Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Nhận diện những rào cản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.12 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN LÝ

HÀ NỘI, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ

NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: Đào tạo thí điểm


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình của các tác giả nào khác.
Tác giả


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4
5. Mẫu khảo sát......................................................................................4
6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 4
7. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................5
9. Kết cấu của Luận văn........................................................................5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI...............................................................6
1.1. Khái niệm về rào cản, nông dân, nông thôn, nông thôn mới......6
1.1.1. Khái niệm rào cản.............................................................................6
1.1.2. Khái niệm v n n d n n n

1.1.3. Khái quát chun
n

th n n n

v h n
th n m i

th n m i.................................6

tr nh
9

d n

1.2. Tính tất yếu phải ây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay 16
1.2.1. t

uv

inh t................................................................................. 16

1.2.2. t

uv

h i................................................................................. 18

1.2.3. t


uc

quá tr nh phát tri n chun............................................... 19

1.3. M t số nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình

ây dựng nông thôn

mới ở nƣớc ta hiện nay............................................................................. 20


1.3.1. h n t

hách qu n............................................................................ 20

1.3.2. h n t ch qu n............................................................................... 25

1.4. Kinh nghiệm

ây dựng nông thôn mới của các nƣớc trên thế

giới..............................................................................................................36
* Tiểu kết chƣơng 1.............................................................................40

CHƢƠNG 2. RÀO CẢN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN BA VÌ HIỆN NAY...................................41
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - ã h i của huyện Ba Vì..................41
2.1.1. Đi u iện t nhiên............................................................................. 41
2.1.2. nh h nh phát tri n inh t -


2.2. Tình hình triển khai

hic

hu ện................................... 42

ây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện Ba Vì................................................................................................43
2.2.1. X d n hệ th n văn bản chỉ đạo từ hu ện đ n c sở.......................43
2.2.2. K t quả

d n

2.3. M t số rào cản trong

n th n m i i i đoạn 2010 đ n n.......................46

ây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Vì t

năm 2010 đến nay...................................................................................... 59
2.3.1. Rào cản v c ch chính sách............................................................. 59
2.3.2. Rào cản tronquá tr nh tri n h i th c hiện....................................... 63
2.3.3. Rào cản từ bản th n phí đị
71

ph.................................................n

2.4. Nguyên nhân của những rào cản trên trong quá trình ây dựng
nông thôn mới............................................................................................ 72

2.4.1.

u ên nh n hách qu n.................................................................. 72

2.4.2.

u ên nh n ch qu n....................................................................... 72

* Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................72


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI
PH P CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC C

C RÀO CẢN

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY................................................74
3.1. M t số phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm khắc phục những rào cản
trong ây dựng nông thôn mới................................................................. 74
3.1.1. h

n h

n t n th....................................................................... 74

3.1.2. h

n h


n c th c

hu ện........................................................ 74

3.2. M t số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những rào cản trong
ây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì hiện nay...................................75
3.2.1. h m iải pháp h c ph c rào cản v c ch chính sách...................75
3.2.2.

h m iải pháp

h c ph c rào cản tron

quá tr nh tri n

h i

th c hiện.......................................................................................................... 78
3.2.3. h m iải pháp h c ph c rào cản từ phí đị ph

n........................86

* Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................90

KẾT LUẬN.................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................92


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo khoa Khoa học

quản lý, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đặc biệt là PGS.
TS Nguyễn Linh Khiếu, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị làm việc tại Ban Tổ chức,
Văn phòng Huyện ủy Ba Vì, phòng Kinh tế, Nội vụ, Văn phòng HĐND UBND huyện Ba Vì; xin cảm ơn Đảng ủy - HĐND - UBND các xã và bà con
nhân dân huyện Ba Vì đã giúp đỡ, cộng tác cùng với tôi để đề tại được thực
hiện đạt kết quả cao và kịp tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba
Vì.........................................................................................................Trang 52
Bảng 2.1. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn xây dựng nông thôn
mới.......................................................................................................Trang 64
Bảng 2.3. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Ba
Vì..........................................................................................................Trang 70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước,
nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời
sống của nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt nông thôn đã có những biến
đổi sâu sắc. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện
chương trình xây dựng Nông thôn mới, xây dựng các làng, ấp, xã, bản có
cuộc sống ấm no, văn minh, môi trường lành mạnh”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, tại Hội nghị lần thứ bảy,
Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26 – NQ /TW về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó đề ra mục tiêu “Xây dựng
Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và

