Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.61 KB, 43 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠ QUAN TỔNG
CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1. Những đặc điểm cơ bản của Tổng công ty Thép Việt Nam có liên quan tới công
tác trả lương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 2000
Tổng công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên cơ sở hợp nhất
Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép thuộc Bộ Công nghiệp theo Quyết định
số 344/TTg ngày 4/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty được thành lập lại (theo mô hình Tổng công ty 91) theo Quyết định
số 255/QĐ-TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức hoạt động theo
Điều lệ (được phê duyệt tại Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 25/1/1996 của Chính phủ),
giấy đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cấp. Tại thời điểm này, Tổng công ty có 16 đơn vị thành viên, 4 công ty liên doanh
với Tổng công ty và 8 công ty liên doanh với các đơn vị thành viên. Sau khi kiện toàn bộ
máy và nhân sự chủ chốt theo mô hình tổ chức mới có Hội đồng quản trị, ngày 16 tháng
3 năm 1996 Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm:
Hội đồng quản trị: 4 thành viên (Chủ tịch và 3 Uỷ viên); Ban Tổng Giám Đốc (Tổng
Giám Đốc và 2 Phó Tổng Giám Đốc); 7 phòng ban (Văn phòng, Tài chính kế toán, Tổ
chức lao động, Kế hoạch và đầu tư, Kinh doanh và xuất nhập khẩu, Kỹ thuật và ban dự
án công trình mỏ quặng sắt Thạch Khê) và Các đơn vị thành viên (16 đơn vị).
Trong 5 năm 1995-1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập
trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh-liên kết với
nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại.Tổng công ty đã phối hợp với Tổ
chức JICA-Nhật Bản nghiên cứu ra “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép Việt
Nam đến năm 2010”, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4.5
1
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
1
triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh; lập báo cáo tiền khả thi và khả thi khác. Thành tựu nổi bật
nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam là đã cùng với ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn


đấu, cơ bản thỏa mãn nhu cầu cơ bản trong nước và thực hiện được mục tiêu của Bộ
Chính trị “Trong một số năm trước mất đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường
cho xã hội”.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Tổng công ty tiếp tục tổ chức lại cơ cấu tổ chức, thành lập thêm các phòng ban và
đổi tên một số phòng ban. Thực hiện Nghi quyết Trung Ương 3, khóa IX và chương
trình hành động của Chính phủ, Tổng công ty xây dựng “Đề án sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty”. Ngày 25 tháng 02 năm 2003, Thủ
tướng Chính phủ có quyết định số 223/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án sắp xếp, đổi mới,
phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2003-2005”. Theo đề án, Tổng công ty giữ
nguyên một số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; sát nhập một số công ty tại khu vực
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chuyển 2 công ty thành viên thành công ty cổ
phần.
Ngày 10 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
08/2005/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai
đoạn 2005-2006, trong đó thực hiện cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên trong năm 2005.
Năm 2005 năng lực sản xuất thép cán của Tổng công ty tăng 4,5 lần so với năm 1995,
năng lực sản xuất phôi thép tăng gấp 3,5 lần so với năm 1995. Theo phương án kiện toàn
bộ máy tổ chức, Tổng công ty Thép VN đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ-Công ty con do Thủ tướng Chính phủ thành lập với tên gọi là Công ty mẹ-Tổng công
ty Thép Việt Nam (gọi tắt là Tổng công ty), hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước
từ ngày 1/7/2007.
Trong giai đoạn 2006-2010 phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân
10%-15% /năm; đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ chung của công ty
2
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
2
đạt mức tiên tiến chung của khu vực, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
thép tại các thị trường trong nước và quốc tế.
* Tên, trụ sở của Tổng công ty

