Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 106 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM










BÙI THỊ NHUNG









CƠNG CUỘC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010










LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ












THÁI NGUN, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu />

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM











BÙI THỊ NHUNG







CƠNG CUỘC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010



Chun ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THU THỦY









THÁI NGUN, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu />
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các cứ
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học chưa được
cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn



Bùi Thị Nhung


Xác nhận
của Trưởng khoa chun mơn






TS. Hà Thị Thu Thủy
Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học





TS. Hà Thị Thu Thủy







Số hóa bởi trung tâm học liệu />
ii



LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ q báu
của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi nhà trường.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Sau đại học, khoa Lịch sử cùng các thầy, cơ giáo Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Ngun đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu

khoa học và giúp đỡ em trong suốt q trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thủy - người đã
nhiệt thành, ân cần định hướng, chỉ bảo, dẫn dắt em trong q trình tìm hiểu,
nghiên cứu và triển khai luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Ba Bể, Phòng Thống kê,
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Ba Bể đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong q trình thu thập thơng tin, cứ liệu và khảo sát
thực tế để thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, tháng 09 năm 2013
Tác giả



Bùi Thị Nhung




Số hóa bởi trung tâm học liệu />
iii


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng số liệu v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
10
Chương 1. Khái qt về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cơ s
ở lí
luận về xóa đói giảm nghèo
10
1.1. Khái qt về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
10
1.1.1. Lịch sử hành chính 10
1.1.2. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 13
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 19
1.2. Cơ sở lý luận về đói nghèo trên thế giới và Việt Nam
26
1.2.1. Trên thế giới 26
1.2.2. Ở Việt Nam 28
1.2.3. Định hướng của Chương trình XĐGN ở Việt Nam 34
Tiểu kết 38
Chương 2. Q trình thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo

huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2010
40
2.1. Giai đoạn 2001 - 2005
40
2.1.1. Mục tiêu 40
2.1.2. Biện pháp và q trình thực hiện 42
2.1.3. Kết quả 45

2.2. Giai đoạn 2006 - 2010
49
2.2.1. Mục tiêu 49
2.2.2. Biện pháp và q trình thực hiện 50
2.2.3. Kết quả 56
Số hóa bởi trung tâm học liệu />
iv

Tiểu kết 61
Chương 3. Tác động của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo tới sự ph
át
triển kinh tế - xã hội ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
62
3.1. Tác động về kinh tế
62
3.1.1. Trong nơng – lâm – thủy sản 64
3.1.2. Trong cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ 74
3.2. Tác động về xã hội 77
Tiểu kết 84
KẾT LUẬN
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90
PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm học liệu />
iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cụm từ viết tắt Viết đầy đủ
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
GDP Tổng thu nhập quốc nội
USD Đơ la Mĩ
KT-XH Kinh tế - xã hội
ĐHTN Đại học Thái Ngun
ĐHKT Đại học kinh tế
HĐND, UBND Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
GIS Hệ thống thơng tin địa lí
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kĩ thuật
Asean Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
WB Ngân hàng thế giới
Bộ LĐ-TB&XH Bộ Lao động – Thương binh và xã hội
TCTK Tổng cục thống kê
BCH Ban chấp hành
NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ
BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em
KKHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
BHYT Bảo hiểm y tế
NN&PTNT Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
THCS Trung học cơ sở
BCĐ Ban chỉ đạo
QĐ Quyết định
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc

Số hóa bởi trung tâm học liệu />
v

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU


Stt

Nội dung Trang
1
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2007 - 2010
17
2 Bảng 1.2. Dân số huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn năm 2008 - 2009 19
3
Bảng 1.3. Lực lư
ợng lao động huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn năm
2008 - 2009
20
4
Bảng 1.4. Số hộ, nhân khẩu và lực lư
ợng lao động huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn phân chia theo khu vực thành thị -
nơng thơn
năm 2010
21
5
Bảng 1.5. Thống kê trường, lớp học và s
ố học sinh của huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn năm học 2008 - 2009
22
6 Bảng 1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của huyện Ba Bể năm 2009 24
7 Bảng 1.7. Chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1994 - 2008 33
8 Bảng 1.8. Chuẩn nghèo chung giai đoạn 1993 - 2008 33
9 Bảng 2.1. Nguồn vốn đầu tư theo Chương trình 30a năm 2010 55