các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được
bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường”.
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn nhằm tạo
ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn
và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắn
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong quá trình đó, thực hiện chủ
trương của Đảng về phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã phối hợp với các địa phương tiến hành xây dựng thí điểm một số mô
hình nông thôn mới ở xã, thôn, ấp, bản. Nhưng do nhận thức chưa thống nhất,
chỉ đạo, đầu tư còn phân tán nên kết quả đạt được còn hạn chế. Đối chiếu với
yêu cầu, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thì thực tế
xây dựng nông thôn mới hiện nay còn rất nhiều vấn đề đang đặt ra đòi h i phải
sớm được giải quyết.
1


Ba Vì là một huyện đặc thù của Thành phố Hà Nội, bao gồm cả vùng
trung du, miền núi và đồng bằng, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông,
nhìn chung đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, từ xuất phát điểm
thấp đó, để thực hiện được thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, Ba Vì cần sự nỗ lực cố gắng của người dân và phía
chính quyền. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn “ hận diện nhữn rào cản
tron

d n



n th n m i trên đị

bàn hu ện B

V

hành ph

i 2010 đ n nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp một phần nh vào xây
dựng quê hương Ba Vì.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học
trên thế giới cũng như ở nước ta.
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình “Chính sách nông
nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất
bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên
những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển
thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu lý thuyết ở nhiều nước Châu
Á, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria
kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu,
NXB Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên
cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên
thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt
Nam. Tác phẩm “Gia nhập WTO, Trung Quốc làm gì? được gì?” do TS.
Nguyễn Kim Bảo chủ biên, xuất bản năm 2004. Những phân tích đánh giá của
công trình này về những việc đã làm của Trung Quốc, những kết quả bước

đầu cũng như những vấn đề đặt ra cần được giải quyết về phát triển kinh tế 2


xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã cung cấp
những thông tin có giá trị tham khảo cho Việt Nam. Đặc biệt trong công trình
này tác giả cảnh báo những thách thức, những khó khăn trong phát triển kinh
tế đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn trước và sau khi Trung Quốc
ra nhập WTO. Tác phẩm “Vai trò của Nhà nước trong phát trển Nông nghiệp
của Thái Lan” của các tác giả GS,TS Nguyễn Thế Nhã và TS Hoàng Văn
Hoan do NXB Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này, tác giả
đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông
nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ. Công trình “Phát triển Nông thôn” do GS.
Phạm Xuân Nam, NXB khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về nông thôn. Công trình “Kinh nghiệm tổ chức quản
lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” do GS. Phan Đại Doãn và GS. Nguyễn
Quang Ngọc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1994, là công
trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong các thời kỳ về quản lý làng xã và
xây dựng thiết chế chính trị - xã hội nông thôn nước ta. Công trình nghiên
cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt nam thời kỳ đổi mới” của PGS, TS Nguyễn
Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 2003. “Xây dựng Nông thôn mới ở Tuyên
Quang, kết quả bước đầu”, Việt Khoa (2011). “Một số khó khăn khi xây dựng
Nông thôn mới và giải pháp khắc phục” của Bùi Hải Thắng. “Năm kinh
nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Triết
Giang” của Từ Tinh Minh và cộng sự (năm 2010, tạp chí Nông nghiệp và
nông thôn, số tháng 7/2011). “Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở Hàn
Quốc”, Edward P.Reed, Hội thảo về xây dựng Nông thôn mới tại Hàn Quốc,
10/2011. “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới hiện đại tại thôn Hoa Tây,
tỉnh Giang Tô”, Quản Hải Yến và cộng sự (tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn số tháng 7/2011).
Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những luận cứ, luận

chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.
3


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Trên cơ sở nhận diện những rào cản trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục các rào cản này để xây dựng thành công
nông thôn mới ở huyện Ba Vì hiện nay.
Nhiệm vụ: Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
-

Làm r một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.

