ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***
HOÀNG VIỆT ANH
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC SỐNGTRONG MÔI TRƢỜNG TỰ
NHIÊN TRONG LÀNHTHEO HIẾN PHÁP NĂM 2013TRƢỚC
NHỮNG THÁCH THỨC PHI TRUYỀN THỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG(MNS)
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***
HOÀNG VIỆT ANH
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC SỐNGTRONG MÔI TRƢỜNG TỰ
NHIÊN TRONG LÀNHTHEO HIẾN PHÁP NĂM 2013TRƢỚC
NHỮNG THÁCH THỨC PHI TRUYỀN THỐNG
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU PHÚC
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất
cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Quản trị và Kinh doanh,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Quản trị và Kinh doanh
xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Việt Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết
hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực
của bản thân.
Lời đầu tiên tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy TS. Nguyễn Hữu Phúc,
Chủ nhiệm Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật, Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng là
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi về phƣơng
pháp nghiên cứu và kinh nghiệm trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị và
Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và các học viên trong lớp đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, tuy nhiên do chƣa có nhiều kinh nghiệm
nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự
góp ý chân thành của các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
3.1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................5
3.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:..............................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................6
5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................6
5.1. Nội dung nghiên cứu:................................................................................6
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................7
6. Tính mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...........................................................7
7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƢỢC SỐNGTRONG MÔI TRƢỜNG
TRONG LÀNH..................................................................................................................................... 9
1.1. Lý luận chung về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành..................9
1.1.1. Tổng quan về nội hàm An ninh phi truyền thống....................................9
1.1.2. Khái niệm về môi trƣờng, môi tƣờng, môi trƣờng trong lành và ô nhiễm
môi trƣờng...................................................................................................... 13
1.1.3. Khái niệm về quyền con ngƣời............................................................. 18
1.1.4. Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và mối quan hệ giữa
quyền con ngƣời với môi trƣờng trong lành.................................................. 21
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển lý luận về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng
trong lành tại Việt Nam qua các bản Hiến pháp.................................................. 26
iii
1.2.1. Quyền con ngƣời và vấn đề môi trƣờng qua các bản Hiến pháp trƣớc
Hiến pháp năm 2013....................................................................................... 26
1.2.2. Những điểm mới về quyền con ngƣời nói chung và quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành nói riêng theo Hiến pháp năm 2013..................31
1.3. Nội dung cơ bản của quyền con ngƣời về môi trƣờng.................................35
1.3.1. Quyền đƣợc sống trong bầu không khí không bị ô nhiễm....................36
1.3.2. Quyền đƣợc tiếp cận nƣớc sạch........................................................... 37
1.3.3. Quyền tiếp cận đất đai........................................................................... 39
1.3.4. Quyền tiếp cận thông tin về môi trƣờng............................................... 41
1.3.5. Quyền tham gia giải quyết vấn đề môi trƣờng...................................... 42
1.3.6. Quyền tiếp cận tƣ pháp về môi trƣờng................................................. 44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC THI QUYỀN ĐƢỢC SỐNGTRONG MÔI
TRƢỜNG TRONG LÀNH THEO HIẾN PHÁP 2013....................................................... 46
2.1. Thực trạng môi trƣờng hiện nay tại Việt Nam............................................. 46
2.1.1. Ô nhiễm môi trƣờng không khí............................................................ 48
2.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.................................................................... 51
2.1.3. Ô nhiễm môi trƣờng đất....................................................................... 55
2.1.4. Các vấn đề môi trƣờng khác................................................................. 58
2.2. Thực trạng quản lý môi trƣờng.................................................................... 59
2.2.1. Về thành tựu đạt đƣợc.......................................................................... 60
2.2.2. Về tồn tại, hạn chế................................................................................ 61
2.3. Thực tiễn việc thực thi pháp luật trong bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013...................................................... 64
