Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học mác lênin ở các trường quân đội trong cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bìnhhiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.44 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ 

LÊ THÀNH LONG

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO KHOA HỌC MÁC-LÊNIN
Ở CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



LÊ THÀNH LONG

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO KHOA HỌC MÁC-LÊNIN
Ở CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN VĂN OÁNH

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Nguyễn Văn
Oánh.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011.
Tác giả luận văn

Lê Thành Long


MỤC LỤC
̀

MỞĐÂU.................................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO KHOA HỌC MÁC-LÊNIN Ở CÁC TRƢỜNG
QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HOÀ
BÌNH" HIỆN NAY 9

1.1. Quan niệm chung về đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường
quân đội hiện nay................................................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm đội ngũ nhà giáo............................................................................................. 9

1.1.2. Đặc điểm đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội....12
1.2. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch ........17
1.2.1. "Diễn biến hoà bình" - những vấn đề chung........................................................... 17
1.2.2. "Diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc đối với quân đội........................ 27
1.3. Vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội
trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình"................................................ 33
1.3.1. Đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội là lực
lượng trực tiếp và chủ yếu đảm nhiệm việc trang bị lý luận mác xít,
hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học viên,
góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, thực hiện phòng,
chống "diễn biến hòa bình" trong quân đội............................................................ 33
1.3.2. Đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội là lực
lượng nòng cốt trong nghiên cứu khoa học và hướng dẫn, định hướng
học viên nghiên cứu khoa học, góp phần bổ sung, phát triển lý luận
mác- xít, đường lối cách mạng của Đảng, nội dung biện pháp phòng,
chống "diễn biến hòa bình".......................................................................................... 35
1.3.3. Đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội là lực
lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống "diễn
biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, góp phần quan trọng
giữ vững, tăng cường bản lĩnh chính trị của quân đội........................................ 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
KHOA HỌC MÁC-LÊNIN Ở CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" HIỆN NAY.....42

2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu......................................................................... 42


2.1.1. Những thành tựu về phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học
Mác-Lênin trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" 42
2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu............................................................................. 57

2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế................................................................................. 60
2.2.1. Những hạn chế về phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học
Mác-Lênin trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" 60
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................................ 71
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG CHÂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU
TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
KHOA HỌC MÁC-LÊNIN Ở CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" HIỆN NAY

78

3.1. Quan điểm, phương châm cơ bản của Đảng ta trong cuộc đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” hiện nay

78

3.1.1. Quan điểm cơ bản của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống "diễn
biến hòa bình" hiện nay

78

3.1.2. Phương châm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta trong đấu tranh chống
"diễn biến hòa bình" hiện nay

85

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ Nhà giáo
khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội trong cuộc đấu tranh
chống "diễn biến hoà bình" hiện nay


88

3.2.1. Thực hiện tốt việc quy hoạch, kết hợp quá trình giáo dục - đào tạo
với tự giáo dục - đào tạo của đội ngũ nhà giáo khoa học MácLênin ở các trường quân đội hiện nay

88

3.2.2. Xây dựng môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ nhà
giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội trong đấu tranh
chống "diễn biến hòa bình" 95
3.2.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đấu
tranh chống "diễn biến hòa bình" của các cấp ủy, chỉ huy đối với
đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin.................................................................. 105
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 113
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 116


BẢNG QUY ƯỚC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CNCS:

Chủ nghĩa cộng sản

CNĐQ:

Chủ nghĩa đế quốc

CNTB:


Chủ nghĩa tư bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CTĐ, CTCT:

Công tác đảng, công tác chính trị

CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DBHB:

Diễn biến hoà bình

ĐNNG:

Đội ngũ nhà giáo

ĐTXHH:

Điều tra xã hội học

KHXH&NV:

Khoa học xã hội và Nhân văn


NCKH:

Nghiên cứu khoa học

QĐ:

Quân đội

QĐNDVN:

Quân đội Nhân dân Việt Nam

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
"Diễn biến hòa bình" (DBHB) là chiến lược có ý nghĩa và phạm vi
toàn cầu của CNĐQ và các thế lực phản động, được hình thành từ những năm
cuối thập kỷ 40, đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX
nhằm chống phá các nước XHCN, phong trào độc lập dân tộc và phong trào
cách mạng tiến bộ trên thế giới.

Với mục đích xóa bỏ các nước XHCN trên toàn thế giới và dập tắt các
phong trào cách mạng tiến bộ, thiết lập trật tự thế giới mới do CNĐQ thống
trị, "DBHB" được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều thủ
đoạn, đặc biệt là sử dụng thủ đoạn gây mâu thuẫn, mất đoàn kết và gây chia rẽ
trong nội bộ Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN, "phi chính trị hóa" các lực
lượng vũ trang nhằm gây ra khủng hoảng chính trị, bất ổn định xã hội.
Kể từ khi giành độc lập và thống nhất đất nước đến nay, trên con đường
xây dựng CNXH, Việt Nam đã và đang là mục tiêu thực hiện "DBHB" của
CNĐQ và các thế lực phản động. Sau biến động ở Liên Xô và một số nước
XHCN ở Đông Âu, Phương Tây đã công khai tuyên bố chuyển hướng chiến
lược từ "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" với hai nội dung cơ bản là:
"dân chủ hoá về chính trị" và "tự do hoá về kinh tế". Vấn đề "nhân quyền",
"dân chủ", "dân tộc" và "tôn giáo" được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng,
coi đó là vũ khí lợi hại để chống phá các nước XHCN còn lại, trong đó chúng
coi Việt Nam là một trọng điểm.
QĐNDVN là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin
cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do vậy, trong quá trình chống phá cách
mạng Việt Nam, kẻ thù luôn xác định: muốn thực hiện "DBHB" ở Việt Nam
phải thực hiện "phi chính trị hoá" QĐ, làm cho QĐ ta xa rời mục tiêu lý tưởng

