Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.48 KB, 9 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM TRONG
CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN NGHI NGỜ UNG THƯ PHỔI
Trần Tấn Cường1; Mai Xuân Khẩn1; Đỗ Quyết2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán bệnh nhân nghi
ngờ ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 82 bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi
nguyên phát, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện K3 - cơ sở Tân Triều, Thanh Trì,
Hà Nội từ tháng 1 - 2013 đến 10 - 2018 bằng hệ thống máy nội soi OLYMPUS BF-UC180F. Kết
quả: hiệu quả phát hiện khối u của nội soi phế quản siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy
72,97%, độ đặc hiệu 50,0%. Hiệu quả sinh thiết qua nội soi phế quản siêu âm so với kết quả
giải phẫu bệnh khối u sau phẫu thuật có độ nhạy 89,4%, độ đặc hiệu 100%. Hiệu quả xác định
hạch trung thất của nội soi phế quản siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy 82,85%, độ đặc
hiệu 77,78%. So với kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, kết quả chọc sinh thiết hạch qua
nội soi phế quản siêu âm có độ nhạy 50,0%, độ đặc hiệu 100%. Kết luận: kỹ thuật nội soi phế
quản siêu âm có hiệu quả cao hơn so với nội soi về độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán
ung thư phổi nguyên phát.
* Từ khóa: Ung thư phổi nguyên phát; Nội soi phế quản siêu âm; Hiệu quả.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) nguyên phát là
loại ung thư gặp phổ biến và có tỷ lệ tử
vong cao nhất trên thế giới. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có
886.000 nam và 330.000 nữ tử vong do
UTP trên toàn cầu. Tại Việt Nam, UTP
nguyên phát đứng hàng đầu trong các
bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba
ở nữ [1, 8]. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ
trong chẩn đoán và chẩn đoán sớm UTP


nguyên phát như kỹ thuật hình ảnh
(chụp cắt lớp vi tính [CLVT], cộng hưởng
từ, nội soi ảo, chụp cắt lớp kết hợp với tia
positron); các kỹ thuật nội soi và sinh thiết
(nội soi siêu âm, nội soi huỳnh quang,
nội soi có định vị từ...) [2]. Nội soi phế

quản siêu âm (NSPQSA) (Endobronchial
ultrasound - EBUS) và các kỹ thuật sinh
thiết dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi
như sinh thiết hút xuyên thành phế quản
(Transbronchial fine needle aspiration TBNA) và sinh thiết bằng kim nhỏ (Fine
needle aspiration - FNA) có vai trò quan
trọng trong chẩn đoán UTP nguyên phát,
chẩn đoán giai đoạn và đánh giá kết quả
điều trị. NSPQSA có ưu điểm hơn so với
nội soi thông thường, nội soi dưới hướng
dẫn của màn huỳnh quang, nội soi huỳnh
quang và nội soi trung thất, đây là kỹ
thuật xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn cho
phép khảo sát tổn thương trong lòng phế
quản, thành phế quản, các tổn thương
cạnh phế quản, tổn thương phổi ở ngoại vi

1. Bệnh viện Quân y 103
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding author): Trần Tấn Cường ()
Ngày nhận bài: 18/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/01/2020
Ngày bài báo được đăng: 12/01/2020


68


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
và đặc biệt xác định được tổn thương ở
trung thất. Các kỹ thuật sinh thiết hút và
sinh thiết xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn của siêu âm nội soi có hiệu
quả cao hơn so với nội soi thông thường:
độ nhạy và độ đặc hiệu chung cho chẩn
đoán UTP nguyên phát là 73% và 100%.
Trong chẩn đoán hạch di căn trung thất có
độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 100%, độ chính
xác 92% [9].
Ở Việt Nam, NSPQSA lần đầu được
áp dụng tại Khoa Lao và Bệnh phổi,
Bệnh viện Quân y 103 năm 2011, hiện
nay mới phát triển ứng dụng thêm tại một
số bệnh viện khác, tuy nhiên rất ít báo
cáo về hiệu quả ứng dụng trên người Việt
Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm: Đánh giá hiệu quả của
NSPQSA trong chẩn đoán bệnh nhân
nghi ngờ UTP.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
82 bệnh nhân (BN) nghi ngờ UTP
nguyên phát, điều trị tại Bệnh viện Quân y
103 và Bệnh viện K3 - cơ sở Tân Triều,

