Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.14 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN VĂN TRƢỜNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học

Hà nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------------------------------------------

TRẦN VĂN TRƢỜNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60310201

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Lưu Văn Sùng



Hà nội – 2014

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giai cấp vô sản
Giai cấp tư sản
Xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội
Tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa tư bản

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Khoa chính trị học, lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc
về quá trình đào tạo trong suốt 2 năm học Cao học vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của
thầy giáo hướng dẫn – Thầy Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn Sùng; sự hỗ trợ, động
viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 năm
2014

HỌC VIÊN

Trần Văn Trƣờng

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây làcông trinh̀ nghiên cứu khoa hocc̣ của riêng tôi . Các
sốliêụ vàtrich́ dâñ trong luâṇ văn làtrung thưcc̣ . Kết quảnghiên cứu của luâṇ
văn không trùng với các công trinh̀ khác.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
HỌC VIÊN

Trần Văn Trƣờng

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài……………………………………….…8

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài……………………………..……...10


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………….…….….11

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………..…12

5.

Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu luận văn…………….....13

6.

Đóng góp của luận văn………………………………..……….…13

7.

Kết cấu của luận văn………………………………………..……13

Chƣơng 1: NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƢỜNG TỰ DO,

NHÀ NƢỚC PHI THỊ TRƢỜNG
1.1. Những khuyết tật của thị trƣờng tự do………...…………....14
1.2. Khuyết tật của Nhà nƣớc phi thị trƣờng
1.2.1. CNXH mô hình Xô Viết ra đời đối lập với hệ thống TBCN........27
1.2.2. Những thành tựu của CNXH theo mô hình Xô Viết thế kỷ XX...31
1.2.3. Khắc phục những khuyết tật của nhà nước phi thị trường- Sự
chuyển đổi mô hình XHCN những năm 80, 90 của thế kỷ XX là tất yếu khách
quan……………………………………………………..........................….……...33

1.3. Những xu hƣớng của kinh tế thị trƣờng.
1.3.1. Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường ………….............….36
1.3.2. Vai trò của Nhà nước trong các loại kinh tế thị trường.................40

6


Chƣơng 2: THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI - VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH
HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng và tiếp tục thực hiện mục tiêu XHCN.
2.1.1. Từ nền kinh tế hành chính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường.................................................................................................................................................. 49
2.1.2. Mục tiêu XHCN của nền kinh tế thị trường và tiếp tục thực hiện
Mục tiêu XHCN trong điều kiện mới, bằng phương thức mới……... .……....56
2.2. Vai trò của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
đối với nền kinh tế.......................................................................................................................... 64
2.2.2. Vai trò của nhà nước Việt Nam trong tạo lập đồng bộ các yếu tố
của nền kinh tế thị trường …………………………………………………..........69
2.2.3. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong tạo lập các yếu tố định
hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường …………………................……….…75
2.3. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của nhà
nƣớc đối với nền KTTT ở nƣớc ta hiện nay………………..................……80
KẾT LUẬN………………………………………...………..………84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

1.

Nhà nước là nhân tố chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng tác động
đến sự hình thành phát triển nền kinh tế . Song trong mỗi chếđô c̣xa h ̃ ôịkhác
nhau thì vai trò tác động của Nhà nước cũng khác nhau : Trong nền kinh tế
hành chính bao cấp khác với nền kinh tế thị trường. Thâṃ chí, ngay trong các
loại hình kinh tế thị trường khác nhau thìsư c̣tác đôngc̣ của N hà nước đến kinh
tếcũng khác nhau. Tác động của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư c̣do
khác với trong nền kinh tế thị trường xã hội và cũng khác với trong môṭnền
kinh tếthi trượ̀ng XHCN hay đinḥ hướng XHCN.
Trải qua gần 30 năm chuyển đổi nền kinh tếhành chinh́ qu an liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường đinḥ hướng XHCN , đất nước ta đa đ ̃ aṭđươcc̣
những thành tưụ to lớn : nền kinh tếtăng trưởng liên tục đạt tốc độ khá. Để đinḥ
hướng kinh tế đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường đinḥ hướng
XHCN, vai trònhân tốchinh́ tri c̣trước hết làvai tròcủa N hà nước ngày càng
trởlên đăcc̣ biêṭquan trongc̣ nó quyết định đến sự thành bại của nền kinh tếthi c̣
trường đinḥ hướng XHCN ởnước ta hiêṇ nay.
Tuy nhiên bên canḥ nhưng kết qua đaṭđươcc̣ vai tro cua nhà nước trong
hoạch định chủ trương
XHCN ơ nươ c ta hiêṇ nay nay sinh những
̉

giải quyết. Đặc biệt trong xu thế hiện nay ,
tếquốc tế, ViêṭNam trơ thanh
giới (WTO) cho nên vấn đềchinh́ tri vạ̀chinh́ sách của các quốc gia đều chiụ sư c̣chi phối ảnh

hưởng trực tiếp từ nhân tố quốc tế. Vâỵ thil̀ àm thếnào đểgiữ

vững đôcc̣ lâpc̣ tư c̣chủvềchinh́ tri trongc̣ sư hc̣ ôịnhâpc̣ quốc tế ? Làm thế nào để

