Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Chủ trương của đảng trong quan hệ việt nam liên xô từ năm 1954 đến năm 1964

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.2 KB, 130 trang )

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG CỦNG CỐ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ
CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1954-1959
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1954
1.1.1. Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô
trước năm 1950
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ năm 1950 đến năm 1954
1.2. Củng cố quan hệ với Liên Xô những năm 1954-1959
1.2.1. Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ
1.2.2. Củng cố quan hệ Việt Nam - Liên Xô
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ
CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1960-1964
2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng và chủ trương thúc đẩy quan
hệ với Liên Xô
2.1.1. Những diễn biến mới của tình hình và đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ của Đảng
2.1.2. Chủ trương thúc đẩy quan hệ với Liên Xô
2.2. Chỉ đạo thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Liên Xô
2.2.1. Thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao
2.2.2. Thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục
và khoa học kỹ thuật
Chương 3
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét chung
1



3.1.1. Trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Đảng đã cụ
thể hóa thành những chủ trương thích hợp nhằm củng cố, thúc
đẩy quan hệ với Liên Xô
3.1.2. Trong điều kiện mâu thuẫn Xô - Trung, Đảng chủ trương
cân bằng quan hệ với cả Liên Xô và Trung Quốc, nhằm tiếp tục
củng cố, tăng cường quan hệ với Việt - Xô
3.1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo củng cố, thúc đẩy quan hệ với
Liên Xô của Đảng giai đoạn 1960-1964 vừa có sự thống nhất căn
bản, vừa có bước phát triển nhất định so với giai đoạn 1954-1959
3.1.4. Quá trình củng cố, tăng cường quan hệ với Liên Xô vừa có
những thành công quan trọng, vừa có những tồn tại, hạn chế nhất
định
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.1. Để hoạch định đúng đắn chủ trương trong quan hệ với Liên
Xô, cần phân tích thấu đáo đặc điểm tình hình; yêu cầu, nhiệm vụ
cách mạng Việt Nam và lợi ích chiến lược toàn cầu của Liên Xô
3.2.2. Chủ trương củng cố, thúc đẩy quan hệ với Liên Xô cần được
gắn với chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, tích cực góp phần
thu hẹp mâu thuẫn Xô - Trung
3.2.3. Để củng cố, tăng cường quan hệ với Liên Xô, phải luôn nêu
cao ý chí tự lực, tự cường và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước phát triển
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

2


1


BBT

2

BCH

3

BCHTW

4

BCT

5

CHND

6

CNCS

7

CNXH

8

CMXHCN


9

CMDTDCND

10

CSVN

11

DCCH

12

MTDTGP

13

TBCN

14

XHCN

3


MỞ ĐẦU
1.


Lý do lựa chọn đề tài

Nhân tố quốc tế luôn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của
mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bình thường
nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Liên
Xô có một vị trí quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi nước.
Đặc biệt, mối quan hệ đó có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình cách mạng Việt Nam.
Năm 1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Từ đó,
quan hệ giữa hai nước đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau, nhưng giai
đoạn 1954 - 1964 vẫn là giai đoạn mà quan hệ hai nước để lại những dấu ấn nhất
định trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Quan hệ hai nước thời kỳ này đã có
ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời tác động tới vị thế, uy
tín quốc tế của Liên Xô.
Thời kỳ 1954 - 1964 cũng là thời kỳ quan hệ Việt Nam - Liên Xô có
những nét thăng, trầm trong bối cảnh quốc tế phức tạp với sự đan xen lợi ích của
các cường quốc.
Hiện nay, khi quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga vẫn đang phát triển
tốt đẹp - Liên bang Nga trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, thì việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1954 1964, từ đó rút ra những đánh giá, nhận xét, kinh nghiệm phục vụ hiện tại, có
một ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc; góp phần tiếp tục phát triển quan hệ hai
nước, nâng mối quan hệ đó lên tầm cao mới, phục vụ thiết thực lợi ích của hai
dân tộc. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Chủ trương
của Đảng trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ năm 1954 đến năm 1964” làm
đề tài luận văn cao học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng của mình.

4



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khuôn khổ của đề tài, đến nay chưa có công trình chuyên luận nào
được công bố, nhưng đã có nhiều công trình có liên quan được xuất bản. Có thể
chia thành những nhóm tài liệu sau:
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
-

Nhóm công trình viết về ngoại giao và quan hệ quốc tế

“Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước” (Nguyễn Duy Trinh,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979); “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của
chúng ta” (Lê Duẩn, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981); “Thắng lợi có tính thời đại và
cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta” (Nxb Sự thật, Hà Nội,
1985); “Mặt trận ngoại giao trong chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965-1973”
(Nam Hưng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/1991); “Đấu tranh ngoại giao trong
giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (Nguyễn Minh Vĩ,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/1995); “Ảnh hưởng của văn hoá Liên Xô ở Việt Nam
trong giai đoạn 1945-1954” (Lê Văn Thịnh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số
3/1996); “50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995” (Lưu Văn Lợi, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 1996); “Quan hệ quốc tế từ 1945-1995” (Hoàng Văn Hiển,
Nguyễn Viết Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Ngoại giao Việt
Nam trong thời đại Hồ Chí Minh” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Đấu
tranh ngoại giao góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước” (Ngô Hữu Mạnh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 /2000); “Ngoại giao
Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do 1945-1975” (Nguyễn Phúc
Luân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”
(Nguyễn Đình Bin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);...
Trong nhóm công trình sách tham khảo, chuyên khảo, các tác giả đã tập
trung trình bày những nét tổng quan về đường lối đối ngoại của Đảng trong hai