2.3.1. Khái quát về các văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo đảm quyền đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.........................65
2.3.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013........................................... 75
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƢỢC SỐNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013..........79
iv
3.1. Các yếu tố, điều kiện bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành
theo Hiến pháp năm 2013.................................................................................... 79
3.1.1. Các yếu tố bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo
Hiến pháp năm 2013....................................................................................... 79
3.1.2. Điều kiện bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo
Hiến pháp năm 2013....................................................................................... 81
3.2. Phƣơng hƣớng bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo
Hiến pháp năm 2013........................................................................................... 82
3.3. Một số giải pháp cơ bản bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành
theo Hiến pháp năm 2013.................................................................................... 87
3.3.1.Xác định và nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và mọi công dân
nhằm bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp
năm 2013........................................................................................................ 87
3.3.2.Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao nhận thức
và hình thành đạo đức sinh thái trong các tầng lớp nhân dân nhằm bảo đảm
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.....89
3.3.3.Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra về môi trƣờng và công tác điều tra,
xử lý vi phạm pháp luật của lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng nhằm bảo đảm
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.....93
3.3.4.Hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở các cấp theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.................................................. 95
3.3.5.Mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhằm bảo
đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 201398
KẾT LUẬN...........................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................104
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng tự nhiên (sau đây gọi tắt là môi trƣờng) là nơi cung cấp toàn
bộ những điều kiện thiết yếu và nguồn lực để con ngƣời sáng tạo nên tất cả
những giá trị cuộc sống và ngƣợc lại, những vấn đề mà con ngƣời phải giải
quyết để phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của mình có ảnh hƣởng trực
tiếp đến môi trƣờng. Nếu sự tác động của con ngƣời vào môi trƣờng vƣợt quá
giới hạn sẽ dẫn đến những thảm họa về môi trƣờng mà con ngƣời phải trả giá
với tƣ cách vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Trên thực tế điều này không còn là
nguy cơ mà đã và đang diễn ra nhƣ một thảm họa mang tính toàn cầu đe dọa sự
tồn tại của loài ngƣời. Thực trạng môi trƣờng hiện nay đang diễn biến theo chiều
hƣớng ngày càng xấu đi, đuợc biểu hiện rõ qua tinh ̀ trangg̣ ô nhiêmm̃ môi trƣờng
đang ngày càng trầm trongg̣, sự suy kiêṭnguồn tài nguyên thiên nhiên và các sƣ
g̣cốmôi trƣờng ngày càng gia tăng cả về cƣờng độ và tần suất.
Trƣớc tình hình đó, nhân loại đã cùng nhau hợp sức hành động để bảo
vệ cuộc sống của thế hệ hiện tại, thế hệ tƣơng lai. Lịch sử bảo vệ môi trƣờng
thế giới đƣợc ghi nhận bắt đầu từ những năm 1970. Hội nghị của Liên Hợp
Quốc về con ngƣời và môi trƣờng tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thụy Điển)
trong thời gian từ ngày 05 đến ngày 06/6/1972 là hành động đầu tiên đánh dấu
sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi
trƣờng. Theo Tuyên bố của Hội nghị, con ngƣời đƣợc sống trong một môi
trƣờng trong lành là một trong những nguyên tắc trọng tâm của quan hệ giữa
các quốc gia. Trong đó, nguyên tắc 1 nêu rõ: "Con ngƣời có quyền cơ bản
đƣợc tự do, bình đẳng và đƣợc hƣởng đầy đủ các điều kiện sống, trong một
môi trƣờng chất lƣợng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con
ngƣời có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai
sau" [29]. Đến năm 1992, Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi
1
trƣờng và phát triển (Rio de Janeiro - 1992) đã một lần nữa khẳng định: "Con
ngƣời là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con
ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa
với thiên nhiên" [28].
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối diện với nhiều vấn
đề môi trƣờng nhƣ Bộ Chính trị đã nêu tại Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày
15/11/2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc: "Môi trƣờng nƣớc ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh,
có nơi, có lúc đã đến lúc báo động: Đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lƣợng
các nguồn nƣớc suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cƣ bị ô
nhiễm nặng; khối lƣợng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng
tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trƣờng hợp bị khai thác quá mức,
không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ
sinh môi trƣờng, cung cấp nƣớc sạch ở nhiều nơi không bảo đảm" [2],
nguyên nhân chủ yếu là do trong suốt một thời gian dài vì ƣu tiên cho phát
triển kinh tế nên việc bảo vệ môi trƣờng đã có lúc bị xem nhẹ, là mục tiêu thứ
yếu của các nhà lập pháp cũng nhƣ hành pháp.