1


cách mạng, mất phương hướng chiến đấu, không còn làm tròn chức năng,
nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất.
Nhiệm vụ của các trường QĐ hiện nay là đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân
viên chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là đào tạo đội ngũ sỹ quan QĐ - lực lượng
nòng cốt xây dựng QĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
lực lượng nòng cốt đấu tranh chống "DBHB". Để hoàn thành nhiệm vụ đó,
đòi hỏi phải phát huy tốt vai trò ĐNNG khoa học Mác-Lênin. Đội ngũ này

bao gồm những sĩ quan, cán bộ giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin ở
các trường QĐ với tư cách vừa là nhà sư phạm, nhà khoa học và hoạt động
chính trị - xã hội. Thông qua các hoạt động của mình, ĐNNG khoa học MácLênin trực tiếp trang bị cho học viên quân sự thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa, nội dung, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT,
làm cơ sở để sỹ quan tương lai rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng,
phương pháp xem xét, đánh giá những sự kiện chính trị nhạy cảm diễn ra trên
thế giới và trong nước, rèn luyện phẩm chất và năng lực của một cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy, một "chiến sĩ tiên phong" trên mặt trận đấu tranh chống chiến
lược "DBHB". Thực tiễn những năm qua, ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các
trường QĐ đã có những đóng góp quan trọng, hiệu quả vào cuộc đấu tranh
chống "DBHB", trực tiếp trang bị nâng cao nhận thức về "DBHB", định
hướng tư tưởng, giáo dục cảnh giác cho đội ngũ sĩ quan, cán bộ QĐ tương lai.
Một bộ phận đông đảo ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ đã tích
cực tham gia nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận về đấu tranh chống
"DBHB". Đồng thời trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống "DBHB"
trong QĐ... Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của ĐNNG khoa học Mác-Lênin
ở các trường QĐ trong cuộc đấu tranh chống "DBHB" chưa được thể hiện rõ
nét, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận Nhà giáo khoa học Mác-Lênin chưa đề
cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm trong cuộc đấu tranh chống
"DBHB", chưa thực sự là "chiến sĩ tiên phong" trên mặt trận chính trị - tư

2


tưởng. Năng lực giảng dạy lý luận, tính thuyết phục còn hạn chế, phẩm chất,
lối sống chưa thực sự mô phạm... Những biểu hiện trên đã làm giảm tính hiệu
quả của cuộc đấu tranh chống "DBHB" trong QĐ.
Thời kỳ mới, yêu cầu xây dựng QĐ và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
điều kiện hội nhập, mở cửa, hợp tác và đấu tranh đan xen... đang tác động rất
lớn đến đội ngũ cán bộ, sỹ quan trên cả hướng tích cực và tiêu cực. Do đó,

phân tích làm rõ vai trò và việc phát huy vai trò ĐNNG khoa học Mác-Lênin
ở các trường QĐ đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh chống chiến lược "DBHB"
là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Xét sâu xa
hơn, đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sức
mạnh chiến đấu của QĐ ta. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Vai trò của đội
ngũ Nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân đội trong cuộc đấu
tranh chống “diễn biến hoà bình” hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ,
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
"DBHB" là một chiến lược mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, ở
Trung Quốc đã có những công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này, trong đó
tiêu biểu là cuốn sách "Diễn biến hoà bình và chống diễn biến hoà bình"
(sách tham khảo), Nxb Xã hội Trung Quốc phát hành năm 1992, (Tổng cục II,
Bộ Quốc phòng Việt Nam biên dịch và phát hành năm 1993).


Việt Nam, Đảng ta luôn xác định chống "DBHB" là nhiệm vụ trọng

tâm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN. Vì vậy, nhiều nghị quyết của
Đảng, liên tiếp từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
(1994), tiếp theo là các Đại hội VIII, IX, X và gần đây là Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI luôn xác định "DBHB" là một trong những nguy
cơ của quá trình xây dựng CNXH.
Vấn đề xây dựng và phát huy vai trò ĐNNG nói chung, ĐNNG khoa
học Mác-Lênin ở các trường QĐ nói riêng được nhiều nhà khoa học, các đồng

3


chí lãnh đạo trong QĐ, lãnh đạo Tổng cục Chính trị quan tâm nghiên cứu.