10

Bảng 3.1. Quy mơ và cơ cấu kinh tế huyện Ba B
ể, tỉnh Bắc
K
ạn giai đoạn 2008 - 2010
62
11

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh t
ế huyện Ba
B
ể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2007 - 2009
63
12

B
ảng 3.3. Thực trạng sản xuất nơng nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2010
67
13

Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lư
ợng một số cây nơng
nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn năm 2010
68
14

Bảng 3.5. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn 2007 - 2009 70
15


B
ảng 3.6. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2007 - 2009
72
16

Bảng 3.7. Diện tích và sản lư
ợng thủy sản huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2007 - 2009
73
Số hóa bởi trung tâm học liệu />
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Stt

Nội dung Trang

1 Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 14
2
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng nghèo huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2001 – 2005
46
3
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo của huyện Ba Bể so
với tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2006 - 2010
57

4
Hình 2.3. Biểu đồ số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo huyện Ba Bể
giai đoạn 2006 – 2010
58
5
Hình 2.4. Biểu đồ so sánh tỉ lệ hộ nghèo các xã/thị trấn huyện
Ba Bể năm 2010
59
6
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng nghèo huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2006 – 2010
60





Số hóa bởi trung tâm học liệu />

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính tồn cầu và được
cả thế giới quan tâm. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ người đang sống
trong cảnh đói, nghèo, thậm chí ngay ở các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn
Độ, … Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển đi lên, cùng với xu thế hợp
tác và tồn cầu hóa thì vấn đề XĐGN đã trở thành mối quan tâm của cộng đồng

quốc tế.
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng GDP trung bình năm thời kỳ 2001 - 2010 đạt
7,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị
trường (giảm tỉ trọng nhóm ngành nơng - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng nhóm
ngành cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ), GDP/người năm 2010 ước khoảng
1.200 USD, … Tuy nhiên, xét về trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn là
một nước nơng nghiệp lạc hậu với 69,5% dân số sống ở nơng thơn (năm 2010).
Lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nơng dân và canh tác nơng nghiệp là hoạt
động đặc trưng phổ biến của nền kinh tế (49,5% lao động nơng nghiệp chỉ tạo
ra 20,6% GDP của nền kinh tế - 2010). Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng
đang làm cho sự phân hố giàu, nghèo tăng lên. Dân cư sống chủ yếu ở các
vùng nơng thơn, vùng dân tộc miền núi có tỉ lệ hộ nghèo cao. Năm 2010, tỉ lệ
hộ nghèo ở vùng Trung du - miền núi phía Bắc chiếm 26,7%, Tây Ngun
20,3%. Đây là hai địa bàn có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Do đó, XĐGN là
một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần tự lực, tự
cường, đồn kết của cả dân tộc còn cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tổ
chức quốc tế nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo,
thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các
dân tộc, nhóm dân cư hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhanh chóng đưa
nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

2

Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế được
hướng vào mục tiêu XĐGN đã được thực hiện trong phạm vi cả nước (chương
trình 134, 135, …), đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
được triển khai đồng bộ với mục tiêu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vay vốn
sản xuất, dạy nghề, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh

hoạt, tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức gần 58% năm 1993 xuống còn
14,2% năm 2010 và 12,6% năm 2011. Thành tựu của XĐGN đã góp phần vào
mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện cơng bằng xã hội. Để thực
hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp
theo hướng hiện đại, vấn đề phát triển nơng nghiệp - nơng thơn là nhiệm vụ hết
sức quan trọng. Trong đó, nhất thiết phải thực hiện cơng tác XĐGN, nhất là đối
với khu vực nơng thơn, miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít
người sinh sống.
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là một trong 62 huyện
nghèo nhất cả nước, có diện tích tự nhiên 68.412 ha với 16 đơn vị hành
chính (15 xã và 01 thị trấn), dân số khoảng 46.618 người (năm 2009).
Những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các dân tộc trong huyện cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng
và Nhà nước, cơng tác XĐGN của huyện Ba Bể đã đạt được nhiều thành
tựu lớn và đảm bảo mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện đề ra.
Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh (từ 69,44% năm 2006 xuống còn 27,89% năm
2010). Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, … Tuy nhiên, so với tồn tỉnh và
cả nước, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Ba Bể còn ở mức cao. Trong thời gian
tới, cơng tác XĐGN vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển
KT - XH của địa phương.
Do vậy, việc tìm hiểu những thành tựu và tồn tại trong cơng cuộc XĐGN
của huyện vừa mang giá trị khoa học vừa mang tính thực tiễn cao. Kết quả
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