Các quy phạm pháp luật trƣớc đây hầu hết mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc
chung, chƣa chú trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền con ngƣời trong bảo
vệ môi trƣờng; chƣa làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới
bảo vệ môi trƣờng; chƣa chỉ ra bảo vệ môi trƣờng không chỉ thuộc trách nhiệm
của Nhà nƣớc mà còn là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội, cá nhân; pháp
luật chƣa quy định cụ thể, rõ ràng cả về quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công
dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo vệ môi trƣờng và ban hành các quyết
định cũng nhƣ tiếp cận tƣ pháp trong lĩnh vực môi trƣờng. Phải đến Hiến pháp
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013) đƣợc
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, bảo vệ môi
trƣờng mới thực sự đƣợc chú trọng, đặt ngang tầm
2
với các lĩnh vực khác. Cụ thể, Hiến pháp 2013 đã đƣa ra một nguyên tắc Hiến
định hoàn toàn mới: Mọi ngƣời có quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành (Điều 43) [19], đánh dấu sự tiến bộ trong nhận thức về môi trƣờng.Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến,vấn đề môi trƣờng đƣợc gắn kết với vấn
đề quyền con ngƣời và cũng là lần đầu tiên, trách nhiệm của Nhà nƣớc, tổ
chức, cá nhân đƣợc Hiến định cụ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng để phát
triển bền vững. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã nêu những nội dung mới về
bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Điều 63 quy định rất chi tiết và cụ thể về vấn đề bảo
vệ tài nguyên và môi trƣờng và ngay trong tên của Chƣơng III: “Kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, xã hội và môi trƣờng” cũng đã thể hiện quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc ta về vị trí và tầm quan trọng của việc quản lý, khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên
nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến
đổi khí hậu. Hiến pháp 2013 cũng khẳng định việc khuyến khích mọi hoạt
động bảo vệ môi trƣờng, phát triển, sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái
tạo, đồng thời thể hiện chủ trƣơng áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên,
suy giảm đa dạng sinh học, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nƣớc ở hiện tại và tƣơng lai, bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng
sinh học, phòng chống thiên tai và ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu
[11].Nhƣ vậy, theo Hiến pháp 2013,quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành phải đƣợc xem là một trong các nguyên tắc trụ cột và cơ bản của pháp
luật môi trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung, phạm vi của quyền này cũng
nhƣ việc thực thi quyền trên thực tế nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục đích cải
thiện môi trƣờng sống trong lành cho tất cả mọi ngƣời lại là vấn đề khá mới
mẻ. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả mọi ngƣời đều sinh ra
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
3
đƣợc; trong những quyền ấy, có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền
mƣu cầu hạnh phúc". Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành chính là
sự biểu hiện sinh động của quyền đƣợc sống và quyền mƣu cầu hạnh phúc.
Trƣớc thực trạng môi trƣờng nƣớc ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, việc
bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lànhđã trở thành một trong
những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài
"Bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng tự nhiên trong lành theo
Hiến pháp năm 2013 trƣớc những thách thức phi truyền thống" làm luận
văn nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, môi trƣờng và việc bảo đảm quyền về môi
trƣờng đã trở thành một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hƣởng trực
tiếp tới đời sống con ngƣời. Đây là vấn đề không mới, đã có khá nhiều đề tài của
nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên hầu hết mới chủ yếu tập trung
nghiên cứu môi trƣờng trong mối quan hệ với pháp luật và kinh tế, chỉ ra việc
bảo vệ quyền con ngƣời nói chung…, chƣa có tầm nhìn tổng quan về mức độ
bảo đảm thực thi quyền con ngƣời trong lĩnh vực môi trƣờng, chƣa chỉ ranhững
vấn đề cốt lõi của việc thực thi quyền con ngƣời đối với môi trƣờng trên thực tế.
Chỉ đến khi Hiến pháp 2013 đƣợc ban hành với rất nhiều điểm mới về quyền
con ngƣời, trong đó đặc biệt là quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành,
vấn đề môi trƣờng trong mối quan hệ trực tiếp với quyền con ngƣời mới đƣợc
quan tâm đúng mức. Đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó, chƣa
có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, mới chỉ có một số công trình,đề tài
khoa học, bài báo, tạp chícụ thể nhƣ:
-
Đề tài khoa học cấp Bộ: Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với
môi trường và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
vì mục tiêu phát triển con người, do TS Đào Thị Minh Hƣơng, Viện Nghiên
cứu con ngƣời, Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ nhiệm, 2012.
4
-
Thƣợng tƣớng, TS. Nguyễn Văn Hƣởng “An ninh phi truyền thống,
nguy cơ, thách thức, chủ trƣơng và giải pháp đối phó ở Việt Nam”, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia, 2014
Về các bài báo, tạp chí:
-
Phạm Thị Tính (2014), “Tiếp cận bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam từ
góc độ quyền đƣợc hƣởng môi trƣờng trong lành”, Tạp chí Nghiên cứu Con
người, số 3. Tr.38-51.
-
Lê Thị Anh Xuân (2014), “Hiến pháp 2013 - Những nguyên tắc nền tảng
cho công tác bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, số 3/2014
- TS. Nguyễn Hữu Phúc (2016), “ Vai trò của pháp luật trong bảo đảm an
ninh phi truyền thống”, tạp chí Pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam, số tháng 10/2016
-TS. Nguyễn Hữu Phúc (2016), “Mối quan hệ giữa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật, số 2/2016
-TS. Nguyễn Hữu Phúc (2016), “Xử lý thảm họa ở công ty Formosa Hà
Tĩnh (FHS) – bài toán của an ninh phi truyền thống”, tạp chí Năng lƣợng, số
1/2017.