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; trình bày chính
5


sách đối ngoại và các quan hệ ngoại giao của Việt Nam (từ năm 1945 trở đi)...
Trong mạch chảy chung ấy, các tác giả điểm qua một cách khái quát, phác họa
những diễn biến chính tiến trình lịch sử trong quan hệ Việt Nam với Liên Xô.
Tuy nhiên, chủ trương củng cố, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong
những năm 1954 -1964 mới chỉ được đề cập ở chừng mực nhất định, chưa đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện và chưa làm rõ những thành công, hạn chế của
quá trình ấy. Trong nhóm bài báo, tạp chí, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên
cứu về mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoặc về
đường lối đối ngoại của Đảng, hay trực tiếp về quan hệ Việt Nam - Liên Xô. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của bài tạp chí, bài báo, các nội dung về quan hệ Việt
Nam - Liên Xô được đề cập hoặc ở những khía cạnh đơn lẻ, hoặc hết sức tổng
quát. Tổng hợp nội dung các bài viết, bước đầu có thể thấy một bức tranh quan
hệ Việt Nam - Liên Xô với những nét phác thảo. Bức tranh toàn diện, đầy đủ về
quan hệ Việt - Xô vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khắc họa.
-

Nhóm công trình viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

“Mười tám năm chống Mỹ cứu nước thắng lợi” (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1974); “Sức mạnh Việt Nam” (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976);
“Đại thắng mùa xuân 1975 - Nguyên nhân và bài học” (Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1995); “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thắng lợi và
bài học” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996); “Hậu phương chiến tranh
nhân dân Việt Nam” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); “Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000); “Việt Nam những chặng đường lịch sử (1954-1975), (1975-2005),

(Nxb Giáo dục, thành phố Chí Minh, 2005)…
Những công trình này đi sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước một cách tổng thể, tập trung vào những nội dung căn bản nhất của cuộc
kháng chiến (xây dựng hậu phương miền Bắc; diễn biến đấu tranh quân sự trên
6


chiến trường miền Nam; đấu tranh ngoại giao; nguyên nhân thắng lợi…). Trong
nhóm công trình này, việc khái quát các quan điểm của Đảng về các vấn đề quốc
tế, sự phát triển nhận thức của Đảng về quan hệ quốc tế trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước phải kể đến những đóng góp của các tác giả Nguyễn Phúc Luân,
Nguyễn Đình Bin, Lưu Văn Lợi với: “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”; “Ngoại
giao Việt Nam (1945-1995)”; “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành
độc lập, tự do 1945-1975”... Trong các công trình của mình, các tác giả đã làm rõ
nhiều vấn đề liên quan tới quá trình hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng,
đến tư duy đối ngoại, đến nhận thức về các vấn đề quốc tế... Những nội dung liên
quan đến chủ trương, quan điểm của Đảng trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ
năm 1954 đến năm 1964 cũng đã được đề cập đến, nhưng ở chừng mực nhất
định, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Diễn tiến của mối
quan hệ trên mọi phương diện vẫn là khoảng trống trong mảng công trình này.
Phần tổng kết kinh nghiệm về việc đề ra chủ trương đối ngoại và chỉ đạo thực
hiện nhằm củng cố, thúc đẩy quan hệ với Liên Xô của Đảng mới chỉ được nghiên
cứu ở tầm mức vừa phải, chưa đầu tư dung lượng và chiều sâu.
Nhóm công trình viết về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí
Minh
“Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (PGS. Phùng Hữu Phú chủ biên,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)…
Các công trình này tập trung làm rõ tư tưởng đại đoàn kết, đoàn kết quốc
tế và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai
đoạn cách mạng. Nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã

7


đề cập tới một số vấn đề của quan hệ Việt Nam - Liên Xô với tư cách một trong
những nội dung thuộc về đoàn kết quốc tế trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.

Nhóm công trình viết về quan hệ Việt Nam - Liên Xô qua các
thời kỳ
“Cách mạng Tháng Mười với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978); “Về Lê-nin và Cách mạng tháng Mười”
(Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980); “Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác toàn
diện Việt Nam- Liên Xô” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981); “Đoàn kết và hợp tác
toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và tình cảm của chúng ta
(Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982); “Tượng đài hùng vĩ của tình hữu nghị Việt- Xô”
(Trường Chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983); “Ngọn cờ của Lê-nin và Bác Hồ sẽ
được mang đến đích thắng lợi cuối cùng” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983); “Việt
Nam Liên Xô 30 năm quan hệ: Văn kiện và tài liệu” (Bộ Ngoại giao, Nxb. Ngoại
giao, Hà Nội, 1983); “Việt Nam-Liên Xô xa mà gần” (Nxb. Ngoại văn, Hà Nội,
1983); “Về tình hữu nghị vĩ đại Việt- Xô” (Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1985); “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản
Liên Xô - lịch sử và hiện tại” (Nxb. Sự thật Hà Nội và Nxb. Chính trị Matxcơva,
1987); “Cách mạng tháng Mười và tình hữu nghị Việt- Xô” (Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1987); “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô từ năm
1930-1954” (Lê Văn Thịnh, Luận án tiến sĩ lịch sử, trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 1999); “Quan hệ Liên Xô - Việt Nam từ năm 1950

đến năm 1975” (Vũ Thị Hồng Chuyên, Luận văn thạc sĩ lịch sử, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2000); “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991-2000”
(Vũ Thị Thu Phương, Luận văn thạc sĩ lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
2002); “Đảng lãnh đạo thiết lập và phát triển quan hệ Việt Nam- Liên Xô (19501975) (Nguyễn Thị Mai Hoa, Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHQGHN, 2004)...
Đây là nhóm công trình phải nói là rất phong phú, đề cập trực tiếp tới quan
hệ Việt Nam - Liên Xô trên nhiều khía cạnh. Trong nhóm công trình này, có rất
8


nhiều công trình là của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta- những người vừa
tham gia hoạch định, chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại nói chung, với Liên Xô
nói riêng; đồng thời cũng là những người đã từng tham dự trực tiếp, chứng kiến
nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô. Chính vì vậy,
đây là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những cứ liệu quan trọng cho tác giả luận văn
triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng chưa có công trình nào đề cập
trực tiếp, đầy đủ, dưới góc độ lịch sử Đảng đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Bên
cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác đã trình bày, phân tích, luận giải những nội dung
về quan hệ Liên Xô - Việt Nam, về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách
mạng Liên Xô... chủ yếu tiếp cận từ góc độ lịch sử thế giới, hoặc lịch sử Việt Nam,
còn tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng, thì chưa có công trình nào lựa chọn nghiên
cứu quan hệ hai nước trong những năm 1954 - 1964; vì thế, quan hệ Việt Nam - Liên
Xô giai đoạn này trong những công trình được liệt kê còn sơ sài, chưa cụ thể.

