạt các cấp quản lý. Tích hợp theo chiều
ngang là đƣa mục tiêu BĐKH vào các chính sách công của chính phủ. Theo chiều
dọc là đƣa nội dung BĐKH vào chính sách ngành, ví dụ năng lƣợng. Tuy nhiên,
việc thực hiện các chính sách ở cấp dƣới có khả năng bị xa rời mục tiêu chính sách
ban đầu đƣợc đƣa ra ở cấp Bộ. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu [32].
Hiện nay cũng chƣa nghiên cứu nào về việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
vào các hoạt động, chƣơng trình của các dự án cụ thể.
Một trong những lợi ích của việc lồng ghép thích ứng BĐKH, là tăng cƣờng
hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con ngƣời và thiên nhiên - những điều này
18


×