8


chính sách của N hà nước đảm bảo thưcc̣ hiêṇ sự hôịnhâpc̣ quốc tế đồng thời
vâñ đảm bảo đinḥ hướng nền kinh tế thị trường theo mucc̣ tiêu XHCN?
Hơn nữa vâṇ đôngc̣ phát triển nền kinh tế thị trường tư c̣nó không hướng
tới mucc̣ tiêu XHCN , quyết đinḥ sư đc̣ inḥ hướng XHCN lànhân tốchinh́ tri c̣
trưcc̣ tiếp làvai tròcủa N hà nước. Có câu hỏi đặt ra là : Liêụ chúng ta cóphát
huy đươcc̣ sức manḥ của nhân tốchinh́ tri c̣trực tiếp là Nhà nước trong viêcc̣ xây
dưngc̣ phát triển nền kinh tế thị trường đinḥ hướng XHCN ởnước ta hiêṇ nay
không? Liêụ Nhà nước có quản lý , điều tiết đươcc̣ nền kinh tếtheo quỹ đạo
XHCN hay không?
Măṭkhác viêcc̣ xây dưngc̣ phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị
trường cósư c̣ quản lýcủa Nhà nước theo định hướng XHCN làchưa cótiền lệ
trong licḥ sử. Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa phải tổng kết kinh
nghiêṃ thưcc̣ tiêñ , tìm ra hình thức và bước đi thích hợp . Quá trình đótất yếu
phải có sự định hướng , quản lý, điều tiết của Nhà nước đóng vai trò “người
cầm trich”c̣ hướng vào mucc̣ tiêu CNXH.
Chính vì vậy viêcc̣ nghiên cưu vai tro cua N hà nước trong việc xây
́

dưngc̣ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trở lên cấp bách
đăcc̣ biêṭla tim ra nhưng giai phap nâng cao vai tro cua Nhà nước trong quản
̀̀

lý, điều tiết nền kinh tếđểvưa thuc đẩy sư c̣pha

đam bao đinḥ hương XHCN co y nghia ly luâṇ va thưcc̣ tiêñ cấp bách đối với
̉

nước ta hiện nay. Đo la ly do vi sao tôi choṇ đềtai
trong xây dưngg̣ , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

9


Tình hình nghiên cứu đề tài

2.

Đến nay đa co môṭsốcông trinh nghiên cưu ơ
“noi vềmối quan hê
́

Khổng Doan Hơị, “Quan hê c̣giưa hinh tếva chinh tri c̣ơ

chí Cộng sản , 6/1993; Lê Hưu Nghia “Vai tro cua chinh tri c̣trong
đam

đinḥ hương xa hôịchu nghia”

̉

́

Nguyêñ Tiến Phồn , “Vai tro lanh


,

lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế của Đảng và chứ
quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiêṇ nay”, Tạp chí Triết học số3/1995; Nguyêñ Trongc̣ Chuẩn “ Mối quan hê c̣
biêṇ chưng giưa đổi mơi chinh sach kinh tếva đổi mơi chinh s
́

Tạp chí Triết học số3/1996; Nguyêñ Chi My, “Xu hương va cac nhân tốbao
đam đinḥ hương xa hôịchu nghia cua nền kinh tếnhiều thanh phần” , Tạp chí
̉
́
Côngc̣ san số10/1997;…
̉

Ngoài ra, còn có một số luận án
các góc độ khác nhau của đề tài : “Đinḥ hương xa hôịchu nghia ơ ViêṭNam
nôịdung cơ ban va nhưng điều kiêṇ chu yếu đểthưcc̣ hiên”c̣
̉

Khoa hocc̣ triết hocc̣ chuyên ng ành chủ nghĩa cộng sản khoa học
Văn Oanh, Hà Nội 1994; “Vai tro
́

thươngc̣ tầng chinh tri c̣đối vơi sư c̣phat triển nền kinh tếhang hoa nhiều thanh
phần ơ ViêṭNam hiêṇ n
̉

Minh, Hà Nội 1997; “Nhân tốchu quan vơi viêcc̣ bao đam

chủ nghĩa sư c̣ phát triển nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần ởnước ta hiêṇ
nay”, Luâṇ văn thacc̣ s ĩ Triết hocc̣ của Nguyêñ Văn Ninh , Hà Nội, năm 2001;
“Vai tro đinḥ hương xa hôịchu nghia cua Nha nươc đối vơi sư c̣phat triển nền
̀

kinh tếViêṭNam hiêṇ nay”

