Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ TOÀN THẮNG

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG VIỆC
QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ TOÀN THẮNG

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG VIỆC
QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72



Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Hải

Hà Nội, 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ...............................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................

1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................

3.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................

4.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................

5.

Mẫu khảo sát .................................................................................


6.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................

7.

Giả thuyết nghiên cứu....................................................................

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................

9.
Kết cấu của Luận văn ....................................................................
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu ........................................................................

1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu ...........................................................

1.1.2. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ............................................
1.2. Khái niệm thông tin KH&CN ...............................................................

1.2.1. Khái niệm thông tin .............................................................

1.2.2. Khái niệm thông tin KH&CN ..............................................

1.2.3. Khái niệm thông tin về nhãn hiệu .......................................
1.3. Mối quan hệ giữa thông tin KH&CN và nhãn hiệu ...............................


1.3.1. Thông tin KH&CN đối với việc xác lập quyền (thẩm định đ
đối với nhãn hiệu ..........................................................................

1.3.2. Thông tin KH&CN đối với việc thực thi quyền đối với nhãn
1.4. Khái quát về việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu .....................................

1.4.1. Quản lý nhãn hiệu ...............................................................

1.4.2. Bảo hộ nhãn hiệu ................................................................
* Kết luận Chƣơng 1 ...................................................................................
CHƢƠNG 2. ..............................................................................................................
THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC THÔNG TIN KH&CN .....................................
TRONG VIỆC XÁC LẬP VÀ THỰC THI QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ............

2.1. Khái quát về thực trạng xác lập và khai thác quyền SHCN đối với
nhãn hiệu .......................................................................................
1


2.1.1. Thực trạng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu ......................
2.1.2. Thực trạng khai thác quyền SHCN đối với nhãn hiệu ...................
2.2. Thực trạng khai thác các nguồn thông tin KH&CN trong thẩm định
đơn đăng ký nhãn hiệu .........................................................................
2.2.1. Thông tin KH&CN đối với việc thẩm định hình thức ....................
2.2.2. Thông tin KH&CN đối với việc thẩm định nội dung .....................
2.3. Thực trạng khai thác các nguồn thông tin KH&CN trong xác lập
quyền đối với nhãn hiệu ...................................................................
2.3.1. Nhận thức của doanh nghiệp về thông tin KH&CN đối với nhãn
hiệu ..........................................................................................
2.3.2. Thiệt hại của doanh nghiệp do tranh chấp về nhãn hiệu do thiếu

thông tin KH&CN ....................................................................
2.4. Thực trạng khai thác các nguồn thông tin KH&CN trong giải quyết vụ
việc liên quan đến thực thi quyền ....................................................
2.4.1. Thông tin KH&CN trong việc giám định và giải quyết khiếu nại
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ..........................................
2.4.2. Thông tin KH&CN trong việc xác định khả năng bảo hộ đối với
nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi, nhãn hiệu nổi tiếng .................
2.4.3. Thông tin KH&CN trong việc giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu
và tên thương mại .........................................................................
* Kết luận Chƣơng 2: ..................................................................................
CHƢƠNG 3. ..............................................................................................................
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC THÔNG TIN KH&CN ................................
TRONG VIỆC XÁC LẬP VÀ THỰC THI QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ............
3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, khai thác các nguồn thông tin
KH&CN trong xác lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu .................
3.1.1. Quy định hiện hành và vấn đề cần xử lý .......................................
3.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................
3.2. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN về nhãn hiệu ................................
3.2.1. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN quốc gia về nhãn hiệu ...........
3.2.2. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu do địa
phương quản lý ............................................................................
3.3. Tăng cƣờng năng lực khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu
3.3.1. Xây dựng mô hình khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu 87
3.3.2. Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin KH&CN ...........................
* Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................
2


KẾT LUẬN.................................................................................................................... 95
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 99

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL:

Cơ sở dữ liệu

DNTN:

Doanh nghiệp tƣ nhân

GCNĐKNH: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
KH&CN:

Khoa học và công nghệ

SHCN:

Sở hữu công nghiệp

SHTT :

Sở hữu trí tuệ

4



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1. Thống kê số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu từ 2003-2008.....
Bảng 2.

Thống kê hợp đồng chuyển giao quyền

Bảng 3. Thống kê hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu.................
Bảng 4.

Khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ

Bảng 5.

Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHC

Bảng 6.

Thống kê số lƣợng Giấy chứng nhận đ

đƣợc cấp từ 2003-2008 .......................