3

nghiên cứu sẽ chứng minh ý nghĩa, tác dụng to lớn của cơng cuộc XĐGN đối
với huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung trên con đường phát triển
KT - XH. Đồng thời, đánh giá nghiêm túc những khía cạnh đã làm được và

chưa làm được trong cơng tác XĐGN của huyện giai đoạn 2001 - 2010. Đây là
cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho cơng cuộc XĐGN của
huyện trong những năm sau.
Xuất phát từ u cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Thu Thủy, chúng tơi quyết định lựa chọn
hướng nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2010”
2. Lịch sử nghiên cứu
Thế kỷ XXI là thế kỷ hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa trên tất cả các lĩnh
vực nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và phồn thịnh. Để làm được điều đó,
tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam đang nỗ lực trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển KT - XH và giảm nghèo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và nâng cao mức sống của người dân, đảm
bảo an sinh xã hội (nhất là trong bối cảnh bức tranh kinh tế thế giới suy thối từ
năm 2008 đến nay). Vấn đề nghèo đói trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học, tổ chức trong và ngồi nước quan
tâm, nghiên cứu.
2.1. Trên thế giới
Mỗi năm Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, thường cơng bố các
nghiên cứu về tình trạng đói nghèo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm
2000, WB chính thức cơng bố
"Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - tấn
cơng nghèo đói"
ở tầm vĩ mơ
. Ngồi thơng tin về số lượng người nghèo trên
thế giới, báo cáo thể hiện những luận điểm, cách tiếp cận, đánh giá trên nhiều
phương diện của đói nghèo, nâng vấn đề đói nghèo trở thành vấn đề cấp thiết
của nhân loại.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />


4

Từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX, vấn đề nghèo và giảm
nghèo được quan tâm trên hai phương diện lí luận và thực tiễn. Những cuộc
hội thảo khoa học và nghiên cứu thực tế do các cơ quan nghiên cứu thuộc
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam, đã phác hoạ bức tranh tồn
cảnh về nghèo đói ở Việt Nam. Cuốn sách
"Việt Nam đánh giá đói nghèo và
chiến lược"
của WB vào tháng 01/1995 xem xét tình trạng nghèo đói của cả
nước ta trong bối cảnh vừa kết thúc chiến tranh và tiến hành đổi mới.
Đánh giá tổng quan và diễn biến đói nghèo của nước ta thể hiện rõ thơng
qua Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam "Báo cáo phát triển Việt
Nam năm 2000 - Tấn cơng nghèo đói". Những nghiên cứu cho thấy, đói nghèo
là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Báo cáo đặc biệt hữu ích khi đưa cách tiếp
cận để giải quyết nghèo khổ bền vững với ba trụ cột là tạo cơ hội, đảm bảo sự
bình đẳng, giảm bớt nguy cơ bị tổn thương. Tài liệu này cung cấp nguồn tư liệu
phong phú liên quan đến giảm nghèo rất hữu ích cho người nghiên cứu.
"Nghèo - Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004" đã đánh giá chi tiết các giải
pháp vĩ mơ giảm nghèo ở Việt Nam. Nội dung báo cáo cho thấy cơng cuộc
giảm nghèo ở Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, xuất phát từ chính sách và
tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, khuyến nghị trong giảm nghèo cần chú trọng
nhiều đến việc giảm nghèo có sự tham gia của người dân. Báo cáo cho người
đọc cái nhìn tổng quan về nghèo đói của Việt Nam trong tương quan so sánh
với các nước khác, tính xác thực của số liệu giảm nghèo ở Việt Nam.
Trong khn khổ Dự án hợp tác Việt Nam - Ca na đa "Một số vấn đề giảm
nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam" năm 2003, TS. Bùi Minh Đạo phân
tích khá chi tiết, hiện trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, tác
giả đề cập đến những quan điểm, giảm nghèo đối với các vùng dân tộc thiểu số.

Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích nhiều cho người nghiên cứu và cán bộ
làm cơng tác xóa đói giảm nghèo với những kinh nghiệm nghiên cứu đói nghèo
và giải pháp giảm nghèo hiệu quả ở vùng dân tộc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

5

2.2. Ở Việt Nam
XĐGN là chiến lược của Chính phủ nhằm giảm tỉ lệ hộ nghèo, thu hẹp
khoảng cách về giữa các vùng, miền, dân tộc về mọi mặt của đời sống KT -
XH. Vấn đề này cũng có nhiều tác giả quan tâm.
Các cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận có:
Vũ Anh Tuấn (1997), “Những tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo ở nơng
thơn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (227).
Lê Phong Du - Hồng Văn Hoa (1999), “Kinh tế thị trường và sự phân
hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), “Triển khai nghị quyết
Trung ương 4 khóa VIII. Tích cực giải quyết việc làm và XĐGN”, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001), “Chương trình mục tiêu
quốc gia Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010”, Hà Nội.
Ngơ Quang Minh (1999), “Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xóa
đói giảm nghèo trong q trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề đói nghèo ở Việt Nam có:
Cơng trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có: Đói
nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993), Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội,
1993), XĐGN với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997), …
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tăng trưởng và XĐGN ở Việt Nam, thành
tựu, thách thức và giải pháp, Hà Nội.

Đặc biệt vào n
ăm 2010, Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cơng bố
"Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010 - Việt Nam 2/3 chặng
đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm
2015"
. Báo cáo đã đánh giá những thành tựu Việt Nam đạt được trong
mục tiêu xố bỏ tình trạng nghèo cùng cực, thiếu đói và chỉ ra thách thức
trong cơng cuộc XĐGN thời gian tới.

Số hóa bởi trung tâm học liệu />

6

Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hằng: “Vấn đề XĐGN ở nơng
thơn nước ta hiện nay”, 1999.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Thị Hằng: “Vấn đề giảm nghèo trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia hồ
Chí Minh, 2001.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Tào Bằng Huy: “Những giải pháp cơ bản
nhằm XĐGN ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2010” ĐHKT Quốc dân,
1999.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đỗ Thị Dung: “Giải pháp XĐGN trên địa
bàn huyện Nơng Sơn, tỉnh Quảng Nam” Đại học Đà Nẵng, 2011.
Một số đề tài khác: XĐGN ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Thực trạng và giải
pháp; XĐGN ở Gia Lai - Thực trạng và giải pháp; …
Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng đã có một số cơng trình nghiên
cứu về đói nghèo như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đinh Thị Nguyệt Anh “Giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư cho XĐGN tại tỉnh Bắc Kạn” ĐHTN, 2012

Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hồng Minh Hiền “Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn” ĐHTN, 2011
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trương Thu Hương “Thực trạng việc triển
khai chương trình giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn” ĐHTN, 2011
Các cơng trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc
độ khác nhau xét về khía cạnh lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến “Cơng cuộc
XĐGN ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2010”. Bởi vậy, tác giả
lựa chọn hướng nghiên cứu này làm đề tài luận văn thạc sĩ. Trong q trình
thực hiện đề tài, tác giả có sự kế thừa những thành quả của các nghiên cứu
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

7

trước đó để tham khảo và coi đó là những tư liệu q báu, tạo điều kiện cho tác
giả tiếp tục nghiên cứu và hồn thành đề tài khoa học này.
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về đói nghèo,
XĐGN dưới góc độ sử học;
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng XĐGN trên địa bàn huyện Ba
Bể. Trong đó phân tích, chỉ rõ các ngun nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của
huyện Ba Bể và tình hình thực hiện các chính sách XĐGN trên địa bàn;
Thứ ba, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo ở
huyện Ba Bể .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo của huyện Ba Bể và hiệu
quả thực hiện các chương trình XĐGN trên địa bàn huyện.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung
: Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích hiện trạng nghèo và
giảm nghèo ở huyện Ba Bể; ngun nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập và nghèo đói. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp người dân
XĐGN.
- Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong đề tài được cập nhật trong giai
đoạn 2001 – 2010.
- Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghèo, giảm
nghèo ở huyện Ba Bể (bao gồm 01 thị trấn và 15 xã)
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo và giảm
nghèo, từ đó vận dụng vào nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Bể;
- Phân tích thực trạng đói nghèo và q trình thực hiện các chương trình,
chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Ba Bể;
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

