Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.34 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU HỢP

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC
CHUYỂN ĐỔI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG
LẬP THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THU HỢP

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC
CHUYỂN ĐỔI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG
LẬP THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60.34.04.12


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cao Đàm

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
Bảng 1: Hoạt động khoa học và công nghệ ....................................................
Bảng 2: Mô hình các tổ chức KH&CN ..........................................................
1.

Lý do nghiên cứu ............................................................................................

2.

Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................

3.

Mục tiêu ..............................................................................................................

4.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................

5. Mẫu khảo sát ......................................................................................................
6.

Câu hỏi nghiên cứu: .....................................................................................

7.


Giả thuyết .....................................................................................................

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................

9.

Nội dung ........................................................................................................

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG
LẬP .....................................................................................................................................

1.1. L
1.1.1. Khái niệm về “tự trị” .................................................................................
1.1.2. Tự trị trong khoa học ................................................................................
1.1.3. Các hạn chế về quyền tự trị trong khoa học ............................................

1.2. C
1.2.1. Hoạt động Khoa học và Công nghệ..........................................................
1.2.2. Tổ chức KH&CN công lập ........................................................................

1.3. T

1.4. M
công lập


..

1.5. M

1.6. M
1.7. Mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hàn Quốc ...................................
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI THEO HƢỚNG
TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP


2.1. Các mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Việt Nam qua từng thời kỳ40
2.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập theo Nghị
định 115/2005/NĐ-CP............................................................................................................43
2.2.1. Những khó khăn và nguyên nhân...................................................................44
2.2.1.1. Những khó khăn.......................................................................................... 44
2.2.1.2. Nguyên nhân của những khó khăn trên...................................................... 48
2.2.2. Những thuận lợi và nguyên nhân...................................................................52
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................59
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM....................................................................................................................................60
3.1. Nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao theo điều 7.1.....................................................60
3.2. Nhu cầu của thị trƣờng.....................................................................................62
3.3. Một số điển hình về nguồn kinh phí................................................................66
3.4. Tổ chức – biên chế..............................................................................................70
3.5. Một số đánh giá khác.........................................................................................73
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................79

2


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đƣợc luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý
báu của các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Vũ Cao Đàm, ngƣời hƣớng
dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện, luôn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Đào Thanh Trƣờng, Phó
Viện trƣởng Viện Chính sách và Quản lý, Phó chủ nhiệm khoa Khoa học
Quản lý, vừa là thầy vừa là cấp trên của tôi, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện
Chính sách và Quản lý, các anh chị đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Dầu Khí Việt Nam
(VPI), Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hà Nam đã giúp
đỡ tôi trong quá trình điều tra, phỏng vấn.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này
chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong nhận đƣợc sự thông cảm, đóng
góp của hội đồng, các thầy cô và các bạn. Tôi hy vọng sẽ đƣợc tiếp tục
nghiên cứu trong một dịp khác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./
Tác giả luận văn

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KH&GD

: Khoa học và giáo dục

R&D

: Nghiên cứu và triển khai

UNESSCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hoá của Liên Hợp Quốc
VPI

: Viện Dầu khí Việt Nam

IMI

: Viện máy và dụng cụ công nghiệp

4



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hoạt động khoa học và công nghệ...................................................................... 25
Bảng 2: Mô hình các tổ chức KH&CN............................................................................... 26

5


1. Lý do nghiên cứu
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã, đang là xu hƣớng phát triển của các tổ
chức KH&CN trên thế giới, xu hƣớng này sẽ nhanh chóng đƣợc hiện thực hóa

ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, định hƣớng của Nhà nƣớc từ lâu đã hƣớng các
đơn vị sự nghiệp công lập theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc
cho ra đời hàng loạt các Nghị định liên quan đến tự chủ tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình đó là sự ra đời của Nghị định
115/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 115) năm 2005 về việc trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN công lập và Nghị
định 43/2007/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 43) về Hƣớng dẫn thực hiện Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, cho đến nay, tƣ tƣởng
tốt đẹp của Nghị định 115 vẫn chƣa thể thực thi trong thực tiễn mặc dù sau đó
nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều những Nghị định có tính chất hỗ trợ cho Nghị
định 115, có thể kể đến ở đây là Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp
KH&CN, Nghị định 96/2010/NĐ-CP,…
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều những tác giả đã nghiên cứu về
115 về những rào cản, những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi,
đề xuất ra các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ những nút thắt đó. Tuy nhiên,

các nghiên cứu này dƣờng nhƣ đang chỉ dừng lại ở một mặt của vấn đề.

