Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.98 KB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Đức Phương, người
thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ việc định


hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận văn. Thầy đã
có những góp ý cụ thể cho công trình và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn học, đặc biệt
là các thầy cô trong Tổ Lí luận văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, giúp
tôi có được những kiến thức nền cũng như những kiến thức bổ trợ quý giá phục vụ
trực tiếp cho quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô là cán bộ Khoa Văn học nói riêng và
các cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp và cơ
quan công tác của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè tôi, những người đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ cho tôi
nhiều kinh nghiệm quý báu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân của
tôi, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần
trong suốt thời gian qua.
Học viên

Bùi Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................
1.

Lý do chọn đề tài ..............................................

2.


Lịch sử vấn đề ...................................................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................

5.

Cấu trúc của luận văn ......................................

Chương 1: VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TRUYỆN THIẾU NHI ...............
Bookmark not defined.
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi .......................
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và các thể loại .............
1.1.2. Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam ..........
1.2. Truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi Việt
Nam ...........................................................................
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh .............
1.2.2. Truyện thiếu nhi – dòng chảy chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Nhật
Ánh ............................................................................
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THIẾU NHI .. Error!
Bookmark not defined.
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................. Error! Bookmark not defined.
()


2.1. “Tiểu bách khoa về thiếu nhi” ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thế giới gương mặt trẻ thơ ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Sự đa dạng về lứa tuổi ................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.3. Phong phú về hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tính cách Error! Bookmark
not defined.
2.1.4. Nhiều hoạt động và trạng thái tâm lý ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Thế giới học đường ........................................... Error! Bookmark not defined.

1


2.2.1. Hình ảnh lớp học và học trò ..........................
2.2.2. Hình ảnh các thầy cô giáo .............................
2.3. Những bài học cuộc sống .................................
2.3.1. Từ bài học cho thiếu nhi ................................
2.3.2. Đến bài học cho người lớn ............................
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN THIẾU NHI ..............
Bookmark not defined.
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu tác phẩm ... Error! Bookmark
not defined.
3.1.1. Khái lược về cốt truyện và kết cấu ................ Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Tổ chức cốt truyện và kết cấu truyện Nguyễn Nhật Ánh .. Error!
Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................
3.2.1. Khái lược về nhân vật ....................................
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh .........

Bookmark not defined.
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ...................................
3.3.1. Ngôn ngữ của đời sống ..................................
3.3.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm .........................
KẾT LUẬN ..............................................................

2


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc nhìn văn học sử, văn học Việt Nam (ở đây là văn học viết) đã được
phân định thành những thời kỳ khác nhau với những đặc trưng không giống nhau và
được định danh, được gọi tên theo những đặc điểm của giai đoạn đó. Chúng ta
không xa lạ gì với các thuật ngữ “văn học trung đại, văn học cận đại và văn học hiện
đại”. Mỗi giai đoạn có một diện mạo riêng, tuy nhiên có một số vấn đề mang tính lý
luận chung mà có lẽ bất kỳ một người viết văn học sử nào đều phải quan tâm (dù
được viết hay trình bày như thế nào đi nữa) như: bối cảnh lịch sử - xã hội, những
đặc điểm chung của văn học trong cả giai đoạn, lực lượng sáng tác, ngôn ngữ, hệ
thống chủ đề, đề tài, hệ thống thể loại. Trong số rất nhiều công trình văn học sử, có
một mảng văn học mà từ lâu dường như đã bị lãng quên hoặc được đề cập rất ít là
mảng văn học thiếu nhi. Thiếu nhi cũng là một đối tượng độc giả, hơn nữa có thể
coi là một loại độc giả “đặc biệt” (với nhiều lý do về lứa tuổi, về đặc điểm tâm sinh
lý, đặc điểm về khả năng nhận thức thế giới), vì vậy cũng rất cần thiết có một mảng
văn học dành riêng cho những đối tượng đặc biệt này. Thiết nghĩ việc tìm hiểu một
tác giả văn học viết cho thiếu nhi sẽ là một trong những bước dẫn đến con đường

tiếp cận văn học thiếu nhi một cách toàn diện hơn.
Từ bao giờ đến bây giờ và mãi mãi sau này, thiếu nhi luôn là đối tượng được
xã hội đặc biệt quan tâm chăm sóc, không chỉ về đời sống vật chất mà còn cả đời
sống tinh thần. Một trong những yếu tố góp phần tạo dựng nên đời sống tinh thần ấy
là sách và việc đọc sách. Đặc biệt đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại, nền kinh tế
phát triển, có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật ngày càng tiên tiến, việc tìm
mua hay tra cứu một quyển sách không còn là vấn đề quá khó khăn nữa. Bên cạnh
các loại sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho công việc học tập hằng ngày
(những quyển sách mà các em buộc phải đọc) thì còn cả một thị trường vô cùng
rộng lớn dành cho tất cả các loại sách giúp bổ sung những nguồn kiến thức phong
phú trong đời sống xã hội cho các em. Một trong số đó là sách văn học. Hiện nay,
việc cho trẻ em đọc gì, xem gì, chơi gì không chỉ là mối quan tâm của các bậc phụ