8

- Đánh giá những chuyển biến KT - XH thơng qua cơng cuộc XĐGN. Đề
xuất các giải pháp chủ yếu cho việc giải quyết vấn đề XĐGN ở huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn sau.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu chung: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các
Bộ, Ngành, Trung ương và các tài liệu về XĐGN, các chế độ chính sách thực
hiện cơng tác XĐGN.
Nguồn tư liệu địa phương: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình XĐGN

của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn. Các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy,
HĐND, UBND huyện, các xã, thị trấn trong địa bàn huyện giai đoạn 2001 -
2010. Số liệu của các phòng, ban liên quan đến nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học (phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử) và bám sát đường lối của Đảng, Nhà nước trong q
trình CNH, HĐH. Trong q trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số
phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu: Sử dụng phương pháp này
trong việc thu thập thơng tin, xử lí các số liệu, tài liệu khác nhau như: các văn
kiện, nghị quyết Đảng bộ các cấp; các sách, tài liệu nghiên cứu lí luận về đói
nghèo, các tài liệu thống kê Trung ương và cấp tỉnh, các bản đồ, biểu đồ, các số
liệu, tài liệu có được từ khảo sát thực địa … liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích các số liệu, tài
liệu thu thập được trên cơ sở đó, tổng hợp khái qt hố rút ra các kết luận, các
nhận định khoa học, thành lập các bản đồ, biểu đồ… phục vụ mục đích nghiên
cứu tình trạng nghèo và giảm nghèo ở huyện Ba Bể.
- Phương pháp điền dã: Được tiến hành theo một số tuyến và điểm trên địa
bàn huyện Ba Bể nhằm kiểm tra, đánh giá và thu thập bổ sung các tư liệu, số
liệu, hình ảnh về thực trạng nghèo và giảm nghèo của huyện.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

9

- Phương pháp bản đồ - GIS: Là phương pháp và cơng cụ quan trọng trong
nghiên cứu dữ liệu sử học, đặc biệt là dữ liệu số. Các bản đồ là những tài liệu
tham khảo và cũng là sản phẩm của q trình nghiên cứu. Các biểu đồ là hình
ảnh trực quan sinh động được xây dựng trên cơ sở các bảng số liệu. Sử dụng
CNTT nhằm xây dựng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ và biểu đồ liên quan tới hiện
trạng và ngun nhân đói nghèo trên địa bàn nghiên cứu.

5. Đóng góp chính của luận văn
- Đúc kết và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nghèo và giảm nghèo
dưới góc độ sử học;
- Làm rõ các ngun nhân chi phối đến thực trạng nghèo và giảm nghèo ở
huyện;
- Đưa ra bức tranh thành tựu và tồn tại trong cơng cuộc XĐGN ở huyện;
- Đề xuất được giải pháp và kiến nghị trong cơng cuộc XĐGN trên địa bàn
huyện hợp lý, có hiệu quả.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Khái qt về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cơ sở lí luận về
XĐGN.
Chương 2: Q trình thực hiện cơng cuộc XĐGN ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2001 - 2010.
Chương 3: Tác động của cơng cuộc XĐGN tới sự phát triển kinh tế - xã
hội ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu />

10


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QT VỀ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO

1.1. Khái qt về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.1.1. Lịch sử hành chính

Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, huyện lỵ là thị trấn Chợ
Rã nằm trên quốc lộ 279, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 50 km về phía Tây Bắc.
Cùng với trục đường chính là quốc lộ 279, còn có đường tỉnh lộ 254 đi về
huyện Chợ Đồn, tỉnh lộ 201 đi về huyện Bạch Thơng ở phía Nam và đường liên
tỉnh 212 sang Cao Bằng ở phía Bắc.
Ba Bể là nơi có truyền thống chống giặc ngoại xâm oanh liệt qua các thời
kì lịch sử.
Thời Lý, huyện Ba Bể ngày nay thuộc đất huyện Vĩnh Thơng; thời Lê,
nằm ở châu Bạch Thơng thuộc phủ Thơng Hóa. Thị trấn Chợ Rã là huyện lỵ Ba
Bể, đồng bào địa phương gọi là chợ Slo. Tên gọi Chợ Rã xuất hiện sớm trong
lịch sử, được nêu trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và sau đó nêu ở “Đại
Nam nhất thống chí”, trong mục Thái Nguyễn thổ sản.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Thái Ngun được thành lập,
địa bàn Chợ Rã thuộc đất Thái Ngun. Từ 1884 đến 1888, thực dân Pháp
lần lượt đem qn đánh chiếm các tỉnh Việt Bắc. Sau khi hồn thành cơng
cuộc chinh phục và bình định căn bản khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc,
để thống trị và bóc lột nhân dân các dân tộc miền núi đạt ý đồ của Pháp,
ngày 11/4/1900, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định tách một phần đất
thuộc tỉnh Thái Ngun thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm 4 châu: Bạch Thơng,
Chợ Rã, Thơng Hóa (sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hóa (sau đổi thành
Ngân Sơn).
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

11

Ngày 25/6/1901, thực dân Pháp sát nhập địa giới tổng n Đĩnh, huyện
Phú Lương (Thái Ngun) vào Bạch thơng (Bắc Kạn). Đến ngày 06/8/1916,
thực dân Pháp lại tách một số tổng thuộc Châu Bạch Thơng và châu Chợ Rã để
thành lập châu Chợ Đồn. Do vậy, trước năm 1901 trong sự phân chia địa giới,
địa phận Ba Bể có cả một số địa phương châu Chợ Đồn. Trong thời Pháp

thuộc, châu Chợ Rã chiếm khoảng 115 km
2
.
Năm 1942, phong trào Việt Minh được củng cố và mở rộng căn cứ ở Cao
- Bắc - Lạng và con đường Nam tiến, các xã phía Đơng Chợ Rã (Hà Hiệu,
Bành Trạch, Phúc Lộc …) phát triển mạnh mẽ phong trào Việt Minh. Năm
1943, các đồn Nam Tiến và Tây Tiến đều xuất phát từ Ngun Bình tiến qua
Chợ Rã xây dựng cơ sở Việt Minh trong đồng bào các dân tộc. Ngày
30/03/1945 đến 20/8/1945, lực lượng vũ trang nhân dân các dân tộc châu Chợ
Rã đã 3 lần đánh bại qn đội phát xít Nhật tấn cơng muốn chiếm lại Chợ Rã
để chốt giữ sâu trong vùng giải phóng của ta.
Trong thời kì vận động cách mạng tháng Tám (năm 1945), Ba Bể cũng là
một trong những huyện có cơ sở và phong trào cách mạng sớm, là huyện thành
lập được chính quyền cách mạng cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn. Ba Bể
đã đập tan các cuộc tiến cơng của phát xít Nhật vào vùng giải phóng, giữ vững
chính quyền cách mạng, bảo vệ an tồn các cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí
Minh từ Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào để chỉ đạo cuộc chuẩn bị tổng khởi
nghĩa kịp thời cơ.
Trong suốt cuộc kháng chiến, Đảng bộ huyện Ba Bể ra đời đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng, bảo vệ và
giải phóng q hương, đập tan các cuộc hành qn xâm lược của thực dân Pháp
lên căn cứ Việt Bắc, bảo vệ các cơ quan Trung ương và Tỉnh, góp phần xứng
đáng vào chiến thắng Việt Bắc mùa đơng năm 1947. Đồng thời, Ba Bể tích cực
đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa giáo dục, ra sức đóng góp sức người, sức
của cho cuộc kháng chiến của dân tộc ta đi đến thắng lợi. Đến năm 1965, do
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