Thực tế cho thấy, mặc dù không nhiều so với tổng thể nhƣng đã có các
tổ chức KH&CN thành công trong quá trình chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm. Ví dụ nhƣ: Viện dầu khí Việt Nam (VPI), Viện máy và dụng
cụ công nghiệp (IMI), Viện nghiên cứu Hạt nhân,… . Sự thành công của các
tổ chức KH&CN công lập này là những bài học vô cùng quý giá cho các tổ
chức đang trong quá trình chuyển đổi học tập. Việc tìm ra những yếu tố
6


giúp thành công trong việc chuyển đổi theo Nghị định là một điều thiết yếu
phải làm để sửa đổi cho chính bản thân Nghị định 115 đƣợc hoàn thiện và để
giúp các tổ chức KH&CN công lập khác có thể học hỏi cho việc chuyển đổi
của tổ chức mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu

Bàn về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các học giả trong nƣớc và
quốc tế đã bàn rất nhiều và bàn từ rất lâu, vấn đề này trên thế giới không còn
là chuyện gì mới mẻ.
Đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, các tổ chức KH&CN của
họ thông thƣờng đƣợc chia ra thành 3 loại hình chính: tổ chức KH&CN thuộc
Nhà nƣớc, các tổ chức KH&CN thuộc doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN
phi chính phủ. Và chỉ có những hƣớng KH&CN ƣu tiên Nhà nƣớc mới lập
thành các Viện và cũng chỉ các Viện Nhà nƣớc này mới đƣợc cấp 100% kinh
phí hoạt động, cấp đủ và đúng hạn. Ngoài ra, Chính phủ các nƣớc này còn có
các biện pháp khác để cấp kinh phí nhƣ thông qua các quỹ cấp từng giai đoạn
theo từng hƣớng ƣu tiên. Còn các tổ chức KH&CN khác, dù là các tổ chức

công cũng phải qua đấu thầu để nhận đề tài từ nguồn kinh phí Nhà nƣớc, còn
lại, các tổ chức có thể thông qua 3 nguồn cơ bản khác để kiếm nguồn thu cho
mình là: từ công nghiệp (các doanh nghiệp), từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm (venture
capital), các nhà bảo trợ kinh doanh (bussiness angels).


các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi, đang phát triển, một trong

những biện pháp tái cấu trúc các viện nghiên cứu là chuyển các viện nghiên
cứu công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, hoặc viện tự trang
trải kinh phí, viện thuộc các doanh nghiệp.
Quá trình chuyển đổi hệ thống tổ chức KH&CN không chỉ xảy ra ở
những nƣớc đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập
trung sang kinh tế thị trƣờng nhƣ các nƣớc Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu cũ ví
dụ Ba Lan, CH Séc,... và Trung Quốc, Việt Nam, mà còn ở các nƣớc phát
7


triển ở Tây Âu, Mỹ. Đó là một quá trình diễn ra thƣờng xuyên và liên tục theo
sự thay đổi của hệ thống chính trị, kinh tế bên ngoài (Etzkowitz, 1998). Do
vậy chủ đề nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống KH&CN nói chung và hệ
thống cơ quan NC&TK nói riêng luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên
cứu và hoạch định chính sách KH&CN (Leydesdorff và Etzkowitz, 1998;
Gibbons và những cộng sự, 1994).
Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, đã xuất hiện hàng loạt những
nghiên cứu về kinh nghiệm và bài học chuyển đổi của hệ thống KH&CN,
trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Meske và một số đồng nghiệp
về kinh nghiệm chuyển đổi hệ thống KH&CN của Đức (Meske, 1993, 1994,
1995). Các nhà nghiên cứu ở Đông Âu và Liên Xô cũ cũng tham gia tích cực
vào nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi hệ thống KH&CN ở nƣớc mình

(Imre,

1998;

Muller,

1998;

Kozlowski,

1998;

Gaponenko,

1998;

Kramanrenko, 1998; Szczepanski; Sisesti).
Liên quan đến chính sách chuyển đổi hệ thống KH&CN phải kể đến
phân tích khá toàn diện của tác giả Shulin Gu năm 1995 trong báo cáo “from
paid transactions for technology to organizational restructuring”. Sau khi phân
tích các điểm trọng tâm về các biện pháp chính sách của nhà nƣớc liên quan
đến cải cách các viện NC&TK theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn tiền
cải cách (1978-1995), giai đoạn cải cách hệ thống quản lý KH&CN và xây
dựng thị trƣờng công nghệ (1985-1987), giai đoạn sáp nhập các viện NC&TK
vào các doanh nghiệp hiện có (sau 1987) và chuyển đổi toàn bộ các viện
NC&TK (từ 1990), tác giả đƣa ra một số phát hiện về quá trình cải cách các
viện NC&TK của Trung Quốc: cải cách các viện NC&TK công nghệ công
nghiệp là rất cần thiết để các viện này thích nghi với tình hình kinh tế mới;
cách tiếp cận thị trƣờng công nghệ minh chứng là không hiệu quả trong việc
thích nghi hóa hệ thống NC&TK cũ đối với vấn đề cải cách kinh tế định


