Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỔI MỚI PP QUAN LÝ LỚP HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.31 KB, 10 trang )

Bài 2
Vì sao phải chấm dứt trừng phạt
thân thể trẻ em
Mục tiêu:
Sau khi học xong phần này học viên có khả năng:
 Hiểu và nhận thức được những hậu quả của việc TPTT trẻ em đối với
trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hôị.
 Hiểu và phân tích được việc TPTT trẻ em không phù hợp với các mục
tiêu của giáo dục.
 Biết được việc TPTT là vi phạm luật pháp cuả Việt Nam và các qui
định quốc tế.
Nội dung:
1. Hậu quả của việc sử dụng trừng phạt thân thể đối với trẻ em, gia đình
và xã hội
2. Mục tiêu cuả giáo dục
3. Những quy định của quốc tế và Việt Nam nghiêm cấm trừng phạt thân
thể trẻ em
Tài liệu và phương tiện:
Các điêù khoản có liên quan trong :
 Luật giáo dục.
 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
 Bộ luật hình sự. (xem phần này trong tài liệu : nhấn mạnh bộ luật HS
và nghị định 114).
- Tài liệu “ Đổi mới việc trừng phạt thân thể trẻ em bằng biện pháp kỉ
luật tích cực” (Vụ tiểu học- 2008) (từ trang 11 đến trang 26).
- Giấy Ao, A4, bìa giấy màu, bút dạ, máy chiếu.v.v
Hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1: Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp TPTT đối với
trẻ em.
Mục tiêu:


 HV hiểu được những suy nghĩ và cảm nhận của trẻ em khi bị TPTT.
 HV nhận thức được những hậu quả của TPTT đối với sự phát triển của
trẻ.
Thời gian: 45 phút.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
- GV chia học viên thành 4 nhóm, các học viên hồi tưởng và chia sẻ với
nhau về tình huống trẻ em bị TPTT theo các câu hỏi sau :
Hậu quả của việc TPTT trẻ em trong các tình huống là gì đối với:
- Chính các em
- Gia đình
- Xã hội
Bước 2: Các nhóm trình bày và chia sẻ
- Căn cứ vào một số ý kiến phản hồi, GV liệt kê ý kiến phân tích và
đưa ra kết luận.
Kết luận:
TPTT trẻ em sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với
- Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
- Chất lượng giáo dục
- Gia đình, nhà trường và xã hội
Hoạt động 2: Suy nghĩ về mục tiêu giáo dục và đạo đức nhà giáo
Mục tiêu:
 HV hiểu được mối liên hệ giữa đạo đức nghề nhà giaó và TPTT trẻ
em
Thời gian: 45 phút.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm viết tiếp vào câu sau:
Nhóm 1,2,3 viết tiếp vào câu sau: Nhóm 3,4,5 viết tiếp vào câu sau:

Mục tiêu của giáo dục là.... Một giáo viên yêu nghề, có đạo đức
nghề nghiệp là người …
Bước 2:
Các nhóm dán câu trả lời vào giấy Ao, cử đại diện trình bày.
Bước 3:
Căn cứ vào trình bày của các nhóm, giảng viên tổng kết và giới thiệu về
Mục tiêu cuả giáo dục như nêu trong Luật Giáo dục, Luật chăm sóc và bảo
vệ trẻ em, v.v.
Đối chiêú câu trả lời, liên hệ lại nội dung về những hậu quả do TPTT trẻ em
mang lại, phẩm chất cuả người giáo viên và mục tiêu của giáo dục, có phù
hợp không?
Kết luận:
TPTT trẻ em không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp cuả người giáo viên ,
mục tiêu giáo dục, không hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Hoạt động 3: Các điều khoản luật pháp liên quan đến quy định về
TPTT trẻ em
Mục tiêu:
Kết thúc hoạt động này học viên có thể:
 Biết được những điều qui định trong các văn bản pháp lý liên quan
đến việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức TPTT
 Hiêủ được rằng TPTT trẻ em là vi phạm pháp luật.
Thời gian: 30 phút
Các bước thực hiện:
Bước 1:
GV giới thiệu các điều khoản trong luật pháp VN và quốc tế liên quan đến
TPTT (phụ lục 2).
Bước 2:
Xử lý tình huống
Lớp học chia ra thành 2- 4 nhóm (tuỳ thuộc vào số lượng học viên).
Mỗi nhóm đọc 1 tình huống trong Phụ lục 2.2 và phân tích :

Tình huống đó đã vi phạm các quy định nào?
Hình phạt xử lý đã phù hợp chưa?
Kết luận
Luật pháp VN và QT đã đưa ra những điều khoản trong đó nghiêm cấm việc
TPTT đối với trẻ em. TPTT là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý kịp
thời nhằm bảo vệ quyền lợi và danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Cần chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em vì:
- Không phù hợp với mục tiêu giáo dục.
- TPTT trẻ em gây ra những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đinh, nhà
trường và xã hội.
- TPTT trẻ em là vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế.
PHỤ LỤC 2:
Phụ lục 2.1
 Mục tiêu giáo dục (trong luật giáo dục).
 Theo Luật Giáo dục.
 Theo tổ chức UNESCO.
1.Mục đích của giáo dục là nhằm:
 Xây dựng một xã hội công bằng và nhân văn.
 Truyền đạt những kỹ năng và những kiến thức mới.
 Giúp thanh thiếu niên có niềm tin vào bản thân mình.
 Dạy trẻ em biết đương đầu với sự bất công, vô nhân đạo và sự bất công.
 Chuẩn bị cho cộng đồng biết ủng hộ, duy trì những giá trị và nguyên tắc
dân chủ của dân tộc mình.
2. Một người giáo viên có đạo đức nghề nghiệp là người (xem chuẩn
GV)
 Tạo điều kiện cho học sinh phát triển;
 Khuyến khích sự tham gia và công nhận sự đóng góp của học sinh;
 Tạo cơ hội học tập cho học sinh;
 Hiểu biết hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của học sinh;
 Hiểu được mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường;

 Thông cảm với những khó khăn mà các em học sinh phải đương đầu
trong các lĩnh vực giáo dục, xã hội và tình cảm;
 Phát triển lòng tự trọng của học sinh;
 Biết hy sinh lợi ích cá nhân;

×