Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Văn hoá với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.87 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------- KHOA TRIẾT HỌC -------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

VĂN HÓA VỚI TÍNH CÁCH LÀ TIÊU
CHUẨN CỦA TIẾN BỘ XÃ HÔI
CHUYÊN NGÀNH

: TRIẾT HỌC

MÃ SỐ

:603031

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NGƯỜI THỰC HIỆN

: PGS. TS. LƯƠNG ĐÌNH KHẢI

: NGUYỄN THÀNH TRUNG

HÀ NỘI, 2006


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CÁC QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
1.1. Quan niệm về văn hóa
1.2.

Quan niệm về tiến bộ xã hội và những tiêu chuẩn cơ b
CHƢƠNG 2

VĂN HÓA - TIÊU CHUẨN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾN BỘ XÃ HỘI
2.1.

Tiêu chuẩn văn hoá của tiến bộ xã hội

2.2.

Một số vấn đề về tiêu chuẩn văn hóa của tiến bộ xã hộ
nước ta hiện nay

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội, nếu đời sống vật chất đƣợc biểu hiện tập trung cụ thể ở
lao động sản xuất vật chất, và lao động sản xuất là thƣớc đo đánh giá sự phát
triển kinh tế, đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần đƣợc thể hiện tập trung



văn hoá với tính cách là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong lịch sử, tiến bộ

xã hội là một xu hƣớng tất yếu. Đó là xu hƣớng vƣơn tới trình độ cao hơn
của sự phát triển, vƣơn tới trạng thái hoàn thiện hơn của xã hội, là mục tiêu
mà con ngƣời luôn luôn hƣớng tới.
Ngày nay, bên cạnh việc coi kinh tế là động lực, là tiêu chuẩn của tiến
bộ xã hội, thì văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng, có thể xem là một
thƣớc đo của tiến bộ xã hội. Bởi vì, nếu chỉ coi trọng kinh tế thì xã hội sẽ phát
triển một cách lệch lạc, không cân đối, con ngƣời chìm đắm trong các lợi ích
kinh tế mà không quan tâm đến các giá trị sống khác - các giá trị này nằm
trong văn hóa. Chính vì vậy, có thể xem văn hóa là một tiêu chuẩn của tiến bộ
xã hội để đánh giá xu hƣớng phát triển của thời đại làm cho xã hội phát triển
hài hoà, ổn định, bền vững hơn. Thực tế lịch sử cho thấy mỗi dân tộc muốn
phát triển một cách toàn diện, bền vững, ổn định thì phải dựa trên nền tảng
văn hóa của dân tộc mình.
Con ngƣời luôn hƣớng đến những giá trị cao quý để phục vụ cho đời
sống của mình, thúc đẩy cho điều kiện sống của mình ngày càng hoàn thiện
hơn nữa. Điều đó đƣợc thể hiện bằng việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội


trạng thái văn hóa phát triển cao, cũng có nghĩa là làm phong phú, sinh động

thêm đời sống tinh thần của con ngƣời. Văn hoá là tổng hòa những giá trị tinh
tuý đƣợc con ngƣời rút ra từ quá trình lao động xã hội, từ các quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời. Hoạt động lao động, sinh hoạt văn hoá tạo ra các giá trị vật
chất và những giá trị tinh thần thể hiện sự phát triển của chính con ngƣời.



4

Văn hóa đã đƣợc xác định là nền tảng tinh thần của xã hội. Sự phát triển của
xã hội thể hiện và đƣợc đánh giá bằng các tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Hiện
nay có nhiều thƣớc đo khác nhau cho tiến bộ xã hội: có những thƣớc đo
mang tính tổng hợp: mức độ giải phóng con ngƣời, trình độ lực lƣợng sản
xuất, sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội… và cũng có những thƣớc
đo mang tính cụ thể: HDI, GDP,… thể hiện các mặt, các khía cạnh của đời
sống kinh tế, chính trị… Tuy nhiên, để đánh giá sự phát triển xã hội thì nếu
chỉ đánh giá bằng các thƣớc đo cụ thể nhƣ HDI, GDP là vẫn chƣa đầy đủ.
Khía cạnh văn hóa nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung chƣa đƣợc thể
hiện rõ trong các thƣớc đo đó.
Trong xu hƣớng toàn cầu hoá, việc xác định những tiêu chuẩn của tiến
bộ xã hội là rất cần thiết, vì chỉ có nhƣ vậy thì mới có thể xác định đƣợc
phạm vi, tiêu chí trong xu hƣớng tiến bộ chung theo những tiêu chí của thế
giới. Trong những tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, văn hóa cần phải đƣợc xem
nhƣ là một tiêu chuẩn có tính chất nền tảng để đánh giá sự phát triển của xã
hội. Tuy nhiên, trong xu thế đa dạng của thế giới, ở mỗi quốc gia đều có sự
chuyển biến, tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa trên thế giới. Sự đa dạng
văn hoá là một đặc điểm cơ bản của thế giới, và là một hình thức biểu hiện
của sự văn minh, tiến bộ của thế giới. Do vậy, việc xác định và đánh giá đúng
vị trí và vai trò của văn hóa trong sự phát triển với tính cách là tiêu chuẩn của
tiến bộ xã hội là một việc cần thiết đang đƣợc đặt ra về cả mặt lý luận cũng
nhƣ thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. Nếu văn hoá là tiêu chí tinh thần,
thƣớc đo trí tuệ và đạo đức, thì việc đánh giá đúng đắn văn hoá với tính cách
là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội cũng là một phƣơng thức để đánh giá sự phát
triển con ngƣời, xã hội. Trên một phƣơng diện nhất định, văn hóa thể hiện vai
trò của mình bằng khả năng phát triển tiềm năng con ngƣời, là thƣớc đo nhân
bản, trình độ phát triển năng lực bản chất bên trong con ngƣời.