10


Nôịnăm 2001, “Kinh tếthếgiới 2002-2003: đăcc̣ điểm vàtriển vong”c̣ - NXB,
Chính trị quốc gia 2003-398 tr. Kim Ngocc̣; “Chuyển dicḥ cơ cấu kinh tếViêṭ
Nam trong những năm đầu thếkỷXXI” Khoa hocc̣ xa h ̃ ôị , 2004, - 226tr.
Nguyêñ Trần Quế; “kinh tếthế giới 2003-2004, đăcc̣ điểm vàtriển vong”c̣ Chính
trị quốc gia 2004. Kim Ngocc̣; “kinh tếViêṭNam đổi mới vàphát triển” Thếgiới
, 2007- 757 trang. Võ Đại Lược “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh
tếquốc tếđối với tiến triǹ h CNH, HĐH ởViêṭNam” Khoa hocc̣ xa h ̃ ôị 2007-267
trang. Nguyêñ Xuân Thắng ; “Kinh tếvàchinh́ tri thệ́giới năm 2010 và triển
vọng năm 2011”. TS. Nguyêñ Mạnh Hùng.
Măcc̣ dùcác công trinh̀ nghiên cứu đa ̃ đềcâpc̣ đến khánhiều khiá cạnh
khác nhau của đề tài chưa cóđềtài nào xác đinḥ đúng tầm quan trọng của
nhân tốNhà nước trong vai trò“cầm trich”c̣ quản lý, điều tiết nền kinh tếtheo
mục tiêu XHCN. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “va i tròcủa Nhà nước trong
xây dưngc̣, phát triển nền KTTT đinḥ hướng XHCN ởViêṭNam hiêṇ nay” là
vấn đềbức xúc cần phải giải quyết.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Làm rõ tính tất yếu việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và vai trò của nhà nước tạo lập sự đồng bộ các yếu tố kinh tế thị
trường; các yếu tố định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
3.2. Nhiêṃ vu
-

Làm rõ những khuyết tật của thị trường TBCN khi không có sự quản

lý, điều tiết của nhà nước và khuyết tật của nhà nước phi thị trường ở các
nước trong hệ thống XHCN trước đây.

11


-

Làm rõ xu hướng chung của kinh tế thị trường, vai tròcủa n hà nước

đối với kinh tế thị trường và các loại hình kinh tế thị trường.
-

Làm rõ quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực

hiện mục tiêu XHCN và vai trò của Nhà nước trong xây dưngc̣, phát triển nền
kinh tế thị trường đinḥ hướng XHCN ở nước ta.
-

Đềxuất môṭsốgiải pháp nhằm hoàn thiện vai tròcủa Nhà nước đảm

bảo định hướng XHCN của sư c̣phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện

nay.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.

Luận văn nghiên cứu vai tro tac đôngc̣ cua n
dựng, phát triển nền kinh tế thị trường đinḥ hướng XHCN ơ nươc ta.
Đềtai tâpc̣ trung nghiên cư u trong khoang thơi gian tư
̀
nay.
Cơ sởlýluâṇ vàphƣơng pháp nghiên cƣƣ́u luâṇ văn

5.
-

Cơ sởlýluâṇ:

+

Quan điểm của chủnghia ̃ Mác - Lênin; Quan điểm của Đảng , Nhà

nước về xây dựng, phát triển kinh tế thị trường đinḥ hướng XHCN.
+

Kếthừa kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm

gần đây.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luâṇ văn vâṇ dungc̣ phương phap luâṇ cua chu nghia duy vâṭbiê c̣
́

chứng vàchủnghiã duy vâṭlicḥ sử; vận dụng phương pháp lịch sử và logic Lịch sử bất đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó; ngoài ra còn một số phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê...

12


6.

Đóng góp của luâṇ văn

Kết quảnghiên cứu của luận văn góp phần làm r
đối vơi xây dưngc̣ ,
́

nhưng giai phap ở nươc ta hiêṇ nay.
̃

̉
Luâṇ văn co thểđươcc̣ dung lam tai liêụ nghiên c

viêcc̣ học tập và giảng dạy môn Chính trị học và tham khảo cho những cán bộ
hoạt động thực tiễn.
7.

Kết cấu của luâṇ văn

Kết cấu của luâṇ văn ngoài phần mởđầu , kết luâṇ vàdanh mucc̣ tài liêụ
tham khảo gồm 2 chương, 6 tiết.

13



Chƣơng 1
NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƢỜNG TỰ DO,
NHÀ NƢỚC PHI THỊ TRƢỜNG
1.1. Những khuyết tật của thị trƣờng tự do
Để nghiên cứu đầy đủ những khuyết tật của thị trường tự do (hay thị
trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước) đã từng diễn ra ở các
nước TBCN trong giai đoạn trước đây (từ khi CNTB ra đời đến trước những
năm 30 thế kỷ XX) chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ sự ra đời của CNTB, Vậy
CNTB ra đời từ khi nào? Điều kiện chủ yếu, quan trọng nhất để CNTB ra đời
là gì?
CNTB ra đời từ nền sản xuất hàng hóa khi đủ hai điều kiện sau:
-

Trong xã hội có một lớp người được tự do về thân thể, hoàn toàn có

quyền sử dụng sức lao động của mình và không có tư liệu sản xuất.
-

Phải tập trung một số tiền đủ lớn vào tay một số người để lập ra các

công ty xí nghiệp.
Thực tế trong quá trình phát triển, nhân tố đã thúc đẩy CNTB ra đời
nhanh hơn đó là:
-

Sự tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn

tạo ra kẻ giàu, người nghèo.