Thanh Trì, Hà Nội. Thời gian từ tháng
1 - 2013 đến 10 - 2018.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Có triệu chứng lâm sàng hoặc không.
- Ho kéo dài hoặc ho máu màu mận chín.
- X quang ngực thường quy và/hoặc
CLVT lồng ngực: bóng mờ tròn đơn độc,
đa cung, có tua. Hình ảnh kèm theo: xẹp phổi,

“viêm phổi”, tràn dịch màng phổi. Có thể
có hạch rốn phổi, trung thất.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có chống chỉ định với nội soi phế quản.
- Đã được chẩn đoán mắc ung thư
ngoài UTP, nhiễm HIV.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu, mô tả
cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Tất cả BN nghiên cứu được
NSPQSA, đánh giá tổn thương, tiến hành
sinh thiết hút dưới hướng dẫn của
NSPQSA hoặc sinh thiết xuyên thành phế
quản khi có chỉ định tại phòng nội soi phế
quản - Bộ môn Trung tâm Nội Hô hấp,
Bệnh viện Quân y 103 và Khoa Nội soi,
Bệnh viện K3.

- Thiết bị và dụng cụ: hệ thống máy nội
soi OLYMPUS BF-UC180F.
* Xử lý số liệu:
Nhập số liệu, quản lý và xử lý bằng
phần mềm STATA 14.2. Mô tả các biến
định tính bằng tần suất, tỷ lệ (%). Các
biến định lượng qua các tham số: số
trung bình (X) và độ lệch chuẩn (SD).
So sánh khác biệt số trung bình và khác
biệt về tỷ lệ phân bố bằng các kiểm định:
test χ2, Fisher test… Tính độ nhạy (Se),
độ đặc hiệu (Sp) theo công thức của
Goldman L (1998).
69


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. So sánh kết quả xác định u và hạch của NSPQSA với CLVT.
Bảng 1: Vị trí xác định u qua NSPQSA và CLVT (n = 82).
NSPQSA

Vị trí

CLVT

p

n


%

n

%

Khí quản

2

2,44

0

-

Phế quản gốc phải

3

3,66

0

-

Phế quản thùy trên phải

13


15,85

15

18,29

Phế quản thùy giữa phải

5

6,1

8

9,76

Phế quản thùy dưới phải

5

6,1

17

20,73

Cả thùy trên và giữa phải

2


2,44

0

-

Phế quản gốc trái

2

2,44

0

-

Phế quản thùy trên trái

8

9,76

20

24,39

Phế quản thùy dưới trái

9


10,98

13

15,85

Không có u

33

40,24

9

10,98

*

0,000

(*: Fisher’s exact)
Tổng số u phát hiện trên CLVT nhiều hơn trên NSPQSA (73 so với 49). Trong đó,
CLVT phát hiện nhiều nhất ở thùy trên phổi trái (20 BN = 24,39%) và thùy dưới phổi
phải (17 BN = 20,73%). NSPQSA phát hiện nhiều nhất ở thùy trên phổi phải (13 BN =
15,85%) và thùy dưới phổi trái (9 BN = 10,98%). Tuy nhiên, trên CLVT không chẩn
đoán được u ở vị trí khí quản, phế quản gốc như trên NSPQSA. Sự khác biệt giữa
vị trí phát hiện u của CLVT và NSPQSA có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 2: So sánh kết quả xác định u phổi của NSPQSA với CLVT (n = 82).
CLVT


NSPQSA
Có u

Không có u

Có u

47 (64,38%)

2 (22,22%)

Không u

26 (35,62%)

7 (77,78%)

*

KAPPA (p)

p

0,194 (0,008)