5

Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa, các giá trị và thành tựu văn hóa đã đạt
đƣợc với tính cách là thƣớc đo tiến bộ xã hội sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu
sắc hơn vai trò, vị trí của văn hoá, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn tiến bộ
xã hội và sự phát triển xã hội nói chung, cũng nhƣ sự phát triển của văn hoá
nói riêng, có thể bổ sung thêm tiêu chuẩn đánh giá tiến bộ xã hội. Đó là lý do
chính mà chúng tôi lựa chọn vấn đề văn hoá với tính cách là tiêu chuẩn của
tiến bộ xã hội làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa và tiến bộ xã hội là những vấn đề luôn thu hút đƣợc sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, các nhà quản lý. Việc
nghiên cứu văn hóa đã đƣợc bộ môn chuyên ngành nghiên cứu - đó là Văn
hoá học, xuất hiện cách đây không lâu. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rất
nhiều định nghĩa về văn hóa từ các góc độ khác nhau. Họ cũng xác định vị trí,
vai trò và ảnh hƣởng của văn hóa trong đời sống xã hội nói chung cũng nhƣ
trong những điều kiện, giai đoạn lịch sử xã hội xác định.
Khi bàn đến vấn đề văn hóa, các tác giả chủ yếu nghiên cứu dƣới góc
độ văn hóa là động lực của sự phát triển chứ không phải với tính cách là tiêu
chuẩn của tiến bộ xã hội. Trong đó có một số tác phẩm nhƣ Góp phần tìm
hiểu tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa
trong sự phát triển của xã hội của Hoàng Thị Hạnh; Văn hóa – mục tiêu và
động lực của sự phát triển xã hội của Nguyễn Văn Huyên. Trong những tác
phẩm này, các tác giả chủ yếu nghiên vai trò của văn hoá trong sự phát triển
xã hội, các quá trình văn hóa, các giá trị và thành tựu văn hóa đạt đƣợc dƣới
sự lãnh đạo của Đảng, không chỉ khẳng định tính đúng đắn về vai trò lãnh đạo
của Đảng mà còn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về các mối liên hệ phổ
biến giữa văn hóa và các vấn đề khác nhƣ chính trị, kinh tế...



6

Trong những năm gần đây, vấn đề tiến bộ xã hội và những tiêu chuẩn
đánh giá tiến bộ xã hội cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu. Nhiều đề tài đƣợc triển khai tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh
giá tiến bộ xã hội khác nhau nhƣ: tiêu chuẩn kinh tế, khoa học - kỹ thuật,
nhân quyền, giáo dục… Ngoài ra, ngƣời ta đã đƣa ra một số tiêu chuẩn mới
để đánh giá tiến bộ xã hội thông qua những tiêu chuẩn cụ thể nhƣ bình đẳng
giới, GDP, HDI… Đề tài Về tiến bộ xã hội - một số lý luận cấp bách, 2002,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, do Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, đã phân
tích những vấn đề cơ bản của tiến bộ xã hội nhƣ khái niệm vận động, phát
triển và tiến bộ xã hội, sự phát triển lịch sử của các quan niệm về tiến bộ xã
hội, về các hình thức cũng nhƣ một số tiêu chuẩn tiến bộ xã hội. Đặc biệt, đề
tài đã xem xét xu hƣớng tiến bộ của xã hội trong những quan hệ nhất định với
văn hóa. Tuy nhiên, vì đây là một công trình về tiến bộ xã hội, do đó, vấn đề
văn hoá với tính cách là tiêu chuẩn cụ thể của tiến bộ xã hội không đƣợc
nghiên cứu một cách trực tiếp và các tác giả cũng không trình bày một cách
hệ thống nội dung của tiêu chuẩn văn hóa.
Có thể thấy rằng trong các công trình nghiên cứu đã công bố, vấn đề tiêu
chuẩn văn hóa của tiến bộ xã hội chƣa có nhiều tác giả nghiên cứu. Trong những
năm cuối của thế kỷ trƣớc có một số đề tài nghiên cứu của Hồ Sĩ Quý về tiến bộ
xã hội và những vấn đề liên quan nhƣ: Văn hoá và tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết
học, số 2, tháng 6-1995; Vấn đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết học,
số 1, tháng 2-1997; Về khái niệm tiến bộ xã hội, Tạp chí Triết học, số 4, tháng
12-1998. Trong các tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra quan điểm về tính quy định
của văn hóa đối với tiến bộ xã hội nói riêng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của
xã hội. Tác giả cho rằng các khuynh hƣớng, biểu hiện của tiến bộ xã hội, dù
trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng đều đƣợc đƣợc đánh giá và tuân theo
những quy tắc, chuẩn mực văn hóa; “Mọi sự phát triển,



7

xét cho cùng, nếu muốn đi thật xa, muốn trở thành bền vững đều phải nằm
trong quỹ đạo của cái văn hóa… Do vậy có thể coi văn hóa, hay nói chính xác
hơn là lôgíc của văn hóa là “hành lang an toàn” của sự tiến bộ” [72, 43]. Mặc
dù nội dung và những tiêu chí cụ thể của văn hóa chƣa đƣợc đề cập rõ nét,
song tác giả đã đƣa ra quan điểm xem xét văn hóa trong tính chỉnh thể của
đời sống xã hội, khẳng định văn hóa là hiện thân của tiến bộ xã hội: “… tiến
bộ xã hội đã là quá trình gắn liền với văn hóa, bị quy định bởi các khuôn
thƣớc văn hóa hoặc chí ít cũng là cái không đƣợc phép vi phạm các giá trị
văn hóa nền tảng nội sinh”. [75,137].
Nhìn chung, cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số
tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, quan hệ văn hóa và tiến bộ xã hội, xem xét vị trí
và vai trò của văn hóa với tƣ cách là động lực, mục tiêu của sự phát triển xã
hội. Nhƣng vẫn chƣa có những đề tài nghiên cứu về văn hoá với tính cách là
thƣớc đo, tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Chính vì vậy, trong luận văn, chúng
tôi cố gắng làm rõ một số khía cạnh của vấn đề văn hóa với tính cách là tiêu
chuẩn của tiến bộ xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a) Mục đích:
-

Từ góc độ triết học luận giải và khẳng định văn hóa là tiêu chuẩn đặc

biệt của tiến bộ xã hội.
b) Nhiệm vụ:
-


Làm rõ khái niệm văn hoá, tiến bộ xã hội, nêu lên một cách khái quát

về những tiêu chuẩn cơ bản của tiến bộ xã hội.
-

Làm rõ một số khía cạnh sự cần thiết, tính tất yếu của việc xem văn

hóa với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn


8

Nghiên cứu một trong những khía cạnh của mối quan hệ giữa văn hóa
và tiến bộ xã hội - khía cạnh tiêu chuẩn văn hóa của tiến bộ xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-

Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử,

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn
hoá, về tiến bộ xã hội, những thành tựu của các nghiên cứu về quan hệ giữa
văn hóa và tiến bộ xã hội trong thời gian qua.
-

Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

trong luận văn là các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc,
trừu tƣợng hóa, khái quát hoá.
6. Đóng góp của luận văn

Luận văn luận giải và chứng minh rằng văn hóa là một trong những
thƣớc đo, tiêu chuẩn, thậm chí là tiêu chuẩn đặc biệt của tiến bộ xã hội.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn nâng cao nhận thức trong việc tìm hiểu và đánh giá đúng vị
trí, vai trò của văn hóa với tƣ cách là nền tảng tinh thần, là tiêu chí phát triển,
tiến bộ của xã hội, văn hoá là một trong những thƣớc đo tiến bộ xã hội. Bên
cạnh đó, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và
giảng dạy các chuyên đề về triết học văn hóa, văn hóa học trong một số
trƣờng Cao đẳng, Đại học.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 2 chƣơng với 4 tiết.