Tên gọi : Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam
Tên giao dịch : VIETNAM STEEL CORPORATION. (Tên viết tắt: VSC).
Trụ sở chính : Số 91, Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:Tổ chức bộ máy của Công ty mẹ - Tổng Công ty được
hình thành trên cơ sở tổ chức lại Cơ quan Tổng Công ty và các đơn vị, bao gồm:
Khối Cơ quan Văn phòng Tổng công ty, Trung tâm Hợp tác lao động với
nước ngoài, Viện luyện kim đen, Trường Đào tạo nghề Cơ điện Luyện kim Thái
Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty thép Tấm lá Phú Mỹ.
Bộ máy tổ chức quản lý, điều hành gồm : Hội đồng quản trị từ 5-7 thành viên;
Ban kiểm soát; Tổng giám đốc; Các phó tổng giám đốc và kế toán trưởng; Bộ máy giúp
việc.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam
Có thể thấy ở sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau ( ở sơ đồ 1):
Khối sản xuất: gồm có Công ty Gang Thép Thái Nguyên; Công ty Thép Miền
Nam; Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ; Công ty thép Đà Nẵng; Công ty cổ phần vật liệu
chịu lửa Trúc Thôn; Công ty cổ phần cơ điện luyện kim.
Khối thương mại gồm: Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội; Công ty cổ phần Kim
Khí Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung; Công ty cổ phần Kim Khí Bắc
Thái.
Khối nghiên cứu và đào tạo: Viện luyện kim đen; Trường đào tạo nghề cơ điện
luyện kim.
3
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
3
Khối liên doanh: Công ty thép Vinalyoel; Công ty thép VSC Posco; Công ty liên
doanh sản xuất thép Vinausteel; Công ty ống thép Việt Nam Vinapipe; Công ty liên
doanh trung tâm thương mại quốc tế IBC; Công ty TNHH cảng quốc tế Thị Vải; Công ty
gia công thép Vinanic.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam

4
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
CÔNG TY THÉP MIỀN NAM
CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ
CÔNG TY THÉP ĐÀ NẴNG
CTCP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN
CTCP CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM
CTCP KIM KHÍ HÀ NỘI
CTCP KIM KHÍ HỒ CHÍ MINH
CTCP KIM KHÍ MIỀN TRUNG
CTCP KIM KHÍ BẮC THÁI
VIỆN LUYỆN KIM ĐEN
TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM
CÔNG TY THÉP VINALYOEL
CÔNG TY THÉP VSC POSCO
CTY
LIÊN DOANH SẢN XUẤT THÉP VINAUSTEEL
CÔNG TY ỐNG THÉP VIỆT NAM VINAPIPE
CTY LIÊN DOANH TRUNG TÂM TM QUỐC TẾ IBC
CÔNG TY TNHH CẢNG QUỐC TẾ THỊ VẢI
CÔNG TY GIA CÔNG THÉP VINANIC
CTCP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN
CTCP CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM
5

Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
5
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam
6
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
6
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức đến năm 2010 theo xu hướng
Ta có thể thấy cơ cấu tổ chức đến năm 2010 ở sơ đồ 2
TẬP ĐOÀN THÉP VIỆT NAM
Các công ty con
Các đơn vị trực thuộc
Các đối tác trong nước, ngoài nước vốn tham gia đến 49%
Tổng công ty CP Thép Việt Nam
Vốn nhà nước ≥ 51%
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Xây lắp Công nghiệp và dân dụng
- Sx –kd vật liệu xây dựng
- Sx, truyền tải, lắp đặt thiết bị điện
- KD tài chính, ngân hàng, chứng khoán
- Khai thác kinh doanh và các dịch vụ phục vụ sản xuất tiêu dùng
- …………
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo các quy định của pháp luật
Các công ty liên kết
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức đến năm 2010
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

7
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
7
VĂN PHÒNG
PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ &CNTT
PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ
Sơ đồ 3: Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.2.3. Sơ đồ cơ quan văn phòng công ty
Sơ đồ cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam được thể hiện ở sơ đồ 3
2.1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban
Văn phòng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản
trị Tổng công ty tổng hợp và điều phối hoạt động của Tổng công ty theo chương trình,
kế hoạch làm việc. Quản trị cơ quan và quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ công tác quản lý và điều hành của Tổng công ty.
Phòng tổ chức lao động: tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong việc tổ chức
quản lý, đổi mới cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, tiền lương và cử người đi học tập và
công tác ở nước ngoài.
Phòng tài chính kế toán: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng
giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán
của Tổng công ty theo các quy định pháp luật hiện hành và của Tổng công ty.
8
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
8
Phòng đầu tư phát triển: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng
giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư phát triển của Tổng công

ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty.
Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu
giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực xây
dựng kế hoạch và tổng hợp tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;
xây dựng chương trình hợp tác quốc tế của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật
hiện hành và của Tổng công ty.
Phòng kĩ thuật –An toàn lao động: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu
giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo và quản lý các lĩnh vực kỹ
thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý môi
trường khoáng sản, khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn
và bảo hộ lao động của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty.
Phòng thị trường: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc, Hội
đồng quản trị Tổng công ty điều hành lĩnh vực nghiên cứu. Đánh giá tác động của thị
trường thép trong khu vực và trên thế giới đến tình hình sản xuất kinh doanh thép trong
nước và các sản phẩm của Tổng công ty.
Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp
Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực xuất nhập
khẩu nguyên liệu, sản phẩm, vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty.
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
Do Cơ quan văn phòng Tổng công ty là đơn vị quản lý cao nhất đối với Tổng
công ty, không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất nên quỹ lương chủ yếu là từ nguồn kinh
phí quản lý Tổng công ty do các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đóng góp. Nguồn
quỹ này lơn hay nhỏ đều hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty.
9
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
9
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua được tóm tắt
qua bảng sau:

Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
giai đoạn 2005-2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Ước 2007
1 Giá trị SXCN Tỷ đồng 4.970,2 5.328,4 6.040
2 Tổng doanh thu Nt 13.662,6 11.649,2 17.411
3 Nộp ngân sách Nt 607,7 741,5 559,6
4 Lợi nhuận Nt 28,1 (68) 254,7
5 Thu nhập bình quân 10
3
đ/ng 4,4 4,00 4,8
(Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty)
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng trên: Kết quả
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua 3 năm không những đạt được các chỉ tiêu đã
đề ra mà còn vượt kế hoạch các năm, có tốc độ tăng trưởng cao (riêng năm 2006 lỗ). Thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ổn định; đời sống được cải thiện dần từng
bước theo kết quả đạt được trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2005 tăng 18,7% so với năm 2004; năm 2006
tăng 7% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 15,3% so với năm 2006.
Tổng doanh thu: Năm 2005 tăng 1,4% so với năm 2004; năm 2006 giảm 15,6 %
so với năm 2005 và năm 2007 tăng 49,5% so với năm 2006.
Riêng 2 năm 2005 và 2006 do thị trường thép thế giới biến động mạnh, thị trường
bất động sản đóng băng, đầu tư và xây dựng có phần chững lại dẫn đến nhu cầu thép
không tăng lên như dự báo. Đồng thời thị trường tiền tệ nóng lên, lãi suất cho vay ngân
hàng cao đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đặc
biệt năm 2006, kinh doanh thép của Tổng công ty lỗ trên 68 tỷ đồng, có 3 đơn vị lãi trên
44 tỷ đồng nhưng lại có 3 đơn vị lỗ trên 112 tỷ đồng cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp
đạt 5.328,4 tỷ đồng bằng 97% kế hoạch, tổng doanh thu đạt 11.649,2 tỷ giảm 15,6% so
với năm 2005. Ngoài ra còn có một số nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa
10
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B

10
do ô nhiễm môi trường và do di dời theo quy hoạch của địa phương; ở Đà Nẵng cũng có
một số nhà máy bị tàn phá bởi gió bão nên phải nghỉ sản xuất một thời gian…
Năm 2007 là năm gắn liền với hoạt động chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty
91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam
chính thức hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 01/7/2007. Tình hình thực hiện
nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2007: Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch năm 2007
của Tổng công ty thuận lợi hơn so với năm trước do Tổng công ty làm tốt công tác dự
báo thị trường và một số dự án trọng điểm hoàn thành đi vào hoạt động đã giúp Tổng
công ty chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành, giá
bán sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng thép Trung Quốc giá rẻ thâm nhập và thị trường Việt Nam trong sáu
tháng đầu năm, tình hình thị trường có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các nhà sản xuất thép trong nước.
Đứng trước tình hình đó Ban lãnh đạo Tổng công ty đã có những chỉ đạo điều
hành quyết liệt, kịp thời; tìm mọi giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt trách
nhiệm bình ổn giá của Tổng công ty theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chương trình tiết
kiệm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh; động viên được sự nhiệt tình ý thức
trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên công nhân của toàn Tổng công ty, nhằm
thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty đã được Nhà nước giao
trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và kế hoạch đổi mới doanh nghiệp của
Tổng công ty; thực hiện tốt các nghĩa vụ và nhiệm vụ chính trị xã hội mà Nhà nước
giao cho Tổng công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 thể hiện ở bảng 2: Công ty mẹ
- Tổng công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng khá so với dự báo cuối
năm 2006 và không đơn vị nào bị lỗ.
Tổng doanh thu năm 2007 = 7.438.662+89.793+26.314=7.554.769 triệu đồng.
11
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
11