0,027

(*: Fisher’s exact)
So sánh kết quả chẩn đoán u phổi của NSPQSA với kết quả chẩn đoán của CLVT,
có u trùng khớp 64,38%, không có u trùng khớp 77,78%, khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p < 0,05.
70


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Bảng 3: So sánh kết quả chẩn đoán vị trí hạch trung thất qua NSPQSA và CLVT
(n = 82).
NSPQSA

CLVT

Vị trí

p

*

n

%

n

%

Nhóm 2R

4

4,88


7

8,54

0,305

Nhóm 4R

11

13,41

6

7,32

0,029

Nhóm 4L

2

2,44

5

6,1

1,00


Nhóm 7

13

15,85

11

13,41

0,068

Nhóm 10R

15

18,29

5

6,1

0,040

Nhóm 10L

10

12,20


6

7,32

0,002

Nhóm 11R

13

16,67

2

2,56

1,00

Nhóm 11L

8

9,76

1

1,22

0,098


(*: Fisher’s exact)
NSPQSA chẩn đoán được hạch nhóm 4R, 7, 10R, 10L, 11R và 11L đều cao hơn
nhiều so với CLVT, nhưng phát hiện nhóm hạch 2R và 4L thấp hơn CLVT. Tuy nhiên,
khác biệt ở nhóm hạch 2R, 4L, 7, 11R, 11L chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: So sánh kết quả xác định hạch của NSPQSA với CLVT (n = 82).
NSPQSA

Kỹ thuật

Tổng

Có hạch

Không có hạch

Có hạch

27
(32,93%)

9

36

(10,97%)

(43,9%)

Không có hạch


18
(21,95%)

28
(34,15%)

46
(56,1%)

Tổng

45
(54,88%)

37
(45,12%)

82
(100,0%)

CLVT

Hệ số KAPPA

p

*

0,001


0,349 (p = 0,0006)

(*: Pearson Chi2 test = 10,493)
Trong chẩn đoán hạch, phương pháp NSPQSA chẩn đoán có hạch to ở 45 BN
(54,88%), trong khi phương pháp CLVT chẩn đoán được 36 BN (43,9%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ phù hợp chẩn đoán của hai phương pháp là 0,349
(p < 0,05).
71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
2. So sánh kết quả chẩn đoán của NSPQSA sinh thiết so với phẫu thuật.
Bảng 5: Hiệu quả phát hiện u và hạch của NSPQSA so với phẫu thuật.
Phẫu thuật
Có u

Không có u

Độ nhạy,
độ đặc hiệu

Có u

10 (90,91%)

3 (60,0%)

Se = 90,91%


Không u

1 (0,09%)

2 (40,0%)

Sp = 40%

Có u

17 (65,38%)

0

Se = 65,38%

Không u

9 (34,62%)

1 (100,0%)

Sp = 100%

Có u

27 (72,97%)

3 (50,0%)


Se = 72,97%

Không u

10 (27,03%)

3 (50,0%)

Sp = 50,0%

NSPQSA

U trung tâm (n = 16)

U ngoại vi (n = 27)

Chung (n = 43)

p

*

0,214

0,370

0,345

(*: Fisher’s exact)
Trong tổng số 43 BN được xác định u sau phẫu thuật, NSPQSA phát hiện 27 khối u

(72,97%). Đối với u trung tâm, tỷ lệ NSPQSA phát hiện chính xác 90,91% và 65,38%
đối với khối u ngoại vi. Độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện u của NSPQSA 72,97%
và 50,0%.
Bảng 6: Hiệu quả phát hiện hạch của NSPQSA so với phẫu thuật.
Phương pháp chẩn đoán

Có hạch

Kết quả phẫu thuật
Không có hạch

28
(82,35%)

2

30

(22,22%)

(69,77%)

6

7

13

(17,65%)


(77,78%)

(30,23%)

34

9

43

(100,0%)

(100,0%)

(100,0%)