3


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

huynh, các thầy cô giáo mà còn của xã hội nói chung, của những người tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chưa cần thực hiện những cuộc điều tra hay
nghiên cứu cụ thể, chỉ cần quan sát cũng có thể đưa ra nhận xét mà không sợ chủ
quan rằng sách văn học (trong đó có sách văn học thiếu nhi) chiếm một phần khá
lớn trên thị trường sách. Không chỉ chiếm tỉ lệ cao về số lượng, về sự phong phú
của thể loại, sách văn học ngày nay còn hấp dẫn độc giả bởi chất liệu giấy tốt, hình
thức trình bày đẹp và rất bắt mắt. Hiện tượng ấy là điều đáng mừng bởi nó mang
đến những cơ hội lựa chọn cho các em, nhưng đồng thời đó cũng là điều đáng quan
tâm lo lắng bởi sự ồ ạt của thị trường sách nếu thiếu tính sàng lọc sẽ dẫn đến tình
trạng “nhiễu sóng”, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng không biết nên lựa

chọn quyển sách nào cho con em của mình. Đặt vấn đề về sách và việc đọc sách của
trẻ em, chúng tôi muốn nhắc tới một tác giả từ lâu nay đã trở thành gương mặt thân
quen với các độc giả nhỏ tuổi, một tác giả mà mỗi tác phẩm của ông khi xuất hiện
đều được độc giả hào hứng đón nhận và được tái bản nhiều lần, tác giả đó là nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh.
Theo thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh đã đạt tới con số kỷ lục. Một tác phẩm khá quen thuộc của
Nguyễn Nhật Ánh là bộ truyện Kính vạn hoa, “bộ truyện này trở thành truyện
thiếu nhi Việt Nam được xuất bản nhiều nhất, vượt quá cái mốc 1 triệu bản in – một
trường hợp hiếm có trong lịch sử truyện viết cho thiếu nhi của Việt Nam” (Kính vạn
hoa). Nhìn vào khối lượng tác phẩm, thời gian sáng tác và các mảng đề tài, chủ đề
trong các tác phẩm, có thể thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh có một sự nghiệp văn
chương rất đáng tự hào và cũng rất đáng được nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên trên
thực tế, số công trình nghiên cứu chuyên biệt về nhà văn này và các tác phẩm của
ông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực tế đời sống là một sự thôi thúc để công trình
nghiên cứu này ra đời.
Có nhiều ý kiến trái chiều nhau về nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Có ý kiến
cho rằng văn học thiếu nhi Việt Nam đang chững lại, thiếu hấp dẫn, chật vật tìm lối
đi nếu không muốn nói là đang thụt lùi trước sự xâm nhập ồ ạt của các tác

4


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài trong đó có truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh
Nhật Bản v.v. Chất lượng của các tác phẩm văn học thiếu nhi cũng đang trở nên
nhạt nhòa, hầu như vắng bóng các tác phẩm văn học thiếu nhi có chất lượng trên thị

trường sách đang vô cùng phong phú. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng văn học thiếu
nhi Việt Nam đang khởi sắc với sự nỗ lực của các tác giả sáng tác cho thiếu nhi để
đổi mới cả về nội dung và hình thức, có thể cạnh tranh với các tác phẩm văn học
nước ngoài. Thực tế thực trạng văn học thiếu nhi Việt Nam ra sao? Tác động của
văn học thiếu nhi Việt Nam đến đời sống của thiếu nhi Việt Nam như thế nào? Đó là
những câu hỏi lớn mà để tìm được câu trả lời đỏi hỏi có những nghiên cứu công
phu, đầy đủ, lâu dài và mang tính toàn vẹn. Chúng tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu
trường hợp một tác giả có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi và đang trở thành một
“hiện tượng văn học” sẽ là một cách trả lời giúp nhìn nhận hiện trạng văn học thiếu
nhi Việt Nam được rõ nét hơn.
2.