12

u cầu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Ngun

được hợp nhất.
Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội Nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số
103/NĐ -TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái
Ngun và Bắc Kạn. Ba Bể trở thành huyện của tỉnh Bắc Thái.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Chợ Rã đã tích cực chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, làm tốt nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn.
Đến năm 1978, xuất phát từ u cầu bảo vệ tổ quốc, để có hậu phương cho
tỉnh Cao Bằng, ngày 29/12/1978 theo đề nghị của HĐND hai tỉnh Cao Lạng và
Bắc Thái, kỳ họp thứ IV của Quốc hội khóa VI Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quyết nghị sát nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của Bắc
Thái thuộc tỉnh Cao Bằng.
Năm 1997, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong cơng cuộc
xây dựng, đổi mới đất nước, thực hiện Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, ngày 01/01/1997, Quốc hội quyết định tái
thành lập tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể và Ngân Sơn trở lại thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Ngày 28/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 56/NĐ - CP về việc thành
lập huyện Pắc Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Ba Bể được chia thành huyện
Ba Bể và Pắc Nặm [17]
Sau những thắng lợi lịch sử, Tổ quốc hồn tồn độc lập thống nhất, đất
nước bước vào thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội và đang nỗ lực vượt bậc để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tự hào về
truyền thống u nước, đấu tranh cách mạng của q hương, Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc huyện Ba Bể đã và đang hồn thành những mục tiêu KT - XH
và thực hiện cơng cuộc XĐGN.
Hiện nay, Ba Bể có 16 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 15 xã gồm:
Bộc Bố, Hà Hiệu, Khang Ninh, Chu Hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc, Hồng
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

13


Trĩ, Quảng Khê, Yến Dương, Địa Linh, Thượng Giáo, Nam Mẫu, Cao Thượng,
Cao Trĩ, Phúc Lộc, Bành Trạch. Trong đó, có 12 xã đặc biệt khó khăn nằm
trong chương trình 135 giai đoạn II, đó là: Mỹ Phương, Đồng Phúc, Hồng Trĩ,
Quảng Khê, Yến Dương, Địa Linh, Thượng Giáo, Nam Mẫu, Cao Thượng, Cao
Trí, Phúc Lộc, Bành Trạch. Vì vậy, cơng cuộc XĐGN đã được huyện Ba Bể
quan tâm và xúc tiến ngay từ khi tái lập huyện cùng với sự tham gia của các
cấp, các ngành và tồn thể nhân dân [18]
1.1.2. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Vị trí địa lí
Ba Bể nằm trong tọa độ địa lí từ 22
0
27’ đến 22
0
35’ Bắc và 105
0
44’ đến
105
0
58’Đơng. Huyện có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn, với
206 thơn bản, tiểu khu phố (tổng diện tích tự nhiên là 68.412 ha - năm 2009)
Vị trí tiếp giáp của huyện như sau: phía Đơng Ba Bể giáp huyện Ngân
Sơn; phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tun Quang; phía Nam giáp
huyện Bạch Thơng; phía Bắc giáp huyện Pắc Nặm và tỉnh Cao Bằng (hình 1.1).
Như vậy, huyện Ba Bể có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Địa
bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, điển hình là hồ Ba Bể với tiềm năng
du lịch rất lớn. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng, nhất là giao thơng chậm phát triển
đã hạn chế khả năng phát triển KT - XH của huyện.[ 24]
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên

a. Địa chất, địa hình
Địa hình chủ yếu của Ba Bể là núi cao xen lẫn những khối núi đá vơi hiểm
trở, phân lớp dầy, q trình Karxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú. Độ cao
trung bình trên 600m so với mặt nước biển, dãy núi chính là Phja Bjc cao
1.578m, nghiêng dần theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam và có thể chia làm 3
dạng địa hình chính.