- Nhận diện được những rào cản và làm r nguyên nhân của những rào
cản này trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì từ năm 2010 đến 2013.
-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục các rào cản trong

xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và

thực tiễn về nông thôn mới và nhận diện những rào cản khi triển khai thực
hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.

-

Về thời gian: Nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới trong 4

năm 2010 - 2013 và đưa ra giải pháp đến năm 2020.
-

Về không gian: Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

5. Mẫu khảo sát
-

Tình hình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 02 xã điểm:

Xã Cổ Đô, Thuần Mỹ - huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
-

Khảo sát một số xã khác của huyện Ba Vì (Ba Trại, Ba Vì, Cam

Thượng, Thuỵ An, Minh Châu, Phú Phương, Yên Bài) về thực hiện chủ
trương xây dựng nông thôn mới.
6. Câu hỏi nghiên cứu
-

Yếu tố nào là rào cản trong xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Vì,

thành phố Hà Nội?
4



Làm thế nào để khắc phục, hạn chế các rào cản đó để xây dựng thành

-

công nông thôn mới ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội?
7. Giả thuyết nghiên cứu
-

Việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì gặp phải những rào cản

+

Rào cản từ phía các chính sách xây dựng nông thôn mới: Nhiều Nội

sau:
dung không phù hợp, khó thực hiện với điều kiện thực tế của huyện Ba Vì.
Rào cản trong quá trình tổ chức thực hiện: Trình độ đội ngũ cán bộ

+

thực hiện còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về
Nông thôn mới chưa đầy đủ; thiếu nguồn vốn.
Rào cản từ phía địa phương: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

+

huyện Ba Vì còn nhiều khó khăn và có những nét đặc thù riêng.
-

Để hạn chế các rào cản trên cần nâng cao chất lượng hoạch định chính


sách; đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận; đào tạo trong thực tiễn công việc
đối với đội ngũ cán bộ; kết hợp xây dựng nông thôn mới với các chương trình
quốc gia về nông dân, nông thôn như về xóa đói giảm nghèo, về giáo dục, tận
dụng thế mạnh của địa phương ...;
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu.

-

Phương pháp điền dã, quan sát thực tế, đánh giá nhanh nông thôn.

-

Phương pháp ph ng vấn bán cấu trúc.

9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các bảng
biểu và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nông thôn mới.
Chương 2: Rào cản trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp để hạn chế các rào cản xây dựng mô hình nông
thôn mới ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
5



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Khái niệm về rào cản, nông dân, nông thôn, nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm rào cản
-

Trong nhiều tài liệu, khái niệm “rào cản” được định nghĩa là “tất cả

những gì gây trở ngại khó khăn cho hoạt động tiếp cận một đối tượng nào đó”
-

“Rào cản” chính là những khó khăn, thách thức gây cản trở sự phát

triển của sự vật, hiện tượng nào đó.
-

Rào cản trong xây dựng nông thôn mới bao gồm tất cả các yếu tố chủ

quan và khách quan gây cản trở, làm chậm quá trình xây dựng thành công mô
hình nông thôn mới được quy định tại Quyết định số 800 - QĐ/TTg về phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
- 2020.
1.1.2. Khái niệm v n n d n n n

th n n n

th n m i


1.1.2.1. Khái niệm về nông dân
Theo Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam: Nông dân là những người
lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống
chủ yếu bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất
chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, tùy từng thời kỳ lịch sử, người nông dân
có quyền sử hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông
dân, có vị trí vai trò nhất định trong xã hội.
Theo Từ điển cộng sản chủ nghĩa khoa học (NXB Tiến bộ Matxcơva,
Sự thật, Hà Nội, 1996): Nông dân là giai cấp chuyên sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản
xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình.
Theo Nghị quyết Trung ương 7 Khoá X, Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nông dân là khái niệm chỉ về thân phận hay nghề nghiệp của một nhóm dân
cư trong xã hội phân biệt với công nhân, tri thức. Nông dân theo khái niệm
6


này, có hai tiêu chí phân biệt: Một là, nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn
nuôi, hai là, sinh sống ở nông thôn.
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung, nông dân là những người sống lâu đời


nông thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp là nguồn sống chính

dưới hình thức tư hữu nh . Nông dân là lực lượng quan trọng trong các cuộc
đấu tranh chống lại các thế lực áp bức, bóc lột trong lịch sử.
Nông dân ở nước ta là những người lao động sống ở nông thôn, nghề
nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản
phẩm lao động trong nông nghiệp.
Theo số liệu của Hội nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng

13 triệu hộ nông dân.
1.1.2.2. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn được coi là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó,
có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, có nhiều quan niệm về nông thôn: Khi so sánh nông thôn với
đô thị thì nông thôn có mật độ dân số, số lượng dân cư thấp hơn thành thị, có
cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị; trình độ phát triển hàng hoá và
khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị.
Vùng nông thôn là vùng dân cư sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tức là
nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Theo điều kiện hiện nay của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu “Nông
thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi
trường, trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác”.
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là
7


phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND (uỷ ban nhân dân) xã.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn.
1.1.2.3. Khái niệm về nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là Nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; nó
là nông thôn mới chứ không phải là nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa
nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ

cấu và chức năng mới.
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800 –
QĐ/TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại Quyết định này mục tiêu chung của Chương
trình được xác định là: “Xây dựng Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất tinh thần được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
Đặc trưng của nông thôn mới:
Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản
Lao động 2010), đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá giai đoạn 2010 - 2020, bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn phát triển theo
8


quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái
được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và
phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị được
nâng cao...
1.1.3. Khái quát chun v

h


n tr nh

d n

n th n m i

1.1.3.1. Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân phải tham gia từ
khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động
sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc ..., đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới,
chính vì vậy người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới.
1.1.3.2. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT - BNN&PTNT - BKH&ĐT
- BTC ngày 13 tháng 4 năm 2014 (liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực
hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020” đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn
mới như sau:
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới
phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
9



Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm
quyền xây dựng.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chủ đạo, điều hành quá trình
xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc
và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai
trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.3.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới
B tiêu chí quốc gia về ây dựng nông thôn mới
Quyết đinh số 491/QĐ – TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ quy định bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới như sau:
(1)

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất và hạ

tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn

hóa tốt đẹp.
(2)

Giao thông: Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê

tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km
10


đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao
thông vận tải; tỷ lệ đường ng , xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ
km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
(3)

Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân

sinh; tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
(4)

Điện: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ

hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
(5)

Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp, mầm non, mẫu giáo, tiểu

học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
(6)

Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn


của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
(7)

Chợ nông thôn: Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

(8)

Bưu điện: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; có Internet đến

(9)

Nhà ở dân cư: Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

(10)

Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người trên năm so với mức

thôn.

bình quân chung của tỉnh.
(11)

Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo.

(12)

Cơ cấu lao động : Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh

vực nông, lâm, ngư nghiệp.

(13)

Hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt

động hiệu quả.
(14)

Giáo dục: Phổ biến giáo dục trung học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở được tiếp tục học trung học; tỷ lệ lao động qua đào tạo.
(15)

Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; y tế xã

đạt chuẩn quốc gia.
(16)

Văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng

văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch.
11


(17)

Môi trường: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo

quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi
trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy

hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
(18)

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Cán bộ xã đạt

chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; đảng
bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn
thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
(19)

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

N i dung ây dựng nông thôn mới
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 gồm 11 nội dung sau:
(1)

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sử dụng đất và hạ

tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội –
môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có trên địa bàn xã.
Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng
nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm
cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011
– 2010.
(2)


Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện đường giao thông đến

trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015
có 35% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn; hoàn thiện
hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất
trên địa bàn xã. Đến năm 2015, có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và
12


năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ
nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến năm 2015, có
30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn. Đến năm 2020, có 75% số xã
đạt chuẩn; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế
trên địa bàn xã. Đến năm 2015, có 50% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có
75% số xã đạt chuẩn; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn
hóa về giáo dục trên địa bàn xã, đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và đến
năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ
trợ, đến năm 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt
chuẩn; cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, đến 2015 có
45% số xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
Mục tiêu của nội dung này đạt các tiêu chí số 2,3,4,5,6,7,8,9 trong bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
(3)

Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác
khuyến nông, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau
thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển
ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm
và chuyển dịch nhanh cơ cấu nông thôn.
Mục tiêu của nội dung này là đạt các tiêu chí 11, 12 Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới, đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến năm 2020 có 50%
số xã đạt.
(4)

Giảm nghèo về an sinh xã hội

Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
13


tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; tiếp tục triển khai Chương trình quốc gia
về giảm nghèo; thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí 11 Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

(5)

nông thôn
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa
và nh ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa
các loại hình kinh tế ở nông thôn.

Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí 13 của Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến năm
2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
(6)

Phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu của tiêu chí 5, 14 của Bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 45% số xã đạt chuẩn, đến năm
2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
(7)

Phát triển y tế, chăm sóc sức kh e cư dân nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về y
tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí 5, 15 của Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới, đến năm 2015 có 50% số xã đạt chuẩn, đến năm
2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
(8)

Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; thực
hiện thông tin và truyền thông nông thôn đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
14



Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí số 6, 16 của Bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã,
thôn và 45% số xã có bưu điện và điểm Internet đạt chuẩn. Đến năm 2020 có
75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet
đạt chuẩn.
(9)

Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn; xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông
thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: cải tạo, nâng cấp hệ thống
tiêu, thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở
các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái
trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.
Mục tiêu của nội dung này là đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt và hợp
vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công
cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên
địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 80%
số xã đạt chuẩn.
(10)
-

Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị

xã hội trên địa bàn
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp


ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; ban hành chính sách khuyến khích, thu
hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa cán bộ


các vùng này; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ

chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu của nội dung này là đạt tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn, đến năm 2020
có 95% số xã đạt chuẩn.
15


(11)

Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống
các tệ nạn xã hội và các thủ tục lạc hậu; điều chỉnh và bổ sung chức năng,
nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm
hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu
xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu của nội dung này đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020
có 95% số xã đạt chuẩn.
1.2. Tính tất yếu phải ây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay
1.2.1.

t


uv

inh t

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương
thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông thôn là
thị trường tiêu thụ to lớn nhất hiện nay cho nên cần cải tạo và phát triển nông
nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác" (29, 14), "nông
thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời
sẽ cung cấp đầy đủ lương thực nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị, như
thế là nông thôn giàu có giúp công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển
lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa." (29, 405). Với quan điểm
đó, trong Di chúc, Bác còn đề nghị miễn thuế cho nông dân.
Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những
vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt
Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986 – 2008) đã đạt được nhiều
thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại
nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ
cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực
vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310
triệu USD. Đến năm 2007, sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39
triệu tấn và đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 USD.
16


Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu
tấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua, Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp
bình quân hàng năm tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải

thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% một năm; bộ mặt nông
thôn thay đổi theo hướng văn minh.
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình phát
triển, hội nhập kinh tế cả nước và nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, kim ngạch
xuất khẩu nông – lâm – thủy sản mới đạt 400 triệu USD, đến năm 2007 đã đạt
12 tỷ USD, tăng gấp 30 lần, nhờ có những thành tựu kết quả đó, nông nghiệp
không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông
thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã
ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích
cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trong những năm qua.
Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, so với các nước phát triển trong khu vực thì nông nghiệp, nông thôn
nước ta đang bộc lộ nhiều mặt yếu kém nổi bật là:
Tính đến năm 2004, tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới
thành thị chỉ còn 3,6%, trong khi ở nông thôn vẫn trên 25%. Tỷ lệ đói
nghèo của dân tộc Kinh và Hoa là 18%, trong khi của các dân tộc khác lên
đến gần 63%. Đặc biệt những vùng khó khăn tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao: Tây
Nguyên 41%, Tây Bắc hơn 65%.


Khoảng cách thu nhập và điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị,
giữa đồng bằng và miền núi vẫn còn rất xa. So sánh thu nhập hộ gia đình cuộc
điều tra dân cư năm 2002 và 2004 cho thấy tốc độ tăng thu nhập của thành thị
là gần 35% trong khi tốc độ tăng của thu nhập ở nông thôn chỉ là 28%. Năm
2004, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các hộ đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là 871 nghìn và 888 nghìn đồng, thì
ở Tây Bắc chỉ đạt 265 nghìn đồng.
17



×