Lịch sử vấn đề

Với đề tài Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh, khi tiến hành khảo sát các
công trình nghiên cứu, chúng tôi chú ý tới hai loại tài liệu: Một là những công trình
trực tiếp nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông; Hai là
những công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam (bởi hầu hết các sáng
tác văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh là dành cho thiếu nhi, và ngay từ lý do chọn đề
tài, chúng tôi đã xác định Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả của văn học thiếu nhi).
Việc khảo sát các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam nhằm tạo cơ
sở lý luận cho luận văn vì một lẽ rất tự nhiên rằng việc tìm hiểu về một cá thể sẽ
không còn ý nghĩa và cũng sẽ trở nên thiếu sót nếu như không đặt cá thể ấy trong hệ
thống của nó. Do đó ở đề tài này, đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh được hiểu là
những đặc điểm khái quát chủ yếu từ những truyện thiếu nhi của nhà văn.
Những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông
Như đã nói ở trên, Nguyễn Nhật Ánh đang trở thành một “hiện tượng văn
học”, một tác giả được cả độc giả và giới nghiên cứu quan tâm, nhưng trên thực tế


5


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

những công trình nghiên cứu về nhà văn này chưa thực sự tương xứng với sự quan
tâm ấy. Có thể nói công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh
trong bộ truyện Kính vạn hoa” của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ khoa học
Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
Chính trong phần V “ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN” tác giả đã trực tiếp khẳng
định điều này: “Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về văn xuôi
Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là về tác phẩm từng được coi là một “hiện tượng” trong
văn học thiếu nhi mấy năm gần đây” [28, tr. 11, 12]. Ở công trình này, tác giả Phạm
Thị Bền đã đi sâu khai thác bộ truyện Kính vạn hoa trên cả hai phương diện nội
dung và nghệ thuật dưới góc nhìn “thế giới trẻ thơ”. Tác giả cũng đã có cách nhìn
khoa học khi đặt sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi Việt
Nam và khu biệt hơn về thời gian: thời kỳ đổi mới. Công trình nghiên cứu của tác
giả Phạm Thị Bền nói chung và những khám phá của tác giả về bộ truyện Kính vạn
hoa nói riêng thực sự là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tôi trên rất nhiều
vấn đề khi thực hiện đề tài của mình: về một số khía cạnh, nội dung của đề tài, về
phương pháp, cách thức triển khai và tổ chức vấn đề nghiên cứu và cả về nguồn tài
liệu tham khảo. Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh
trong bộ truyện Kính vạn hoa” tuy chỉ mới khảo sát trên một bộ truyện nhưng cũng
chứng tỏ sự say mê theo dõi vấn đề mình nghiên cứu, sự đầu tư tìm tòi công phu và
tỉ mỉ của tác giả Phạm Thị Bền.
Bên cạnh Phạm Thị Bền, tác giả Vũ Thị Hương cũng thể hiện mối quan tâm
của mình với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh qua công trình “Thế giới

nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên
ngành văn học Việt Nam hiện đại, 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Đây là
công trình đặc biệt được chúng tôi chú ý bởi có nhiều vấn đề khá sát với đề tài của
chúng tôi, từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu cho đến những hướng triển khai cụ thể.
So với Phạm Thị Bền, Vũ Thị Hương mở rộng đối tượng nghiên cứu thêm hai tác
phẩm. Bên cạnh Kính vạn hoa có thêm Chuyện xứ Lang Biang và Cho tôi xin

6


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

một vé đi tuổi thơ. Một điểm chung dễ nhận thấy ở hai công trình trên là các tác giả
đều nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh trong mối tương quan với văn học
thiếu nhi Việt Nam. Đây cũng là một nhiệm vụ chúng tôi sẽ triển khai trong công
trình nghiên cứu của mình. Có lẽ tính chất khoa học tự nó tạo ra những quy luật và
sự trùng hợp ngẫu nhiên lý thú. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật
Ánh, tác giả Vũ Thị Hương đã có những đóng góp cụ thể khi đề cập đến: quan điểm
nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh; nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật;
nghệ thuật tổ chức cốt truyện; ngôn ngữ trẻ thơ; vấn đề thời gian và không gian
nghệ thuật.
Trong toàn bộ công trình của mình Vũ Thị Hương cũng đã có nhiều luận
điểm đề cập đến nội dung các tác phẩm truyện Nguyễn Nhật Ánh như Cuộc sống
trẻ thơ (Chương II, mục 2.1.), Thiên nhiên và con người qua con mắt trẻ thơ
(Chương II, mục 2.3.) [35]. Tuy nhiên bằng sự nhìn nhận chủ quan, chúng tôi cho
rằng những phần triển khai hoặc cách đặt tên luận điểm trong luận văn của tác giả
Vũ Thị Hương chưa thật sự logic, phần nội dung và nghệ thuật còn đan xen mà chưa
có sự tách biệt rõ ràng, mục Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lại được đặt ở