Trong đó có một số công trình, đề tài, bài viết tiêu biểu về vấn đề này như:
“Xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thời kỳ mới ở trường Sỹ quan Lục quân 2”, Nguyễn Viết Khai, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 3, năm 2007; "Xây dựng ĐNNG đủ về số lượng, hợp
lý về cơ cấu bảo đảm chất lượng ở Học viện Chính trị - Quân sự", Lê Minh
Vụ, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự, Học viện Chính trị - Quân
sự, số 1, năm 2005; “Xây dựng đội ngũ cán bộ QĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới”, Trần Danh Bích (chủ biên), Tổng cục Chính
trị, Nxb. Quân đội nhân dân, năm 2000; “Yêu cầu nhân cách người giáo viên
KHXH&NV trong QĐ”, Cao Xuân Trung, Thông tin KHXH&NV quân sự, số
93, năm 2004; “Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển đội
ngũ trí thức”, Trần Thanh Giang, Tạp chí lý luận chính trị, số 3, năm 2009…
Vấn đề "DBHB" và đấu tranh chống "DBHB" trong QĐ cũng có các
công trình, bài viết tiêu biểu như: "DBHB và cuộc đấu tranh chống DBHB ở
Việt nam" (sách tham khảo), Phạm Quang Định (chủ biên), Nxb QĐ nhân dân,
năm 2006; "Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên KHXH&NV ở các trường QĐ
trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay", Đề tài luận văn thạc sĩ triết học của
tác giả Nguyễn Như Điển, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 1997; "Nâng
cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng
- văn hoá trong tình hình mới", Đề tài luận văn thạc sĩ triết học của tác giả
Trần Doãn Tiến, Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2004; "Nâng cao nhận thức
về chiến lược "DBHB" của CNĐQ và các thế lực thù địch cho học viên đào
tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện
nay", đề tài cấp Học viện Hậu cần của tác giả Nguyễn Hồng Châu, Học viện
Hậu cần, năm 2006; "Phòng, chống "DBHB" ở Việt Nam, những vấn đề lý
luận và thực tiễn", Lê Minh Vụ - Nguyễn Tiến Quốc (đồng chủ biên), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009…

4



Các công trình, bài viết trên đi sâu đề cập đến vị trí vai trò của ĐNNG
nói chung, ĐNNG KHXH&NV nói riêng; Đề cập cơ sở lý luận, thực tiễn về
xây dựng đội ngũ cán bộ QĐ, thực trạng và những yêu cầu cơ bản về xây
dựng đội ngũ cán bộ QĐ; vị trí vai trò, những thành tựu, hạn chế trong xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới; Yêu cầu
xây dựng nhân cách người giáo viên KHXH&NV quân sự và vai trò quan
trọng của dạy học KHXH&NV quân sự, cũng như những hạn chế, bất cập; đề
cập đến "DBHB" và chống “DBHB”. Trên cơ sở đó các tác giả đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm: xây dựng đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên
lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng; xây dựng đội ngũ cán bộ
QĐ; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức; nâng cao
hiệu quả dạy học KHXH&VN quân sự; hiệu quả cuộc đấu tranh chống
"DBHB"... Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu toàn diện, có
hệ thống về vai trò ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ trong cuộc
đấu tranh chống "DBHB" hiện nay, dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa xã
hội khoa học. Do đó, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình,
đề tài đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò, thực trạng phát huy vai trò của ĐNNG
khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ trong cuộc đấu tranh chống "DBHB"
hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ đáp ứng yêu cầu cuộc đấu
tranh chống "DBHB" trong tình hình mới.
* Nhiệm vụ:
-

Đưa ra các quan niệm chung về ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các


trường QĐ; những vấn đề về "DBHB" và vai trò của ĐNNG khoa học MácLênin ở các trường QĐ trong cuộc đấu tranh chống "DBHB".

5


-

Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân thực trạng phát huy vai trò

ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ trong cuộc đấu tranh chống
“DBHB” hiện nay.
-

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của ĐNNG

khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ trong cuộc đấu tranh chống “DBHB”
hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
*

Đối tượng: Là ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ trong

cuộc đấu tranh chống "DBHB" hiện nay.
*

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào ĐNNG giảng dạy các bộ môn lý

luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.
Khái niệm "các trường QĐ" dùng trong luận văn này bao gồm các học viện,
trường sỹ quan trong QĐ trực thuộc Bộ Quốc phòng như: Trường sỹ quan Lục

quân I (nay là Đại học Trần Quốc Tuấn); Sỹ quan Chính trị (nay là Đại học
Chính trị); Học viện Hậu cần. Đây là các trường đại diện đào tạo đội ngũ sỹ
quan chỉ huy tham mưu, sỹ quan chính trị và sỹ quan chuyên môn.
Thời gian khảo sát, đánh giá từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết
Trung ương ba, khoá VIII, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số
94-NQ/ĐUQSTW ngày 29 tháng 4 năm 1998 về xây dựng đội ngũ cán bộ QĐ
thời kỳ mới.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
*

Cơ sở lý luận: Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là

học thuyết Mác-Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân; cách mạng XHCN; bảo vệ Tổ quốc XHCN...; tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng cộng sản
Việt Nam và nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về cán bộ và công
tác cán bộ, về giáo dục- đào tạo trong QĐ, về "DBHB" và chống "DBHB".