-

Tích lũy nguyên thủy tư bản bằng cách dùng bạo lực tàn khốc, dã

man để tạo điều kiện cho CNTB ra đời nhanh hơn.
CNTB là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất
hiện, phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được
xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ XVII. Sau cách
mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII hình thái chính trị của "nhà nước TBCN" dần
14


dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của
chế độ phong kiến, quý tộc và sau đó trong quá trình phát triển CNTB trải
qua hai giai đoạn: CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền. Giai đoạn
CNTB tự do cạnh tranh (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự
ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ
nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế. CNTB thời kỳ này phát triển mạnh nhất,
thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến
nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế.
Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là thừa nhận quyền sở hữu tư nhân
và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp
và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người.
Trong hình thái kinh tế TBCN các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh
doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh
tranh trong các điều kiện của thị trường tự do; mọi sự phân chia của cải đều
thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh
tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần
kinh tế chủ yếu của nền kinh tế TBCN. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu,
kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do,cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định

hướng tự tổ chức, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của
cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN. Trong CNTB tự do cạnh
tranh có mấy điểm nối bật sau: Toàn bộ các hoạt động kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường; các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế;
nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường và quy luật giá trị thặng dư quy luật kinh tế cơ bản của CNTB; nhà nước không can thiệp vào kinh tế, chỉ
là tên lính canh tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân và thị trường tự do tư bản
phát triển.
15


Đây chính là nền kinh tế thị trường mà Nhà nước gần như không có sự
tác động, ảnh hưởn lớn đến nền kinh tế, hay nói cách khác đó là nền kinh tế
thị trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước dẫn đến khủng hoảng
toàn diện đời sống xã hội đã diễn ra ở các nước tư bản vào cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX và đến những năm 30 của thế kỷ XX đã tìm cách khắc phục
bằng cách nhà nước tham gia vào quản lý, điều tiết nền kinh tế để hạn chế
khuyết tật của kinh tế thị trường.
Trong tác phẩm vĩ đại bàn về tài sản quốc gia và những bài viết khác,
Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, không có sự can
thiệp của nhà nước mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi
ích riêng cho cá nhân mình và chính các hành động của những cá nhân này
lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng
thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, "trong nền kinh tế thị
trường mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi
ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích
của từng cá nhân lại" [26, tr. 6].
Nhưng trong di sản lý luận của C. Mác và Ph. Ăng ghen đã chỉ rõ xu
hướng vận động của thị trường tư bản, đề cao sở hữu tư nhân tự do cạnh tranh
vốn có những khuyết tật của nó.

-

Thứ nhất: là xu hướng mưu tính lợi ích riêng, mang tính cá nhân,

không thấy lợi ích riêng của mỗi người thống nhất với lợi ích của tất cả mọi
người, phúc lợi chung chân chính bị coi rẻ.
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, cạnh tranh giữ vai trò thống
trị, các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị trường, nguồn
nguyên liệu, chính sách giá cả…mỗi cá nhân trong xã hội đều tìm đến cho
mình lợi ích tối đa hoặc lợi dụng các điều kiện thuận lợi, cũng như lợi dụng
16


sự ảnh hưởng của mình để thu lợi mà không để ý gì đến lợi ích của mọi
người. Chính vì vậy xã hội TBCN trong giai đoạn này lợi ích cá nhân được
chú trọng, trong khi lợi ích của mọi người - lợi ích chân chính bị coi nhẹ.
Chính vì lẽ đó mà Ph. Ăng ghen đã viết: “Chúng ta đang sống trong một thế
giới cạnh tranh tự do. Chúng ta hãy xem xét tỷ mỉ đôi chút sự tự do cạnh
tranh ấy và cái trật tự xã hội do nó tạo nên. Trong xã hội ngày nay của chúng
ta, mỗi người làm việc đơn độc và phó mặc rủi may, mỗi người đều ra sức
làm giàu cho mình và hoàn toàn không bận tâm gì đến chỗ người khác đang
làm gì…mỗi người đều muốn vượt người khác, đều muốn tìm dịp tốt để mưu
tính riêng, không có thời gian và cũng không có hứng thú suy nghĩ rằng lợi
ích của bản thân về thực chất là hoàn toàn nhất trí với lợi ích của tất cả mọi
người…thực chất của xã hội tư sản hiện đại chính là ngay trong cuộc đấu
tranh cho tất cả mọi người chống lại tất cả mọi người ấy, ở ngay trong tình
trạng khắp nơi đều hỗn loạn, khắp nơi đều bóc lột ấy. Những phương thức
kinh doanh hỗn loạn đó cuối cùng phải đưa xã hội đến kết cục bi thảm nhất;
tình trạng vô tổ chức làm cơ sở cho xã hội và thái độ coi rẻ phúc lợi chung
chân chính sớm muộn sẽ bộ lộ ra một cách hết sức rõ ràng” [5, tr.716 – 717].