Các nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của quyền
đƣợc sống môi trƣờng trong lành trong mối quan hệ với các quyền cơ bản
khác của con ngƣời. Tuy nhiên, nhìn chung, tại Việt Nam, chƣa có công trình
nào phân tích một cách toàn diện về vấn đề bảo đảm quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013, do đó, đây là một đề tài
mang tính mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc thực thi
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, luận văn đem lại một cái nhìn
toàn diện hơn về thực trạng môi trƣờng sống Việt Nam; những hành động cụ
5
thể của Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật, phân tích những tồn tại cũng nhƣ thành tựu đã đạt
đƣợc trong việc thực thi quyền này, trên cơ sở đó đƣa ra ý kiến góp phần
nâng cao hiệu quả trong bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành theo Hiến pháp năm 2013.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể
cần đặt ra là:
-
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành.
-
Đánh giá thực trạng việc thực thi quyền đƣợc sống trong môi trƣờng
trong lành theo Hiến pháp năm 2013.
-
Đề ra phƣơng hƣớng chung và giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm quyền
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành,
thực trạng thực thi quyền nhằm bảo đảm nguyên tắc Hiến định này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của hiến pháp, pháp luật, các cam
kết chính trị, Điều ƣớc quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời trong
lĩnh vực môi trƣờng, các quan điểm chính trị, cơ chế, luật pháp quốc gia, các
Chƣơng trình, mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời trong
lĩnh vực môi trƣờng và các điều kiện thực thi ở Việt Nam.
5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu:
Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn việc thực thi và bảo đảm quyền đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay về
chính sách, pháp luật bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành, bám sát tình hình thực tế và điều kiện tự nhiên, xã hội
của Việt Nam.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, phƣơng pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp, thống kê,
so sánh và điều tra tình hình thực tế để đánh giá đúng thực trạng và trên cơ sở
đó nêu ra các giải pháp về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
6. Tính mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là một nguyên tắc hoàn
toàn mới đƣợc quy định trong Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013. Lần đầu tiên, trách nhiệm của Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đã
đƣợc Hiến định cụ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu đề tài sẽ góp
phần làm rõ hơn và đƣa đƣợc nguyên tắc Hiến định này vào cuộc sống.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo đảm
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Ngoài ra, luận văn còn có thể
dùng làm tài liệu cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành
1.1. Lý luận chung về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển lý luận về quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành tại Việt Nam qua các bản Hiến pháp
7
1.3. Nội dung cơ bản của quyền con ngƣời về môi trƣờng
Chƣơng 2: Thực trạng thực thi quyền đƣợc sống trong môi trƣờng
trong lành theo Hiến pháp năm 2013
2.1. Thực trạng môi trƣờng hiện nay ở Việt Nam
2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trƣờng
2.3. Thực tiễn việc thực thi pháp luật trong bảo đảm quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013 và nguyên nhân của
thực trạng này
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp bảo đảm quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013
3.1. Các yếu tố, điều kiện bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng
trong lành theo Hiến pháp năm 2013
3.2. Phƣơng hƣớng bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành theo Hiến pháp năm 2013
3.2. Một số giải pháp cơ bản bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành theo Hiến pháp năm 2013.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƢỢC SỐNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRONG LÀNH
1.1. Lý luận chung về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành
1.1.1. Tổng quan về nội hàm An ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống (ANPTT) là một khái niệm mới xuất hiện
trong các văn kiện chính trị - pháp lý ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, đã,
đang và sẽ là nội dung “nóng”, là mối quan tâm chung không chỉ bó hẹp trong
phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Từ năm 1994, trong “Báo cáo phát triển con
ngƣời” của Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc đã đƣa ra tiêu đề “Lĩnh
vực mới của an ninh con ngƣời” và nêu ra 7 lĩnh vực (những ý tƣởng sáng
tạo ban đầu về khái niệm an ninh phi truyền thống sau này) gồm: kinh tế,
lƣơng thực, sức khỏe, môi trƣờng, con ngƣời, cộng đồng và chính trị. Tiếp
sau, dƣới góc độ nghiên cứu và quản lý, một số nƣớc/một số nhà quản lý/một
số nhà nghiên cứu quan niệm ANPTT bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản: kinh tế, môi
trƣờng, xã hội, chính trị và văn hóa . Một quan điểm khác lại phân chia các
vấn đề ANPTT thành 6 nhóm chính : ô nhiễm môi trƣờng , tình trạng thiếu
hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia , nạn khủng bố , dịch bệnh truyền
nhiễm và thảm họa địa chất.