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với việc phát triển của đầu tƣ và thƣơng mại ở Việt Nam, việc xây
dựng và phát triển nhãn hiệu, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu giữ một
vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm và đầu tƣ đặc biệt của mọi

doanh nghiệp.
Vấn đề thông tin KH&CN, đặc biệt là thông tin SHCN với việc quản lý
và bảo hộ nhãn hiệu đƣợc chú ý nhiều từ những năm 1980, khi mà số đơn đăng
ký nhãn hiệu đang có xu hƣớng tăng dần lên nên vấn đề thẩm định đơn cần kịp
thời và chính xác càng ngày càng đƣợc ƣu tiên quan tâm và cũng là khi tình
trạng xâm phạm quyền SHTT đặc biệt là nhãn hiệu đang ngày trở nên báo
động. Bởi vậy thông tin KH&CN cho việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu là một
vấn đề bức thiết cần giải quyết.
Với mong muốn nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận
hành của cả hệ thống nhằm chủ động đáp ứng nhanh chóng, chính xác các nhu
cầu thông tin của mọi giới dùng tin, đồng thời góp phần hạn chế những thiếu
sót, những lỗi đáng tiếc hay hạn chế những tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu
cần khai thác vai trò của thông tin KH&CN trong giai đoạn thẩm định đơn
cũng nhƣ việc thực thi quyền đối với nhãn hiệu. Do vậy tôi chọn “Vai trò của
thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu” làm
đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên bình diện quốc tế, việc ban hành các Công ƣớc và Hiệp ƣớc liên
quan đến SHCN có thể kể đến: Công ƣớc Paris về bảo hộ SHCN 1883, tiếp
đến là Hiệp ƣớc Hợp tác về sáng chế - PCT, Hiệp ƣớc Luật nhãn hiệu hàng
hoá, Thỏa ƣớc Madrid và Nghị định thƣ về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa, gần đây nhất là Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thƣơng mại
của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPS) chứa các điều khoản về chuẩn
6


mực liên quan đến sự sẵn sàng, phạm vi, việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ,
mua bán và duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục liên quan, và
các thoả thuận chuyển tiếp và thể chế.

Một số các nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài có liên quan đến
thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN, ví dụ tác giả Shinichiro Suzuki thuộc
Viện Sáng chế và Sáng kiến đã có nghiên cứu qua tác phẩm Mục đích sử dụng
biểu đồ sáng chế - Vai trò của thông tin sáng chế trong việc thúc đẩy hoạt động
sáng tạo. Tác giả Shahid Alikhan với tác phẩm Lợi ích kinh tế - xã hội của việc
bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, NXB Bản đồ phát hành năm
2007. Tổ chức European Patent Office đã phát hành tác phẩm Patent
information products and services 2008 bàn về thông tin sáng chế.
Tại Việt Nam, thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN cũng đƣợc một
số học giả quan tâm, có thể điểm một số công trình, đó là Nguyễn Tuấn Hƣng,
Giám đốc Trung tâm thông tin thuộc Cục Sở hữu trí tuệ với bài nghiên cứu
Khai thác và ứng dụng thông tin sáng chế.
Các Hội thảo khoa học có liên quan đến thông tin KH&CN trong lĩnh
vực SHCN, có thể kể đến Hội thảo về “Thông tin sáng chế và hiệp ước hợp tác
bằng sáng chế (PCT)” do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Cục sở hữu trí
tuệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà nội phối hợp tổ chức năm 2003.
Ngày 2 tháng 2 năm 2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất
Dự án "Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam". Lần đầu tiên, thƣ viện
điện tử về sở hữu công nghiệp (IPLib) đã đƣợc giới thiệu. Thƣ viện này bao
gồm tất cả các đơn sở hữu công nghiệp đƣợc nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ từ
năm 1982 đến nay đã đƣợc công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (vào
khoảng 130.000 đơn các loại và hơn 90.000 văn bằng bảo hộ) và theo dự kiến
đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Thƣ viện điện tử IPLib này là nguồn thông tin
pháp lý đầy đủ nhất và là nguồn thông tin khoa học công nghệ có giá trị về tình
trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