NSPQSA
Không có hạch

Tổng

Tổng

Có hạch

Độ nhạy, độ
*
đặc hiệu, p

Se = 82,35

Sp = 77,78
p = 0,001

(*: Fisher’s exact)
So sánh chẩn đoán hạch với kết quả phẫu thuật cho độ nhạy 82,35% và độ đặc
hiệu 77,78% (p < 0,05).
Bảng 7: Kết quả chẩn đoán vị trí hạch của NSPQSA so với phẫu thuật (n = 43).
Vị trí

72

NSPQSA

Chẩn đoán sau phẫu thuật

p

n

%

n

%

2R

3

6,98


2

4,65

0,136

2L

0

-

0

-

-

4R

9

20,93

6

13,95

0,000



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
4L

1

2,33

2

4,65

0,047

7

8

18,6

8

18,6

0,000

10R

11


25,58

11

25,58

0,000

10L

7

16,28

8

18,60

0,001

11R

12

27,91

14

32,56


0,000

11L

5

11,63

7

16,28

0,001

5

0

-

6

13,95

-

6

0


-

1

2,33

-

8

0

-

1

2,33

-

9

0

-

10

23,26


-

12R

0

-

2

4,65

-

12L

0

-

3

6,98

-

(*: Fisher’s exact)
So với chẩn đoán sau phẫu thuật, phương pháp nội soi siêu âm chủ yếu phát hiện
được các nhóm hạch 2R, 4R, 7, 10, 11; không phát hiện hạch ở các nhóm khác như 5,

6, 8, 9, 12. Tỷ lệ phát hiện các nhóm hạch 4L thấp hơn, tuy nhiên với nhóm 2R, 4R, nội soi
siêu âm cao hơn phẫu thuật, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3. Kết quả khác của kỹ thuật NSPQSA.
Bảng 8: Số lần lấy mẫu bệnh phẩm của NSPQSA sinh thiết (n = 82).
Số lần lấy mẫu/1 vị trí tổn
thương u/hạch

Số lần lấy mẫu
bệnh phẩm hạch

Số lần lấy mẫu
bệnh phẩm u

Đầu dò lồi
(n = 50)

Đầu dò tỏa tia
(n = 32)

Chung (n = 82)

n

%

n

%

n


%

2

6

19,35

0

0

6

18,18

3

3

9,68

0

0

3

9,09


4

22

70,97

2

100,0

24

72,73

Tổng

31

100,0

2

100,0

33

100,0

2


2

8,33

0

0

2

3,13

3

2

8,33

1

10,0

3

6,25

4

20


83,33

9

90,0

29

90,63

Tổng

24

100,0

10

100,0

34

100,0

Đối với mỗi vị trí tổn thương u/hạch, cần lấy từ 2 - 4 lần ra kim sinh thiết để đủ số
lượng mẫu bệnh phẩm. Với hạch, tiến hành 4 lần ra kim chiếm 72,73%, 2 lần là
18,18% và 3 lần là 9,09%. Sinh thiết u, tiến hành 4 lần để lấy đủ mẫu bệnh phẩm
chiếm 90,63%, chỉ 2 lần 3,13%.
73



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
* Tai biến và biến chứng của NSPQSA
sinh thiết (n = 82):
Sau thực hiện nội soi siêu âm sinh thiết,
các tai biến, biến chứng ít gặp, chảy máu
tại vị trí sinh thiết gặp 8 BN (9,76%). Ho ra
máu sau sinh thiết 2 BN (2,44%), sau nội
soi có triệu chứng sốt gặp 4 BN (4,88%).
BÀN LUẬN
Nội soi phế quản siêu âm là một trong
những bước tiến mới của nội soi hô hấp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này
an toàn vượt trội và hiệu quả về chi phí.
Trong những năm gần đây, NSPQSA còn
mở rộng phạm vi ứng dụng nhờ các công
cụ hỗ trợ mới như kim 19G và loại kẹp
siêu nhỏ. Cùng với những thành tựu đột
phá trong điều trị UTP những năm qua,
NSPQSA được xem như một công cụ
chẩn đoán an toàn và hiệu quả [7, 11, 12].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lấy
được mẫu cao hơn so với một số nghiên
cứu trong nước sử dụng kỹ thuật nội soi
phế quản khác. Cụ thể, nghiên cứu của
Đồng Đức Hưng (2014), 25/125 BN
(20%) khối u ở phổi lấy được mẫu khối u
bằng kỹ thuật nội soi sinh thiết xuyên
thành phế quản [3]. Bằng kỹ thuật nội soi