Ngày 01/11/ 2002, lần đầu tiên tại Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 6 giữa
các nƣớc ASEAN và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) đã ra Tuyên
bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực ANPTT, xác định
ANPTT là những vấn đề: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn
bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội
phạm công nghệ cao.Năm 2004 trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam
lầnđầu tiên đã xác định: "Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết, liên quan đến
tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề ANPTT
9
khác, nhƣ buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cƣớp biển, tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cƣ và di cƣ trái phép, suy
thoái môi trƣờng, sinh thái... cũng là những mối quan tâm an ninh của Việt
Nam”1. Nhƣ vậy, dựa vào những quan điểm, “thái độ” chung của các nhà
nƣớc, quốc gia, dân tộc coi an ninh con ngƣời là vấn đề hạt nhân nằm trong
an ninh xã hội, an ninh cộng đồng, khái niệm ANPTT hiện nay bao gồm
những vấn đề chủ yếu là: Ô nhiễm môi trƣờng, thảm họa địa chất, thiếu hụt
tài nguyên, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, thiên tai dịch bệnh, biến
đổi khí hậu, tội phạm khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế
quốc tế, buôn bán ma túy, buôn bán ngƣời, buôn lậu vũ khí, tội phạm rửa tiền,
cƣớp biển, nhập cƣ và di cƣ trái phép v.v..Khái niệm ANPTT với những nội
dung cụ thể của nó, rõ ràng mang tính chất "động”, và, cùng với thời gian, nội
hàm của nó có thể còn tiếp tục đƣợc mở rộng hơn. Do vậy, không phải ngẫu
nhiên mà cách đặt vấn đề ANPTT của các quốc gia, khu vực và cộng đồng có
những điểm khác nhau nhất định. Việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó
trong nội hàm của vấn đề ANPTT nhƣ các nhận thức nêu trên đều mang ý
nghĩa tƣơng đối, nhằm phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng chính sách,
pháp luật, chiến lƣợc an ninh của đất nƣớc và những cam kết an ninh song
phƣơng, đa phƣơng trong hợp tác quốc tế.
Với nội hàm khái niệm trên, nguy cơ đe dọa từ ANPTT ở nƣớc ta có
mối quan hệ chặt chẽ với an ninh truyền thống vốn mục đích, tôn chỉ là sự ổn
định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa an ninh
truyền thống và ANPTT, nhiều quan điểm cho rằng đó là mối quan hệ biện
chứng, là hai mặt của đồng xu (2 sides of acoin), đều có mục đích bảo vệ chế
độ, sự tồn tại của Nhà nƣớc, độc lập chủ quyền và toàn vện lãnh thổ, an ninh
1
Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004, tr. 11
10
công đồng, an ninh xã hội, trong đó an ninh con ngƣời là vấn đề hạt nhân,
“con ngƣờilà trung tâm của chiến lƣợc phát triển” 2. Điều đó đã đƣợc minh
chứng khi quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta xác định: “Sự ổn định và phát
triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của
quốc phòng – an ninh”3, “Những vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh tài chính, an
ninh năng lƣợng, an ninh nguồn nƣớc, an ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối
phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi
truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”4
Kể từ sau Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên những
lĩnh vực ANPTT, Việt Nam cùng các nƣớc ASEAN đã triển khai với các
nƣớc đối thoại, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU,
các tổ chức quốc tế trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
cũng nhƣ các lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác. Mới đây nhất, ngay tại
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28- 29 tổ chức ngày 7/9/2016 tại Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào, ngoài hai Hội nghị Cấp cao 28 -29 của ASEAN,
còn có một số hội nghị cấp cao liên quan gồm Hội nghị cấp cao ASEAN –
Trung Quốc lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 19; Hội
nghị cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 18; Hội nghị cấp cao ASEAN + 3
lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN – Australia lần thứ 2; Hội nghị cấp cao
ASEAN – Liên hợp quốc lần thứ 8; Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ
14; Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần thứ 4; Hội nghị cấp cao Đông Á lần
thứ 11; Hội nghị cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ 8, các nhà lãnh đạo
ASEAN cùng các đối tác“ đã trao đổi về các thách thức khu vực
2Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H,
2011, tr.76
3Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H,
2011, tr.82
4Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng,
H, 2016, tr.72
11
và quốc tế, trong đó có các hoạt động khủng bố, cực đoan, tội phạm mạng,
vấn đề biến đổi khí hậu và bệnh dịch…”, trong đó khẳng định một trong
những bảo đảm chính cho ANPTT là sử dụng công cụ pháp luật.