8


hƣớng thị trƣờng, việc tái cấu trúc là cần thiết của quá trình chuyển đổi các
viện NC&TK công nghệ công nghiệp.
Trong các nƣớc phát triển, hƣớng nghiên cứu về tự chủ của các tổ chức
NC&TK ở nƣớc ngoài đƣợc quan tâm từ rất sớm xoay quanh một chủ đề có
tên gọi là quyền tự trị của khoa học. Chẳng hạn, gần đây nhất, năm 2005 có
cuốn sách của Maurice Goldsmith “The autonomy of Science: Some Though”
(Quyền tự trị của Khoa học: Một số ý tƣởng).
Đây là mối quan tâm của một số hƣớng nghiên cứu khác nhau về Xã
hội học Khoa học (Sociology of Science), Xã hội học chính trị của Khoa học
(Political Sociology of Science). Đặc biệt sôi động là những thảo luận trong
suốt thập niên 1990 về quyền tự trị của khoa học sau khi Liên Xô và một loạt
nƣớc XHCN Đông Âu sụp đổ. Phƣơng hƣớng này có tên gọi là “PostCommunist Science and Technology Studies” và “Post-Socialist Science and
Technology Studies”, chẳng hạn, một số công trình nghiên cứu rất nổi tiếng
của nhà nghiên cứu Ba Lan, Dr. Jan Kozlowski, Giáo sƣ Đại học Warsawa,
Cố vấn của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Đại học Ba Lan viết cùng với
Radosevic, Giáo sƣ Đại học Sussex, Vƣơng Quốc Anh và Dr. Ircha, Đại học
Warsawa: “History Matters: The Inherited Disciplinary Structure of the Postcommunist Science in Countries of Central and Eastern Europe and its
Restructring”. Một công trình nghiên cứu khác của Jan Kozlowski viết chung
với Ircha: “The structure of Disciplinary Comparative Advantage in PostCommunist Countries”.
Các công trình này nhìn chung đều đã khẳng định rằng việc để KH&CN
tự trị là điều tất yếu và lịch sử về sự tan rã, tái cấu trúc và hình thành một cấu
trúc mới về KH&CN là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề tự trị đó.



Việt Nam, từ những năm 80 đến nay đã có rất nhiều những đề tài,


công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đổi mới trong KH&CN, trong đó
có nhấn mạnh đến quá trình chuyển đổi của hệ thống cơ quan KH&CN là một
9


quá trình tự điều chỉnh thích nghi của hệ thống dựa trên nguyên tắc "tự sắp
xếp" trong "một trật tự pháp luật - sự điều tiết của nhà nước", không lấy
nguyên tắc giảm đầu mối để sắp xếp mạng lưới các tổ chức KH&CN.
Về sau này, kể từ khi Nghị định 115/2005/NĐ-CP đƣợc ra đời thì vấn
đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN đƣợc bàn luận sôi nổi
và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Ngay chính trong trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn cũng có ít nhất 10 luận văn thuộc khoa Khoa học Quản lý
bàn về vấn đến này, xin đƣợc nêu ra đây một số những luận văn tiêu biểu:
Luận văn "Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
thành lập theo Nghị định 35/HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai
(nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)" của tác giả
Nguyễn Kim Công. Trong luận văn này, tác giả đã chỉ ra thấy những hạn chế và
vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của các tổ chức KH&CN theo hƣớng của
Nghị định 35/HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện
KH&CN Việt Nam. Từ đó đề xuất một số phƣơng hƣớng giải quyết, khắc phục
trong tình hình hiện nay và thời gian tới, bao gồm ba nhóm giải pháp chính là
giải pháp đối với nhà nƣớc; giải pháp đối với Viện KH&CN Việt Nam và các
viện chuyên ngành; và giải pháp đối với đơn vị 35.
Tác giả Phạm Tuấn Huy với luận văn "Tác động của chính sách khoa
học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu - triển
khai thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP)" , trong đó luận văn đã
chỉ ra những tác động của chính sáchkhoa học và công nghệ đối với quá trình tự
chủ của các viện nghiên cứu - triển khai thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt

Nam. Từ đó các giải pháp chính sáchthúc đẩy quá trình tự chủ của các viện NCTK thuộc VKH&CNVN cần tập trung xây dựng năng lực tự chủ và tinh thần tự
chủ chủ, từ đó tạo quyền tự chủ cho các viện này. Mặt khác, các giải pháp chính
sách để tăng quyền, năng lực và tinh thần tự chủ cho các viện NC10