phế quản ống cứng, Hoàng Hồng Thái
(2009) cũng chỉ lấy được mẫu ở 76/142
BN (53,52%). Lý do không lấy được mẫu:
tổn thương ở niêm mạc trơn trượt khó lấy
mẫu, một số khối u ở ngoài khí phế quản
nên sinh thiết không thể tiến hành được
[4]. Đánh giá chung, tỷ lệ lấy được mẫu
sinh thiết khối u qua kỹ thuật nội soi phế
quản đơn thuần không cao.
Kết quả xét nghiệm tế bào học từ bệnh
phẩm lấy từ NSPQSA cho thấy, tỷ lệ phát
hiện có tế bào ung thư đối với bệnh phẩm
u khá cao (79,41%). Điều này cho thấy
74

dưới hướng dẫn của siêu âm, tổn thương
khối ung thư được định vị và sinh thiết
chính xác hơn. Kết quả này tương đương
với phương pháp nội soi phế quản ống
mềm của Hoàng Hồng Thái và CS (2009)
[5].
Đối với bệnh phẩm hạch, kết quả sinh
thiết dưới hướng dẫn của NSPQSA đã
xác định 5 BN (19,23%) UTP đã di căn
hạch, 21 BN hạch chỉ có tổn thương
viêm. Theo Hazem El-Osta (2017), tỷ lệ
phát hiện hạch di căn 12,8% tương ứng
với độ đặc hiệu 93,0% [13]. Việc xác định
được di căn hạch trong UTP là một trong
những yếu tố có ý nghĩa để xác định BN

còn chỉ định phẫu thuật hay không. Theo
Nguyễn Huy Lực và CS (2013), tỷ lệ phát
hiện hạch trung thất và hạch quanh khí
phế quản của kỹ thuật NSPQSA thấp hơn
so với chụp CLVT. Tuy nhiên, qua
NSPQSA lại có thể chọc hút xuyên thành
phế quản để lấy mẫu và xác định rõ bản
chất hạch [6].
Đối với bệnh phẩm u và hạch lấy từ
nội soi siêu âm, tỷ lệ phát hiện tế bào ung
thư thấp hơn so với bệnh phẩm lấy từ
phẫu thuật. Điều này lý giải: do sau khi
phẫu thuật cắt thùy phổi và vét hạch, khối
u và hạch được bóc tách và lấy bệnh
phẩm làm sinh thiết độc lập nên mức độ
chính xác cao hơn. Đối với bệnh phẩm
hạch, trong quá trình tiến hành kỹ thuật
chúng tôi nhận thấy, nhiều hạch nằm xa
vị trí đầu dò siêu âm, một số hạch nằm ở
vị trí khó chọc sinh thiết nên khi chọc sinh
thiết hạch có độ nhạy thấp hơn. Kết quả
của Tian và CS (2013) có độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm và độ chính
xác trong chẩn đoán khối ác tính ở phổi
và trung thất của kỹ thuật sinh thiết xuyên
thành phế quản dưới hướng dẫn NSPQSA


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
lần lượt 96%, 100%, 33% và 96% [14].

Một vài nghiên cứu khác cho rằng, kỹ thuật
sinh thiết xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn NSPQSA có hiệu quả cao đối
với u phổi thể trung tâm và u trung thất,
ít có hiệu quả với u phổi ngoại vi [15].