9

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CÁC QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
1.1. Quan niệm về văn hóa
Trong sự phát triển của xã hội, văn hoá có vị trí và vai trò đặc biệt, đồng
thời văn hóa cũng chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Văn hoá xuất
hiện và tồn tại từ rất sớm trong lịch sử và gắn liền với sự tiến hoá, biến đổi và
phát triển của xã hội loài ngƣời. Từ khi xuất hiện và tồn tại đến nay, văn hoá
luôn là một phần tất yếu của xã hội và tồn tại một cách phong phú, đa dạng.
Văn hoá đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Gần đây đã xuất
hiện một ngành khoa học nghiên cứu chuyên biệt về văn hoá - đó là ngành
Văn hoá học. Tuy nhiên, với sự đa dạng vốn có của nó, đƣợc biểu hiện bằng
những giá trị vật chất và tinh thần phong phú trong đời sống xã hội, văn hoá
đã đƣợc xem xét trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Nhiều khái niệm khác

nhau về văn hoá đã xuất hiện.
Do tính chất phong phú, đa dạng của các nền văn hóa, các hình thức biểu
hiện và các giá trị văn hóa, nên khi tiếp cận văn hóa, các học giả xuất phát từ
góc độ nghiên cứu của mình đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau. Đến nay,
theo một số tác giả đã có trên 600 định nghĩa. Chúng tôi dẫn ra một số định
nghĩa đáng chú ý:
Trong Từ điển tiếng Việt, văn hoá đƣợc coi là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hoá
cũng là những hoạt động của con ngƣời nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của
con ngƣời. [Xem: 88, 1100]


10

Vào cuối thế kỷ XIX, E. B. Tylor, nhà xã hội học về văn hóa, ngƣời Anh,
trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy, đã cho rằng văn hóa là một chỉnh thể
phức hợp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục
và bất kỳ năng lực thói quen nào khác mà con ngƣời cần có với tƣ cách là
một thành viên xã hội. Trong quan niệm này, văn hoá tồn tại một cách tất yếu
trong tất cả cá nhân và các cộng đồng xã hội. Khái niệm văn hoá của Tylor là
một khái niệm rộng và có tính bao quát. Văn hóa đƣợc thể hiện không chỉ
trong những hoạt động cơ bản của đời sống xã hội, mà còn tồn tại dƣới dạng
chỉnh thể hữu cơ và không thể thiếu đối với con ngƣời.
Theo Bách khoa thư Liên Xô, văn hóa là trình độ phát triển lịch sử của xã
hội và của con ngƣời, biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con ngƣời, cũng nhƣ trong các giá trị vật chất và giá
trị tinh thần do con ngƣời tạo ra. Văn hóa có thể đƣợc dùng để chỉ trình độ
phát triển về mặt vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể
(thí dụ văn hóa cổ đại, văn hóa Maya, văn hóa Trung Quốc...). Theo nghĩa
hẹp, văn hóa chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con ngƣời.



khía cạnh triết học, văn hóa đƣợc hiểu là toàn bộ những giá trị vật

chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội, lịch sử
và tiêu biểu cho trình độ đạt đƣợc trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa
hẹp hơn, ngƣời ta quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật, văn học, triết
học, đạo đức, giáo dục...). Văn hóa là một hiện tƣợng lịch sử phát triển phụ
thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. [Xem: 82, 656]
Theo hướng tiếp cận khái niệm văn hoá từ góc độ coi văn hóa là sự thể
hiện tương quan mối quan hệ giữa con người - tự nhiên - xã hội, Trần Ngọc
Thêm xác định: "văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và tích luỹ, qua quá trình hoạt động thực tiễn,


11

trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội" [78,
10]. Văn hoá do con ngƣời sáng tạo ra, con ngƣời vừa là chủ thể sáng tạo văn
hoá, vừa là khách thể sáng tạo văn hoá, và sau cùng, con ngƣời hƣởng thụ
những giá trị, thành quả của văn hoá. Cũng ở cùng góc độ nghiên cứu đó,
Trần Quốc Vƣợng quan niệm “văn hóa, trƣớc hết, là một sự trả lời, một sự
ứng phó, của một cộng đồng dân cƣ, trƣớc những thách thức của những điều
kiện địa lý - khí hậu (géoclimatique), và sau đó là sự trả lời, ứng phó, trƣớc
những điều kiện xã hội - lịch sử”. [90, 65]
Văn hóa là sản phẩm của quá trình lao động của con người, là một kiểu
quan hệ người - người. Trong quá trình lao động, hoàn thiện và phát triển bản
thân mình, con ngƣời, một mặt phát triển thể chất, trí tuệ, đồng thời, con
ngƣời không ngừng vƣơn tới cái đẹp trong cuộc sống, hƣớng đến một đời

sống văn hóa lành mạnh và phát triển. Trong quá trình lao động, con ngƣời
phải sử dụng ngôn ngữ, hành động giao tiếp với nhau. Nhƣng hoạt động giao
tiếp là một hoạt động văn hoá hoặc thể hiện tính văn hoá của con ngƣời. Văn
hoá là trình độ ngƣời của các quan hệ xã hội. Về vấn đề này, Phan Ngọc nhận
định rằng, văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tƣợng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành kiểu lựa chọn riêng của
một tộc ngƣời, một cá nhân so với một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác.
“Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng trong óc một cá nhân hay
một tộc ngƣời với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc
ngƣời này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tƣợng. Điều biểu
hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dƣới hình thức dễ thấy
nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc ngƣời,
khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc ngƣời khác”. [67, 18]
Cũng ở khía cạnh đó, nghiên cứu và xem xét văn hoá dƣới phƣơng diện
giá trị, Hồ Sĩ Quý coi văn hoá là biểu hiện phƣơng thức sống của con ngƣời,


12

là tổng hoà các giá trị ngƣời. Theo đó, văn hoá là những giá trị tinh tuý và
thuần khiết đƣợc rút ra từ bản thân quá trình lao động xã hội (có nghĩa rằng
văn hoá phải đƣợc đặt trong sự tồn tại của xã hội loài ngƣời). Xét ở góc độ
khác, văn hoá có tác dụng làm cho mọi ngƣời xích lại gần nhau hơn.
Với tiêu chí coi văn hóa là một sản phẩm của xã hội loài ngƣời, Hồ Chí
Minh cho rằng "văn hoá là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [59, 431]. Cách thức con ngƣời tiếp
xúc và cải biến tự nhiên là một quá trình có văn hóa, đó là cách thức tiếp cận
của con ngƣời, khác biệt với con vật. Theo một nghĩa nhất định, văn hóa
chính là sự trau dồi nhân cách, tu dƣỡng đạo đức của bản thân con ngƣời.