7



Năm 2009 Cục SHTT phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã
tổ chức Hội thảo Phát triển và ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản. Dự án hợp tác
kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, đã đƣợc triển
khai tại SHTT từ 01/01/2005, và sẽ kết thúc vào 31/03/2009. Trong hơn bốn
năm qua, Dự án đã phát triển và đƣa vào ứng dụng Hệ thống thông tin SHTT
tại Việt Nam, bao gồm hệ thống máy tính cùng các phần mềm ứng dụng nhƣ
Hệ thống tra cứu thông tin dùng cho thẩm định đơn sở hữu công nghiệp, Hệ
thống thƣ viện điện tử để cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã công bố
cho công chúng, Hệ thống nộp và nhận đơn sở hữu công nghiệp điện tử.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN Vai trò của thông tin
khoa học và công nghệ đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội của học viên Nguyễn Thị Hƣơng đã đề cập đến vai trò của
thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN trên địa bàn TP Hà Nội,
Luận văn này đã phân tích các tác động tích cực và chƣa tích cực của thông tin
KH&CN đến đối tƣợng khảo sát là bảo hộ và thực thi quyền đối với các đối
tƣợng nói chung của quyền SHCN, Luận văn cũng đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cƣờng vai trò của thông tin KH&CN đối với quyền SHCN nói chung. Do
đối tƣợng khảo sát của Luận văn này khá rộng, nên các giải pháp mà Luận văn
đề ra chƣa có tác dụng chuyên sâu đối với từng đối tƣợng có tính đặc thù riêng
của quyền SHCN.
Tại Cục SHTT đã có một số nghiên cứu về vai trò của thông tin sáng chế
trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo; thông tin SHCN đối với hoạt động
nghiên cứu - triển khai hoặc có một số bài viết trên các Tạp chí về thông tin
SHTT… nhƣng mới chỉ đề cập đến việc khai thác nguồn dữ liệu, phục vụ tra
cứu thông tin hoặc là các mẫu hƣớng dẫn đơn giản phục vụ cho ngƣời nộp đơn
yêu cầu đăng ký mà chƣa có nghiên cứu nào đến vai trò hay việc ứng dụng
thông tin KH&CN trong giai đoạn thẩm định đơn cũng nhƣ trong thực thi việc
bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu.
8


Tuy nhiên,
cho đến thời điểm


hiện nay, chƣa có một công trình khoa học nào đề cập đến vai trò
của thông tin KH&CN đối với việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh thông tin KH&CN có vai trò quan trọng trong
việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Nghiên cứu vai trò của thông tin KH&CN trong giai đoạn

thẩm định hình thức và thẩm định nội dung để cấp GCNĐKNH.
-

Nghiên cứu vai trò của thông tin KH&CN trong giai đoạn

thực thi việc bảo hộ nhãn hiệu.
-

Luận văn sử dụng các số liệu có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu trong giai đoạn 2003-2008
5. Đối tƣợng Kkhảo sát
- Khảo sát cCác chuyên gia, thẩm định viên.
Khảo sát 20 doanh nghiệp (lớn, nhỏ và vừa) thuộc các
thành phần

kinh tế khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các cán bộ, chuyên giaKhảo sát tại cơ quan Thanh tra
KH&CN.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thông tin KH&CN có vai trò gì trong việc quản lý và
bảo hộ nhãn
hiệu?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau đây:
-

Thông tin KH&CN là yếu tố không thể thiếu đối với cơ

quan có trách nhiệm cấp GCNĐKNH thẩm định hình thức và thẩm
định nội dung để quyết định bảo hộ hay từ chối bảo hộ nhãn hiệu
(nhất là các nhãn hiệu có yếu tố
nƣớc ngoài);
-

Thông tin KH&CN có liên quan đến nhãn hiệu là yếu tố

quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đƣa sản phẩm hoặc
dịch vụ của mình ra thị trƣờng;
9

Comment [T1]: số lƣợng
bao nhiêu ngƣời?

Comment [T2]: số lƣợng
ngƣời anh phỏng vấn trong tổng số

20 doanh nghiệp?


-

Thông tin KH&CN là yếu tố bắt buộc phải có đối với các cơ

quan thực thi quyền đối với nhãn hiệu trong việc xử lý các hành vi
xâm phạm quyền SHCN.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1)

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Ngoài việc nghiên cứu

các tài liệu sẵn có từ nguồn các văn bản Pháp luật liên quan đến đề
tài nhƣ Luật SHTT 2005, các nghị định, thông tƣ, tạp chí và báo cáo
chuyên ngành để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến
vấn đề nghiên cứu; đề tài đã phân tích, tổng hợp các thông tin qua
một số nguồn tài liệu: sách tham khảo, tạp chí ngoài ngành, số liệu
thống kê, thông tin đại chúng: báo chí, bản tin của các cơ quan thông
tấn, bài viết trên các trang Web để phản ánh thực trạng vấn đề
nghiên cứu từ thực tiễn cuộc sống.
Thu thập, thống kê số liệu sẵn có: tận dụng các loại số liệu có
sẵn, tồn tại trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT, số liệu
về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (thông tin định lƣợng)