TK thuộc VKH&CNVN không thể tiến hành riêng rẽ, độc lập mà phải tiến
hành đồng bộ.
Luận văn của tác giả còn mở ra các hƣớng nghiên cứu mới cho các tác
giả đi sau có thể thực hiện: Tiếp tục nghiên cứu luận chứng cho việc xây dựng
những chính sáchmới tạo cân bằng giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm, tập
trung xây dựng năng lực tự chủ cho các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN kết
hợp với tạo lập quyền tự chủ, và tinh thần tự chủ, để xây dựng các viện này
trở thành thực thể tự chủ thực sự.
Tác giả Trần Ngọc Hoa với luận văn "Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ
chức khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển
khai có sử dụng ngân sách nhà nước)" đã trình bày về việc thực thi thiết chế
tự chủ của các tổ chức KH&CN, trong đó trải qua 2 giai đoạn, với mỗi giai đoạn
tác giả tập trung làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực thi thiết chế
tự chủ theo tiến trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về
thiết chế tự chủ, có liên hệ so sánh với một số nƣớc; đánh giá việc thực thi tự
chủ của tổ chức KH&CN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nƣớc trong
thời gian qua; phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
Từ đó, tác giả đã đề ra 2 giải pháp chính và 5 nội dung để khắc phục
những hạn chế trên. Trong đó, có nhóm giải pháp về vĩ mô và giải pháp về vi
mô, 5 nội dung chính bao gồm: đề cập tới xây dựng và ban hành khung chính
sáchcho KH&CN bao gồm hệ thống đổi mới quốc gia (NIS), Chiến lƣợc
KH&CN đến 2020; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiết chế tự chủ của tổ chức
KH&CN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ. Về
giải pháp vi mô: tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Xây dựng hệ thống tiêu chì phân
loại các tổ chức R-D để trên cơ sở đó quy định quyền tự chủ của các tổ chức

này; tiêu chì đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức R-D có sử dụng ngân sách
nhà nƣớc theo chuẩn khu vực và quốc tế. Về mặt luật pháp: Tiếp tục hoàn thiện
các quy định về quyền tự chủ trong hoạt động KH&CN theo hƣớng
11


cụ thể hoá, bảo đảm tình khả thi. Về nguồn nhân lực: Nâng cao trính độ, kiến
thức kinh tế của cán bộ làm nghiên cứu công nghệ; lãnh đạo các cơ quan
nghiên cứu. Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện cơ chế tài chình tạo động lực
cho hoạt động KH&CN, đổi mới cơ chế, chính sáchđầu tƣ tài chình cho hoạt
động KH&CN, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ.
Về tổ chức: Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lì nhà nƣớc về
KH&CN d) Rút ra đƣợc một số kết luận và khuyến nghị
Luận văn "Điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp các Trung tâm
Ứng dụng Tiến bộ KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long)" của tác
giả Đỗ Mạnh Thƣờng . Tác giả đã đƣa ra một số kết quả nghiên cứu từ giả
thuyết và đƣợc chứng minh là những điều kiện không thể thiếu, mang ý nghĩa
quyết định để các tổ chức KH&CN làm cơ sở thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả, những điều kiện đó
phải là: 1- sản phẩm KH&CN phải đƣợc thƣơng mại hoá; 2- Nhà nƣớc phải
đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN. Các điều kiện trên đã đƣợc phân
tích, chứng minh cụ thể trong nội dung của Báo cáo Luận văn kèm theo.
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đi đến kết luận sau:
Một là, quá trình thực hiện chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ đối
với các tổ chức KH&CN công lập. Thực tế cho thấy còn thiếu nhiều điều kiện để
chuyển đổi, bằng chứng là Nhà nƣớc đã thừa nhận và cho điều chỉnh, bổ sung bằng
Nghị định số: 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ.


Hai là, bản chất của mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải bao gồm
quyền tự quyết về phƣơng hƣớng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tự mở
rộng các quan hệ hợp tác các đối tác khác trong xã hội chứ không phải theo
cơ chế "xin- cho" nhƣ thời kí kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
12


Ba là, với yêu cầu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhƣ vậy,
chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện, trong đó điều kiện quan trọng không thể
thiếu nhƣ đã trình bày ở trên. Những điều kiện này phải là những điều kiện
mà chình Nhà nƣớc phải mở ra cho các tổ chức KH&CN
Luận văn "Điều kiện để các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà

nước có năng lực tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ" của tác
giả Đinh Việt Bách: Nội dung chính của luận văn là đánh giá các điều kiện và
năng lực tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai (NC&TK) của Nhà
nƣớc, từ đó đề xuất giải pháp tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu và
triển khai của Nhà nƣớc có năng lực tự chủ trong hoạt động khoa học và
công nghệ (KH&CN).
Trong luận văn này, tác giả đã chia ra 2 nhóm giải pháp cho 2 nhóm đối
tƣợng là Nhà nƣớc và các tổ chức nghiên cứu triển khai:
Đối với nhà nƣớc, quan trọng là việc đầu tƣ tài chính, hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp lý, hành lang pháp lý và thay đổi cơ chế quản lý đối
với các tổ chức NC&TK và quan trọng là thay đổi cơ chế cấp phát tài chính
trong NC&TK.
Đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai, tác giả luận văn khuyến
nghị cần xây dựng và thực hiện các chính sáchƣu đãi, trọng dụng, sử dụng
cán bộ KH&CN và huy động thêm nhiều nguồn tài chình (ngoài nguồn ngân
sách nhà nƣớc) để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu đề tài “Những khó
khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị NC&TK của ngành Năng lượng
Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp
khắc phục” năm 2010. Điểm đáng lƣu ý của luận văn này đã nhấn mạnh đến sự
khác biệt giữa hoạt động R&D với hoạt động phát triển công nghệ; về chính
sáchtài chình cho hoạt động R&D và cho hoạt động phát triển công nghệ; về
phân loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
13