Khi phát động Thập kỷ phát triển văn hóa, UNESCO đã khẳng định vị trí
và vai trò của văn hóa, xem văn hóa là một trong những cội nguồn trực tiếp
của phát triển xã hội, phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi
mặt của cuộc sống (cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng
nhƣ đang diễn ra trong hiện tại; nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định
bản sắc riêng của mình.
Với quan niệm văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, Đảng
Cộng sản Việt Nam quan niệm văn hoá là động lực tinh thần thúc đẩy sự phát
triển xã hội, là yếu tố căn bản của đời sống xã hội, có tác động mạnh mẽ đến
các lĩnh vực xã hội khác. Mọi yếu tố của văn hóa (gồm văn hoá vật chất và
phi vật chất) đều tham gia vào quá trình tạo dựng đời sống tinh thần của xã
hội. Văn hóa tinh thần - với tƣ cách là bộ phận cấu thành của văn hóa, đƣợc
sáng tạo và tích luỹ bởi lĩnh vực sản xuất tinh thần qua nhiều thế hệ. Văn hóa
tinh thần biểu hiện sự phát triển về trí tuệ, tinh thần, cảm xúc của con ngƣời
nhằm hƣớng tới chân - thiện - mỹ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp


13

hành Trung ƣơng khoá VII của Đảng coi văn hoá là "nền tảng tinh thần của xã
hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội" [14, 51]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII khẳng định thêm rằng: "Các nhân tố văn
hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phƣơng
diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cƣơng,... biến thành nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất của sự phát triển" [16, 55].
Văn hóa là hiện thân, là mục tiêu của sự phát triển, dựa trên nền tảng
duy trì, phát triển và phát huy các giá trị truyền thống và có sự kết nối giữa
những giá trị truyền thống với hiện tại và tƣơng lai. Mục tiêu của bất cứ quốc

gia nào đều đề cao chiến lƣợc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế,
chính trị, văn hóa... do đó việc nâng cao chất lƣợng sống trong xã hội là điều
cần thiết. Chính vì vậy, cũng có thể cho rằng “văn hóa chính là tổng thể các
giá trị do con người tạo ra, đó là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và
bản thân sự phát triển của con người. Trong văn hóa, cả ba giá trị này đều
tƣơng tác và gắn bó với nhau” [40, 15].
Từ các cách tiếp cận và những định nghĩa đã nêu trên, chúng ta thấy
đƣợc tính phức tạp trong việc đƣa ra một định nghĩa chung nhất về văn hóa.
Từ các cách hiểu khác nhau về văn hóa nói trên, chúng ta có thể rút ra rằng
văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
thể hiện trình độ phát triển của con người và xã hội tương ứng với từng
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Văn hóa là một sản phẩm
đặc biệt của con ngƣời với những giá trị nhất định trong một thời điểm xác
định cụ thể, cũng nhƣ có những ảnh hƣởng nhất định đến tƣơng lai, đồng
thời, lại thay đổi và phát triển theo những xu hƣớng khác nhau theo từng giai
đoạn lịch sử.


14

Chính vì vậy, sự tác động và phạm vi tác động của văn hóa nói chung đối
với xã hội là rất rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác
định khái niệm văn hóa trong phạm vi hẹp và hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp –
có nghĩa là văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con ngƣời và xã
hội.
1.2. Quan niệm về tiến bộ xã hội và những tiêu chuẩn cơ
bản * Khái quát chung về khái niệm tiến bộ xã hội
Tiến bộ là một trình độ cao của sự phát triển, là xu thế phát triển của xã
hội, là xu hƣớng đi lên của lịch sử. Trong các quan niệm khác nhau, khái
niệm tiến bộ đƣợc hiểu là sự vận động tiến lên phía trƣớc; là một khuynh

hƣớng phát triển tất yếu chuyển từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Mỗi khoa học khi nghiên cứu về tiến bộ xã hội đều xuất phát từ góc
độ chuyên ngành của mình để nghiên cứu, nhƣng khái niệm tiến bộ xã hội
đƣợc nhìn từ góc độ riêng từng chuyên ngành khó có thể trở thành một khái
niệm phổ quát cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. "Do vậy, có thể
nhận xét một cách khái quát rằng, không giống nhƣ các khoa học chuyên biệt,
trong triết học, tiến bộ xã hội là khái niệm có chức năng định hƣớng về mặt
thế giới quan" [4, 35].
Trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, con ngƣời cố gắng nhận thức về con
đƣờng vận động của xã hội loài ngƣời. Do đó đã xuất hiện nhiều nhà tƣ tƣởng
có quan niệm và nhận thức khác nhau về sự vận động của xã hội. Quan điểm về
nhận thức sự vận động của xã hội theo chiều hƣớng thụt lùi (thoái bộ) cho rằng
xã hội hiện tại là một hiện trạng xã hội điêu tàn, suy vong. Những điều kiện sống
của xã hội đƣơng thời là một sự khổ đau và không tốt cho con ngƣời. Chính vì
vậy mà ngƣời ta cho rằng cần thiết phải quay trở lại với những kiểu mẫu xã hội
đã từng trải qua và đó chính là xã hội lý tƣởng, hoặc


15

đề cao vai trò của thần thánh, những giá trị đạo đức đã từng tồn tại trong lịch
sử. Theo quan điểm này có một số nhà tƣ tƣởng tiêu biểu sau:
Ngƣời đầu tiên phải nhắc đến là Hêxiốt - một nhà thông thái đa thần giáo
ngƣời Hy Lạp, sống vào khoảng thế kỷ VIII trƣớc công nguyên, cùng thời
với Hôme - một thời kỳ nở rộ của thơ ca Hy Lạp. Hêxiốt cho rằng sự vận
động của xã hội loài ngƣời là một sự vận động có khuynh hƣớng đi xuống
(thoái bộ) theo quá trình từ "thế kỷ vàng" đến "thế kỷ sắt". Hêxiốt đặc biệt
nhấn mạnh đến vị trí và vai trò của đạo đức trong sự vận động của xã hội.
Chính vì vậy mà ông cho rằng nguyên nhân của sự thoái bộ bắt nguồn từ sự
suy thoái về mặt đạo đức. Hêxiốt phân chia quá trình vận động xã hội thành 5