Trở lại với pháp luật thực định của nƣớc ta trong bảo đảm ANPTT hiện
nay, chúng ta nhận thấy hệ thống pháp luật đã ngày đƣợc hoàn thiện, tiêu biểu
bao gồm các luật nhƣ:Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2005, Luật
An ninh quốc gia năm 2004, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Luật phòng,
chống thiên tai năm 2013, Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm
2010, Luật tài nguyên môi trƣờng và hải đảo năm 2015,Luậtđấtđainăm2013,
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật bảo hiểm y tế năm 2008, Luật
khám, chữa bệnh năm 2009, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật phá sản năm
2005, Luật đầu tƣ năm 2014, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009), Luật xử lý vi pham hành chính năm 2012, mới đây nhất, tại Bộ luật hình
sự năm 2015 đã bổ sung thêm 34 tội danh mới, trong đó có các tội danh đe dọa
ANPTT nhƣ tội khủng bố, tội cƣớp biển…đặc biệt theo Bộ luật hình sự mới sẽ
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thƣơng mại. Sự hoàn thiện pháp
luật trên ở nƣớc ta trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, một mặt là thể chế hóa
quan điểm của Đảng ta, mặt khác thể hiện những cam kết quốc tế cũng nhƣ nội
luật hóa những công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, nghị định thƣ mà Việt Nam đã
tham gia ký kết hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên trƣớc những diễn biến rất phức tạp,
trƣớc những “nhóm” thách thức ANPTT nổi cộm nhƣ môi trƣờng, tội phạm
công nghệ cao… đang hiện hữu, đe dọa an ninh truyền thống, đòi hỏi bên cạnh
những yếu tố bảo đảm ANPTT nhƣ thể chế, hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, tài
trợ…thì yếu tố pháp luật cần hết sức chú trọng.
Quan niệm về ANPTT tƣơng đối rộng lớn, đang là những thách thức,
đe dọa nghiêm trọng đến ổn định, trật tự xã hội. Điều đó đòi hỏi tƣơng ứng
với mỗi mảng, mỗi lĩnh vực ANPTT cần hiện diện kịp thời, đầy đủ hệ thống
12
quy phạm, trƣớc hết và chủ yếu là quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm và
kiểm soát có hiệu quả các mối đe dọa từ ANPTT.
1.1.2. Khái niệm về môi trường, môi tường, môi trường trong lành và ô nhiễm
môi trường
1.1.2.1. Khái niệm về môi trường
Môi trƣờng có thể định nghĩa rộng hay hẹp. Một số nƣớc định nghĩa
môi trƣờng chỉ là môi trƣờng tự nhiên bao gồm: đất, nƣớc, không khí, chất
hữu cơ, vô cơ và các sinh vật sống. Đa số các nƣớc định nghĩa môi trƣờng
bao gồm cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng kinh tế - xã hội chịu ảnh
hƣởng của những thay đổi trong môi trƣờng tự nhiên.
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 của Việt Nam: "Môi
trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật" (khoản 1). Theo điều luật
này thì thành phần môi trƣờng là yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng gồm
đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác (khoản 2)[21].
Nhƣ vậy, môi trƣờng là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và vật chất bao
quanh con ngƣời, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hƣởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại, phát triển của con
ngƣời. Hay nói cách khác, đó là hệ thống tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá
học, sinh học, xã hội bao quanh con ngƣời và có ảnh hƣởng tới sự sống, phát
triển của các cá nhân và cộng đồng ngƣời và các bộ phận của thiên nhiên.
Dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau (theo thành phần, quy mô, mức độ can
thiệp của con ngƣời, mục đích sử dụng...) để phân loại môi trƣờng, trong đó
cách phân loại phổ biến hơn cả đó là phân chia môi trƣờng theo thành phần:
môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội và môi trƣờng nhân tạo.
Môi trƣờng tự nhiên là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh con
ngƣời và các cơ thể sống khác, giữa chúng có những mối quan hệ hữu cơ, tác
13
động qua lại gắn bó và ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống cũng
nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội. Cấu trúc của môi trƣờng tự nhiên bao gồm:
đất, nƣớc, không khí, hệ sinh thái động thực vật và những điều kiện tự nhiên
khác có ảnh hƣởng tới đời sống con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên có phạm vi
rộng, khi nghiên cứu về môi trƣờng tự nhiên của con ngƣời trong phạm vi
trái đất, ngƣời ta dựa vào các thành phần để phân ra thành: môi trƣờng đất,
môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí và môi trƣờng sinh vật.
Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ƣớc định... ở các cấp khác nhau
nhƣ: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nƣớc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trƣờng xã hội định hƣớng hoạt động của con ngƣời theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con ngƣời khác với các sinh vật khác nhƣng cũng có thể gây cản trở cho
sự phát triển của cá nhân hoặc cộng đồng con ngƣời.