-

Thứ hai: Cạnh tranh là động lực phát triển nhưng tàn khốc và đôi khi

làm cho con người phải từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính chất con người.
Thể chế xã hội TBCN bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản (chiếm một bộ
phận nhỏ trong dân cư), lợi ích đặt lên hàng đầu nên sự cạnh tranh này đã làm
tha hóa con người, mỗi người đều có mưu tính lợi ích riêng cho bản thân mà
làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chung của xã hội. Cũng vì lẽ sinh tồn mà
mỗi các nhân trong xã hội TBCN trong giai đoạn này buộc phải dùng mọi
cách để tồn tại và đem lại lợi ích cho mình, sự cạnh tranh này rất gay gắt, dã
man và khốc liệt “ai mạnh thì kẻ đó thắng” vì thế mà tính nhân văn, nhân đạo
trong xã hội bị xuống cấp, ít được mọi người chú trọng. Về điều này C. Mác
17


và Ăngnghen đã viết: “Trong cuộc đấu tranh của tư bản với tư bản, của lao
động với lao động, của sở hữu ruộng đất với sở hữu ruộng đất đang đưa sản
xuất đến trạng thái cuồng nhiệt, trong đó tất cả mọi quan hệ tự nhiên và hợp
lý của nó đều bị đảo ngược. Không một tư bản nào có thể đương đầu được
với sự cạnh tranh của tư bản khác nếu nó không phát triển hoạt động của nó
đến tột độ. Không một mảnh ruộng nào có thể canh tác có lợi nếu năng suất
của nó không thường xuyên được nâng cao. Không một công nhân nào đứng
vững trước những người cạnh tranh với mình, nếu anh ta không dốc hết sức
lực của mình vào công việc. Nói chung, không một ai trong số những kẻ bị
lôi cuốn vào cuộc vận lộn cạnh tranh có thể chịu đựng được cuộc vận lộn đó
nếu không dồn hết sức mình, nếu không từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính
chất con người” [4, tr.77].
“Sự cưỡng chế mà áp lực của những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra
cho họ. Cũng như trạng thái của giới động vật thì cuộc đấu tranh của mọi

người chống lại tất cả, ít nhiều lại là điều kiện sinh tồn của tất cả các
loài”[1,tr.517]
-

Thứ ba: Cuộc cạnh tranh làm cho số rất lớn người bị thất nghiệp, bị

bán mình bằng cách này hay cách khác.
Các nhà tư bản luôn cạnh tranh gay gắt với nhau, muốn tồn tại buộc các
nhà tư bản phải tìm mọi cách để đem lại lợi nhuận cho mình. Trong sản xuất
kinh doanh họ đều nhằm mục đích thực hiện tối đa hóa lợi ích bằng cách ra sức
bóc lột sức lao động của người làm thuê, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền
công, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật…Trong cuộc cạnh tranh này có
những nhà tư bản thành công nhưng cũng có nhiều nhà tư bản thất bại, thua lỗ
dẫn đến phá sản.

18


Chính cuộc cạnh tranh này đẫn đến hệ quả là một số lượng lớn người
thất nghiệp do số người làm thuê trong các công ty, xí nghiệp phá sản; các nhà
tư bản làm ăn thua lỗ và sự cắt giảm chi phí nhân công nhằm tối đa hóa lợi
nhuận.
Do cạnh tranh nên “Trong bất kỹ xã hội văn minh nào đều có một số
lượng lớn người thất nghiệp rất muốn làm việc nhưng không kiếm ra việc
làm…Chúng ta thấy những người bán mình bằng cách này hay cách khác: ăn
xin, quét đường, đứng ở đầu phố chờ đợi một công việc nào đó, làm cho người
khác một số việc vặt do ngẫu nhiên kiếm được để sống qua ngày, mang một số
tạp chí đi bán rao, hoặc như mấy cô gái nghèo mà chúng ta gặp buổi tối nay,
cầm ghi ta đi hết chỗ này đến chỗ khác, vừa gẩy đàn, vừa hát để kiếm tiền,
buộc phải nghe những lời vô lễ và sỉ nhục chỉ vì vài đồng xu. Sau hết, còn biết

bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của nạn mại dâm thật sự” [5, tr. 21].
-