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài
-

Nhóm công trình viết về chiến tranh Việt Nam

“The real war” (Cuộc chiến tranh thực sự, Richard Nixon, Nxb Warner
Books, New York, 1981); “Việt Nam, The Ten Thousand Day War” (Việt Nam,

cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, Micheal Maclear, Nxb, Sự thật Hà Nội, 1990);
“Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam” (Bộ Quốc phòng
Viện Lịch sử quân sự, Hà Nội, 1991); "Những bí mật của cuộc chiến
tranh Việt
Nam" (Đavitson. Ph, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); “Cuộc chiến tranh
dài ngày nhất nước Mỹ” (G.C Herring, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998);
“Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam” (V.I. Gaiđuk, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 1998)....
Cũng tương tự như nhóm công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam viết
về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các nhà nghiên cứu nước ngoài chủ
yếu khảo về chiến tranh Việt Nam nói chung; sự quan tâm của các nhà nghiên
9


cứu nước ngoài đến quan hệ Việt - Xô chủ yếu đặt trong sự xoay chuyển của tam
giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung và các khía cạnh thuộc về viện trợ của Liên Xô
cho Việt Nam.
Nhóm công trình viết về quan hệ Liên Xô - Việt Nam qua các
thời kỳ
“Lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Bang Xô-viết
từ năm 1917- 1985” (Nxb. Quan hệ Quốc tế, M, 1980);“Lịch sử chính sách đối
ngoại của Liên bang Xô-viết từ 1945-1980” (Nxb. Quan hệ quốc tế, M, 1980);
“Lịch sử quan hệ Liên Xô-Việt Nam 1917-1985” (M.P.Ixaep, A.X.Trecnưsep,
Nxb. Quan hệ quốc tế, M.1986); “Cách mạng Việt Nam những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (X.A. Mkhatarian, M, 1996); “Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc Liên Xô trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ” (Lý Đan Tuệ, Tạp chí
Nghiên cứu Liên Xô - Trung Quốc đương đại, số 3, Tài liệu dịch từ tiếng Trung
Quốc, lưu tại viện Sử học); “Kremlin và Hồ Chí Minh 1945-1969” (I.V.Bukharin,
Nxb. Quan hệ quốc tế, 1998); “Quan hệ Việt- Nga 50 năm một chặng đường lớn”
(Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (33)/2000); “Mỹ - Xô - Trung
trong cuộc đối đầu lịch sử” (Lý Kiện, Nxb Thanh niên, 2008)...

Đây là nhóm công trình chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Liên Xô, Trung
Quốc, trong đó các nhà nghiên cứu Liên Xô có số lượng công trình nghiên cứu
phong phú, đa dạng. Khai thác những công trình này giúp chúng ta hiểu được
mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ góc nhìn những nhà nghiên cứu nước ngoài,
cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý báu. Song, các tác giả chủ yếu tiếp cận
vấn đề từ khía cạnh sự giúp đỡ của Liên Xô đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, nhưng chưa đề cập đến sự ảnh hưởng hai chiều của mối quan hệ này tới
cách mạng hai nước.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình nghiên cứu của những nhà nghiên
cứu người Nga về quan hệ Liên Xô - Việt Nam bằng tiếng Nga đã được công bố,
song do những khó khăn khách quan, chủ quan, tác giả luận văn vẫn chưa có điều
kiện tiếp cận trực tiếp.

10


Tựu chung lại, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận văn, có thể nhận thấy: các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào một số khía
cạnh của quan hệ hai nước, chưa đề cập đến mối quan hệ này một cách toàn diện;
vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến quá trình Đảng
lãnh đạo củng cố quan hệ với Liên Xô trong những năm 1954-1964 chưa được
làm sáng tỏ - những yếu tố quốc tế tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô;
những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Xô; những chủ trương cơ bản,
chính yếu nhất của Đảng nhằm củng cố quan hệ Việt Nam - Liên Xô vừa thiết
lập; những hạn chế, tồn tại trong quan hệ Việt - Xô; so sánh quan hệ Việt Nam Liên Xô đặt trong so sánh với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc...
Như vậy, ngoài những nội dung chính được xác định trong mục đích
nghiên cứu, những khoảng trống trong nghiên cứu mà chúng tôi vừa liệt kê cũng
là những nội dung mà đề tài chúng tôi sẽ nghiên cứu bổ sung, làm rõ thêm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ trương do Đảng Cộng sản
Việt Nam đề ra nhằm củng cố, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Xô.
Tuy nhiên, để có cơ sở kiểm chứng những chủ trương đó, chỉ ra thành
công và hạn chế, luận văn còn nghiên cứu quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện
những chủ trương trong quan hệ Việt Nam - Liên xô, song ở chừng mực nhất
định.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những chủ trương cơ bản, quan trọng nhất mà Đảng đề
ra trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô với giới hạn thời gian từ năm 1954 -1964.