Tổng chi phí năm 2007 = 7.484.591 triệu đồng.
Do đó lợi nhuận trước thuế cả năm 2007 = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= 7.554.769-7.484.591 = 70.178 triệu đồng >0.
Do vậy mà quỹ tiền lương của Cơ quan văn phòng được tăng lên; thu nhập của
người lao động tiếp tục được cải thiện và ổn định. Đời sống tinh thần ngày càng được
các cấp chăm lo hơn. Thực hiện tốt và giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho người
lao động tại các đơn vị cổ phần hoá.
12
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
12
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ năm 2007
( Đơn vị tính: triệu đồng)
STT
Đơn vị DT thuần
DT hoạt
động tài chính
Thu
nhập khác Tổng chi phí
Ướclợi nhuận trước
thuế cả năm 2007
1
Công ty mẹ-Tổng công ty
Trong đó:
7.438.662 89.793 26.314 7.484.591 70.178
-Trụ sở chính
2.308.646 80.000 20 2.344.411 44.255
-TSPN (6T cuối năm)
3.415.315 8110 26.279 3.416.200 33.504
-TLPM (6T cuối năm) 1.714.701 1683 15 1.723.980 ( 7581)
2 Công ty TLPM ( 6T đầu năm) 1.761.906 1360 52 1.712.744 50.574

3 Công ty TMN ( 6T đầu năm) 3.001.031 5223 20.621 2.973.482 53.393
4 Công ty gang thép TN 5.206.677 10.202 18.232 5.154.701 80.350
5 Viện luyện kim đen 3450 180 0 3620 10
Tổng 17.411.726 106.758 65.219 17.329.198 254.505
(Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty)
13
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
13
2.1.4. Đặc điểm lao động và tiền lương
2.1.4.1. Đặc điểm về lao động
Lao động trong Tổng công ty bao gồm rất nhiều loại có trình độ khác nhau như:
Đại học và trên đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Lao động phổ thông, công nhân kỹ
thuật, công nhân trực tiếp sản xuất ở tất cả các đơn vị; riêng trong Cơ quan văn phòng
Tổng công ty thì lao động chủ yếu là lao động quản lý.
Trong giai đoạn từ năm 2001-2005 Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện quán
triệt Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng
công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là kế hoạch đổi mới doanh
nghiệp do vậy có ảnh hưởng đến tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty.
Ta có thể thấy tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt
Nam ở bảng 3.
Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng
TCT Thép Việt Nam (Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số lao động 125 100 117 100 120 100 135 100
Tăng ( giảm) so với năm
trước liền kề
+4 +3,3 -12 -9,6 +3 +2,56 +15 +12,5
Đại học và trên đại học 95 75,72 90 76,55 91 75,7 105 77,42

Cao đẳng 0 0 3 2,22 3 2,26 5 3,83
Trung cấp 16 12,72 12 11,11 12 10,17 17 12,26
Lao động phổ thông 14 11,56 12 11,11 14 11,86 8 6,45
(Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty)
Qua bảng 3 ta thấy: Nhìn chung số lượng lao động trong Cơ quan văn phòng
Tổng công ty tương đối ổn định, biến động không nhiều và tăng dần lên qua các năm
(năm 2001 là 125 người, năm 2002 là 117 người, năm 2003 là 120 người và năm 2004 là
135 người); riêng năm 2002 giảm 12 người. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc
dù các kế hoạch, nhiệm vụ ngày càng nhiều, số lượng công việc cũng không tăng lên
14
Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
14
đáng kể và trình độ của cán bộ quản lý ngày càng cao nên số lượng lao động quản lý
tăng lên không nhiều.
Về chất lượng lao động của cơ quan văn phòng Tổng công ty thì có cơ cấu lao
động khá ổn định, tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn xấp xỉ
80% ( năm 2001 là 75,72%, năm 2002 là 76,55%, năm 2003 là 75,7% và năm 2004 là
77,42%); tiếp đến là trung cấp và lao động phổ thông và cuối cùng là cao đẳng. Điều này
là hợp lý bởi tính chất công việc của lao động quản lý yêu cầu có trình độ và chuyên
môn nghiệp vụ cao nên số lao động có trình độ đại học và trên đại học cần nhiều hơn các
lao động khác.
2.1.4.2. Tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty Thép Việt
Nam ( TCT TVN)
Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động trong TCT TVN từ năm
2000-2007 được thể hiện ở bảng 4.
Trong giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty đã hoàn thành kế hoạch đề ra; đặc biệt
là mục tiêu tăng trưởng và sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp. Do vậy tiền lương bình
quân có xu hướng tăng trong giai đoạn này góp phần làm cải thiện đời sống của các cán
bộ công nhân viên trong Tổng công ty.
15

Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
15
Bảng 4. Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động trong
Tổng công ty Thép Việt Nam từ năm 2000-2007
(Đơn vị: 1000đ/người/tháng)
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số
lao động
Cơ quan văn
phòng TCTY
- 125 117 120 138 140 138
Tổng công ty - 17.827 17.467 17.631 17.058 16.588
Thu nhập
bình quân
tháng
Cơ quan văn
phòng TCTY
1.565 1.997 2.658 3.468 4.665 4.454 3.732 4.407
Tổng công ty 1.241 1.483 1.825 2.472 2.786 2.321
Tiền lương
bình quân
tháng
Cơ quan văn
phòng TCTY
1.263 1.527 2.050 2.869 4.007 4.050
Tổng công ty 1.184 1.007 1.699 2.306 2.060 2.256
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Cơ quan Tổng công ty)
16

Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
16
Qua bảng 4 ta thấy: Tiền lương bình quân liên tục tăng qua các năm; tiền lương
của khu vực Cơ quan văn phòng Tổng công ty cao hơn và tăng nhanh hơn ở Tổng công
ty là hợp lý bởi lao động trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty chủ yếu là lao động
quản lý; họ là những người đưa ra những chính sách, quyết định, kế hoạch, quy định…
giúp cho lao động trong Tổng công ty hoàn thành tốt công việc được giao, là những
người có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty.
Thu nhập bình quân của lao động trong Tổng công ty Thép qua các năm ngày
càng tăng, riêng đối với năm 2005 giảm (đối với Cơ quan văn phòng giảm 211.000
đ/người/tháng ; đối với Tổng công ty giảm 465.000 đ/người/tháng so với năm 2004) là
do năm 2005 Tổng công ty gặp không ít khó khăn do tình hình thị trường thép trong
nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng với những cố gắng trong chỉ đạo,
điều hành và thực hiện…Tổng công ty đã phẫn đấu không để thua lỗ và đảm bảo mức
thu nhập hợp lý cho người lao động.
Năm 2006 giảm xuống do Tổng công ty kinh doanh thua lỗ, biểu hiện: thu nhập
bình quân là 3.732.000 đồng/tháng, giảm 16,21 % so với năm 2005 và năm 2007 thu
nhập bình quân lao động Cơ quan Tổng công ty là 4.407.000 đồng/tháng, tăng 18,2 % so
với năm 2006.
Tổng thu nhập của Cơ quan văn phòng Tổng công ty trong 2 năm 2005 và 2006
giảm đi so với năm 2004, đặc biệt năm 2006 tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên là
thấp nhất 6.180.337.000 đồng. Sang đến năm 2007 rút kinh nghiệm từ những hoạt động
năm 2006 Tổng công ty đã duy trì những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực
làm cho kết quả sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt mức, lợi nhuận trước thuế cả năm
của Công ty mẹ là 254.505 triệu đồng (số liệu lấy từ bảng 2) đã làm cho trong khi vẫn
tiết kiệm được quỹ tiền lương mà tiền lương trả cho lao động tăng lên.
Mức thu nhập bình quân tương đối cao so với các doanh nghiệp nhà nước khác
nhưng vẫn kém hơn rất nhiều so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
trong tình trạng lạm phát hiện nay.
17

Sinh viên: Bùi Thị Thu Trang Lớp: KTLĐ 46B
17

×