6


*

Cơ sở thực tiễn: Là hoạt động của ĐNNG khoa học Mác-Lênin, trực

tiếp nhất là hoạt động giáo dục - đào tạo, NCKH về đấu tranh chống "DBHB";
hoạt động lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng ĐNNG trong QĐ; các
công trình, đề tài khoa học, điều tra, khảo sát thực tế; báo cáo tổng kết CTĐ,
CTCT, công tác huấn luyện, đào tạo, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ QĐ.
*


Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận triết học

Mác-Lênin; tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên
ngành và chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp kết hợp
phân tích và tổng hợp lôgíc - lịch sử, so sánh, điều tra khảo sát, hệ thống cấu
trúc, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp mới và giá trị chung của luận văn
-

Đưa ra quan niệm chung, đặc điểm ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các

trường QĐ và vai trò của họ trong cuộc đấu tranh chống "DBHB".
-

Phân tích đánh giá thực trạng phát huy vai trò của ĐNNG khoa học

Mác-Lênin trong cuộc đấu tranh chống "DBHB" và chỉ ra những nguyên nhân
chủ yếu của thực trạng đó.
-

Cung cấp những luận cứ khoa học, những giải pháp chủ yếu giúp cho

các cấp lãnh đạo trong QĐ quyết định những chủ trương, biện pháp xây dựng,
phát huy vai trò của ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ thời kỳ
mới, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chống “DBHB” trong QĐ.
-

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập các


bộ môn khoa học Mác-Lênin, nhất là các bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học
và CTĐ, CTCT ở các trường QĐ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu 3 chương, 7 tiết:
Chƣơng 1: Đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường quân
đội trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” hiện nay.

7


Chƣơng 2: Thực trạng phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học
Mác-Lênin ở các trường quân đội trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa
bình” hiện nay.
Chƣơng 3: Quan điểm, phương châm cơ bản và những giải pháp chủ
yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các
trường quân đội trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” hiện nay.

8


Chƣơng 1
ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO KHOA HỌC MÁC-LÊNIN


CÁC TRƢỜNG QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC

ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH"
HIỆN NAY


1.1. Quan niệm chung về đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở
các trƣờng quân đội hiện nay
1.1.1. Khái niệm đội ngũ nhà giáo
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, đã xuất hiện rất sớm và
tồn tại hàng nghìn năm nay. Mục đích cơ bản của giáo dục là chuẩn bị cho thế
hệ trẻ đi vào cuộc sống trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển những kinh
nghiệm, tri thức mà nhân loại đã tích lũy được. Nhiệm vụ đặc biệt đó từ thời
cổ đại đến nay đã trở thành một chức năng chuyên biệt và được giao cho các
nhà giáo. Đội ngũ này ngày càng mang tính chuyên nghiệp gọi là "thầy giáo",
"nhà giáo".
Thời cổ đại, mỗi nhà giáo vừa tự xác định mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục, vừa trực tiếp lựa chọn người học và truyền thụ nội
dung giáo dục cho học trò của mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã
hội nói chung và giáo dục - đào tạo nói riêng, những chức năng đó không còn
tập trung ở một nhà giáo, mặc dù chỉ mang tính tương đối nhưng sự phân
công chức năng này đã được phân hóa và hình thành ở ba nhóm chức năng: có
những nhà giáo đảm nhiệm chức năng nghiên cứu những vấn đề về mục tiêu,
nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục… (người ta gọi là nhà giáo
nghiên cứu giáo dục); có những nhà giáo đảm nhiệm công việc truyền thụ
những nội dung giáo dục cho người học sau khi những nội dung đó đã được
cơ quan quản lý quyết định (người ta gọi là nhà giáo dạy học); có những

9


nhà giáo chuyên hay chủ yếu làm việc ở những cơ quan quản lý giáo dục
(người ta gọi là nhà giáo quản lý).
Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta, nhà giáo là một chức danh xã
hội và không hàm nghĩa giới tính. Theo Từ điển tiếng Việt, nhà giáo là "những
người làm nghề dạy học" [40, tr.516]. Nếu hiểu như vậy thì có thể nói rằng,

đất nước ta là đất nước của nghề dạy học, vì lịch sử ở nước ta cứ biết chữ là
có thể đi dạy học, điều này thường thấy và rất phổ biến ở thời kỳ phong kiến
và thời kỳ Pháp thuộc. Thời kỳ phong kiến, những người làm nghề dạy học
gọi là thầy giáo (Về danh hiệu được gọi là "Thầy đồ" - Thời nhà Lê gọi tắt là
"sinh đồ", đây là những người rất được coi trọng, được xếp ở vị trí rất cao, với
quan niệm, nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ cũng học thầy, nửa chữ cũng
học thầy). Thời phong kiến, xếp theo thứ tự trong xã hội thì người thầy ở vị trí
thứ hai trong ba bậc "quân, sư, phụ", trước cả cha mẹ. Nhiều gia đình, nghề
dạy học được coi là một nghề truyền thống: cả ông, cháu, cha, con đều nối
nghiệp làm thầy. Lịch sử nước ta có người thi đỗ cao, nhưng không chịu làm
quan, chỉ nhất quyết làm thầy giáo, có người làm quan rồi cũng rời bỏ quan
trường để lui về dạy học.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập
ra đời. Nền giáo dục mới đòi hỏi phải có đội ngũ thầy giáo đáp ứng được
nhiệm vụ "diệt giặc dốt" - một trong những loại giặc nguy hiểm, không kém
gì "giặc đói" và giặc ngoại xâm". Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia
"chống nạn thất học" của Hồ Chủ tịch, người chưa biết chữ phải coi học tập là
quyền lợi và nghĩa vụ của mình, người biết chữ phải có nghĩa vụ dạy người
chưa biết chữ. các lớp bình dân học vụ, các trường lớp bổ túc văn hóa, các
trường lớp sư phạm kháng chiến được tổ chức thu hút hàng triệu người đi học,
hàng vạn người biết chữ tham gia dạy học. Người thầy giáo trong giai đoạn
này là những người làm công tác xóa mù chữ cho nhân dân để từng bước nâng
cao dân trí phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc.