định. Bằng chứng là phương pháp này
không có khả năng khảo sát toàn bộ trung
thất, nhất là các khối ung thư di căn tới
vùng rìa khu vực trung thất trước trên.
Ngoài ra, kỹ thuật này cũng gặp khó khăn
trong khảo sát các khối u phổi ở một số
khu vực như thùy trên hoặc những nơi
phế quản gấp góc. Việc sinh thiết xuyên
thành phế quản dưới hướng dẫn của
NSPQSA gặp khó khăn ở những người
cao tuổi, vì khoảng gian sụn hẹp và tình
trạng vôi hóa sụn khí phế quản. Ngoài ra,
phản ứng ho trong quá trình thực hiện có
thể ảnh hướng tới thành công của kỹ
thuật [17]. Hiện nay, kỹ thuật này thường
áp dụng đối với tổn thương ở trung tâm
của phổi, gần phế quản và tổn thương
dạng khối u ở trung thất sau, phía dưới.

So sánh kết quả của NSPQSA với
hình ảnh chụp CLVT cho thấy, siêu âm
chỉ phát hiện được 49 trường hợp có
khối u, trong khi chụp CLVT phát hiện được
73 trường hợp. Mặc dù số lượng BN

được phát hiện u ít hơn so với chụp
CLVT, nhưng NSPQSA lại xác định được
u ở các vị trí mà chụp CLVT không xác
định được như khí quản, phế quản gốc
phải, phế quản gốc trái. Sự tương đồng
của 2 phương pháp trong xác định
nhóm hạch không cao. Cụ thể, trong số
82 BN NSPQSA phát hiện 75 hạch bất
thường, trong khi chụp CLVT chỉ phát
hiện được 43 hạch. NSPQSA phát hiện
được hạch nhóm 4R, 7, 10R, 10L, 11R và
11L, đều cao hơn nhiều so với CLVT,
nhưng phát hiện nhóm hạch 2R và 4L lại
thấp hơn CLVT. Một số tài liệu cho rằng,
sử dụng NSPQSA để định hướng sinh
thiết xuyên thành phế quản, tỷ lệ phát
hiện chính xác hạch trung thất có thể tới
92%, cao hơn so với sinh thiết mù xuyên
thành phế quản (86%) [7]. Nghiên cứu
của Yasufuku T và CS (2006): đối với
chẩn đoán hạch trung thất và hạch rốn
phổi, kỹ thuật NSPQSA có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao hơn kỹ thuật PET và CT [16].
Trần Văn Ngọc (2014) nhận định,
NSPQSA có khả năng phát hiện 25% di
căn hạch trung thất, ngăn được 12% phẫu
thuật không cần thiết do bệnh đã ở giai
đoạn N2/N3 [7].

- Hiệu quả phát hiện khối u của

NSPQSA so với phẫu thuật có độ nhạy
72,97%, độ đặc hiệu 50,0%. Hiệu quả
sinh thiết qua NSPQSA so với giải phẫu
bệnh khối u sau phẫu thuật có độ nhạy
89,4%, độ đặc hiệu 100%. Kết quả của 2
kỹ thuật NSPQSA và chụp CLVT phù hợp
ở mức thấp (K = 0,19, trong đó u trung
tâm K = 0,885; u ngoại vi K = 0,036).

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội,
NSPQSA cũng có những hạn chế nhất

- Hiệu quả xác định hạch trung thất
của NSPQSA so với phẫu thuật có độ

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu NSPQSA ở 82 BN
nghi ngờ UTP nguyên phát từ tháng 01 2013 đến 10 - 2018, kết quả cho thấy:
- Kỹ thuật NSPQSA sinh thiết được
mẫu bệnh phẩm từ u và hạch với tỷ lệ
cao, trong đó lấy được 4 mẫu từ sinh thiết
u chiếm 90,63%, từ hạch 72,73%; tỷ lệ
bệnh phẩm có tế bào ác tính trong u 74,41%,
trong hạch 19,23%.