Thứ tư: Cạnh tranh dẫn đến phân hóa giàu nghèo, sinh ra mâu thuẫn

đối kháng gay gắt.
Sự cạnh tranh làm phân hóa xã hội tư bản thành hai cực đối lập, giữa
một bên là sự giàu có lên nhanh chóng của số ít người trong xã hội (các nhà
tư bản giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, vẫn tồn tại, phát triển, lợi nhuận
đảm bảo) với một bên là sự nghèo khó bần cùng của phần lớn người trong xã
hội (họ có thể là các nhà tư bản thất bại trong cuộc cạnh tranh, bị thua lỗ, dẫn
đến phá sản; những người làm thuê hay những người thất nghiệp đang từng
ngày tìm mọi cách bán mình bằng cách này hay cách khác để kiếm sống qua
ngày). Điều này gây ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt, không thể dung hòa
giữa hai cực đối lập trong xã hội biểu hiện ở việc: Các nhà tư bản tìm mọi
cách tăng cường vơ vét, khai thác tài nguyên, mở rộng thị trường; tăng cường
bóc lột lao động làm thuê thông qua việc tăng cường ứng dụng khoa học kĩ

19


thuật trong sản xuất kinh doanh, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công,
kéo dài thời gian lao động…đẩy lao động làm thuê vào cảnh khốn cùng.
Ngược lại, lao động làm thuê đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ
làm, đòi các chế độ lao động (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao
động…) gây mâu thuẫn gay gắt với các chủ tư bản.
Vì vậy Ăng ghen đã viết: “Sự phá sản của giai cấp tiểu tư sản là hậu
quả bi thảm của tự do công nghiệp mà người ta hết lời ca tụng; đó là kết quả
không tránh khỏi của cái ưu thế mà các nhà tư bản lớn có được trước những
nhà cạnh tranh kém giàu có hơn, đó là biểu hiện rõ nét nhất của xu thế tập

chung tư bản vào tay một số người, trong khi đó đại đa số quốc dân ngày
càng nghèo khó. Như thế là giữa một bên là một đám người nhà giàu và một
bên là vô số những người nghèo đã nảy sinh ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt,
mâu thuẫn đối kháng này đã đạt tới gay gắt đáng lo ngại…Và chừng nào mà
cơ sở hiện nay của xã hội còn tồn tại thì không thể ngăn chặn được quá trình
một số người thêm giàu có và đông đảo quần chúng them nghèo khổ. Mâu
thuẫn đối kháng trở nên gay gắt chừng nào mà cuối cùng chưa thấy được sự
cần thiết phải cải tổ xã hội theo nguyên tắc hợp lý hơn” [5, tr. 717].
-

Thứ năm: Tự do cạnh tranh sinh ra những cuộc khủng hoảng chu kỳ.

Cuộc khủng hoảng chu kỳ diễn ra ở các nước TBCN có mức độ khác
nhau, thời gian kéo dài mỗi cuộc khủng hoảng cũng khác nhau.
Ph. Ăng ghen đã viết: “…Những cuộc khủng hoảng thương mại, những
cuộc khủng hoảng này thường tái hiện một cách đều dặn như sao chổi, giờ
đây trung bình cứ năm đến bảy năm lại xuất hiện một lần ở nước ta. Trong 80
năm gần đây, những cuộc khủng hoảng thương mại này cũng xảy ra đều đặn
như những nạn dịch lớn trước kia và đem lại nhiều tai họa hơn, nhiều sự phi
đạo đức hơn là các nạn dịch…Nhưng chừng nào các vị còn tiếp tục sản xuất
20


một cách vô ý thức, vô nghĩa, phó mặc cho sự thống trị của tự nhiên thì
chừng đó những cuộc khủng hoảng thương mại vẫn còn; và mỗi cuộc khủng
hoảng kế tiếp nhất định lại có tính chất phổ biến hơn, do đó nghiêm trọng hơn
so với cuộc khủng hoảng trước; nó nhất định phải làm phá sản một số nhà tư
bản nhỏ đông hơn và làm tăng theo một cấp số ngày càng lớn số người của
giai cấp chỉ sống bằng lao động” [4, tr. 770-771].
-


Thứ sáu: Cạnh tranh sinh ra nghèo khổ và khốn cùng của quần chúng

lao động, gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Hậu quả của cạnh tranh đã gây ra số lượng lớn người thất nghiệp trở
thành kẻ ăn bám xã hội, đẩy số lượng lớn người vào cảnh nghèo khó, bần
cùng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội.
C. Mác và Ăng nghen đã chỉ rõ: “Sự phát triển nhanh chóng của công
nghiệp trên sơ sở tư bản chủ nghĩa đã nâng sự nghèo khổ và khốn cùng của
quần chúng lao động thành một điều kiện sống còn của xã hội. Con số tội
phạm mỗi năm một tăng. Nếu những tệ nạn phong kiến trước kia được trưng
ra dưới ánh sáng ban ngày một cách vô sỉ, bây giờ tuy chưa bị thủ tiêu nhưng
vẫn bị đẩy xuống hàng thứ yếu thì tệ nạn tư sản trước kia được thực hành một
cách bí mật, bây giờ lại càng được nảy nở dồi dào hơn. Thương nghiệp ngày
càng trở thành sự lừa đảo, sự “bác ái” được tuyên bố là phương châm của
cách mạng được thực hiện trong sự hoạnh học và trong sự ganh tị trong cạnh
tranh sinh ra. Hối lộ thay cho áp bức bằng bạo lực; tiền thay lười kiếm để làm
đòn bẩy đầu tiên của quyền lực xã hội…Nạn mãi dâm tăng lên đến những
quy mô chưa từng có…Tóm lại, so với những lời hứa hẹn hoa mỹ của các
nhà khai sáng Pháp thì những thiết chế xã hội và chính trị tự do “thắng lợi của
lý tính” dựng lên chỉ là một bức biếm họa làm cho người ta thất vọng cay
đắng” [2, tr. 357].