10


Vừa tiến hành chiến dịch chống mù chữ, Đảng và Nhà nước chủ trương
phát triển giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học. Chủ
trương cải cách nền giáo dục thành nền giáo dục phát triển những năng lực

sẵn có của thế hệ trẻ, đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực có trình độ,
thành những người công dân hữu ích cho đất nước. Nền giáo dục đã tiến dần
từ mục tiêu nâng cao dân trí là chủ yếu sang mục tiêu đào tạo nhân lực, nhân
tài cho đất nước. Người thầy giáo giai đoạn này không chỉ đơn thuần là người
biết chữ đi dạy cho mọi người biết đọc, biết viết mà phải là một đội ngũ có
trình độ, có năng lực, có nghệ thuật sư phạm, tiến hành dạy học trong một tổ
chức chặt chẽ theo một chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Những nhà
giáo thời kỳ này phải có đủ điều kiện để đào tạo được một lớp người có tri
thức, sức khỏe, đạo đức, tay nghề, đào tạo được một nguồn nhân lực có chất
lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn cách mạng
mới. Vì vậy, để làm rõ hơn khái niệm nhà giáo là "những người làm nghề dạy
học", đồng thời quy định địa vị pháp lý của nhà giáo, tại Điều 70 của Luật
Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2005 đã đưa ra
định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo: "Nhà giáo là những người làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác" [18, tr.56].
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, những người làm nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục trong hệ thống giáo dục nói chung được gọi là nhà giáo. Những nhà
giáo ở bậc đại học được gọi là giảng viên, những nhà giáo ở cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông được gọi là giáo viên. Như vậy,
thầy giáo, giảng viên hay giáo viên chính là nhà giáo (từ đây, trong luận văn
những thuật ngữ tương đương trên được dùng với nghĩa như nhau).

Về "Đội ngũ nhà giáo", thuật ngữ "đội ngũ" được hiểu chung nhất là
tập hợp một số đông người cùng đặc điểm, chức năng hoặc nghề nghiệp…
được tổ chức thành một lực lượng xã hội. Do đó, ĐNNG được hiểu là tập hợp
những người làm nghề dạy học hay những người làm nhiệm vụ giảng dạy,

11



giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, được tổ chức thành lực
lượng và hoạt động theo mục đích của ngành giáo dục - đào tạo đề ra.
Hai khái niệm "nhà giáo" và "đội ngũ nhà giáo" có mối liên hệ với
nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Trước hết, cả hai khái niệm đều
phản ánh những mặt, những khía cạnh liên quan đến cùng một đối tượng là
những người làm nghề dạy học. Song, khái niệm "nhà giáo" phản ánh mối liên
hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của những người làm nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục trong nhà trường với tính cách là những cá nhân nói chung, từ đó
giúp chúng ta phân biệt về quy mô, các hình thức tồn tại, vận động, biến đổi,
cơ chế sắp xếp trong một tổ chức nhất định và những thời điểm cụ thể. Còn
khái niệm "đội ngũ nhà giáo", muốn nói đến tập thể các nhà giáo. Cả hai khái
niệm đều là phương tiện giúp chúng ta nhận định, đánh giá tương đối hoàn
thiện và chính xác vai trò của "nhà giáo" với cả tính cách cá nhân và cộng
đồng để từ đó có những giải pháp nâng cao vai trò ĐNNG nói chung, ĐNNG
khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ nói riêng trong cuộc đấu tranh chống
"DBHB" hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm đội ngũ nhà giáo khoa học Mác-Lênin ở các trường
quân đội
Quá trình dạy học ở các trường QĐ là hoạt động có mục đích, có tổ
chức, có phương pháp, phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, phát triển khả
năng tư duy sáng tạo, giáo dục những phẩm chất nhân cách cần thiết cho học
viên đáp ứng yêu cầu của xã hội và của QĐ. Nội dung dạy học ở các trường
QĐ mang tính toàn diện, vừa được cấu trúc theo chuyên ngành khoa học, vừa
được cấu trúc theo chức danh đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng
của quá trình dạy học ở các trường QĐ là hình thành thế giới quan khoa học,
niềm tin, lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng. Thực chất của nhiệm vụ
này là thông qua quá trình dạy học mà hình thành cho người học các quan

12



điểm, niềm tin đúng đắn, hình thành các chuẩn mực văn hóa, đạo đức, các nét
tính cách, phẩm chất cần thiết của người cán bộ QĐ cách mạng. Để thực hiện
được nhiệm vụ này, đòi hỏi quá trình dạy học trang bị kiến thức cho học viên
phải đảm bảo tính luận chứng khoa học sâu sắc, dạy học phải mang xu hướng
chính trị, tư tưởng cao. Phải sử dụng kiến thức khoa học của môn học để đấu
tranh chống lại các quan điểm phản động, phản khoa học và các biểu hiện sai
trái, lệch lạc về tư tưởng. Quá trình dạy học phải tổ chức cho người học tham
gia vào cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Nhiệm vụ
quan trọng này chủ yếu thuộc về ĐNNG Khoa học Mác-Lênin. Với chức năng
của mình, ĐNNG Khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ không đơn thuần chỉ
là người truyền đạt các kiến thức khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng mà còn là người tổ chức, điều khiển,
kiểm tra quá trình nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và NCKH của học viên trên
lĩnh vực đó. Đồng thời, thông qua quá trình dạy học, ĐNNG Khoa học MácLênin còn tổ chức, định hướng cho học viên tham gia vào các nhiệm vụ chính
trị của QĐ, đặc biệt là tham gia nghiên cứu phát triển, bổ sung lý luận, đường
lối của Đảng, tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng nói
chung, vào cuộc đấu tranh chống "DBHB" của các thế lực thù địch nói riêng.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra quan niệm chung: ĐNNG Khoa học
Mác-Lênin ở các trường QĐ là một bộ phận của ĐNNG Việt Nam và Nhà
giáo QĐ. Đó là những sĩ quan- giảng viên được đào tạo cơ bản, chính quy cả
về chuyên môn và nghề nghiệp sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu
chuyên sâu về các bộ môn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung, phương pháp tiến
hành CTĐ, CTCT.
Là một bộ phận của ĐNNG Việt Nam và Nhà giáo QĐ, ĐNNG Khoa
học Mác-Lênin có đầy đủ những phẩm chất, nhân cách của Nhà giáo Việt