chức R&D công lập. Đồng thời, tác giả đã trình bày những khó khăn mà các tổ
chức R&D của Ngành NLNT Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện chuyển đổi
theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: khó khăn trong việc áp dụng cùng một
hình thức chuyển đổi theo tiêu chí tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho chi thƣờng
xuyên trong khi các tổ chức R&D thuộc ngành NLNT Việt Nam có các đặc điểm
khác nhau về tổ chức và hoạt động KH&CN; những khó khăn trong việc tự chủ
đề xuất và thực hiện loại nhiệm vụ KH&CN thƣờng xuyên theo chức năng;
những khó khăn do không phải mọi kết quả R&D trong lĩnh vực NLNT đều có
thể thƣơng mại hoá, đặc biệt là ở Việt Nam.

Từ đó, tác giả đã đề xuất ra một số giải pháp để thúc đẩy quá trình tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D nhƣ sau:đề xuất biện pháp áp
dụng khoản 1 Điều 7 sửa đổi, trong đó có nhấn mạnh đến tính đặc thù của
KH&CN hạt nhân; Thúc đẩy thƣơng mại hoá các sản phẩm KH&CN; Tăng
cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất - kĩ thuật; Hình thành vốn lƣu động; Đổi mới tổ
chức và quản lý;Xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp và Đa dạng hoá hính
thức chuyển đổi.
Năm 2011, tác giả Lê Thu Hƣơng với đề tài “Nhận diện những yếu tố
cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP”. Đáng lƣu ý trong luận văn là tác

giả đã tiến hành những khảo sát một cách tổng quát các tổ chức KH&CN để
chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc chuyển đổi của các tổ
chức KH&CN theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm chủ yếu xuất phát từ cơ
chế tài chính chƣa phù hợp, vẫn là xin-cho, cấp – phát, không phù hợp với tƣ
tƣởng của 115/2005/NĐ-CP
Nhìn chung, hầu hết những nghiên cứu này đều có nói đến những nội
dung sau: một là, những mặt điểm đáng lƣu ý của Nghị định 115, tƣ tƣởng tốt
đẹp của Nghị định, sự cần thiết phải đƣa nó vào đời sống; Hai là, chỉ ra những
mặt hạn chế còn tồn tại ngay trong những điều khoản của Nghị định, những
14


phƣơng tiện triệt tiêu đi mục tiêu tốt đẹp của Nghị định; Ba là, chỉ ra những
khó khăn trong việc hiện thực hóa Nghị định 115, những rào cản dẫn tới việc
dù đã ra hạn đến 2013 nhƣng Nghị định 115 vẫn không thể hiện thực hóa
đƣợc. Từ đó, với góc độ nghiên cứu và trƣờng hợp nghiên cứu của mình mà
mỗi tác giả đã đƣa ra một giải pháp cho mẫu mà mình nghiên cứu.
Trong khi đó hàng loạt các tổ chức KH&CN của các Sở/ngành ở các
địa phƣơng và các trƣờng đại học lại chuyển đổi theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP và đã chuyển đổi thành công.
Ngoài ra, cũng có một số bài báo và tham luận hội thảo về một số điển
hình tiên tiến về hình thức chuyển đổi của một số viện nghiên cứu sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí ( các báo cáo tổng kết thực hiện
Nghị định 115 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Tuy nhiên, trong phạm vi tìm hiểu của mình, tác giả chƣa tìm thấy
công trình nào viết về những yếu tố giúp thành công trong việc chuyển đổi
theo Nghị định 115, điều này là thiếu cho việc nghiên cứu toàn diện về Nghị
định. Vậy, các tổ chức KH&CN công lập cần dựa vào những yếu tố nào để có
thể thành công trong chuyển đổi? Nghiên cứu sau này của tác giả sẽ thực hiện
mục tiêu đó.