21


-

Thứ bảy: Cạnh tranh dẫn đến trạng thái vô đạo đức trong đời sống xã


hội, đề cao giá trị dưới hình thức lợi ích.
Mỗi người trong xã hội TBCN đều mưu tính lợi ích riêng mà không
thống nhất với lợi ích của mọi người trong xã hội, mỗi người đều chú ý và
quan tâm đến lợi ích bản thân, đều dùng mọi cách và lợi dụng mọi điều kiện
để trục lợi mà vô hình dung đã làm tính nhân văn trong xã hội bị giảm sút
nghiêm trọng, đạo lý, tình người bị coi nhẹ.
Ăng nghen viết: “Sự biến động không ngừng của giá cả do những điều
kiện của cạnh tranh tạo ra đang làm cho thương nghiệp mất sạch những dấu
vết cuối cùng của đạo đức, còn về giá trị thì chẳng cần phải nói nữa. Bản thân
cái chế độ hình như đang coi trọng giá trị đến như thế, đang đề cao sự trừu
tượng của giá trị dưới hình thức tiền, lên hàng một và tồn tại đặc biệt nào đó.
Bản thân chế độ ấy, thông qua cạnh tranh đang phá hoại mọi giá trị vốn có
bên trong các vật và hàng ngày hàng giờ đang làm thay đổi mối quan hệ giá
trị của mọi vật đối với nhau. Trong cơn gió lốc này ở đâu còn cái khả năng
trao đổi dựa trên những cơ sở đạo đức. Trong sự biến động lên xuống không
ngừng này mỗi người phải ra sức nắm lấy thời cơ thuận lợi nhất để mua và
bán, mỗi người đều phải trở thành kẻ đầu cơ, nghĩa là gặt hái ở nơi mà Y
không gieo trồng được, làm giàu trên sự thua lỗ của những người khác hoặc
lợi dụng cơ hội để kiếm lời. Kẻ đầu cơ bao giờ cũng trông chờ vào những tai
họa, đặc biệt là trông chờ vào nạn mất mùa, hắn lợi dụng mọi cơ hội, ví dụ
như trước đây đã lợi dụng cả nạn cháy nhà ở Newyork; nhưng đỉnh cao nhất
của sự vô đạo đức là tội đầu cơ chứng khoán có giá trị tại sở giao dịch, việc
đầu cơ đó đang hạ thấp lịch sử và cùng với lịch sử hạ thấp nhân loại xuống
vai trò một công cụ dùng để thỏa mãn lòng tham của kẻ đầu cơ tính toán chi li
hay thậm chí sẵn sang mạo hiểm. Nhưng hãy cử cho rằng một thương nhân
lớn đoan chính không làm bộ giả nghĩa là cái trò đỏ đen ở sở giao
22


dịch…Thương nhân nào cũng đáng ghét như bọn đầu cơ; cạnh tranh buộc hắn

phải làm điều đó và việc buôn bán của hắn do đó cũng hàm chứa sự phi đạo
đức như những giao dịch của bọn đầu cơ chứng khoán” [4, tr. 771]. “Cạnh
tranh chi phối sự phát triển về mặt số lượng của nhân loại, chính nó cũng chi
phối cả sự phát triển về mặt đạo đức của nhân loại” [2, tr. 783]. “Trong một
số lĩnh vực, nó thiết lập chế độ độc quyền, do đó đi đến sự can thiệp của nhà
nước. Nó tái sinh ra một tầng lớp quý tộc tài chính mới, một loại ăn bám mới
dưới hình thức những kẻ chuyên làm đề án, những sáng lập viên và những
giám đốc chỉ trên danh nghĩa; cả một hệ thống lừa đảo và bịp bợm về sáng
lập, phát hành và buôn bán cổ phiếu. Đó là sản xuất tư nhân không có sự
kiểm soát của quyền sở hữu tư nhân” [3, tr. 670]. Nhưng trong thương mại
cũng có mặt đạo đức và nhân đạo. “Vì lợi ích của mình mà thương nhân duy
trì những mối quan hệ tốt đẹp với người nào mà Y mua được rẻ, cũng như với
người nào may Y bán được đắt…Tính chất nhân đạo của thương mại chính là
ở chỗ đó và cái phương thức giả dối lạm dụng đạo đức để đạt tới những mục
đích phi đạo đức như thế, là niềm tự hào của chế độ tự do thương mại…có
bao giờ các anh tỏ ra là có đạo đức mà không vụ lợi gì trong đó, mà không
che giấu trong đáy lòng những lý do vị kỷ, phi đạo đức” [4, tr. 754-755].
Từ những hậu quả trên, các ông đã kết luận: “Chế độ cạnh tranh đã giết
và hàng ngày đang giết hàng triệu con người; chúng ta đã thấy tất cả những
điều đó và tất cả những điều đó thúc đẩy chúng ta phải chấm dứt sự nhục nhã
của nhân loại bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu, thủ tiêu cạnh tranh và sự đối
lập lợi ích” [4, tr. 780].
Song, “Cạnh tranh là một bộ máy mạnh mẽ luôn thúc đẩy trật tự xã hội
già cỗi và ọp ẹp hoạt động, kích thích sự sáng tạo điên cuồng của những lực
lượng sản xuất mới. Sự cạnh tranh làm cho quy luật giá trị vốn có của sản
23