13



Nam và Nhà giáo QĐ. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu và đối tượng giáo dục
đào tạo ở các trường QĐ, ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ có
những đặc điểm cơ bản sau đây:
-

ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ vừa là thầy giáo, vừa

là nhà khoa học về tư tưởng lý luận, mang tính chính trị rõ ràng.
Xét về chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm hoạt động, ĐNNG Khoa học
Mác-Lênin ở các trường QĐ được coi là một bộ phận của đội ngũ "trí thức"
QĐ, được xã hội và QĐ tôn vinh là "nhà giáo" và thuộc loại hình "cán bộ
chính trị" (theo Luật Sĩ quan). Điều lệ Công tác Nhà trường QĐ xác định:
"Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong trường
QĐ. Nhà giáo phải đạt những tiêu chuẩn của cán bộ về trình độ chỉ huy quản
lý theo quy định của Bộ Quốc phòng; trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp
vụ nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục" [2, tr.26]. Với chức năng giáo
dục - đào tạo, ĐNNG khoa học Mác-Lênin, một mặt đảm nhiệm việc truyền
thụ cho học viên những tri thức khoa học về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, trang bị thế giới quan, nhân sinh
quan; giáo dục nguyên tắc và nghiệp vụ CTĐ, CTCT đáp ứng yêu cầu đào
tạo, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, nhân cách đạo đức và kỹ năng hoạt động
CTĐ, CTCT. Tính nhân văn trong hoạt động của ĐNNG khoa học Mác-Lênin
ở các trường QĐ được thể hiện ở việc truyền bá cho cán bộ, học viên những
tư tưởng yêu thương, quý trọng, bảo vệ tự do và nhân phẩm con người; đấu
tranh, ngăn chặn, đi đến xóa bỏ những hành vi áp bức, bóc lột con người, xâm
lược, nô dịch dân tộc và mọi bất công khác nhằm xây dựng xã bội công bằng,
ấm no, tự do, hạnh phúc; đồng thời chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển
toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ, giác ngộ lý lưởng độc lập dân tộc gắn liền với

CNXH. Bên cạnh vai trò người thầy, ĐNNG khoa học Mác-Lênin còn giữ vai
trò là nhà khoa học về tư tưởng lý luận. Hoạt động của ĐNNG khoa học MácLênin ở các trường QĐ mang đậm tính chính trị sâu sắc trong đặc thù lĩnh vực
quân sự, biểu hiện tập trung là quán triệt sâu sắc cho cán bộ, học viên QĐ

14


nguyên tắc: quân sự phục tùng chính trị, đường lối quân sự phục tùng đường
lối cách mạng của Đảng; Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt các
lực lượng vũ trang nhân dân; "kiên quyết đập tan mọi luận điệu của các thế
lực thù địch đang ra sức kích động "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, làm
biến chất Đảng và QĐ ta hòng gây ra "tự diễn biến" từ trong nội bộ…" [29,
tr.5]; đồng thời cũng chống các luận điệu và hành động xuyên tạc, phá hoại
của kẻ thù đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Có thể nói, hoạt động của ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường
QĐ rất phong phú, nhưng cơ bản vẫn là "xây" và "chống". "Xây" là nhằm
trang bị chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng, những tri thức khoa học xã hội, bồi dưỡng phẩm chất và nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ, sĩ quan QĐ vững mạnh về mọi mặt, trước hết là
có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có kỹ năng lãnh
đạo, chỉ huy đáp ứng yêu cầu của cách mạng và của QĐ. Hoạt động "chống"
là vạch trần, phê phán, đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng, âm mưu, thủ
đoạn sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những tư tưởng tiêu cực
(chủ nghĩa cá nhân, quan liêu…) từ trong nội bộ chúng ta, loại bỏ những nhận
thức và hành vi lệch lạc, những tác động tiêu cực từ nhiều phía đến học viên;
chủ động ngăn ngừa những khuynh hướng và điều kiện phát sinh nhận thức và
hành vi không đúng đắn, có hại. Hoạt động "xây" và "chống" diễn ra đồng
thời, đan xen và có quan hệ biện chứng, mối quan hệ này cũng phản ánh vai
trò của ĐNNG khoa học Mác-Lênin vừa là người thầy, vừa là nhà khoa học về
tư tưởng lý luận trong QĐ.