3. Mục tiêu
Nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chuyển đổi thành công của
các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hƣớng xác lập quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định
43/2006/NĐ-CP
Nhiệm vụ cụ thể:
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Đánh giá thực trạng thực hiện nghị định 115/2005/NĐ-CP và
Nghị định 43/2006/NĐ-CP tại các tổ chức KH&CN hiện nay

15


-

Đánh giá một số yếu tố dẫn đến thành công trong việc chuyển đổi

theo nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP
-

Khái quát hóa các điều kiện để các tổ chức KH&CN chuyển đổi thành

công theo thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
4.
-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Giới hạn trong các yếu tố dẫn tới thành công của


các tổ chức KH&CN công lập
Phạm vi không gian: Một số tổ chức KH&CN công lập trên
toàn quốc
-

Phạm vi thời gian: 2006 - 2014
5. Mẫu khảo sát

Vì có không nhiều các trƣờng hợp chuyển đổi thành công theo hƣớng
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nên đề tài chọn mẫu theo nghiên cứu trƣờng hợp.
Cụ thể là:
-

Theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP lấy trƣờng hợp Viện Dầu Khí

(VPI), Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (IMI), Liên hiệp sản xuất sản phẩm
công nghệ cao tại Hải Phòng
-

Theo hƣớng chuyển đổi của Nghị định 43/2006/NĐ-CP lấy trƣờng

hợp Trung tâm tiết kiệm năng lƣợng và sản xuất sạch hơn, Trung tâm nông –
lâm công nghệ cao tại Hải Phòng
6.

Câu hỏi nghiên cứu:

Đâu là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự thành công của việc chuyển
đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công
lập?

7.

Giả thuyết

Theo đánh giá sơ bộ, thị trƣờng là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến
thành công trong việc chuyển đổi theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức KH&CN. Thị trƣờng đƣợc coi là gốc để tạo ra nguồn tài chính,
các yếu tố về tổ chức, nhân sự đều chịu sự chi phối của thị trƣờng. Nói cách
16


khác, muốn chuyển đổi thành công cần có môi trƣờng để tạo ra các phƣơng
tiện tự chủ.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng biện pháp nghiên cứu chủ yếu

là nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế bằng quan sát, hỏi ý kiến của
chuyên gia
tìm

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: đƣợc thực hiện dựa trên việc

hiểu các tài liệu về Nghị định 115, các nghị định liên quan, nghiên cứu tài
liệu, các công trình đã viết về việc thực hiện nghị định 115 tại các tổ chức
KH&CN, các tài liệu liên quan đến việc đánh giá Nghị định 115,… nhằm
đánh giá, phân tích, tìm ra những luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu.
-


Phƣơng pháp quan sát: dƣới góc độ của một ngƣời bên ngoài tổ chức

để quan sát và có những cái nhìn một cách khách quan về quá trình thực hiện
của tổ chức KH&CN để có những đánh giá khách quan nhất
-

Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia: 03 chuyên gia trong lĩnh vực

KH&CN, 03 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá chính sách; 03 nhà quản lý để
lắng nghe những nhận xét, đánh giá. Ngoài ra, lãnh đạo của những viện
nghiên cứu cũng là những chuyên gia quan trọng cần đƣợc xin ý kiến, họ là
những ngƣời trực tiếp thực hiện quá trình chuyển đổi theo Nghị định 115,
thuận lợi hay khó khăn nhƣ thế nào họ sẽ là những ngƣời hiểu rõ nhất, ý kiến
của nhóm chuyên gia này là vô cùng quan trọng để đƣa ra đƣợc những kết
luận cho giả thuyết
9. Nội dung
9.1.

Nội dung lý thuyết

Phân tích tính tƣơng thích giữa triết lý mục tiêu và triết lý
phƣơng
tiện của nghị định 115/2005/NĐ-CP. Các tổ chức KH&CN công lập cũng nhƣ
bất cứ các tổ chức nào khác, muốn tồn tại phải cần đến kinh phí, nguồn kinh
phí ấy từ trƣớc đến nay đều dựa trên nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân


17



sách nhà nƣớc. Nhà Nƣớc “thuê” các tổ chức KH&CN làm khoa học dƣới
hình thức cấp – phát, xin – cho, các đơn vị gần nhƣ không có nguồn thu nào
đáng kể ngoài ngân sách Nhà nƣớc. Nếu không tự mình thoát khỏi sự bó buộc
về kinh tế và phát triển thị trƣờng công nghệ thì các tổ chức KH&CN công
lập không thể thoát khỏi cái bóng của bao cấp nhà nƣớc và không thể chuyển
đổi. Nguồn ngân sách Nhà nƣớc chỉ là một phần trong tổng số các nguồn thu
và không nên chiếm quá nhiều trong tổng số ngân sách.
9.2.

Nội dung thực tế

Trên thực tế đã có những tổ chức chuyển đổi theo 115 và 43 thành
công. Điển hình là Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI) thuộc Tập đoàn Dầu Khí
Việt Nam, một số viện nghiên cứu, tổ chức sự nghiệp công lập tại Hải Phòng,
… Các tổ chức này hoặc là nằm trong các công ty hoặc là các đơn vị dịch vụ,
đặc điểm chung của các tổ chức này là có thị trƣờng.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, luận văn bao gồm 3 chƣơng chính
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÔNG LẬP
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI THEO
HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI THEO HƢỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU
TRÁCH NHIỆM
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

18



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ
CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.1.