Số hóa bởi trung tâm học liệu />

14




























Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Tác giả)
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

15

Địa hình núi đá vơi phân bố chủ yếu ở xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao Trĩ,
Hồng Trĩ với những dãy núi đá vơi cao trên 1.000m xen giữa các thung lũng
hẹp tạo thành những vách dựng đứng, cheo leo, độ cao phổ biến từ 600m -
1.000m, độ dốc là 25
0
. Đây là vùng núi cao, địa hình hiểm trở nên ít có điều
kiện phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Địa hình núi đất ở các xã phía Nam, độ cao phổ biến 300 - 400m, độ dốc
bình qn từ 20
0
- 40
0
và bị chia cắt bởi các khe suối, giao thơng đi lại rất khó
khăn. Đây là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp và nơng - lâm kết hợp, là
vùng có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây ăn quả của huyện.
Địa hình thung lũng phân bố dọc theo sơng suối xen giữa các dãy núi cao

(trung tâm huyện) có độ cao trung bình 200 - 300m, diện tích khoảng 1.000 ha,
là địa hình cấu tạo nên các cánh đồng trồng lúa màu của các xã trong huyện.
Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nơng
nghiệp hàng hóa nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây
trồng và vật ni cho nhân dân trong huyện.
Với đặc thù là một huyện miền núi, có địa hình phức tạp, có độ dốc lớn,
chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 400 - 1.200m so với mực nước biển, đất
nơng nghiệp ít, nhỏ hẹp và chủ yếu là ruộng bậc thang, huyện còn gặp nhiều
khó khăn trong việc xây dựng đường giao thơng giữa các xã, đặc biệt là những
xã vùng cao.
b. Thủy văn
Địa bàn huyện Ba Bể có hệ thống sơng suối chính như sau: Có sơng Năng
và sơng Chợ Lùng chảy qua. Sơng Năng bắt nguồn từ khối núi cao Phía Giạ
(thuộc Bảo Lạc - Cao Bằng), khi chảy vào địa phận xã Bằng Thành, huyện Pắc
Nặm thì chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam; nhưng khi đến địa phận xã
Bành Trạch chuyển hướng gần như Đơng đến Tây. Sơng Chợ Lùng bắt nguồn
từ phía Nam huyện Ba Bể theo hướng Đơng Nam - Tây Bắc, sau đó đổ vào hồ
Ba Bể và thơng ra sơng Năng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

16

Có suối Tả Han và suối Bó Lù đều bắt nguồn từ dãy Phja Bjc chảy vào
hồ Ba Bể. Suối Cao Thượng bắt nguồn từ xã Cổ Linh, huyện Pắc Nặm chảy
qua địa bàn xã Cao Thượng rồi hòa với dòng sơng Năng. Ngồi ra, còn có hàng
trăm con suối lớn, nhỏ phân bố khắp các xã trong huyện.
Như vậy, hệ thống sơng, suối dày đặc đã trực tiếp chi phối chế độ thủy
văn của huyện, song hầu như các sơng, suối đa phần có đặc điểm đều là thượng
nguồn có lòng hẹp và độ dốc lớn, thường gây ra lũ về mùa mưa và cạn kiệt
nước về mùa khơ. Tuy nhiên, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hồ Ba

Bể và sản xuất nơng nghiệp của huyện.
c. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình từ 21
0
C - 23
0
C, vào mùa đơng thường xuất hiện sương
muối, ở khu vực khe núi đơi khi có băng giá. Đây là vùng khuất gió mùa Đơng
Bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình
hơn 1.600mm và có thảm thực vật phong phú.
Ba Bể có điều kiện khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển
nơng - lâm – thủy sản theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật ni. Tuy nhiên,
do huyện có địa hình cao, độ dốc lớn nên vào các tháng mùa hạ mưa lớn, mưa
tập trung dễ gây lũ cuốn, lũ qt làm xói mòn, trượt lở đất dọc theo các sơng và
các sườn núi gây ngập úng tại các xã thuộc khu vực hạ lưu sơng Năng. Mặt
khác, mùa đơng do thời tiết lạnh, khơ hanh gây hạn hán đặc biệt ở vùng sâu,
vùng cao và vùng núi đá vơi.
d. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 68.412 ha (năm 2009) và được chia
thành 04 nhóm chính. Dựa vào bảng 1.1, xét thấy quy mơ và cơ cấu vốn đất của
huyện được phân bố như sau:
- Đất nơng nghiệp là 61.689,3 ha (chiếm 90,2% tổng diện tích tự
nhiên). Trong cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm tỉ
trọng lớn (89%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu />

×