-

ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ vừa là thầy giáo, vừa

là nhà chính trị trong hoạt động thực tiễn.
Đối với ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ, với mục tiêu
đào tạo ra những cán bộ, sỹ quan QĐ, dù chức danh, tên gọi ở các thời kỳ có
khác nhau nhưng chủ yếu họ là những người chủ trì CTĐ, CTCT và thường là
bí thư, cấp ủy đảng các cấp. Tuy có những điểm khác biệt nhất định, như: nhà

15


giáo ở các học viện có tuổi đời, tuổi quân, quân hàm, học vấn thường cao hơn
ở các trường sĩ quan. Đồng thời, trong ĐNNG ở các trường QĐ cũng có nhiều
chức danh khác nhau: giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, phó
giáo sư, giáo sư, nhưng ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ đều là
một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính trị - đội ngũ cán bộ có chức năng
nhiệm vụ tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐ như: tiến hành công
tác xây dựng Đảng; công tác cán bộ; công tác tư tưởng văn hóa; công tác kiểm
tra đảng; công tác bảo vệ an ninh; công tác chính sách…
-

ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ vừa là thầy giáo, vừa

là cấp trên của học viên.
Đây là nét đặc thù khác với ĐNNG trong xã hội nói chung, vì quá trình
dạy học ở các trường QĐ tiến hành đào tạo các đối tượng là những nhân cách
đã trưởng thành. Mục tiêu của các trường QĐ là đào tạo ra đội ngũ sĩ quan,
cán bộ chỉ huy theo chức danh xác định và đào tạo các nhà chuyên môn hoạt

động trong lĩnh vực quân sự. Quan hệ giữa người dạy với người học trong các
trường QĐ vừa là quan hệ thầy trò, vừa là quan hệ đồng chí đồng đội. Đặc
điểm mang tính đặc thù này thể hiện ở chỗ: Trong khi đứng trên cương vị
người thầy để truyền thụ cho học viên những kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ, ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ, đồng thời phải đứng trên
cương vị người chỉ huy, lãnh đạo cấp trên để huấn luyện cho cấp dưới cách
chỉ huy, tổ chức bộ đội thực hiện nhiệm vụ chức trách. Vì vậy, ngoài phẩm
chất của nhà sư phạm nói chung, nhà giáo khoa học Mác-Lênin không thể
thiếu sự trải nghiệm thực tiễn quân sự theo chức danh. Nghĩa là, muốn đào tạo
học viên trở thành người cán bộ, chỉ huy ở cấp nào thì nhà giáo phải được đào
tạo và trải nghiệm thực tiễn chỉ huy, lãnh đạo ở ngang hoặc trên cấp đó.
-

ĐNNG khoa học Mác-Lênin ở các trường QĐ vừa là thầy giáo chính

trị, nhưng rất am hiểu lĩnh vực quân sự.
Quá trình dạy học ở nhà trường QĐ diễn ra trong môi trường hoạt động
quân sự, tuân theo những yêu cầu kỷ luật quân sự. Tổ chức hoạt động của các

16


trường QĐ vừa mang tính chất một nhà trường, vừa mang tính chất của đơn vị
QĐ. Giảng viên, học viên ở các trường QĐ vừa thực hiện nhiệm vụ dạy học,
vừa phải rèn luyện và thực hiện chức năng của người quân nhân, người cán
bộ, sỹ quan QĐ.
Mục tiêu dạy học ở các trường QĐ là mục tiêu kép. Các trường QĐ vừa
đào tạo chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực khoa học vừa đào tạo đội
ngũ cán bộ, sĩ quan QĐ theo chức danh xác định. Quá trình dạy học ở nhà
trường QĐ không chỉ góp phần đào tạo học viên trở thành nhà tổ chức, nhà sư

phạm quân sự- nhà giáo dục, người thầy của cấp dưới mà còn nhằm đào tạo
họ trở thành một chuyên gia quân sự; chuẩn bị con người cho lĩnh vực hoạt
động quân sự. Vì vậy ĐNNG khoa học Mác-Lênin vừa phải là người thầy
chính trị, vừa phải là nhà quân sự thực thụ. Đặc điểm này quy định nội dung
dạy học ở các trường QĐ mang tính toàn diện, phản ánh sự thống nhất cao độ
giữa tính đảng với tính khoa học, giữa lý luận với thực tiễn quân sự. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nói: "Phải cố gắng học tập về mặt chính trị, quân sự,…
phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học
phương pháp chỉ huy chiến đấu" [24, tr.318-319]. Với đặc điểm này, đòi hỏi
trong ĐNNG QĐ phải có một đội ngũ những nhà giáo chuyên sâu của từng
chuyên ngành: quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật…Đồng thời trong mỗi nhà
giáo, dù giảng dạy chuyên ngành nào cũng phải có sự am hiểu, trải nghiệm
trong thực tiễn quân sự.
1.2. Bản chất, âm mƣu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế
lực thù địch
1.2.1. "Diễn biến hoà bình" - những vấn đề chung
1.2.1.1. Một số nét cơ bản của quá trình hình thành và phát triển chiến
lược "DBHB".
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, CNXH từ một nước trong vòng vây
của CNĐQ đã trở thành một hệ thống trên thế giới, phong trào giải phóng dân
tộc và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, hình thành thế chiến lược