11


4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những chủ trương của Đảng trong quan hệ Việt Nam - Liên
Xô những năm 1954-1964; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử phục
vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại của Đảng
những năm 1954-1964, trong đó đặt trọng tâm làm sáng tỏ chủ trương của Đảng
trong quan hệ với Liên Xô.
Dựng lại một cách khách quan bức tranh quan hệ Việt Nam - Liên Xô
những năm 1954-1964 thông qua việc làm sáng tỏ quá trình Đảng chỉ đạo củng
cố, thúc đẩy quan hệ với Liên Xô trong khoảng thời gian trên.
Phân tích thành tựu, hạn chế trong chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện quan
hệ với Liên Xô của Đảng những năm 1954-1964; nêu lên ý nghĩa của mối quan
hệ đối với cách mạng Việt Nam.
Rút ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu và hướng sử dụng

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận
chung của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề quốc tế,
về quan hệ quốc tế, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp phổ quát của
khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, luận văn còn sử
dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích; tổng hợp; đối chiếu,
thống kê; so sánh, hệ thống hóa.
Nguồn tài liệu và hướng sử dụng
-

Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về

chủ nghĩa quốc tế XHCN; về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế,
dân tộc và thời đại, về quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.
12


-

Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của hai Đảng và

hai Nhà nước về ngoại giao nói chung, quan hệ Việt Nam - Liên Xô nói riêng,
cũng như các hiệp định, thư, điện, bài phát biểu của các nguyên thủ quốc gia hai
nước; các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nước; các báo
cáo của các bộ ngành hai nước... hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ
Quốc gia, Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng, Phòng lưu trữ của Bộ Ngoại
giao, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng... là những tài liệu gốc của luận văn.
-

Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do


các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử
quân sự, Viện Sử học, Học viện quan hệ quốc tế... là nguồn tư liệu quan trọng.
-

Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Liên Xô, lịch sử quan hệ quốc tế,

lịch sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới... là nguồn tài liệu bổ trợ
dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của quan hệ Việt Nam - Liên Xô.

-

Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một số

nội dung có liên quan.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ
Việt Nam - Liên Xô những năm 1954-1964; tái hiện lại bức tranh lịch sử về quan
hệ giữa Việt Nam với Liên Xô những năm 1954-1964.
Làm rõ những thành công, hạn chế của quá trình Đảng hoạch định chủ
trương và chỉ đạo thực hiện quan hệ với Liên Xô qua hai giai đoạn: 1954-1959;
1960-1964.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu hay phục vụ
công tác giảng dạy lịch sử, hoặc những môn học có liên quan
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:

13



Chương 1. Chủ trương củng cố quan hệ Việt Nam - Liên Xô của Đảng
những năm 1954-1959
Chương 2. Chủ trương thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Xô của Đảng
những năm 1960-1964
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

14


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG CỦNG CỐ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ CỦA ĐẢNG
NHỮNG NĂM 1954 - 1959
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1954
1.1.1. Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô trước
năm 1950
Việt Nam và Liên Xô tuy xa cách nhau về mặt địa lý, nhưng giữa hai dân
tộc đã sớm có sự tiếp xúc với nhau (từ giữa thế kỷ XIX). Theo nguồn sử liệu từ
phía các nhà sử học người Nga, vào năm 1826, khi một chiếc tàu thuộc hạm đội
Hải quân Nga trong chuyến công du vòng quanh thế giới đã thả neo tại vịnh Sài
Gòn. Trên tàu có nhà văn Nga Mikhailovic Xtannhicovic và ông đã ghi lại những
hồi ức của mình về mảnh đất Nam Bộ của Việt Nam: “Người dân địa phương khi
biết con tàu lạ lẫm này tới đây với mục đích hòa bình, đã đón tiếp những sứ giả
của nước Nga xa xôi với một tình cảm chân thành” [86; tr. 3].
Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi giữa hai dân tộc Việt- Nga chỉ thực sự bắt
đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô - viết đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử
loài người, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Như ánh mặt trời chói lọi,
Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng

triệu người bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới” [68; tr. 5]. Cách mạng Tháng
Mười Nga đã để lại âm hưởng, tiếng vang lớn và tìm được sự đồng tình, ủng hộ
của người Việt Nam. Năm 1920, những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa những người
yêu nước Việt Nam với đại diện của nước Nga Xô - viết đã diễn ra, mà người đề
xướng là Phan Bội Châu. Nhằm tìm ra con đường cứu nước, Phan Bội Châu đã
muốn tìm hiểu Cách mạng tháng Mười và những sự kiện xảy ra trên đất nước
Nga. Hai bên trao đổi về việc cử người Việt Nam sang học ở Nga, song rất tiếc là
sự việc không thành.
15


Người thực sự lĩnh hội tư tưởng và tiếp xúc với ánh sáng của Cách mạng
tháng Mười là Nguyễn Ái Quốc. Vào thời điểm Cách mạng tháng Mười bùng nổ,
mặc dù đang hoạt động ở Anh, sau đó là Pháp, song bằng nhạy cảm chính trị,
Nguyễn Ái Quốc đã đến với Cách mạng tháng Mười hết sức tự nhiên, chăm chú,
say mê nghiên cứu cuộc cách mạng vĩ đại này và hết sức khâm phục sự kiên
cường, quật khởi vùng lên của giai cấp vô sản Nga, từ đó, đã nhiệt tình ủng hộ
Cách mạng tháng Mười. Đặc biệt, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin đăng trên báo
Nhân đạo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), Người đã tìm thấy con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường của Cách mạng tháng Mười
Nga, con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tôi hoàn toàn
tin theo Lê-nin” [69; tr. 126]. Cùng với sự tích cực truyền bá chủ nghĩa MácLênin, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam,
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ thời
điểm đó đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Cũng từ đây, quan
hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô được hình thành. Có thể
nói, Nguyễn Ái Quốc là người giăng mắc những sợi tơ đầu tiên để dệt nên tình
hữu nghị Việt - Xô; là người đặt những viên gạch lát đầu tiên trên con đường hữu
nghị Việt Nam - Liên Xô.
Trong những năm 1920 - 1930, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với

cách mạng Liên Xô được tiếp nối trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc. Đặc biệt, tháng 6 năm 1923, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã sang Matxcơva. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ
trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, mà còn đối với cách mạng Việt
Nam, đối với quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Liên Xô. Chính trong quá
trình làm việc tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập đường dây liên lạc
Matxcơva - Pari - Việt Nam, phá vỡ sự đơn độc, thế cô lập của cách mạng Việt
Nam, kết gắn cách mạng Việt Nam với Liên Xô- trung tâm cách mạng thế giới.