giai đoạn: thứ nhất là giai đoạn vàng - là thời kỳ mà con ngƣời đối xử với
nhau một cách chan hoà và đúng theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của
xã hội. Đây là giai đoạn hạnh phúc và sung sƣớng nhất khi mọi ngƣời sống
trong sự thanh bình. Tiếp theo sau là giai đoạn bạc, giai đoạn đồng, giai đoạn
anh hùng, và cuối cùng là giai đoạn sắt. Giai đoạn cuối cùng là tƣơng ứng với
giai đoạn đƣơng thời đang suy thoái về mặt đạo đức. Mọi ngƣời sống trong
sự ganh đua nhỏ mọn, xuất hiện nhiều chiến tranh và xung đột nhằm tranh
giành quyền lợi trong xã hội. Nhƣ vậy, quan điểm của Hêxiốt về sự vận động
của xã hội là thoái bộ theo chiều hƣớng đi xuống, trong quá trình đó, giai
đoạn sắt là giai đoạn kết thúc một chu kỳ vận động và biến đổi của thế giới.
Nhà tƣ tƣởng lớn của Trung Quốc cổ đại là Khổng Tử cũng đƣa ra quan
niệm rằng sự vận động của xã hội diễn ra trong xu thế thụt lùi về mặt đạo đức.
Bi quan về cuộc sống hiện thực, Khổng Tử hoài niệm về một xã hội tốt đẹp đã
có trong quá khứ, ông bi quan về xã hội đƣơng thời - một xã hội mà tất cả
những tôn ti trật tự đều bị đảo lộn khi vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha
không ra cha, con không ra con.... Mọi quan hệ xã hội đƣơng thời đều không
dựa trên những quy tắc đạo đức chuẩn mực, và luân lý xã hội bị coi thƣờng.


16

Khổng Tử cho rằng xã hội của thời kỳ vua Nghiêu, Thuấn là những xã hội lý
tƣởng mà con ngƣời cần phải quay trở lại, và con ngƣời phải học tập các bậc
quân tử, thánh vƣơng để ứng xử với nhau một cách tốt đẹp trong xã hội.
Trong giai đoạn đêm trƣờng trung cổ, toàn bộ xã hội phong kiến phƣơng
Tây nằm dƣới sự điều hành và trị vì của nhà thờ, hình ảnh và vị thế của Chúa
và nhà thờ trong đời sống xã hội đƣợc hệ tƣ tƣởng thần học đẩy lên vị trí cao
nhất, tới mức cực đoan. Con ngƣời trở thành nô lệ của nhà thờ, nô lệ của
Chúa, tức là con ngƣời trở thành nô lệ cho những gì mà bản thân mình đã
sáng tạo ra trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, tất cả mọi tƣ tƣởng, sáng

kiến trong thời kỳ này đều không nằm ngoài những giới hạn và phạm vi của
Chúa. Hình ảnh và vai trò của con ngƣời bị lu mờ, che khuất bởi tầm ảnh
hƣởng rộng rãi của Chúa, do vậy, trong điều kiện sống hiện tại, những giá trị
vật chất cũng nhƣ tinh thần vƣợt qua sự kiểm soát của nhà thờ và giáo hội
đều bị coi là phản động, mọi tƣ tƣởng về tiến bộ đều hƣớng đến nƣớc Chúa
ngàn năm, hay là thế giới của Chúa. Điều đó cũng lý giải vì sao mà "mặc dù
đa số các nhà tƣ tƣởng của thời kỳ đó cũng hiểu lịch sử nhƣ một quá trình có
khuynh hƣớng, song tính khuynh hƣớng của quá trình ấy lại đƣợc coi là sản
phẩm do Thƣợng đế an bài, còn các quy luật khách quan của lịch sử thì đã bị
các học thuyết thần học phủ định" [4, 46].
Sau khi trải qua đêm trƣờng trung cổ của xã hội phong kiến, lịch sử nhân
loại bƣớc vào thời kỳ Phục hƣng - một thời kỳ nở rộ của các tƣ tƣởng cũng nhƣ
những phát kiến lớn của loài ngƣời có tính chất tiến bộ. Trong giai đoạn này,
những tƣ tƣởng về sự giải phóng con ngƣời thoát khỏi sự kìm kẹp trong thế giới
của Chúa đƣợc đề cập rộng rãi. Đa số những tƣ tƣởng, phát kiến trong giai đoạn
này đều nhằm lên án và chống lại sự chèn ép của nhà thờ, đặc biệt là những tƣ
tƣởng về giải phóng con ngƣời và khơi dậy những gì tốt đẹp của


17

thời kỳ cổ đại nhằm làm thƣớc đo, chuẩn mực cho đời sống xã hội lúc bấy
giờ.
Thời kỳ Phục hƣng gắn liền với sự phát triển của giai cấp tƣ sản - giai
cấp mới trong xã hội, thể hiện những điều mới mẻ và tiến bộ trong đời sống
xã hội. Chính những nhà tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản đã đƣa ra nhƣng quan
điểm mới về đánh giá xu hƣớng vận động của xã hội.
Thời kỳ này, quan điểm về sự vận động xã hội đã đƣợc Gi. Vicô (16681774) đặc biệt quan tâm và đề cập một cách cụ thể trong tác phẩm chủ yếu
của mình: Những cơ sở khoa học mới về bản tính chung của các dân tộc. Tƣ
tƣởng chủ đạo của Vicô là lý thuyết về "vòng tuần hoàn của lịch sử". Theo

thuyết này, sự phát triển của xã hội loài ngƣời diễn ra theo chu kỳ gồm ba giai
đoạn: 1) giai đoạn thần thánh - phản ánh đời sống con ngƣời trong các thần
thoại và nhân vật trung tâm là các vị tƣ tế; 2) giai đoạn anh hùng - phản ánh
sự xuất hiện của nhà nƣớc, đặc biệt là sự tồn tại của nhà nƣớc quý tộc đối với
xã hội; 3) giai đoạn mang tính người - tƣơng ứng với sự tồn tại của nhà nƣớc
cộng hoà hay là nhà nƣớc quân chủ lập hiến. Ở giai đoạn này, vị trí và vai trò
của con ngƣời đƣợc đề cao hơn. Trong quan điểm của Vicô, sự vận động của
xã hội đƣợc khép kín trong một vòng tuần hoàn của lịch sử và cứ bƣớc qua
một chu kỳ thì xã hội lại đón nhận một cuộc khủng hoảng thông qua những
bƣớc thay đổi chu kỳ. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng "sự tiến
bộ, trong quan niệm của ông, là kết quả của những mâu thuẫn và những cuộc
đấu tranh gay gắt giữa các giai tầng xã hội, song cuối cùng xã hội không phải
là đi lên mà là trở lại điểm xuất phát ban đầu của chu kỳ" [4, 47].
Tƣ tƣởng về sự thoái bộ, thụt lùi trong quá trình vận động của xã hội sau
này vẫn còn đƣợc khá nhiều học giả tiếp tục. Trong tác phẩm Ngày tàn của châu
Âu, Ô. Spengle (1880-1936) đã đƣa ra lý thuyết và lập luận phủ nhận khái niệm
cũng nhƣ tính chân thật của tiến bộ xã hội. Trong quan điểm về tiến