2)

Phƣơng pháp thực nghiệm: xử lý thông tin: thu thập, thống


kê, phân tích thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, bao gồm
thao tác cụ thể:
- Thu thập các thông tin định tính thông qua các phƣơng pháp
phỏng

vấn sâu để thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực

quản lý, nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách: tham khảo ý kiến
của chuyên gia nhãn hiệu về một số giải pháp đƣa ra nhằm đóng góp
thông tin KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát
triển nhãn hiệu.
-

Thu thập các thông tin định lƣợng qua kháo sát 20 doanh

nghiệp (lớn, nhỏ và vừa) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-

Thu thập, thống kê số liệu sẵn có: tận dụng các loại số liệu

có sẵn, tồn tại trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT, số
liệu về các doanh

10


Formatted: Normal,
Justified, Line spacing: 1,5
lines, Widow/Orphan control

Formatted: Font: 14 pt


nghiệp nhỏ và vừa của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa (thông tin định
lƣợng)
-

Phân tích số liệu: Sắp xếp, tổ chức những số liệu này để có thể thấy

đƣợc diễn biến của tập hợp số liệu nhằm đánh giá thực trạng và ý nghĩa của
vấn đề nghiên cứu: Việc khó khăn của bảo hộ nhãn hiệu cũng nhƣ sự vi phạm
quyền SHCN
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xây dựng các luận cứ phục vụ cho
viêc chứng minh giả thuyết nghiên cứu.
3)

Phƣơng pháp chuyên gia: tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn

sâu để thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu
khoa học, hoạch định chính sách: tham khảo ý kiến của chuyên gia nhãn hiệu
về một số giải pháp đƣa ra nhằm đóng góp thông tin KH&CN nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu.
34) Phƣơng pháp logic - lịch sử: thu thập thông tin về các chuỗi sự việc
trong quá khứ, sắp xếp các sự việc theo diễn biến, quan hệ nhân quả giữa các
sự việc để nhận biết đƣợc logic của quá trình phát triển sự việc.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm 3 Chƣơng (không kể phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến
nghị và Danh mục tài liệu tham khảo):
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc khai thác thông tin KH&CN trong việc xác

lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu
Chương 3: Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin KH&CN trong việc
xác lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu

11


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Khi Luật SHTT 2005 ra đời, lần đầu tiên thuật ngữ “nhãn hiệu” đƣợc sử
dụng trong các văn bản pháp luật quốc gia bởi lẽ trƣớc đây “nhãn hiệu hàng
hoá” đƣợc hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ. Điều 4.16 Luật SHTT định
nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau”. Nhƣ vậy, bất kỳ dấu hiệu nào thỏa mãn điều kiện
phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác đều đƣợc coi là
nhãn hiệu. Tính mở và tính khái quát của quy định cho phép các loại dấu hiệu
mới có thể đƣợc cấp văn bằng bảo hộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế
phát triển không ngừng của KH&CN, với sự xuất hiện ngày càng phong phú
của các dạng dấu hiệu.
Nhãn hiệu mang lại tác dụng to lớn đối với cả doanh nghiệp và khách
hàng của doanh nghiệp. Tác dụng và sự cần thiết của nó càng thể hiện rõ trong
bối cảnh hội nhập kinh tế. Đối với doanh nghiệp, tác dụng của nhãn hiệu thể
hiện trên một số các khía cạnh:
Thứ nhất, khi bƣớc chân vào kinh doanh, sản xuất sản phẩm hay cung
cấp dịch vụ là khi mà doanh nghiệp bƣớc vào giai đoạn chinh phục ngƣời tiêu
dùng thông qua chính chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ, giá cả và các dịch vụ bổ
trợ khác. Việc tạo dựng một nhãn hiệu cũng chính là việc doanh nghiệp tuyên
bố về sự có mặt của mình trên thị trƣờng và là cơ sở để phát triển doanh
nghiệp.

Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: khi
đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp đã đặt mình vào vị trí đƣợc bảo vệ trƣớc
pháp luật và có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh
tiếng của mình trên thị trƣờng.
Thứ ba, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trƣờng: nhãn
12


hiệu giúp khách hàng nhận biết và có thái độ tin cậy đối với sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp, do tin tƣởng vào các nhãn hiệu quen thuộc, uy tín, chất
lƣợng hàng hóa/dịch vụ tốt, nhờ đó mà thị trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng
hơn.
Thứ tƣ, là dấu hiệu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách
hàng: đối với những nhãn hiệu uy tín, việc thể hiện nhãn hiệu trên sản
phẩm/dịch vụ nhiều khi đƣợc xem là cam kết của doanh nghiệp, vì vậy doanh
nghiệp thƣờng cố gắng để tránh làm tổn thƣơng khách hàng.
Thứ năm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh
nghiệp: một nhãn hiệu uy tín trên thị trƣờng có thể mang lại giá trị lớn cho
doanh nghiệp, nó chính là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đƣợc tạo dựng trong
quá trình kinh doanh. Thậm chí đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì giá trị
của nhãn hiệu nhiều khi lớn hơn giá trị thực tế của các tài sản cố định khác.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, nhãn hiệu ngày càng có ý nghĩa và giá
trị to lớn bởi khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng sản phẩm và
trách nhiệm của doanh nghiệp. Mặt khác, với quá trình hội nhập, khách hàng
có nhiều cơ hội để lựa chọn, vì vậy với những sản phẩm có nhãn hiệu đáng tin
cậy sẽ là lựa chọn của họ, vì khách hàng có thể khẳng định nguồn gốc, xuất xứ
sản phẩm, tạo tâm lý yên tâm, tin cậy, có thể đòi hỏi trách nhiệm của ngƣời
cung cấp, giảm chi phí do tránh đƣợc việc sử dụng sản phẩm chất lƣợng kém.


Sự cần thiết tạo lập và gìn giữ nhãn hiệu đã đƣợc chứng minh qua nhiều
trƣờng hợp trong thực tế: Hai chiếc sơ mi cùng do một doanh nghiệp (công ty
An Phƣớc) sản xuất và không có sự khác biệt đáng kể về chất liệu, nhƣng nếu
mang nhãn hiệu An Phƣớc thì có giá 218 nghìn đồng/chiếc, còn nếu mang
nhãn hiệu Pierre Cardin thì có giá 526 nghìn đồng/chiếc, chiếc áo mang nhãn
hiệu “Nhabeco” của công ty may Nhà Bè có giá 150 nghìn đồng/chiếc. Nhƣ
vậy với cùng một sản phẩm là áo sơ mi nhƣng ở các nhãn hiệu khác nhau thì
13


ngƣời mua sẽ phải sử dụng các chi phí khác nhau và tất nhiên chất lƣợng cũng
khác nhau. Bởi vậy uy tín và danh tiếng của một nhãn hiệu có thể nói là nguồn
gốc, là cơ sở sản sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
Văn bản pháp luật Việt Nam
Hoạt động bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu của Việt Nam đƣợc điều
chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau:
-

Luật SHTT ngày 29.11.2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật SHTT ngày 19.06.2009;
-

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 của Chính phủ quy

định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN;
-

Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14.02.2007 của Bộ KH&CN


hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về
SHCN;
Các điều ước Quốc tế
+
+

Công ƣớc Paris năm 1883 về bảo hộ SHCN;

Hệ thống Madrid gồm Thỏa ƣớc Madrid năm 1891 về đăng ký quốc

tế về nhãn hiệu và Nghị định thƣ liên quan đến thỏa ƣớc năm 1989;
+

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền

SHTT (TRIPS) năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức Thƣơng
mại thế giới (WTO);
+

Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng Bảng phân loại quốc tế

hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc Nice năm
1957 và Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc
Vienne năm 1973. Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng
ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh
nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa
14



và 11 nhóm dịch vụ (hiện nay đang áp dụng phiên bản Nice 9). Bảng phân loại
quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu phân bổ tất cả các yếu tố đồ họa của
nhãn hiệu thành 29 loại, trong đó có 144 phân loại với 1.887 mục. Hai bảng
phân loại này luôn đƣợc doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhãn hiệu quốc gia
tham chiếu và vận dụng để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu tƣơng tự hoặc trùng
lặp trong các hoạt động liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu.
1.2. Khái niệm thông tin KH&CN
1.2.1. Khái niệm thông tin
Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “Thông tin” thƣờng có nghĩa là mọi ý
tƣởng, sự kiện hay tác phẩm đƣợc sáng tạo ra. “Thông tin” cũng có thể đƣợc
sử dụng để nói đến một yếu tố dữ liệu nào đó, thông tin là một yếu tố có thể
làm thay đổi tình trạng kiến thức của một ngƣời (những gì mà ngƣời đó biết)
và đại diện vật chất cho những gì trừu tƣợng có thể tạo ra đƣợc sự thay đổi
này... Có những quan niệm đã đồng nhất thông tin và vật mang thông tin. Do
khuôn khổ có hạn, Luận văn không bàn chi tiết vào vấn đề này.
Thông tin là một vấn đề phức tạp bao chứa đựng nội dung đa dạng và
phong phú vì thế nó đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất thì thông tin đƣợc hiểu là những tri thức được sử
dụng để định hướng, tác động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc
thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Khái niệm thông tin hay tin tức là khái niệm trừu tƣợng, phi vật chất và
rất khó đƣợc định nghĩa một cách chính xác. Thông tin là nhận biết của con
ngƣời về thế giới xung quanh. Thông tin là một hệ thống những tin tức và
mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn trong trạng thái của nơi nhận tin.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con ngƣời thƣờng xuyên
cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành
một trong những nhu cầu sống còn của con ngƣời và khái niệm "thông tin"
đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học… Để có thể làm
chủ đƣợc thông tin, khai thác và sử dụng nó một cách có hiệu quả, cần