16


Từ đây, cách mạng Việt Nam có một chỗ dựa, một điểm tựa chắc chắn, tin cậy.
Cách mạng Việt Nam không đơn phương, trên con đường đi tới độc lập, tự do.
Cũng trong những năm tháng này, Nguyễn Ái Quốc đã có những ngày
tháng hoạt động cách mạng hết sức sôi nổi, tham gia vào các đại hội, các hội nghị
quốc tế quan trọng, tham gia vào các diễn đàn quốc tế, nói lên tiếng nói của
người dân thuộc địa, tập trung sự chú ý của những người cộng sản quốc tế đến
phong trào cách mạng thuộc địa. Mặt khác, Người cũng tích cực tuyên truyền về
Cách mạng tháng Mười, về nước Nga vĩ đại. Người viết: “…ở một góc trời xa
xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản
lấy đất nước mình” [1; tr. 35].
Mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô càng có những cơ sở phát triển khi Liên
Xô và Quốc tế Cộng sản luôn dành sự quan tâm cho cách mạng Việt Nam, cho
những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Liên Xô và Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ
chúng ta đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên. Theo các nguồn tài
liệu lưu trữ tại Nga, cho đến cuối những năm 30 (XX), “có tới hơn 60 người Việt
Nam được theo học tại ba cơ sở đào tạo cán bộ cộng sản cho người nước ngoài ở
Liên Xô” [55; tr. 10]. Trong quá trình học tập tại Matxcơva, các học viên Việt
Nam được Chính phủ Liên Xô tài trợ toàn bộ sinh hoạt phí và giúp đỡ hết sức tận

tình; được làm việc với những những cán bộ, giảng viên tốt nhất, được tiếp xúc
với những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng; được học tập các môn học phong
phú, chất lượng. Kết quả của quá trình đào tạo đó đã rèn luyện được một đội ngũ
những chiến sĩ cách mạng ưu tú: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên,
Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Văn Giàu...Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự phát triển của cách mạng Việt Nam những ngày còn nhiều khó khăn.
Sau khi Đảng CSVN ra đời, ở Việt Nam dấy lên một phong trào đấu tranh
mạnh mẽ. Lo sợ ảnh hưởng của nước Nga Xô-viết làm bùng lên ngọn lửa đấu
tranh vốn đã mạnh mẽ, thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười, của Liên Xô. Dù vậy, như một mối dây gắn bó máu thịt,
tự nhiên, những người cộng sản Việt Nam luôn lãnh lấy trọng trách tuyên truyền
17


và bảo vệ Liên Xô: “Phải ủng hộ Liên bang Xô viết” - đó chính là mệnh lệnh trái
tim. “Nhật ký chìm tàu” của Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu nước Nga trước và
sau cách mạng một cách toàn diện bằng giọng văn sinh động, lời lẽ giản dị, hấp
dẫn, đi vào lòng người. Từ đây, nước Nga Xô viết không còn xa lạ với những
người anh em Việt Nam cần lao cách xa nửa vòng trái đất. Nước Nga ở trong tim
những người Việt Nam đang khát khao công bằng và công lý, soi rọi con đường
đến với chân trời mới mẻ - nơi có ánh sáng ấm áp của tự do, niềm tin và hy vọng.
Không chỉ có thế, trong điều kiện quân thù đàn áp, khủng bố gắt gao,
tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kỷ niệm lần thứ 13 ngày Cách
mạng tháng Mười. Liên tục trong những năm 1932-1935, dù chịu khủng bố trắng,
cơ sở cách mạng, tổ chức Đảng bị vỡ hàng loạt, nhưng ngày Cách mạng tháng
Mười luôn được long trọng kỷ niệm với nhiều hình thức độc đáo, phong phú, thể
hiện tình cảm trân trọng, sự ngưỡng mộ của những người cộng sản Việt Nam, của
nhân dân Việt Nam với cách mạng, với đất nước của Lênin.
Về phía Liên Xô, những năm tháng này, bạn cũng bắt đầu ủng hộ cuộc đấu
tranh của những người yêu nước Việt Nam. Trong lúc phong trào đấu tranh cách

mạng Việt Nam đang lên cao, báo Sự thật - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng
sản Bonsevic Nga đã đăng bài “Hai năm của Đảng Cộng sản Đông Dương” (1811-1931), giới thiệu đến nhân dân Liên Xô và bạn bè quốc tế cuộc đấu tranh anh
dũng của những người cộng sản, quần chúng cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó,
Liên Xô nhiệt tình đào tạo giúp chúng ta các cán bộ cách mạng. Đến năm 1935,
đã có 47 đồng chí/60 tốt nghiệp trường Đại học Phương Đông [126; tr. 60]. Trong
phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân sinh, dân chủ, hòa mình vào dòng thác đấu
tranh cách mạng thế giới, ngoài những nhiệm vụ đấu tranh đòi cải thiện đời sống,
thực hiện các quyền dân chủ, những người cách mạng Việt Nam còn đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền, ủng hộ Liên Xô, ra tuyên bố kêu gọi nhân dân thế giới
đứng về phía Liên Xô và tích cực vạch trần chính sách chống Liên Xô của các
lực lượng thù địch. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Việt Nam đứng hẳn
về phía Liên Xô, hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô.
18