18

bộ xã hội, ông cho rằng văn hoá và văn minh là tiến trình vận động của xã
hội. Giai đoạn mà xã hội loài ngƣời đang rơi vào bƣớc thoái trào là tƣơng
ứng với nền văn minh hiện nay. Sự phát triển của văn hóa đƣợc so sánh nhƣ
sự phát triển của cơ thể sinh vật, do đó, mọi sự phát triển của nền văn hóa đều
trải qua ba giai đoạn phát triển cơ bản: sinh ra và thơ ấu, thanh niên và trƣởng
thành, già đi và tàn tạ.[Xem: 89, 28-29]
A. Tôinơbi (1809-1975), một nhà sử học, xã hội học ngƣời Anh, cũng
cho rằng sự vận động của lịch sử diễn ra theo chiều hƣớng đi xuống, thoái bộ.
Tôinơbi phủ nhận tính khách quan của của sự vận động tiến lên của lịch sử,

đồng thời phủ nhận tiến bộ xã hội với tính cách là động lực, quy luật phát
triển của lịch sử. Với tƣ cách là đại biểu của trƣờng phái triết học văn hóa,
Tôinơbi đặt văn minh vào quá trình tuần hoàn của lịch sử. Mỗi nền văn minh
đều trải qua những giai đoạn: sinh ra, lớn lên, suy yếu và tan rã. Loại bỏ
những yếu tố khách quan, ông quan niệm sự hoàn thiện của loài ngƣời chính
là sự thể hiện về tiến bộ xã hội. Điều kiện để cho sự tiến bộ xã hội tồn tại
chính là sự đổi mới về tinh thần, sự tiến hoá của các tôn giáo. Quan trọng hơn,
ông cho rằng động lực phát triển của các nền văn minh chính là các vĩ nhân là ngƣời tạo ra sự độc đáo của các nền văn minh. [Xem: 89, 30-31]
Bên cạnh những quan điểm coi sự vận động của xã hội là một sự thoái bộ
trong tiến trình của lịch sử hay là sự quay trở lại một thời kỳ vàng son trong
quá khứ, còn xuất hiện những tƣ tƣởng về sự vận động theo hƣớng đi lên của
lịch sử. Đa số các nhà tƣ tƣởng có quan điểm trên đều cho rằng xu thế của sự
tiến bộ xã hội luôn là sự đi lên. Họ nhìn nhận, đánh giá những gì đã và đang
diễn ra trong lịch sử xã hội với cách nhìn hƣớng tới một xã hội tốt đẹp hơn xã
hội hiện tại mà họ đang sống.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà tƣ tƣởng đã đƣa ra quan niệm về sự vận
động của lịch sử xã hội loài ngƣời. Hai nhà tƣ tƣởng lớn của giai đoạn này là


19

Platôn và Arixtốt đều thừa nhận xu thế đi lên của tiến bộ xã hội. Khuynh
hƣớng hƣớng vận động của nhà nƣớc, chính trị và đạo đức luôn tiến lên
thông qua các hình thức biểu hiện của chúng. Những hình thức biểu hiện sau
bao giờ cũng hoàn thiện và tốt đẹp hơn những hình thức biểu hiện trƣớc đó.
Tƣ tƣởng về khuynh hƣớng vận động của xã hội theo xu hƣớng phát
triển, đi lên đƣợc phong trào triết học khai sáng hƣởng ứng mạnh mẽ và có
ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội bấy giờ, tiêu biểu là tƣ tƣởng của J.
Rutxô, A. Tuyếcgô và Gi. Côngđoócxê. [Xem: 4, 48-50].
Rutxô (1712-1778) là một nhà văn, nhà tƣ tƣởng tiên phong của phong

trào cách mạng tƣ sản Pháp, là ngƣời đã nhìn thấy đƣợc tính biện chứng
trong bản thân đời sống xã hội ở vấn đề bình đẳng và bất bình đẳng. Trong
quan niệm của mình, Rutxô cho rằng sự vận động của lịch sử loài ngƣời phù
hợp với những quy luật của tự nhiên, sự vận động đó trải qua nhiều trạng thái
khác nhau mang tính phủ định biện chứng. Các trạng thái xã hội sẽ kế tiếp
nhau và phát triển thông qua những hiện tƣợng bất bình đẳng trong xã hội. Sự
bất bình đẳng vừa thể hiện sự thoái bộ cũng nhƣ sự tiến bộ trong sự vận động
của xã hội, và Rutxô cho rằng trong xu thế chung của nó, những trạng thái của
bất bình đẳng của xã hội tất yếu phải đƣợc thay thế bằng trạng thái bình đẳng
mới.
Tuyếcgô (1727-1781) cho rằng xu hƣớng vận động của xã hội gắn liền
với lý tính của con ngƣời, sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự phát triển
và hoàn thiện dần dần của lý tính con ngƣời, song sự tiến bộ xã hội không
đƣợc hoàn thiện đồng đều với lý tính con ngƣời. Sự phát triển lịch sử của các
dân tộc diễn ra không cùng nhau, tất cả các dân tộc đều có một điểm bắt đầu
và cũng cùng có một điểm kết thúc, song quá trình đi từ điểm khởi đầu đến
điểm kết thúc có nhiều cách khác nhau, do vậy mà bản thân xu hƣớng vận
động của lịch sử cũng có nhiều kết quả khác nhau.


20

Cũng với việc đề cao vai trò của lý tính trong xu hƣớng vận động của xã
hội loài ngƣời, Côngđoócxê (1743-1794) cho rằng tiến bộ xã hội tuân theo
những quy luật chung của nó, và sự vận động của lịch sử diễn ra song hành
cùng với khả năng phát triển lý tính vô tận của con ngƣời. Chính vì vậy, trong
tác phẩm Phác hoạ chân dung lịch sử về tiến bộ xã hội của tinh thần nhân
loại, Côngđoócxê đã khẳng định sự phát triển lịch sử là sự tiến bộ của lý tính
con ngƣời. Là nhà tƣ tƣởng đề cao sự phát triển của con ngƣời trong xu
hƣớng vận động của xã hội, ông luôn có cái nhìn lạc quan vào tiến bộ xã hội,