Môi trƣờng nhân tạo là toàn bộ các yếu tố do chính con ngƣời tạo ra, bao
quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển
của con ngƣời nhƣ: làng mạc, các công trình văn hoá, hệ thống sông ngòi… do con
ngƣời tạo nên; là sự tƣơng tác giữa con ngƣời với con ngƣời trong đời sống và lao
động sản xuất. Môi trƣờng nhân tạo có liên quan mật thiết gắn bó hữu cơ với môi
trƣờng tự nhiên, chịu sự tác động của môi trƣờng tự nhiên.
Ba thành phần môi trƣờng này cùng tồn tại, xen lẫn nhau và tƣơng tác
chặt chẽ với nhau. Các thành phần môi trƣờng luôn chuyển hóa và diễn ra
theo chu kỳ. Thông thƣờng ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này bảo đảm
cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả tập trung nghiên
cứu về môi trƣờng tự nhiên, do đó, thuật ngữ môi trƣờng sử dụng trong luận
văn sẽ đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên.
14
1.1.2.2. Khái niệm về môi trường trong lành
Môi trƣờng trong lànhlà môi trƣờng sạch đẹp, không bị ô nhiễm, suy
thoái, cung cấp điều kiện để con ngƣời và sinh vật sống khoẻ mạnh và hài
hoà với thiên nhiên.
Có nhiều tiêu chí đánh giá môi trƣờng trong lành, nhƣng về cơ bản,
một môi trƣờng trong lành cần đảm bảo các tiêu chí sau: Không khí sạch;
Nƣớc sạch và đủ nƣớc; Đất đai không bị ô nhiễm, suy thoái (không gây hại
cho con ngƣời).
Môi trƣờng trong lành cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát
triển bền vững của đô thị và nông thôn. Tại châu Âu, dự án đô thị bền vững do
Viện Môi trƣờng Đô thị Quốc tế đã xây dựng đƣợc 10 chỉ tiêu cốt lõi bao hàm
các nội dung bền vững sau đây cho hệ thống đô thị châu Âu: Môi trƣờng trong
lành, đƣợc đánh giá bằng số ngày trong năm có chất lƣợng không khí không
vƣợt quá tiêu chuẩn địa phƣơng; Không gian xanh, đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ
phần trăm số ngƣời đến đƣợc với vƣờn cây xanh ở khoảng cách nhất định; Sử
dụng hiệu quả tài nguyên, đƣợc đánh giá bằng toàn bộ năng lƣợng; nƣớc tiêu
thụ; phế thải đem loại bỏ (không kể số phế thải đƣợc tái chế hay sử dụng lại)
tính theo đầu ngƣời trong một năm. Tỷ lệ giữa các nguồn năng lƣợng có thể tái
sinh và không tái sinh; Chất lƣợng môi trƣờng tin cậy, đƣợc tính bằng tỷ lệ
không gian mở cho diện tích đƣợc dùng ô tô; Khả năng đi lại, đƣợc tính bằng số
kilomét đi bằng phƣơng tiện giao thông (ô tô, xe đạp, vận tải công cộng…) tính
theo đầu ngƣời trong một năm; Nền kinh tế xanh, đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ phần
trăm số công ty đã kết hợp các phƣơng pháp kiểm toán và quản lý sinh thái
(EMAS) hoặc các phƣơng pháp tƣơng tự; Độ trƣờng tồn, đƣợc đánh giá bằng
số các hoạt động hoặc phƣơng tiện văn hoá và xã hội (danh mục này còn đang
đƣợc bổ sung); Sự tham gia của cộng đồng, đƣợc xác định thông qua số các
nhóm hoặc tổ chức tình nguyện tính trên 1.000 dân và ƣớc chừng số thành viên;
Công bằng xã hội, đƣợc phản ánh
15
qua tỷ lệ phần trăm số ngƣời sống dƣới mức nghèo khổ, và tỷ lệ số ngƣời
không đƣợc tiếp cận tới những dịch vụ cơ bản của đô thị nhƣ nhà ở, việc làm,
độ ổn định của thu nhập, hƣởng chăm sóc y tế, giáo dục chính quy…; Phúc
lợi đƣợc đánh giá thông qua việc khảo sát sự thoả mãn của các công dân về
chất lƣợng đời sống (nội dung khảo sát đƣợc địa phƣơng quyết định). Trên
cơ sở những chỉ tiêu cốt lõi, các thành phố dựa vào đặc điểm địa phƣơng của
mình mà bổ sung thêm những chỉ tiêu cơ bản, dựa vào điều kiện vùng mà bổ
sung những chỉ tiêu đặc trƣng vùng để hoàn thiện chỉ tiêu Đô thị bền vững
cho từng đô thị cụ thể [25].