15


phải chú ý không chỉ nội dung, tính chất, đặc điểm của mỗi thông tin cụ thể mà
còn phải thấy đƣợc đằng sau cái cụ thể là cái bản chất chung nhất của thông
tin, đó là: "Cái đa dạng đƣợc phản ánh". Nắm vững mặt bản thể luận và mặt
nhận thức luận của khái niệm thông tin sẽ cho chúng ta phƣơng pháp luận
chung nhất để tiếp cận và xử lý thông tin. Do khuôn khổ có hạn, Luận văn
không bàn chi tiết vào vấn đề này.
1.2.2. Khái niệm thông tin KH&CN
Dƣới góc độ pháp luật, Nghị định số 159/2004/NĐ-CP về hoạt động
thông tin KH&CN đã nêu rõ:
-

“Thông tin KH&CN" là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức

KH&CN (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và
nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân
trong xã hội”.
-

“Hoạt động thông tin KH&CN" là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm,

thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin KH&CN; các hoạt động khác có
liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin
KH&CN”.
-

"Tài liệu" là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn


bản, âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ
biến và sử dụng.
-

“Vật mang tin" là phương tiện vật chất dùng để lưu giữ thông tin gồm

giấy, phim, băng từ, đĩa từ, đĩa quang và các vật mang tin khác”.
-

"Nguồn tin KH&CN" bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài

liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,
luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu
thập”.
16


-

"Tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN" là đơn vị sự nghiệp thực hiện

chức năng cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN do cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật”.
Nhƣ vậy có thể hiểu, thông tin KH&CN là toàn bộ các tƣ liệu dạng văn
bản, hình ảnh, ngôn ngữ phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ. Thông tin KH&CN bao gồm các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ,
các cơ cấu, máy móc, các chất đã đƣợc sáng tạo ra trong quá trình phát triển
kinh tế, xã hội. Thông tin KH&CN cho biết rõ bản chất, nguồn gốc, nguyên tắc

vận hành, hoạt động của máy móc, thiết bị công nghệ hoặc quy trình phát triển
và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu – phát triển
công nghệ. Nếu ai có đƣợc các thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì
ngƣời đó sẽ chiếm đƣợc lợi thế hơn hẳn so với ngƣời khác không có đủ thông
tin.
Thông tin KH&CN bao gồm các tư liệu liên quan đến các chủ đề sau:
-

Tài liệu thiết kế, quy trình, phƣơng án công nghệ, hồ sơ kỹ thuật;

Tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích huấn luyện, đào tạo kỹ năng

công nghệ;
-

Thông tin SHCN;

-

Thông tin từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành;

-

Kỷ yếu hội nghị, hội thảo;

-

Giáo trình, cẩm nang chuyên ngành;

-


Catalo giới thiệu các máy móc, thiết bị công nghệ;

-

Các tài liệu khác: luận văn, đề tài, đề án…

Trong phạm vi của Luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu đến thông tin
KH&CN về SHCN, trong đó đối tƣợng SHCN là nhãn hiệu.
Theo Điều 31.1, chƣơng 6, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày
22/09/2006: “Hệ thống thông tin SHCN bao gồm tập hợp các thông tin liên
17


quan đến tất cả các đối tượng SHCN được bảo hộ tại Việt Nam, các thông tin
chọn lọc theo mục đích hoặc theo chủ đề về các đối tượng SHCN của nước
ngoài, được phân loại, sắp xếp phù hợp và thuận tiện cho việc tìm kiếm (tra
cứu), phân phối và sử dụng.”
1.2.3. Khái niệm thông tin về nhãn hiệu
Thông tin nhãn hiệu đƣợc thiết lập và phát triển thành một hệ thống nhỏ
trong hệ thống thông tin SHCN. Hệ thống thông tin nhãn hiệu đƣợc hiểu là
toàn bộ các thông tin về các dấu hiệu của mẫu nhãn hiệu dùng để phân biệt sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, và thông tin về tình trạng
pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu đƣợc ghi nhận trong quá trình thực
hiện các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Cụ thể là: các tƣ liệu
chứa thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và các thông tin có liên quan đến việc
bảo hộ nhãn hiệu do cơ quan SHTT quốc gia hoặc quốc tế tạo ra trong quá
trình tiến hành các thủ tục xác lập và bảo hộ quyền SHCN.
Thông tin nhãn hiệu bao gồm các tư liệu sau:


+

+

Thông tin về Đơn yêu cầu cấp GCNĐKNH;

+

Thông tin về Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

Thông tin về Công bố Đơn và Công bố Văn bằng bảo hộ trên Công

báo SHCN;
+
+

Thông tin quy trình tiếp nhận, xử lý đơn nhãn hiệu;

Thông tin khác: quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, từ điển, sách, báo, tạp

chí liên quan, phƣơng tiện truyền hình, truyền thông, Internet,v.v
Nội dung thông tin nhãn hiệu gồm:
-

Thông tin thƣ mục: số đơn, ngày nộp đơn, phân loại hình, phân loại

sản phẩm/dịch vụ; yếu tố loại trừ, phạm vi bảo hộ; thông tin về ngƣời nộp đơn,
dữ liệu ƣu tiên;
-


Thông tin về mẫu nhãn hiệu: ảnh chụp mẫu nhãn (có thể là ký tự, số,
18


hình ảnh, hoặc kết hợp các yếu tố này);
-

Danh mục sản phẩm hàng hóa/dịch vụ;

Thông tin về sửa đổi, gia hạn, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực liên quan đến

văn bằng bảo hộ;
-

Ngoài những thông tin trên, thông tin nhãn hiệu còn có cả phần dữ liệu

ảnh lƣu giữ thông tin liên quan đến hồ sơ đơn yêu cầu đăng ký: Tờ khai và tài
liệu liên quan khác nhƣ giấy ủy quyền, giấy phép kinh doanh, tài liệu ƣu
tiên,...
1.3. Mối quan hệ giữa thông tin KH&CN và nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhƣ phần khái niệm
đã nêu: Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó
đƣợc thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Ví dụ: trong ngành may mặc có
các nhãn hiệu Levi’s, Pierre Cardin, La Coste, dịch vụ lƣu trú nhà hàng, khách
sạn có các nhãn hiệu Kinh Đô, Rex, Caravel, Quê Hƣơng…Nhãn hiệu có chức
năng chỉ nguồn gốc thƣơng mại và chống mọi biểu hiện nhầm lẫn về nguồn
gốc thƣơng mại. Nhãn hiệu bảo vệ uy tín doanh nghiệp trong kinh doanh.
Chúng ta biết các sản phẩm giải khát có tiếng trên thế giới với nhãn hiệu uy tín
Coca-Cola, Heneiken, hay nhƣ của Việt Nam có Tribeco, Sapuwa, Hòa Bình,

DR. Thanh... Khi sản phẩm đã đạt uy tín nhất định thì nhãn hiệu của sản phẩm
luôn là đối tƣợng bị bắt chƣớc, làm nhái bởi các đối thủ cạnh tranh hoặc
những kẻ làm hàng giả với mục đích là gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về
nguồn gốc thƣơng mại của sản phẩm. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp
cho việc bảo hộ uy tín của sản phẩm, chống các hành vi làm hàng giả, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh khác, bảo đảm thực hiện hiệu quả việc quảng cáo,
hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ. Trong quảng cáo thƣơng mại
sản phẩm, dịch vụ, những đối tƣợng đƣợc sử dụng nhiều nhất là nhãn hiệu, tên
thƣơng mại, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng
19


hóa. Những dấu hiệu, hình ảnh đó qua quá trình sử dụng tạo ấn tƣợng cho
ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng, tiêu chuẩn, đặc tính nhất định của sản phẩm,
dịch vụ mang dấu hiệu đó, thông qua đó ngƣời tiêu dùng có thể lựa chọn và
quyết định đúng đắn về loại sản phẩm, dịch vụ mình ƣa thích. Do vậy, việc bảo
hộ nhãn hiệu chính là bảo vệ hoạt động quảng cáo thƣơng mại sản phẩm, dịch
vụ của chủ SHCN trên thị trƣờng. Việc bảo hộ đó đồng thời tạo ra hàng rào
pháp lý hiệu quả chống lại các quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo so sánh
của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời tiêu
dùng đƣợc bảo vệ.
Sau đây, Luận văn xin đề cập đến hai nội dung chính của thông tin
KH&CN.
1.3.1. Thông tin KH&CN đối với việc xác lập quyền (thẩm định đơn) đối với
nhãn hiệu
Sau khi ngƣời nộp đơn đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký và giấy tờ cần thiết
nhằm xác lập quyền, Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định đơn. Quá trình thẩm
định đơn gồm hai giai đoạn: thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.
-