“Chương II. Cuộc sống và tâm hồn trẻ thơ”, trong khi Chương III là “Nghệ thuật
biểu hiện truyện Nguyễn Nhật Ánh”.
Khi viết về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Vũ Thị Hương đi sâu vào hai tiêu
chí là “Cách gọi tên nhân vật” và “Nghệ thuật miêu tả nhân vật từ diện mạo bên
ngoài đến tính cách bên trong”. Chị đã tạo được trọng tâm cho luận văn khi chủ yếu
đi vào một số nhân vật chính của ba tác phẩm được khảo sát, các nhân vật khác
trong tác phẩm chỉ được lướt qua hoặc nhắc đến. Trong phần này chúng tôi thấy
vắng bóng các nhân vật trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Tác giả
chưa có hoặc không trình bày sự khảo sát với những cứ liệu cụ thể về toàn bộ hệ
thống nhân vật trong ba tác phẩm là đối tượng chính của luận văn, mà thao tác này
là không thể thiếu khi đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của một tác phẩm
văn học nói chung.

7


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, Vũ Thị Hương đã chỉ ra một số đặc điểm
của cốt truyện trong bộ truyện Kính vạn hoa như tính giản dị nhưng có kịch tính,
được kết cấu theo kiểu chương hồi, mang màu sắc trinh thám, lôi cuốn, hấp dẫn, bất
ngờ….là những bài học giáo dục mà không cứng nhắc. Cốt truyện trong Chuyện xứ
Lang Biang có sự phiêu lưu, li kỳ, hấp dẫn, giống truyện cổ tích. Tác giả đã có sự
so sánh về cốt truyện giữa hai bộ truyện này, nhưng cũng như ở phần nghệ thuật
miêu tả nhân vật, ở phần viết về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, Vũ Thị Hương hình
như đã bỏ quên cốt truyện của tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
Về ngôn ngữ trẻ thơ, tác giả Vũ Thị Hương đã có nhiều tìm tòi, phát hiện và
khái quát được những nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ trên các khía cạnh: trường từ

vựng, một số biện pháp tu từ và ngôn ngữ đối thoại với nhiều dẫn chứng phong phú.
Điều này thể hiện Vũ Thị Hương đã đọc khá kỹ lưỡng các tác phẩm truyện của
Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra trong chương viết về nghệ thuật biểu hiện truyện, Vũ
Thị Hương còn hướng sự chú ý tới “thời gian và không gian nghệ thuật” trong các
tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Không chỉ phân tích về yếu tố thời gian và
không gian nghệ thuật trong ba tác phẩm, chị còn so sánh các yếu tố này ở ba tác
phẩm với nhau. Dù việc phân bố phần dung lượng cho ba tác phẩm chưa thật đều
nhưng có thể thấy luận văn của tác giả Vũ Thị Hương đã đề cập đến khá toàn diện
các vấn đề ở cả ba truyện được khảo sát, giúp cho người đi sau có được những gợi ý
đầy đủ hơn.
Mỗi một sự lựa chọn đề tài, mỗi một hướng nghiên cứu (dù là cùng về một
hiện tượng tác giả trong văn học) của mỗi một tác giả đều thể hiện những quan điểm
riêng. Công trình của tác giả Phạm Thị Bền đóng vai trò của người đi tiên phong,
mở đầu và khơi nguồn cho những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về Nguyễn
Nhật Ánh. Tiếp nối dòng chảy hứa hẹn nhiều phù sa màu mỡ ấy, tác giả Vũ Thị
Hương mở rộng hơn đối tượng khảo sát và tập trung vào hướng tìm tòi nghệ thuật.
Trên cơ sở kế thừa những gì mà hai công trình đi trước đã thực hiện được, ở công
trình nghiên cứu của mình (với việc đưa thêm một đối tượng nghiên cứu nữa là tác
phẩm Tôi là Bêtô) chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa đối tượng khảo sát cũng như