Lý thuyết về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.1.1. Khái niệm về “tự trị”
“Tự chủ, tự chịu trách nhiệm” hay cách gọi khác là “tự trị”, trong tiếng
Hy Lạp là “Autonomos”
Theo từ điển Oxford, “Autonomos” có nghĩa là có quyền tự do quản lý
chính mình hoặc kiểm soát công việc của chính mình. Tức là: có quyền tự do
hành động độc lập. Trong những bài báo pháp luật của Samuel Warren và
Louis Brandeis năm 1890 đã đề cập đến vấn đề này: trong tiếng Hy Lạp,
autonomos có nghĩa là “có luật lệ riêng của nó”, auto “self” tức là “chính nó”
+ nomos “Law” tức là “Luật”, autonomos nghĩa là “Luật lệ của chính nó”.
Điều này có nghĩa là không bị phụ thuộc bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào
mà hoạt động dựa trên những luật lệ, những nguyên tắc của chính mình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Anh, “tự trị” là trạng thái tự quản,
là tự do tự định hƣớng và đặc biệt là không phụ thuộc về mặt đạo đức.
Trong lĩnh vực tổ chức học, tự chủ có thể đƣợc định nghĩa là mức độ
một cá thể có thể ra các quyết định quan trọng mà không cần sự cho phép của
ngƣời khác.
Khái niệm “tự trị” đƣợc dùng phổ biến trong những lĩnh vực: Chính trị,
luật pháp, khoa học và công nghệ (KH&CN),… Trong luật pháp, ngƣời ta
hiểu “tự trị” theo nghĩa nhƣ là một “quyền riêng tƣ” (Privacy), trong chính
trị, khái niệm “tự trị” đƣợc dùng khá phổ biến để chỉ những “khu tự trị” tức là

những khu vực đƣợc quyền kiểm soát, quản lý theo luật lệ của chính nó chứ
không phụ thuộc vào luật của nƣớc sở hữu khu tự trị đó.
Ngoài ra, hiểu theo bản chất, tự chủ, tự chịu trách nhiệm không chỉ
dùng cho đối tƣợng là các tổ chức có khả năng độc lập và đƣợc phép tự quyết
19


định mà còn dùng cho cả các cá nhân, những ngƣời có quyền tự quyết định
mình, không phụ thuộc vào ngƣời khác. Nô lệ, ngƣời tù thì không có quyền
tự chủ nhƣng bất cứ cá nhân nào khác trong xã hội hiện nay, không sống phụ
thuộc vào ngƣời khác và không để ngƣời khác chi phối cuộc sống của mình
thì ngƣời đó có quyền tự chủ.
1.1.2.

Tự trị trong khoa học

Nhƣ đã nói trƣớc đó, giá trị khoa học và xã hội đôi khi mâu thuẫn. Điều
này dẫn đến các câu hỏi liên quan đến việc quản lý và kiểm soát của khoa
học. Các nhà khoa học nên kiểm soát công việc của mình hay xã hội nên có
một số biện pháp kiểm soát khoa học? Phần lớn các triết gia, các nhà khoa học
cho rằng khoa học nên phục vụ xã hội nhƣng rất ít ngƣời đƣa đƣợc ra lời giải
thích chính xác cho mối quan hệ giữa các giá trị khoa học và các giá trị xã
hội.
Một cách nhìn đối với mối quan hệ này là thông qua ống kính của quyền
tự chủ, bởi vì các khái niệm về quyền tự chủ đặt ra ranh giới cho việc tự trị và
quản lý từ bên ngoài. Các khái niệm về quyền tự chủ đóng một vai trò quan
trọng trong triết học đạo đức, chính trị và xã hội. Khi bàn về khái niệm này,
điều quan trọng là phải phân biệt giữa khả năng tự trị và các quyền tự trị
(Dworkin, 1988). Một ngƣời tự chủ là một ngƣời có khả năng thực hiện các
nhiệm vụ nhận thức, chẳng hạn nhƣ lý luận và phán đoán, cần thiết cho việc

ra quyết định (Buchanan và Brock, 2004). Quyền tự chủ là quyền đƣa ra
quyết định liên quan đến bản thân, suy nghĩ, tài sản và các mối quan hệ. Một
ngƣời có thể có khả năng đƣa ra quyết định nhƣng phải đối mặt với những
hạn chế đáng kể về quyền tự chủ của mình. Ví dụ, một ngƣời đàn ông đang
thụ án chung thân vì tội giết ngƣời có thể có khả năng đƣa ra quyết định,
nhƣng quyền quyết định bị hạn chế nghiêm trọng, do bị giam giữ. Ngƣợc lại,
một ngƣời có thể có quyền tự chủ, nhƣng không có khả năng đƣa ra quyết
định, do mất ý thức, bệnh tâm thần, vv
20