vào sự tốt đẹp hơn của con ngƣời, đồng thời, ông cũng là một trong những
ngƣời cổ vũ cho phong trào đấu tranh vì tự do, bình đẳng, bác ái.
Tiếp tục phát triển những quan điểm của các nhà khai sáng, ở thời kỳ tiếp
theo, Xanh Ximông, Phuriê, Owen là những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa
xã hội không tƣởng đã có những tƣ tƣởng mới về tiến bộ xã hội, về sự phát
triển của lịch sử cũng nhƣ sự thay thế hiện trạng xã hội đƣơng thời (xã hội tƣ
sản) bằng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Xanh Ximông (1760-1825) cho rằng muốn đạt đƣợc sự tiến bộ thực sự
trong xã hội thì cần phải tạo ra những khả năng về vật chất và tinh thần cho xã
hội. Sự phát triển của lịch sử xã hội là một quá trình tất yếu và hợp quy luật
theo tuần tự từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do đó,
mỗi một nấc thang trong tiến trình của lịch sử đều là một sự tiến bộ. Xanh
Ximông phân chia quá trình phát triển thành nhiều giai đoạn khác nhau, trong
đó, đỉnh cao là xã hội tƣơng lai lấy khoa học làm cơ sở và sự vận động của nó
dựa trên những hoạt động kinh tế của con ngƣời. Lý tƣởng cao cả của ông về
sự tiến bộ xã hội chính là khả năng giải phóng con ngƣời, đặc biệt là ngƣời
lao động, và khẳng định rằng xoá bỏ sự bần cùng và bất công đang tồn tại
trong xã hội đƣơng thời là sự phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử. Từ đó,


21

ông cho rằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn tất yếu sẽ ra đời dựa trên cơ
sở xã hội đƣơng thời một cách hợp quy luật lịch sử. [Xem: 89, 22].
Phuriê (1772-1837) là một trong những nhà tƣ tƣởng lên án và phê phán
gay gắt xã hội tƣ sản đƣơng thời. Ông coi sự vận động của lịch sử diễn ra
theo từng nấc thang khác nhau: mông muội, dã man, gia trƣởng, văn minh.
Phuriê còn chia mỗi chế độ xã hội thành bốn giai đoạn tƣơng ứng với bốn lứa
tuổi của con ngƣời: 1) Thơ ấu; 2) Thanh niên; 3) Trƣởng thành; 4) Tuổi già.
Ngoài ra, khi quan niệm về tiến bộ xã hội, ông cho rằng trình độ giải phóng

phụ nữ là thƣớc đo quan trọng đánh giá sự phát triển xã hội, và xã hội loài
ngƣời luôn vận động theo hƣớng đi lên. [Xem: 89, 23].
Owen (1771-1858) quan niệm về một xã hội tiến bộ là phải xây dựng
một xã hội vƣợt qua xã hội tƣ bản, vì vậy ông đề cao nhận thức của con
ngƣời trong quá trình tiến bộ của lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu xã hội
đƣơng thời, Owen nhận thấy những mâu thuẫn của xã hội tƣ sản và ông cho
rằng cần phải xóa bỏ chế độ xã hội tƣ sản và chế độ bóc lột lao động. Ông đã
tiến gần đến tƣ tƣởng cho rằng sự phát triển của lịch sử xã hội, hay là sự thay
đổi của mỗi chế độ xã hội cần phải gắn liền với sự thay đổi về phƣơng thức
sản xuất. [Xem: 89, 23-24].
Một trong những đại biểu có những đóng góp to lớn trong việc phát triển
học thuyết về sự tiến bộ xã hội là M. Vâybơ (1864-1920) - một nhà xã hội học,
sử học, triết học Đức [Xem: 89, 25-26]. Dựa trên quan điểm coi sự hình thành và
phát triển của xã hội châu Âu đƣơng thời đƣợc xuất phát bởi lý tính và đạo đức
tôn giáo, Vêbơ cho rằng văn hóa có một vị trí và vai trò cực kỳ đặc biệt trong sự
vận động và phát triển của xã hội và "ngƣời ta coi ông là một trong những nhà
tƣ tƣởng đề xƣớng vai trò nền tảng và cơ sở của văn hoá đối với sự phát triển xã
hội" [4, 52]. Những tƣ tƣởng về tiến bộ xã hội của Vâybơ đã đặt ra một số vấn
đề lý luận trong việc xem xét những yếu tố nào


22

quy định và đánh giá sự vận động của xã hội, bởi theo Vêbơ, quá trình phát
triển của xã hội gắn liền với lý tính mà biểu hiện của nó chính là văn hoá.
Có thể nói, tất cả những tƣ tƣởng nêu trên đều có những giá trị nhất định
trong lịch sử về cách nhìn nhận sự vận động của xã hội. Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của họ là không nhận thấy và không nắm bắt đƣợc những quy luật
của lịch sử trong tính thực tại của nó, tức là những quy luật nội tại trong bản
thân sự vận động của lịch sử xã hội. Chỉ đến sau này, khi chủ nghĩa Mác ra

đời, với phép biện chứng duy vật, các nhà kinh điển Mác - Lênin đƣa ra đƣợc
những quan niệm, quan điểm khoa học, khách quan về sự vận động và biến
đổi của xã hội loài ngƣời.
Kế thừa và tiếp thu những tri thức, tƣ tƣởng tinh hoa của nhân loại, chủ
nghĩa Mác - Lênin đƣa ra những tƣ tƣởng về sự vận động của xã hội dựa trên
tính khách quan của lịch sử cũng nhƣ dựa trên một cơ sở lý luận khoa học.
Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã xây dựng một hệ thống các quan niệm về
tiến bộ xã hội, trong đó cụ thể là quan niệm về quá trình phát triển liên tục của
xã hội nhƣ là một quá trình lịch sử tự nhiên. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học
thuyết về sự phát triển, về sự giải phóng con ngƣời thoát khỏi những sự áp
bức, bóc lột trong xã hội, chính vì vậy mà mục tiêu hƣớng tới của học thuyết
đó trong xã hội là xoá bỏ chế độ xã hội hiện thời và vƣơn đến một xã hội
trong tƣơng lai tốt đẹp hơn.
Quan niệm về lịch sử và xã hội đƣợc các nhà kinh điển Mác - Lênin
nghiên cứu và tập hợp thành hệ thống quan niệm duy vật về lịch sử. Trong đó
học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội đã vạch ra tính biện chứng của quá
trình phát triển lịch sử xã hội. Sự phát triển của lịch sử xã hội trải qua nhiều
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, mỗi bƣớc phát triển là một nấc thang tiến
bộ của lịch sử dựa trên sự kế thừa những thành tựu và giá trị vật chất, tinh
thần đã đƣợc sáng tạo ra trƣớc đó. Các nhà kinh điển Mác - Lênin cho rằng