8


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (mà cụ thể ở đây là truyện Nguyễn Nhật
Ánh) ở góc nhìn toàn diện hơn. Chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung thêm những nội dung
mà chúng tôi chưa thấy có ở hai công trình kể trên những đặc điểm về nội dung

cũng như nghệ thuật trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
Những công trình mang tính chất gián tiếp, nền tảng phục vụ cho đề tài
Ngoài hai công trình nghiên cứu chuyên biệt kể trên, hiện tại chúng tôi chưa
tìm thấy công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông. Tuy nhiên tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm lại
xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các
cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu
không trực tiếp liên quan đến văn học. Có thể liệt kê rất nhiều các bài viết có nhắc
đến hoặc phân tích một hay một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách
nghiên cứu về văn học thiếu nhi, Tạp chí nghiên cứu văn học (Tạp chí văn học), báo
Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội,….. Trong số các tài liệu trên đáng chú
ý
nhất là công trình Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả
Vân
Thanh và Nguyên An biên soạn. Ở tập 1, Tổng quan, hai tác giả đã sưu tầm và giới
thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài viết
của nhiều tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt,
Văn Hồng, Vân Thanh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Phương Liên có đề cập đến
Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông. Trong bài viết Mảng văn học thiếu nhi ở
Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây của Thu Việt, cái tên Nguyễn Nhật Ánh
được nhắc đến trong sự liệt kê như một ví dụ cho luận điểm “…có không ít những
cây bút trẻ “thành danh” hoặc triển vọng “thành danh” từ sáng tác thiếu nhi” [46,
tr.170]. Trong khi đó ở bài viết Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975: diện mạo và quá
trình phát triển của Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời
kỳ đổi mới nhưng tác giả Bắc Lý đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu, phân
tích khát quát giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của

9



Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Nguyễn Nhật Ánh. Thêm một đóng góp nữa, tác giả Nguyễn Hương Giang đã dành
cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một
loạt các tác phẩm của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi,
Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời,…. Nguyễn Nhật
Ánh được đánh giá cao không chỉ bởi vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu
nhi, đã động chạm tới những mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường học
và việc học của trẻ em… mà quan trọng hơn, thông qua tất cả những trang viết ấy,
Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo dục giúp di
dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nguyễn Hương Giang đã đánh giá “…những cuốn sách bé
nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang vào đời của các
em” [46, tr.365].
Trong số các tác giả viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông,
đáng chú ý là các bài viết của tác giả Vân Thanh. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã có
nhiều năm dày công tìm hiểu văn học thiếu nhi Việt Nam, có những đóng góp rất
đáng quý cho mảnh đất còn nhiều tiềm năng này thể hiện qua một loạt các công
trình chuyên khảo về văn học thiếu nhi: Văn học thiếu nhi như tôi được biết; Bách
khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam (nhiều tập); Phác thảo văn học thiếu nhi Việt
Nam; Văn học thiếu nhi Việt Nam: nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận – tư liệu.
Mặc dù không chuyên sâu nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh nhưng trong các công
trình của mình, Vân Thanh cũng không ít lần nhắc đến tác giả này đồng thời cũng
có những bài viết mang tính khái quát về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
nói chung và truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh nói riêng. Trong bài
viết Nguyễn Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến nhiều khía
cạnh trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh như thể loại, đề tài, chủ

đề, nhân vật, giọng điệu, v.v. Cũng chính trong bài viết này, Vân Thanh đã giới thiệu
khái quát về bộ truyện dài nhiều tập Kính vạn hoa với nhiều ý kiến đánh giá cao.
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như Người lao động, Tiền phong chủ nhật,

10


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Phụ nữ, Lao động, Mực tím, Khăn quàng
đỏ, các tạp chí Thế giới Mới, Kiến thức ngày nay v.v. trên các báo điện tử và trên
nhiều trang thông tin điện tử như Sài Gòn Giải Phóng online, Vietnamnet,
VnExpress, Evan.net, Phongdiep.net, v.v. Riêng bộ truyện Kính vạn hoa còn được
dựng thành phim truyền hình nhiều tập cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được
dựng thành phim như Cô gái đến từ hôm qua và một số truyện của Nguyễn Nhật
Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh. Như thế có thể thấy rằng Nguyễn
Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm và giành được nhiều tình cảm ưu ái của
độc giả ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên các bài viết ở các ấn phẩm kể trên dù rất phong
phú nhưng chủ yếu là tìm hiểu trên một tác phẩm riêng lẻ của nhà văn chứ không
phải trên một tập hợp các tác phẩm, hoặc chủ yếu là thể hiện những cảm nhận khi
đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
Viết về bộ truyện Kính vạn hoa có các bài như: Kính vạn hoa – phép lạ giữa
ngày thường (Văn Hồng, Tuần báo Văn nghệ số 23 ngày 8/6/1996); Nguyễn Nhật
Ánh và Kính vạn hoa (Lê Phương Liên, Báo Tiền phong ngày 26/9/1996); Kính vạn
hoa: Còn chút gì để nhớ (nhiều tác giả, Kính vạn hoa, NXB Kim đồng, 2005) v.v.
[28, tr.123 – 124], v.v.
Viết về bộ truyện Chuyện xứ Lang Biang có các bài như: Nguyễn Nhật