75


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
nhạy 82,85%, độ đặc hiệu 77,78%. So với

kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật,
kết quả chọc sinh thiết hạch qua
NSPQSA có độ nhạy 50,0%, độ đặc
hiệu 100%. Kết quả của 2 kỹ thuật
NSPQSA và chụp CLVT trong phát hiện
hạch phù hợp ở mức trung bình (K = 0,49).
- Tai biến biến chứng ít gặp: chảy máu
tại vị trí sinh thiết 9,76%; ho ra máu sau
sinh thiết 2,44%; sốt 4,88%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức và CS. Ghi nhận tình
hình ung thư giai đoạn 2001 - 2004 tại 5 tỉnh
và thành phố Việt Nam. Tạp chí Y học Thực
hành. 2006, tr.9-17.
2. Ngô Quý Châu. Ung thư phổi. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. 2008, tr.15.
3. Đồng Đức Hưng. Nghiên cứu phương
pháp xuyên thành ngực trong chẩn đoán
tổn thương phổi. Trường Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh. 2014, tr.155.
4. Hoàng Hồng Thái. Nội soi phế quản ống
cứng chẩn đoán ung thư phế quản tại Khoa
Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học
Thực hành. 2009, 667, tr.61-64.
5. Hoàng Hồng Thái. Nghiên cứu hiệu quả
của phương pháp chọc hút bằng kim Wang
319 trong nội soi phế quản chẩn đoán ung thư
phế quản tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch
Mai. Tạp chí Y học Lâm sàng. 2009, 42 (7),
tr.41-44.

6. Nguyễn Huy Lực và CS. Hiệu quả bước
đầu của nội soi siêu âm phế quản - sinh thiết
trong chẩn đoán ung thư phế quản. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2013, số 3, tr.1-4.
7. Ngọc T.V. Chẩn đoán sớm và điều trị
ung thư phổi qua nội soi phế quản. Tạp chí
Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014, 18
(Phụ bản số 1), tr.1-4.
8. Alberg A.J, J.G Ford, J.M Samet.
Epidemiology of lung cancer: ACCP evidence-

76

based clinical practice guidelines. Chest Journal.
2007, 132 (3 suppl), pp.29S-55S.
9. T.B, H.F.J. Endobronchial ultrasound: A
new innovation in bronchoscopy. Lung India:
Official organ of Indian Chest Society. 2009,
26 (1), pp.17-21.
10. He T, A.C Mehta. Linear endobronchial
ultrasound: What's new? Semin Respir Crit
Care Med. 2018, 39 (6), pp.649-660.
11. Canadian Agency for D and H.
Technologies in endobronchial ultrasound for
lung cancer diagnosis and staging: A review
of the clinical and cost-effectiveness. CADTH
Technology Overviews. 2010, 1 (2), pp.e0115e0115.
12. Sampsonas F, L Kakoullis. EBUS:
Faster, cheaper and most effective in lung
cancer staging. 2018, 72 (2).
13. El-Osta H, Jani P, Mansour A, Rascoe

P, Jafri S. Endobronchial ultrasound for nodal
staging of patients with non-small-cell lung
cancer with radiologically normal mediastinum.
A meta-analysis. Ann Am Thorac Soc. 2018, Jul,
15 (7), pp.864-874. doi: 10.1513/AnnalsATS.
201711-863OC.
14. Tian Q et al. The reasons of false
negative results of endobronchial ultrasoundguided transbronchial needle aspiration in the
diagnosis of intrapulmonary and mediastinal
malignancy. Thoracic Cancer. 2013, 4 (2),
pp.186-190.
15. Sanz-Santos J et al. The role of
endobronchial ultrasound in central early lung
cancer. Thoracic Cancer. 2012, 3 (2), pp.139-144.
16. Yasufuku K et al. Comparison of
endobronchial ultrasound, positron emission
tomography, and CT for lymph node staging of
lung cancer. Chest. 2006, 130 (3), pp.710-718.
17. Jalil B.A, K Yasufuku, A.M Khan. Uses,
limitations, and complications of endobronchial
ultrasound. Proceedings (Baylor University.
Medical Center). 2015, 28 (3), pp.325-330.



×