Tại Việt Nam, ngày 14/6/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định
số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, với 19 tiêu
chí cụ thể. Trong đó, tiêu chí môi trƣờng (tiêu chí số 17) gồm 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ
hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở
sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; không có các hoạt động
gây suy giảm môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh,
sạch, đẹp; nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nƣớc thải
đƣợc thu gom và xử lý theo quy định [24].
1.1.2.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014:
"Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây
ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật" [21].
Trên thế giới, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lƣợng vào môi trƣờng đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
ngƣời, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải), lỏng (nƣớc thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý,
sinh học, hóa học và các dạng năng lƣợng nhƣ nhiệt độ, bức xạ.
16
Tuy nhiên, môi trƣờng chỉ đƣợc coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lƣợng,
nồng độ hoặc cƣờng độ các tác nhân trên đạt đến mức độ có khả năng tác
động xấu đến con ngƣờivà sinh vật.
Có nhiều dạng ô nhiễm môi trƣờng tuy nhiên trong phạm vi luận văn
này, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc chia ra các dạng chủ yếu sau:
Ô
nhiễm môi trƣờng đất là hậu quả các hoạt động của con ngƣời làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vƣợt qua những giới hạn sinh thái của quần xã
sống trong đất. Môi trƣờng đất là nơi cƣ trú của con ngƣời và hầu hết các
sinh vật sống trên cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp và văn hóa của con ngƣời. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá,
con ngƣời sử dụng tài nguyên đất và hoạt động sản xuất nông nghiệp để bảo
đảm nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời. Nhƣng với tốc
độ gia tăng dân số và tố độ phát triển của các khu công nghiệp và hoạt động
đô thị hóa nhƣ hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất
lƣợng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời ngày
càng giảm. Riêng chỉ ở Việt Nam thực tế cho thấy suy thoái tài nguyên đất là
rất đáng báo động và lo ngại.
Ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính
chất vật lý, hóa học, sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại đối với con ngƣời và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô
ảnh hƣởng thì ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm
môi trƣờng đất. Nƣớc bị ô nhiễm là do sự phủ dƣỡng xảy ra chủ yếu ở các khu
vực nƣớc ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lƣợng muối
khoáng và hàm lƣợng các chất hữu cơ quá dƣ thừa làm cho các quần thể sinh
vật trong nƣớc không thể đồng hóa đƣợc. Kết quả là làm cho hàm lƣợng oxi
trong nƣớc giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nƣớc, gây suy
thoái thủy vực. Ở các đại dƣơng nguyên nhân chính gây ô nhiêm môi trƣờng
17
đó la sự cố tràn dầu ô nhiễm nƣớc có nguyên nhân từ các loại chất thải và
chất thải công nghiệp đƣợc thải ra các con sông mà chƣa qua khâu xử lý
đúng mức, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm dần vào nguồn
nƣớc ngầm và nƣớc ao hồ nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thải ra từ các khu dân cƣ
sống ven sông.
Ô nhiễm môi trƣờng không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí mất trong lành
hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do khói bụi. Hiện
nay, ô nhiễm môi trƣờng khí quyển là vấn đề thời sự rất nóng bỏng của cả thế
giới chứ không phải của riêng một quốc gia nào. Môi trƣờng khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và hệ sinh vật trên trái
đất này. Hàng năm con ngƣời khai thác và sữ dụng hàng tỉ tấn than đá, đầu mỏ,
khí đốt. Đồng thời cũng thải ra môi trƣờng một khối lƣợng rất lớn các chất thải
khác nhau nhƣ: Chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm
cho hàm lƣợng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, còn có các dạng ô nhiễm môi trƣờng khác nhƣ: Ô nhiễm
phóng xạ là ô nhiễm do các chất phóng xạ gây ra, làm ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con ngƣời. Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ,
máy bay, tiếng ồn công nghiệp và các loại máy móc cơ khí khác. Ô nhiễm
sóng là ô nhiễm do các loại sóng nhƣ sóng điện thoại, truyền hình… tồn tại
với mật độ lớn.
1.1.3. Khái niệm về quyền con người
Việc đƣa ra khái niệm đúng đắn về quyền con ngƣời nhằm giải quyết các
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa tính nhân loại với tính giai cấp, giữa
các giá trị đạo đức với pháp luật và quyền lực, giữa quan hệ quốc tế với lợi ích
quốc gia, giữa khả năng và nhu cầu tự nhiên với những nỗ lực chủ quan. Ngày
nay, trong xu thế toàn cầu hóa có thể nêu ra một số thuộc tính cơ bản của khái
niệm quyền con ngƣời: Một là, quyền con ngƣời là những giá trị gắn với mỗi
18