Ánh: “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của các em” [60]; Chuyện xứ Lang Biang – Một
tác phẩm đang được trẻ em chờ đợi (Nguyễn Quế An, Báo Thanh niên ngày
21/3/2004) [36, tr. 131]; Cùng Nguyễn Nhật Ánh xâm nhập xứ Lang Biang (Ngô Thị
Kim Cúc, Tuần san Báo Sài Gòn giải phóng thứ 7 ngày 25/9/2004) [36, tr. 131],
v.v.
Viết về truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có các bài như: Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh số 273 ngày 26/12/1996) [28, tr. 126]; bài giới thiệu về tác phẩm của GS.
Phong Lê [61]; Nguyễn Nhật Ánh trên chuyến tàu trở lại tuổi thơ [62], v.v.

11


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Viết về tác phẩm Tôi là Bêtô có các bài như: bài giới thiệu về tác phẩm của
GS. Phong Lê [61]; Cái hay, cái hấp dẫn của Tôi là Bêtô (Phong Lê) và Về những
câu chuyện của một con chó nhỏ (Nguyễn Quang Thiều) [78], v.v.
Các bài viết của các tác giả kể trên mặc dù thống nhất về quan điểm khẳng
định và đề cao nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và những tác phẩm của ông như một
đóng góp rất đáng ghi nhận cho văn học thiếu nhi Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các
bài viết này đều mang tính chất đơn lẻ, không tạo thành hệ thống về phương diện
chủ đề, đề tài cũng như tính hệ thống cho sự xuất hiện của bài viết (có mặt ở rất
nhiều loại báo khác nhau).
Nhiều bài viết chỉ mang tính chất minh họa cho một luận điểm về văn học
thiếu nhi được trình bày trước đó.
Số bài viết về tác phẩm Kính vạn hoa chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi đó số
bài viết về ba tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang, Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ hầu như chỉ rải rác (có lẽ vì đây là ba tác phẩm mới của Nguyễn Nhật
Ánh). Và cũng chỉ có một số lượng tác phẩm nhất định của Nguyễn Nhật Ánh được
các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu, trong khi sự nghiệp sáng tác của ông cũng
không phải là ít ỏi.
Tuy chưa tạo thành một hệ thống cụ thể, rõ ràng, nhưng các bài viết đã
chạm tới nhiều vấn đề thuộc về cả nội dung và hình thức nghệ thuật trong các tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, tất cả đều là những gợi ý quý giá cho chúng tôi trong
khi triển khai công trình nghiên cứu của mình.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng
Trước khi thành danh trong lĩnh vực sáng tác truyện cho thiếu nhi, Nguyễn
Nhật Ánh còn được biết đến như một nhà thơ, thậm chí ông còn mang nhiều “danh
hiệu” hơn thế nữa. Thực hiện đề tài Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi
muốn tìm hiểu về tác giả với tư cách là một nhà văn. Mặc dù tên đề tài mang tính
khái quát là “đặc điểm truyện” Nguyễn Nhật Ánh nhưng đối tượng cụ thể mà luận
văn hướng tới và tập trung là những yếu tố thuộc về đặc điểm truyện viết cho thiếu

12


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

nhi của Nguyễn Nhật Ánh (như đã trình bày ở trên, hầu hết các truyện của Nguyễn
Nhật Ánh là truyện viết cho thiếu nhi).
Phạm vi nghiên cứu

Hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh đã có thể xây dựng cho mình
một tuyển tập khá đồ sộ gồm hàng trăm tác phẩm, nhưng phần lớn trong số đó là
truyện với một sự lựa chọn chung thủy là các đề tài cho thiếu nhi. Với đề tài nghiên
cứu tìm hiểu đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, dù rất muốn
nhưng chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ các tác phẩm của nhà văn. Và
quả thật việc lựa chọn tác phẩm nào trong số gia tài các tác phẩm phong phú ấy để
làm đối tượng nghiên cứu cũng là một vấn đề làm người viết trăn trở. Trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào bốn tác phẩm: Kính vạn
hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô.
Qua sự nhìn nhận và đánh giá ban đầu của chúng tôi, bốn tác phẩm trên có
thể mang tính “đại diện” cho “bộ sưu tập” các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi
của Nguyễn Nhật Ánh, không chỉ về loại tác phẩm mà còn cả về nội dung và những
chủ đề trong các tác phẩm đó. Trong bốn tác phẩm trên có hai tác phẩm là truyện dài
(Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) và hai tác phẩm là truyện dài nhiều
tập (Kính vạn hoa và Chuyện xứ Lang Biang). Có thể thấy hầu hết truyện viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh đều được kết cấu theo hai loại truyện này. Đối với
hai truyện dài nhiều tập, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm (bốn mươi
lăm tập của bộ truyện Kính vạn hoa và bốn tập tương đương một trăm linh ba
chương của bộ Chuyện xứ Lang Biang). Việc lựa chọn một nhóm các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh cho nghiên cứu là để khám phá và mô tả những đặc điểm cơ bản
của những tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn. Ở công trình nghiên cứu này,
một số khái niệm như thiếu nhi, văn học thiếu nhi, đặc điểm sẽ được giới thuyết ở
những phần cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi lĩnh vực có những phương pháp nghiên cứu đặc thù khác nhau, nhưng rõ
ràng để tiến hành một nghiên cứu không thể chỉ áp dụng một phương pháp duy

13



Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

nhất. Để thực hiện đề tài tìm hiểu đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh với đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã định hướng từ đầu, chúng tôi xác
định phải lấy các phương pháp mang tính chuyên ngành làm phương pháp chủ đạo,
bên cạnh đó không thể không áp dụng các phương pháp mang tính hỗ trợ.
Với nhóm phương pháp chuyên ngành, chúng tôi sử dụng triệt để các thao
tác phân tích, bình giảng, bình luận, giải thích,…. nhằm khám phá vẻ đẹp trong các
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh và những tầng ý nghĩa ẩn đằng sau đó. Từ đó chúng
tôi hi vọng sẽ dựng nên được khung lý thuyết khái quát về một số đặc điểm truyện
viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh cả về nội dung và nghệ thuật.
Với nhóm phương pháp hỗ trợ, chúng tôi vận dụng trước hết là phương pháp
thống kê. Đây là phương pháp được đặc biệt chú trọng và cũng thật sự phát huy thế
mạnh đối với kiểu đề tài nghiên cứu một hệ thống các tác phẩm và số lượng tác
phẩm cần khảo sát là khá nhiều. Cùng nhóm phương pháp hỗ trợ, ngoài phương
pháp thống kê mô tả, việc sử dụng các phương pháp tâm lý học, xã hội học…là điều
cần thiết khi đối tượng mà các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh hướng tới là lứa tuổi
thiếu nhi, một lứa tuổi có nhiều điều đặc biệt như chúng tôi đã định hướng ngay từ
đầu công trình này.
5.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Văn học thiếu nhi và truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh


14


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Chương 1: VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và các thể loại
Phản ứng thông thường đầu tiên của người nghiên cứu khi tìm hiểu đối tượng
là luôn muốn đặt ra và trả lời cho câu hỏi đối tượng ấy là gì. Không là ngoại lệ,
chúng tôi cũng muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “văn học thiếu nhi là gì?”. Cũng
như nhiều thuật ngữ khác trong văn học, thật khó có thể đưa ra một định nghĩa duy
nhất hoặc đòi hỏi một định nghĩa hay khái niệm thật cô đúc, ngắn gọn cho văn học
thiếu nhi, bởi liên quan đến vấn đề này có khá nhiều quan điểm, ý kiến.
Trước hết là cách hiểu văn học thiếu nhi trong Từ điển thuật ngữ văn học:
“Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập
khoa học dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao
gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn)
đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [31, tr. 353]. Như vậy Từ điển thuật ngữ văn
học không đưa ra một khái niệm hay định nghĩa cụ thể về văn học thiếu nhi mà chỉ
giới hạn những “loại” tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi. Mà trong số những
loại tác phẩm của văn học thiếu nhi ấy cũng lại gồm cả những tác phẩm không
thuộc về văn học (tác phẩm phổ cập khoa học).
Cũng về khái niệm văn học thiếu nhi thì ở Bách khoa toàn thư mở
(Wikipedia) lại cho rằng: “Văn học thiếu nhi (children’s literature) hay văn học
dành cho trẻ em là các tác phẩm văn học dành cho độc giả và thính giả đến khoảng
mười hai tuổi và thường có tranh minh họa. Thuật ngữ này được dùng với nhiều

nghĩa, đôi khi nó loại trừ các loại truyện viễn tưởng cho tuổi mới lớn, các sách
truyện hài hước hoặc các thể loại khác. (….) Văn học thiếu nhi có thể là những tác
phẩm do trẻ em (thiếu nhi) viết, những tác phẩm viết cho trẻ em, những tác phẩm
được lựa chọn cho trẻ em hoặc những tác phẩm được trẻ em lựa chọn” [59]. So với
Từ điển thuật ngữ văn học thì khái niệm về văn học thiếu nhi ở đây đã được cụ