23

nguyên nhân của sự phát triển chính là những mâu thuẫn đã và đang tồn tại
trong xã hội. Sự phát triển đi lên của xã hội là tất yếu và tuân theo những quy
luật khách quan.
Trong quan niệm của mình, các nhà kinh điển thừa nhận sự tồn tại của
hai khuynh hƣớng tiến bộ và thoái bộ, coi đó là khuynh hƣớng chung của sự
phát triển. Sự phát triển của lịch sử tồn tại song song cả những bƣớc tiến lên

và thoái trào. Lênin cho rằng nếu coi lịch sử thế giới tiến lên một cách đều
đặn và bằng phẳng là không biện chứng và phản khoa học. Bởi xét đến cùng,
sự vận động và phát triển của xã hội có thể diễn ra nhiều khuynh hƣớng vận
động khác nhau. Mác và Ăngghen đã đƣa ra những đánh giá, nhận định về sự
suy thoái của xã hội tƣ sản và thay thế nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai
ông nhìn thấy tính chất mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tƣ sản và khẳng định
các mâu thuẫn đó là động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua một
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đánh đổ giai cấp tƣ sản và thiết lập nền
chuyên chính vô sản. Vấn đề này đã đƣợc lịch sử chứng minh bằng cuộc cách
mạng Tháng Mƣời Nga vĩ đại.
Có thể nói, tiến bộ xã hội là một trong những vấn đề quan trọng luôn
đƣợc đặt trong trọng tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, có một thực tế rất rõ ràng là khái niệm chuẩn về tiến bộ xã hội chƣa
đƣợc các nhà khoa học đƣa ra một cách chuẩn xác nhất. Vấn đề đặt ra là tiến
bộ xã hội đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào và nó bao gồm những phẩm chất nào?
Trong Từ điển tiếng Việt, tiến bộ là sự phát triển theo hƣớng đi lên, tốt
hơn trƣớc, hoặc là một sự vật phù hợp với xu hƣớng phát triển của lịch sử,
của thời đại. So sánh tiến bộ với phát triển, nhiều tác giả cho rằng tiến bộ
đƣợc dùng trong phạm vi hẹp hơn so với phát triển, vì phát triển đƣợc dùng
một cách phổ quát và rộng rãi trong đời sống tự nhiên cũng nhƣ xã hội. Trong
khi đó, khái niệm tiến bộ xã hội đƣợc dùng để đánh giá sự phát triển xã hội.


24

Trong nhiều công trình khoa học, ngƣời ta đều cố gắng diễn giải, bóc
tách sự khác nhau cũng nhƣ những điểm tƣơng đồng của các khái niệm liên
quan đến tiến bộ xã hội: đó là các khái niệm vận động và phát triển. Ph.
Ăngghen khẳng định rằng: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức đƣợc
hiểu là một phƣơng thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật

chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể
từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tƣ duy" [56, 519]. Trong quan niệm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động, không chỉ đơn thuần là sự chuyển
động, di dời một cách thuần tuý, mà trong sự vận động đó bao hàm cả mọi sự
biến hóa và có sự biến hoá, thay đổi về chất của sự vật. Vận động mang tính
chất bao trùm toàn bộ mọi sự vật trong thế giới, do vậy, "vận động là thuộc
tính quan trọng nhất, phƣơng thức tồn tại của vật chất. Vận động bao hàm tất
cả những quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Dƣới hình thức chung
nhất, vận động là sự biến đổi nói chung, là sự tác động qua lại giữa các khách
thể vật chất. Trong thế giới, không có vật chất nào không vận động, cũng nhƣ
không thể có vận động mà không có vật chất" [82, 660].
Khái niệm phát triển cũng là một khái niệm cơ bản và rất quan trọng.
Phát triển là sự vận động không ngừng của giới tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Đó
là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; trong quá
trình đó, sự vận động làm cho cái cũ mất đi và cũng dần bắt đầu hình thành
cái mới, và đặc trƣng của sự phát triển là hình thức xoáy trôn ốc. Từ điển triết
học viết: "phát triển là quá trình vận động từ thấp (giản đơn) đến cao (phức
tạp), mà nét đặc trƣng chủ yếu là cái cũ biến mất và cái mới ra đời" [82, 433].
Đó là một quá trình có sự khởi đầu và kết thúc, và bất cứ sự kết thúc nào cũng
là sự khởi đầu cho một quá trình phát triển tiếp theo. Phát triển là một quá
trình biện chứng, mang tính khách quan và trong quá trình phát triển của sự


25

vật thì bản thân sự vật phải đƣợc đặt trong những mối liên hệ và trong sự phát
triển nội tại của nó.
Khái niệm tiến bộ đƣợc xuất phát từ Progressus - nghĩa là vận động tiến về
phía trƣớc, đó là một khuynh hƣớng, một hình thức phát triển đi lên xuất phát từ
điểm thấp tiến lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Thông thƣờng, nói đến

tiến bộ xã hội thì nó luôn đƣợc hiểu là tiến bộ trong xã hội - mà xã hội là do con
ngƣời tạo lập ra, là môi trƣờng sống của con ngƣời, do đó, tiến bộ thuộc về xã
hội. Đối với vấn đề này, rất hiếm có ai đặt tiến bộ vào quá trình tự nhiên. Đa số
các nhà nghiên cứu cho rằng "thông thƣờng phát triển đƣợc hiểu nhƣ tiến bộ.
Tuy thế, cần lƣu ý rằng với tƣ cách là khái niệm triết học thì tiến bộ lại hẹp hơn
so với phát triển. Chắc chắn rằng không phải mọi sự phát triển trong xã hội đều
là tiến bộ" [4, 30]. Vì tiến bộ xã hội thuộc về xã hội, do đó, các yếu tố trong đời
sống xã hội đƣợc coi là tiến bộ đều phải phục vụ con ngƣời. Do đó, chúng ta có
thể thấy sự phát triển kinh tế, khoa học

– kỹ thuật, văn hóa… nếu chỉ phục vụ cho thiểu số cá nhân và những lợi ích
cá nhân thì đó chỉ là sự phát triển đơn thuần, chứ không phải là một sự tiến bộ
đúng với bản chất của tiến bộ xã hội, vì không phải bất kỳ sự phát triển nào
trong xã hội cũng là tiến bộ xã hội.


phƣơng diện lý luận chung nhất, có thể đồng ý với quan điểm cho

rằng: "tiến bộ xã hội dù xét dƣới góc độ nào, dù có mang tính khách quan đến
mấy đi chăng nữa thì cũng không thể là cái gì khác ngoài việc nó là sản phẩm
của sự đánh giá của con ngƣời đối với các hiện tƣợng và các quá trình mang
tính xã hội đã và đang hoặc sẽ diễn ra cùng với sự tồn tại của con ngƣời" [4,
36]. Tiến bộ xã hội mang tính phổ quát trong toàn bộ đời sống xã hội, là mục
tiêu mà nhân loại hƣớng tới - vì bản thân con ngƣời trong quá trình lao động,
sáng tạo, luôn luôn hƣớng đến sự hoàn thiện. Do đó, tiến bộ xã hội là một xu
hƣớng phát triển tất yếu của sự vận động và phát triển của đời sống xã hội.


×