Quyền tự trị có ý nghĩa nhƣ thế nào trong khoa học? Trong triết lý của
khoa học, tự chủ thƣờng đƣợc đánh đồng với phƣơng pháp luận, nhận thức
luận. Trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào quyền tự chủ về đạo đức,
chính trị, xã hội của khoa học, chứ không phải là phƣơng pháp luận, nhận
thức luận.
Mặc dù khoa học không đƣa ra quyết định, khoa học bao gồm những
ngƣời làm khoa học: cá nhân các nhà khoa học, các nhóm (nhƣ nhóm nghiên
cứu hoặc phòng thí nghiệm), và các tổ chức (nhƣ tạp chí, các trƣờng đại học,
hoặc các tổ chức nghề nghiệp) đƣa ra quyết định liên quan đến nghiên cứu,
giáo dục và các hoạt động khoa học khác (Ziman, 2000). Điều quan trọng là
việc ra quyết định của các đối tƣợng trên đều có sự tƣơng tác với nhau theo
những cách nào đó: các cá nhân bị ảnh hƣởng bởi những hạn chế của chính
phủ đối với các nhóm và các tổ chức và ngƣợc lại. Ví dụ, một nhà nghiên cứu
không thể cho đăng những nghiên cứu liên quan đến các chủ đề hay nội dung
cấm của chính phủ,….
Kể từ khi các cá nhân, các nhóm, và tổ chức tất cả các lựa chọn liên quan
đến khoa học, khoa học tự chủ nên bao gồm các cấp độ khác nhau của việc ra
quyết định. Năng lực tự chủ trong khoa học do đó có thể được định nghĩa là
khả năng của cá nhân, các nhóm, các tổ chức và đưa ra quyết định liên quan

đến hoạt động khoa học, chẳng hạn nhƣ nghiên cứu, giáo dục, và công bố.
Quyền tự chủ trong khoa học có thể được định nghĩa là quyền của cá nhân,
các nhóm, các tổ chức và đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động khoa
học. Những định nghĩa này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra đối số cho và chống
lại quyền tự trị khoa học.
Thế giới hiện nay đã có những tiến bộ liên quan tới những gì gọi là tự
chủ khoa học, chúng ta có thể khám phá lập luận ủng hộ quyền tự chủ trong
khoa học. Có hai cách riêng biệt để chứng minh cho quyền tự chủ: một chiến
lƣợc mang tính đạo đức và một chiến lƣợc mang tính thực tế. Chiến lƣợc
21


mang tính đạo đức về tự chủ trong khoa học bằng cách kêu gọi các quyền
chính trị, đạo đức, pháp luật hoặc của cá nhân. Ngƣời ta có thể tranh luận
rằng các cá nhân có quyền tham gia vào các hoạt động khoa học bởi vì họ có
quyền về đạo đức hay chính trị tự do tƣ tƣởng và ngôn luận (Donnelly 2002;
Dworkin 1988) Ngoài ra, ngƣời ta có thể lập luận rằng các cá nhân có quyền
tham gia vào các hoạt động khoa học bởi vì họ có quyền hợp pháp bảo vệ cho
tự do ngôn luận, tự do tƣ tƣởng, tự do hội (Robertson 1977).
Chiến lƣợc mang tính thực tế thì có cách biểu hiện khác. Chiến lƣợc này
bắt đầu với việc quan sát lợi ích khoa học xã hội thông qua các ứng dụng thực
tế của nó trong công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, y tế, giao tiếp, và những nỗ
lực của con ngƣời khác (Bush 1945). Khoa học không thể tạo ra sự hiểu biết
rằng sản lƣợng những kết quả ấn tƣợng, trừ khi các nhà khoa học, các nhóm
khoa học, và các tổ chức đƣợc phép thực hiện các quyết định của mình. Do
đó, chiến lƣợc thực tế này đi theo một hƣớng khác của chiến lƣợc mang tính
đạo đức vì nó bắt đầu lý giải từ cấp độ các nhóm nghiên cứu, các tổ chức khoa
học rồi mới đi xuống cấp độ cá nhân
Để làm rõ hơn lý luận thực tế về quyền tự trị khoa học, tác giả xin đƣợc
nhắc lại nhƣ sau:

1.

Nghiên cứu khoa học tạo ra kiến thức với nhiều ứng dụng

thực tế trong công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, y tế, và các lĩnh vực
khác.
2.

Các ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khoa học có giá trị

(tức là có giá trị hoặc đạt đƣợc).
3.

Để tạo ra kiến thức, các nhà khoa học cá nhân, các nhóm,

các tổ chức và phải đƣợc phép thực hiện các quyết định liên quan đến
hoạt động của họ, chẳng hạn nhƣ lựa chọn vấn đề, hình thành giả
thuyết, thiết kế thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích dữ liệu, xuất
bản, thẩm định, chấp nhận lý thuyết, và giáo dục.
22


×