xuất hàng hóa phát huy tác dụng, nên chính nhờ vậy nó sẽ thực hiện một sự tổ
chức và một trật tự sản xuất xã hội mà trong những hoàn cảnh nhất định, tổ

chức và trật tự như vậy là duy nhất có thể được. Chỉ có sự mất giá hoặc đắt
đỏ quá mức các sản phẩm mới chỉ rõ một cảnh hiển nhiên cho những người
sản xuất riêng lẻ rằng xã hội cần hay không cần loại hàng hóa gì và số lượng
bao nhiêu” [7, tr. 280]. Yếu tố điều chỉnh duy nhất này không thể xóa bỏ
được. Cạnh tranh còn tạo ra một phương thức sản xuất mới. Ph.Ăng ghen đã
viết: “ Chúng ta đã thấy ngay khi công nghiệp mới bắt đầu phát triển, sự cạnh
tranh đã sinh ra giai cấp vô sản như thế nào: Do nhu cầu hàng dệt tăng lên,
tiền công thợ dệt đã tăng lên và do đó làm cho những nông dân kiêm thợ dệt
rời bỏ nghề nông để kiếm được nhiều tiền hơn, trên chiếc khung cửa ta đã
thấy sự cạnh tranh, nhờ ở phương thức kinh doanh quy mô lớn, đã loại trừ
tiểu nông, làm cho họ vô sản hóa và sau đó đẩy họ từng đoàn từng lũ ra thành
phố như thế nào; rồi chúng ta lại thấy sự cạnh tranh đã làm cho phần lớn giai
cấp tiểu tư sản bị phá sản và cũng biến họ thành vô sản như thế nào, nó đã tập
trung tư bản vào tay một số ít người và đã tập trung dân cư vào các thành phố
lớn như thế nào. Đó là những con đường và phương thức qua đó sự cạnh
tranh khi đã đạt được trong nền công nghiệp hiện đại sự phồn thịnh đầy đủ và
phát triển tự do tất cả. Các hậu quả của nó đã tạo ra giai cấp vô sản và làm
tăng số lượng giai cấp này” [5, tr. 421].
“Tất cả những mối quan hệ mà sự cạnh tranh đã tạo ra đầu tiên: Sự xóa
bỏ tính hạn chế có tính chất địa phương, sự tao lập phương tiện giao thông, sự
phân công lao động phát triển, sự thông thương thế giới, giai cấp vô sản, máy
móc…” [2, tr. 538]. Đó là khía cạnh cách mạng của cạnh tranh. Trên đây là
những kết luận mà C. Mác và Ăng ghen đã nêu ra từ nghiên cứu thị trường tự
do tư bản vào những thập niên giữa thế kỷ XIX, khi đó nhà nước chưa tham
gia điều tiết, tác động vào thị trường, chỉ là “tên lính canh” đảm bảo cho
24


sở hữu tư nhân và thị trường tự do phát triển và có thể nói đó là thị trường
thuần túy, chưa có sự pha trộn tác động của các nhân tố khác. Do vậy, nó biểu

hiện đúng bản chất của nền kinh tế thị trường và hậu quả của nó đã biểu hiện
đầy đủ ở các nước tư bản và ở mức độ nhất định cũng đang biểu hiện ở nước
ta hiện nay.
Tóm lại, CNTB trong quá trình phát triển đã gây nên những bất ổn trên
thế giới. Cho đến nay bản chất bóc lột của CNTB không hề thay đổi. Ngày
nay trong quá trình toàn cầu hoá, CNTB trên thế giới lại gây nên khoảng cách
giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc và giữa các giai tầng xã hội bên
trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế
quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất
ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để
tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài
nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi
nhuận, chứng tỏ bản chất bóc lột của CNTB chưa hề thay đổi... Và các thách
thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống
toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh
tế gây ra.
Xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà
nước TBCN luôn có xu hướng bảo vệ GCTS, bóc lột các tầng lớp lao động
làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số
nước tư bản chỉ là kết quả của việc bóc lột giá trị thặng dư của người lao
động mà vấn đề đạo đức hay vấn đề xã hội không được quan tâm đúng mức.
Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động
và sự nghèo khổ của đa số mọi người.

25


×