17


tiến công toàn diện vào CNĐQ, thực dân. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gay gắt, quyết liệt, biểu hiện tập trung
của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN.
Trước tình hình so sánh lực lượng bất lợi, CNĐQ, đứng đầu là Đế quốc
Mỹ ráo riết tìm kiếm giải pháp chiến lược nhằm ngăn chặn "làn sóng cộng

sản" từ Đông Âu và Liên Xô. Tổng thống Mỹ, Truman (1945-1953) từng nói:
"Mỹ phải dùng quả đấm sắt và ngôn ngữ cứng rắn để đối phó Liên Xô". Mỹ
cho rằng, chỉ có thực lực quân sự hùng mạnh của Mỹ mới ngăn chặn được các
nước XHCN. Con chủ bài của lực lượng quân sự Mỹ là bom nguyên tử. Theo
họ, bom nguyên tử là vũ khí đáng sợ nhất, nó không những có thể làm thay
đổi tận gốc cục diện chiến tranh, mà còn có khả năng xoay chuyển được cả
phương hướng lịch sử và nền văn minh của cả loài người.
Tuy nhiên "chiến lược ngăn chặn" không mang lại hiệu quả; nhiều
người trong chính giới Mỹ tỏ ra thức thời hơn, nghi ngờ tính "ưu việt" của
chiến lược này và muốn tìm một phương thức khác có thể chống CNXH kết
quả hơn. Trong một loạt kiến nghị tới tấp gửi lên Tổng thống Mỹ Truman, nổi
bật lên cái gọi là học thuyết "diễn biến hòa bình" của Gi-ken-nan.
Trong cuốn từ điển "Những nhân vật nổi tiếng" do Nhà xuất bản Ma-kít
xuất bản ở Mỹ năm 1994, Gi-ken-nan được gọi là nhà sư phạm, nhà sử học, nhà
ngoại giao. Trong sự nghiệp của mình Gi-ken-nan đã từng công tác ở nhiều
nước, trên các cương vị khác nhau: Phó lãnh sự ở Đức (1927 - khi mới 23 tuổi);
Bí thư thứ ba Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô (1935); Công sứ Mỹ ở Tiệp Khắc và
Bí thư thứ hai Đại sứ quan Mỹ ở Béc-lin (1938); Lãnh sự Nga với hàm Bộ
trưởng (1943); Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Ngoại giao Mỹ (1945); năm 1953
Gi-ken-nan chuyển ra làm giáo sư một số trường đại học ở Mỹ.

Năm 1948, tức là khi đang là Vụ trưởng vụ Kế hoạch Bộ Ngoại giao
Mỹ Gi-ken-nan đã đưa ra bản kiến nghị nhan đề "Nghiên cứu hoạch định
chính sách - số 23", trong đó ông ta nhấn mạnh "Chúng ta có khoảng 50% của

18


cải thế giới, nhưng chỉ chiếm 6,3% số dân thế giới. Trong hoàn cảnh như vậy
chúng ta không thể để cho Mỹ trở thành một miếng mồi ngon. Nhiệm vụ thực

tế của chúng ta trong thời gian tới là phải tạo ra một mô hình của các mối
quan hệ, tức là cái cho phép chúng ta duy trì được vị trí đặc biệt của mình..."
[15, tr.18]. Để nuôi dưỡng ý đồ đó Gi-ken-nan và nhóm cộng sự đã đưa ra một
chính sách được Tổng thống và các cố vấn của Tổng thống coi là "mềm dẻo,
khôn ngoan, hợp thời hợp thế và có nhiều hy vọng đạt kết quả". Kế hoạch này
được Gi-ken-nan đặt cho cái tên là "diễn biến hòa bình" (peaceful evolution).
Nội dung chủ yếu là: Có thể tiêu diệt nhà nước Liên Xô cũng như các chế độ
XHCN khác mà không cần phải phát động chiến tranh. Vấn đề cốt lõi là phải
biết khơi dậy những mâu thuẫn trong nội bộ các nước XHCN, thúc đẩy các
mầm mống chống đối, tạo ra những diễn biến làm sụp đổ các chế độ XHCN
trong khung cảnh hòa bình. Nói tóm gọn, "DBHB" là chủ trương và âm mưu
"không đánh mà thắng", "lật đổ trong hòa bình".
Năm 1946 trong một bài đăng ở Tập san "các vấn đề đối ngoại". Giken-nan đã đưa ra một "phát hiện" được Nhà trắng hết sức chú ý. Đó là, mặc
dù cách mạng XHCN hoàn toàn thắng lợi từ năm 1917, Liên bang Xô Viết
được thành lập từ 1922, cơ cấu tổ chức nhà nước và hệ thống chính trị của
Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như của các Xô Viết được duy trì một cách chặt
chẽ nhưng "Xã hội Nga - Xô vẫn ẩn giấu tiềm tàng trong lòng nó nhiều mầm
mống có thể dẫn đến tự thủ tiêu" [15, tr.21].
Từ "phát hiện" như vậy, Gi-ken-nan kết luận: "cần phải nuôi dưỡng,
phát triển những mầm mống này trở thành những khuynh hướng chống đối và
ly khai dẫn tới sự sụp đổ hoặc sự xỉu dần của chính quyền Xô - Viết, sự tan rã
của nhà nước Liên bang, sự ly khai làm tan vỡ hệ thống XHCN thế giới".
Cũng với "phát hiện" và "sáng kiến" đó, Gi. ken-nan được coi là người đề
xướng, là nhà chiến lược gia đầu tiên của chiến lược "DBHB". Quá trình hình
thành và phát triển chiến lược "DBHB" có thể chia ra thành ba giai đoạn sau:

19



×