Cuộc cách mạng giành độc lập của nhân dân Việt Nam tháng 8-1945 nổ ra
trong điều kiện quốc tế thuận lợi do Liên Xô và các nước đồng minh chiến thắng
phát xít. Đặc biệt, việc Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của
Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc đã buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng đồng
minh vô điều kiện, tạo thời cơ cho nhân dân Việt Nam nổi dậy, tiến hành thắng
lợi Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), giành chính quyền từ tay Nhật, thiết lập
nước Việt Nam DCCH.
Nhà nước Việt Nam độc lập vừa mới ra đời đã phải đối mặt với những
thách thức tồn vong, ở trong tình thế “không đồng minh, không tiền và hầu như
không có vũ khí” [93; tr. 29]. Tình hình thế giới lúc này cũng có nhiều bất lợi cho
Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ với ưu thế về vũ khí hạt nhân, có
tham vọng bá chủ toàn cầu. Tiếp đó, vào tháng 9-1949, các nước đế quốc đã họp
và thành lập khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), gồm 14 nước tham gia. Việc
Pháp chấp nhận khối này tạo điều kiện cho Mỹ có cơ hội can thiệp sâu vào Đông
Dương, tình hình Đông Dương trở nên phức tạp. Sự phân cực thế giới và những

toan tính của các nước lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của
cách mạng Việt Nam. Đứng trước những thách thức, khó khăn vô cùng to lớn Tổ quốc lâm nguy, nền độc lập, tự do vừa mới giành được đứng trước nguy cơ
một mất, một còn, Đảng đã lường trước để đưa ra và thực thi một chính sách
ngoại giao mềm dẻo, hợp lý, có lợi nhất. Đó là: Thống nhất bên trong, tìm bạn
bên ngoài; đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân các nước; sử dụng hình thức
ngoại giao phi chính phủ (ngoại giao nhân dân), từng bước xác lập mối quan hệ
quốc tế, tiến tới ngoại giao chính thức với các quốc gia khác, theo phương châm
“thêm bạn, bớt thù, phấn đấu cho một nền độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”. Việt
Nam sẵn sàng kết bạn với tất cả các nước, các lực lượng, các dân tộc trên thế giới
tán thành mục đích ấy, đồng thời nhấn mạnh “ủng hộ Liên Xô xây dựng hoà
bình” [129; tr. 31].
Thời kỳ này, chúng ta tiếp tục tích cực tuyên truyền cho Liên Xô, nâng cao
vai trò của Liên Xô trên trường quốc tế, tiến hành tổ chức kỷ niệm Cách mạng
tháng Mười. Là một nước mới giành được độc lập, Việt Nam đã sớm có mối liên
19


hệ với Nhà nước Xô-viết để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn. Việt Nam
tìm mọi cách thông báo cho Liên Xô biết tình hình Việt Nam trong phạm vi có
thể, để Liên Xô phối hợp hành động.
Ngày 20-9-1945, 20 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh gửi mật điện cho Xtalin (qua Đại sứ Liên Xô tại Pháp) thông báo khẩn
cấp về tình hình cách mạng Việt Nam, đồng thời đề nghị Liên Xô có giải pháp hỗ
trợ. Nội dung bức điện như sau:
Gửi Thủ tướng Xtalin- Matxcơva. Chúng tôi xin thông báo để Ngài biết
rằng, Chính phủ lâm thời Cộng hoà Việt Nam đã được thành lập dưới sự chủ trì
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoàng đế Bảo Đại đã thoái vị ngày 25-8-1945 và
chuyển giao chính quyền cho chính phủ mới, được toàn thể dân tộc ủng hộ. Thời
gian này do hệ thống đồng ruộng, cửa sông bị phá huỷ, gần nửa dân Bắc Kỳ bị
thiệt hại lớn, nhân dân đang chết đói. Chúng tôi mong được sự giúp đỡ của Quý

ngài [131; tr. 126-127].
Tuy nhiên, bức công điện đã không nhận được sự trả lời.
Ngày 21-10-1945, trong công hàm chính thức gửi Chính phủ Liên Xô, Chủ
tịch Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ chính sách phản động, nhu nhược, đầu hàng
phát xít Nhật của thực dân Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai và âm mưu tái
chiếm Đông Dương của chúng. Người khẳng định ý chí quyết tâm của nhân dân
Việt Nam đứng lên chống lại thực dân Pháp và bày tỏ ý định của Việt Nam
“muốn hợp tác với Liên Hiệp Quốc trong việc bảo vệ hoà bình lâu dài trên thế
giới” [18; tr. 4-5]. Bức công điện này cũng không có sự trả lời.
Tuy vậy, với lòng tha thiết muốn hợp tác với Liên Xô và các nước dân chủ,
trong lời kêu gọi gửi Liên Hiệp Quốc cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh một
lần nữa nhấn mạnh: “Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính
sách mở cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực” [72; tr. 470].
Ngày 14-1-1946, khi Hội đồng Liên Hiệp Quốc họp tại Luân Đôn, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện cho Xtalin và Grômưtcô - đại diện Liên Xô tại Liên
Hiệp Quốc, đề nghị Liên Xô đưa vấn đề Việt Nam ra trước Hội đồng Liên Hiệp
20