Đối với giai đoạn thẩm định hình thức:

Mục đích của giai đoạn này nhằm xác định xem đơn có hợp lệ hay
không. Thông thƣờng nếu không có thiếu sót, Cục SHTT sẽ tiến hành công bố
đơn trong vòng 1 tháng. Nếu phát hiện ra thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra thông báo
cho ngƣời nộp đơn để sửa chữa thiếu sót đó.
Trong giai đoạn này, thông tin KH&CN bao gồm các thông tin về tính
hợp lệ của đơn nhƣ: tài liệu cần thiết đã quy định, tính thống nhất, hình thức
trình bày, mô tả nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ theo Bảng phân loại
Nice 9…
-

Đối với giai đoạn thẩm định nội dung

Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc xác lập quyền. Mục đích
của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là để xác định
20


đối tƣợng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy
định hay không. Thẩm định nội dung bao gồm những công việc sau đây:
-

Tra cứu tìm tài liệu từ nguồn thông tin tối thiểu;

Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu với các tài liệu đối chứng

tìm đƣợc;
-


Kết luận về khả năng bảo hộ của dấu hiệu, xác định phạm vi bảo hộ

của nhãn hiệu.
b) Nguồn thông tin KH&CN cần tra cứu
Theo quy định trong Luật SHTT, các nguồn thông tin có thể cung cấp
các tƣ liệu để làm căn cứ và lý do từ chối cấp Văn bằng bảo hộ cho một đơn
đăng ký nhãn hiệu tƣơng đối đa dạng. Để thẩm định nội dung, các thẩm định
viên nhãn hiệu cần tiến hành tra cứu các nguồn thông tin tối thiểu sau đây:
-

Các đơn đăng ký nhãn hiệu đã đƣợc nộp tại Cục SHTT có ngày nộp

đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn và các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ
định Việt Nam mà Cục SHTT đã đƣợc WIPO thông báo với ngày nộp đơn
hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự;
-

Các nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ hoặc thừa nhận bảo hộ đang

còn hiệu lực tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng) dùng cho hàng hoá,
dịch vụ trùng, tƣơng tự hoặc có liên quan;
-

Các nhãn hiệu đƣợc đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời hạn chƣa

quá 5 năm, trừ trƣờng hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử
dụng theo quy định tại Điều 95.1.d Luật SHTT, dùng cho sản phẩm, dịch vụ
trùng hoặc tƣơng tự;
-


Các chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam;

Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá, dịch vụ; tên địa lý, các loại dấu

chất lƣợng, dấu kiểm tra; quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia; cờ, tên, biểu
tƣợng của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và thế giới; tên và hình ảnh lãnh
tụ, anh hùng dân tộc, tên và hình ảnh danh nhân Việt Nam và nƣớc ngoài mà
21


Cục SHTT sƣu tầm, lƣu giữ hoặc có trong các từ điển thông dụng hoặc đƣợc
biết đến rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu;
-

Ngoài ra, khi cần thiết, thẩm định viên cần tra cứu các nguồn thông tin

tham khảo ngoài nguồn thông tin trên đây nhƣ kiểu dáng công nghiệp đang
đƣợc bảo hộ, các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày ƣu tiên sớm
hơn, tên thƣơng mại…
Để làm đƣợc điều này, các thẩm định viên tại Cục SHTT cần đến các
chƣơng trình sau:
Chƣơng trình IPAS
Chƣơng trình IPAS là chƣơng trình quản trị đơn SHCN để hỗ trợ thẩm
định viên quản lý, tra cứu tình trạng Đơn và Văn bằng. Đây là chƣơng trình
quản lý duy nhất thống nhất dữ liệu về SHCN tại Việt Nam. Chƣơng trình này
cho phép ngƣời quản lý cũng nhƣ thẩm định viên theo dõi tình trạng đơn
SHCN từ lúc tiếp nhận cho đến khi cấp Văn bằng. Đồng thời theo dõi cả tình
trạng các thông tin liên quan đến đơn đó nhƣ: Sửa đổi, chuyển nhƣợng, gia
hạn, khiếu nại, công văn bổ sung...


(Màn hình chính)
22


×