Quốc, đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam và kết nạp Việt Nam vào
Liên Hiệp Quốc.
Vào thời điểm thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ở miền Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh gửi một công hàm nữa cho Chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung
Quốc, tố cáo hành động xâm lược dã man của thực dân Pháp, khẩn thiết yêu cầu
các cường quốc nhanh chóng ngăn chặn hành động thiếu đạo lý của quân đội
Pháp, tránh đổ máu ở miền Nam Việt Nam, để tạo ra một nền tảng vững chắc cho
hoà bình, an ninh khu vực, đáp ứng niềm hy vọng mà các dân tộc bị áp bức đã
đặt niềm tin. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu: “Vấn đề Đông Dương phải
được đưa ra Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi đòi hỏi một nền độc lập hoàn toàn” [131;
tr. 143]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bày tỏ mong muốn có cuộc gặp gỡ giữa đại

diện Chính phủ Liên Xô và Việt Nam.
Tình hình lúc đó phức tạp và tế nhị, cuộc gặp gỡ giữa Chính phủ Liên Xô
và Việt Nam không có khả năng thực hiện được, mặc dù vào thời điểm bùng nổ
cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) có phái viên Xô viết là Stêphan Sôlôsiev tới
Đông Dương.
Liên tiếp từ tháng 9 đến tháng 10-1945, từ Paris, những bức điện khẩn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục được chuyển tới Matxcơva. Theo I.V.Bukharin,
“những bức điện đó của Hồ Chí Minh được Matxcơva đón tiếp một cách dè dặt,
sau đó được “đưa vào lưu trữ” [18; tr. 4]. I.V.Bukharin cũng lý giải rằng, sở dĩ
những bức điện đó không nhận được sự trả lời là do “những thông tin về Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh không được đầy đủ” [18; tr. 4-5], dưới những bức
công điện đó, cái tên được ký đối với Matxcơva theo phiên âm khá là xa lạ. Đây
là một cách giải thích. Nhưng nếu như phân tích kỹ bối cảnh quốc tế, chính sách
đối ngoại của Liên Xô và một loạt vấn đề liên quan, thì có thể lý giải trên một
góc độ khác nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mục đích nhanh chóng khôi phục sức
mạnh kinh tế và quân sự, củng cố vành đai an ninh xung quanh làm lá chắn, nên
“ưu tiên chiến lược hàng đầu của Liên Xô là chú ý củng cố khu vực ảnh hưởng
21


phía Tây, giúp đỡ cách mạng Đông Âu” [124; tr. 75]. Hơn nữa, “Liên Xô chưa
hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam”
[124; tr. 75] và “không muốn đụng chạm đến quyền lợi của Pháp ở Đông Dương”
[132; tr. 74]. Lý do đó phù hợp hơn để giải thích cho sự im lặng của Liên Xô.
Tuy không có những trả lời chính thức từ phía Chính phủ Liên Xô, nhưng
trên thực tế Liên Xô vẫn có những biểu hiện ủng hộ Việt Nam thông qua dư luận
xã hội Xô-viết và hoạt động tuyên truyền cho chính sách đối ngoại chống chủ
nghĩa thực dân, chống chính sách xâm lược. Khi Đồng minh tiếp tay cho thực
dân Pháp ra mặt xâm lược Việt Nam trái với nghị quyết Hội nghị Postdam, Chính

phủ Xô- viết “kiên quyết phản đối những hành động đó” [129; tr. 57] và khẳng
định: “Quân đội Đồng minh giải giáp quân đội Nhật ở Việt Nam không được can
thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam” [129; tr. 57].
Mùa thu năm 1945, nhân dân Xô-viết “vui mừng chào đón sự ra đời của
Việt Nam dân chủ cộng hòa” [129; tr. 60]. Dư luận Xô-viết cho rằng: “Nhân dân
Việt Nam và các dân tộc Đông Dương tiến hành đấu tranh vì tự do, độc lập dân
tộc hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc được tuyên bố tại Hội nghị Têhêran,
Ianta và San phransitxco” [129; tr. 62]. Báo chí, dư luận Liên Xô lên án chính
sách thực dân ở Đông Dương, kêu gọi đề ra giải pháp cho cuộc xung đột này, nêu
rõ cần có một hành động cấp tốc giải quyết vấn đề thuộc địa, tổ chức chế độ kiểm
soát quốc tế, mặc dù hiểu rằng chế độ đó không giải quyết được hoàn toàn vấn
đề. Các hoạt động không chính thức kể trên có tác dụng nhất định trong tiến trình
các sự kiện ở Đông Dương. Sự ủng hộ của Liên Xô tạo niềm tin, sự phấn khởi
cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
góp phần thúc đẩy các sự kiện ở Việt Nam.
Tháng 1-1946, dưới áp lực của dư luận quốc tế, Anh rút khỏi miền Nam,
trao “toàn quyền” cho quân đội Pháp. Ngày 28-2-1946, Tưởng - Pháp ký hiệp
ước Trùng Khánh, quân Tưởng rút khỏi miền Bắc, quân Pháp ra thay thế trước
ngày 31-3-1946. Ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định sơ bộ, theo
22


đó, Pháp công nhận địa vị quốc tế của Việt Nam, “một quốc gia tự do có Nghị
viện riêng, quân đội riêng và nền tài chính”. Đây là thắng lợi to lớn của chúng ta,
tạo ra một khoảng thời gian cần thiết để củng cố thực lực đất nước.
Về phía Việt Nam, cũng thực hiện sự phối hợp ngoại giao, tuyên truyền về
Liên Xô, đấu tranh bảo vệ Liên Xô. Hoạt động ngoại giao của Việt Nam thời kỳ
này, một mặt, ủng hộ Liên Xô củng cố vai trò quốc tế, mặt khác, góp phần quyết
định vào việc chọc thủng vòng vây chính trị - ngoại giao của các nước đế quốc,
làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng

thời đó (báo Sự thật), đăng hàng loạt bài nêu cao vai trò của Liên Xô trong cộng
đồng quốc tế.
Bất chấp Hiệp định sơ bộ 6-3, thực dân Pháp mở rộng chiến tranh nhằm
khôi phục thuộc địa. Việt Nam xác định cuộc chiến tranh Đông Dương nằm trong
việc bao vây Liên Xô, chống phong trào giải phóng dân tộc do Mỹ giật dây. Do
vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ rõ, với tính chất giải phóng dân tộc và dân
chủ mới, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt
Nam là một bộ phận của lực lượng dân chủ và hoà bình do Liên Xô đứng đầu.
Đầu năm 1947, Liên Xô lên án âm mưu gây chiến của thực dân Pháp ở
Đông Dương, tuyên truyền cho hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và cho Hiến pháp dân chủ của Việt Nam DCCH. Liên Xô in ấn nhiều ấn phẩm về
Đông Dương và Việt Nam, giúp nhân dân Xô-viết hiểu thêm về lịch sử, đất nước,
con người và cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam.
Một bước tiến mới trong sự ủng hộ của Chính phủ Xô-viết đối với Việt
Nam là vào cuối năm 1948, khi Chính phủ Hồ Chí Minh xin gia nhập Liên Hợp
Quốc và Hội đồng kinh tế Châu Á- Viễn Đông của Liên Hợp Quốc, Liên Xô đã
đề nghị Hội đồng kinh tế Châu Á-Viễn Đông kết nạp Việt Nam làm hội viên,
nhưng đề nghị của Liên Xô bị các nước đế quốc bác bỏ.
Từ năm 1948 cho đến khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức, nhờ
có Liên Xô hỗ trợ, các phái đoàn của Việt Nam liên tục ra nước ngoài tham dự
23


các hội nghị quốc tế và nhận được sự ủng hộ, nhất trí với đường lối đấu tranh vì
độc lập, tự do ở Việt Nam. Trong điều kiện phải chiến đấu trong vòng vây của
các nước đế quốc, thì sự ủng hộ về mặt tinh thần của các lực lượng dân chủ thế
giới đứng đầu là Liên Xô trở thành nguồn động viên để nhân dân Việt Nam tiếp
tục đấu tranh.
Có thể nói, đến trước năm 1950, quan hệ Việt Nam- Liên Xô được nảy nở
sau Cách mạng tháng Mười đã tiếp tục phát triển trên mục tiêu chung là hoà bình

và độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhưng để tiến tới thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Liên Xô còn phải phụ thuộc vào những
nhân tố khách quan và chủ quan.
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ năm 1950 đến năm 1954
Sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới về căn
bản có sự thay đổi. Trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta được hình thành trên
cơ sở lợi ích của các cường quốc với hai hệ thống đối lập nhau do Liên Xô và
Mỹ- hai siêu cường đứng đầu.
Bị chi phối nặng nề bởi Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động, trật tự hai cực
Xô- Mỹ đã có những ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ các mối quan hệ quốc tế,
lôi cuốn các khu vực, các quốc gia phát triển theo xu hướng có lợi cho mỗi cực.
Tuy gọi là Chiến tranh lạnh, nhưng trên thực tế, tình hình luôn trong trạng thái
căng thẳng, mỗi bên đều tìm cách kiềm chế đối phương để giành giật ảnh hưởng.
Biết cách trục lợi từ Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành nước có
tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, có thể nói bằng tất cả các nước tư bản
cộng lại. Với ưu thế về vũ khí hạt nhân, Mỹ có tham vọng bá chủ toàn cầu. Ngày
6-4-1946, Tổng thống Truman tuyên bố: “Ngày nay, Hoa Kỳ là quốc gia mạnh,
nghĩa là với một sức mạnh như thế, chúng ta có nghĩa vụ nắm quyền lãnh đạo thế
giới” [102; tr. 119]. Để thực hiện tham vọng, Mỹ thực thi “Học thuyết Truman”,
“Kế hoạch Macsan”, phát động và đẩy mạnh Chiến tranh lạnh, hòng tiêu diệt
Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, giành giật các thuộc địa và áp đặt các nước
đế quốc khác theo quỹ đạo của mình.
24


Là hai cường quốc đế quốc, về cơ bản, Anh và Pháp có chung mục đích
với Mỹ là chống lại ảnh hưởng của Liên Xô, chống lại những diễn biến cách
mạng gây bất lợi cho họ ở các khu vực Á, Phi, Mỹ- Latinh, bảo vệ hệ thống thuộc
địa và vùng ảnh hưởng của mình. Như vậy, cho đến năm 1950, một trật tự thế
giới do Mỹ sắp đặt đã được hình thành. Vị trí và ảnh hưởng của Mỹ đã được xác

lập ở khắp nơi trên thế giới - điều mà trước chiến tranh chưa hề có.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để đối phó với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng
của mình tới các khu vực (trong đó có Việt Nam), Liên Xô đã có cả một hậu
phương rộng lớn và những điều kiện quốc tế thuận lợi.
Trước hết, CNXH không còn nằm trong phạm vi một nước (Liên Xô) như
trước chiến tranh. Với việc chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, các nước Trung-Đông
Âu được giải phóng, đi theo con đường xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân
(Ba Lan, 12-1944; Rumani, 3-1945; Bungari, 9-1944; Anbani, 11-1944;
Hunggari, 12-1944; Tiệp Khắc, đầu 1945...), đã dần hình thành một hệ thống
XHCN.
Sự hình thành trật tự thế giới hai cực đã khiến Việt Nam vì lợi ích độc lập
dân tộc và tiến bộ đứng hẳn về cực do Liên Xô đứng đầu. Sự đối đầu giữa hai
cực Xô- Mỹ càng quyết liệt, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô càng
gắn bó.
Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới, nhất là sự thắng lợi của
cách mạng Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình thiết lập quan hệ Việt Nam- Liên
Xô. Liên Xô cần và phải tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông
Nam Á, trước hết là ở Việt Nam. Sau khi Nhà nước CHND Trung Hoa được
thành lập, Trung Hoa và Liên Xô đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau
khi đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vị trí và ảnh hưởng của Liên Xô tại
châu Á rộng lớn được xác lập chắc chắn và mở rộng. Đồng thời, việc Việt NamTrung Quốc thiết lập quan hệ và sự chuyển biến về chất của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là những nhân tố mới vừa tác động

25


×