15


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

thể hơn về lứa tuổi (đến mười hai tuổi), về đặc điểm (thường có tranh minh họa), về
thể loại, về lực lượng sáng tác và về tính định hướng vào đối tượng tiếp nhận.
Có phần hơi khác các quan niệm trên, Từ điển Lý luận văn học lại đưa ra
thuật ngữ “văn học cho thanh thiếu niên”: Văn học dành cho thanh thiếu niên là một
bộ phận hữu cơ của văn chương nghệ thuật mọi dân tộc, có chức năng đặc thù là
hướng vào giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho độc giả ở lứa tuổi từ lúc lên 3 đến tuổi
15 [47]. Trong cách “diễn giải” này thì văn học thiếu nhi (văn học cho thanh thiếu
niên) được “định vị” trong nền văn học dân tộc, được xác định rõ về chức năng và
giới hạn về độ tuổi. Thậm chí độ tuổi còn là tiêu chí để phân hóa văn học thiếu nhi
một cách cụ thể hơn theo thể loại: “Văn học thanh thiếu niên được chia thành ba
bậc tuổi chính: 1. Văn học cho tuổi tiền học đường - từ 3 đến 6 tuổi (trước khi đi
học); 2.Văn học cho tuổi học trò - từ 6 đến 11 tuổi; 3. Văn học cho tuổi thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi. Sách viết cho mỗi bậc tuổi có một cấu trúc thể loại riêng (…..)”
[47].
Trong cuốn Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam, Tập 1, Tổng quan
do Vân Thanh và Nguyên An biên soạn, các tác giả đưa ra quan niệm về văn học
thiếu nhi tương đối rộng và mang tính bao quát.
“Văn học thiếu nhi bao gồm:

Những tác phẩm văn học được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích
giáo dục,
bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi,
và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật,
một cái cây….Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là
các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.
Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã
tìm thấy

trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ
cách
cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó
một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên, khích lệ, những sự
dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình.


16


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Như thế văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu
nhi” [50, tr.6].
Quan niệm trên về văn học thiếu nhi có nét tương đồng với khái niệm đã
được đưa ra trong Từ điển thuật ngữ văn học ở chỗ cũng phân loại những tác
phẩm được gọi là văn học thiếu nhi. Không dừng lại ở đó, các tác giả còn bổ sung
vào quan niệm của mình tính mục đích (nhấn mạnh vào mục đích giáo dục) của các
tác phẩm thiếu nhi, loại nhân vật và lực lượng sáng tác trong văn học thiếu nhi (về

điểm này gần gũi với khái niệm được đưa ra trong Bách khoa toàn thư mở).
Triển khai đề tài Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh, mà thực chất là tập
trung vào các truyện viết cho thiếu nhi, chúng tôi không nhằm đưa ra một định
nghĩa riêng về văn học thiếu nhi mà trên cơ sở tham khảo những khái niệm và các
quan điểm về văn học thiếu nhi kể trên, chúng tôi rút ra một số điểm cơ bản mang
tính đặc trưng về văn học thiếu nhi như là cơ sở lý luận cho những phần trình bày
tiếp theo của đề tài. Các ý kiến về văn học thiếu nhi có thể khác nhau, chưa hẳn
đồng nhất nhưng đã có những điểm giao thoa và những quan điểm đó chủ yếu tập
trung vào các khía cạnh như xác định lứa tuổi của văn học thiếu nhi, đặc điểm của
văn học thiếu nhi trong đó đặc biệt là tính giáo dục. Điểm giao thoa ấy hướng đến
việc đặt tính giáo dục trở thành yêu cầu đầu tiên, thậm chí là bắt buộc đối với một
tác phẩm văn học thiếu nhi. Trong các ý kiến trên có nhắc đến các thuật ngữ “thiếu
nhi”, “người lớn”, “trẻ em”, “thanh thiếu niên” nhưng việc xác định lứa tuổi cụ thể
cho từng khung giới hạn ấy chưa được đặt ra một cách thật sự rõ ràng, vì vậy các
thuật ngữ được sử dụng cũng chưa thống nhất.
Tổng hợp các ý kiến về văn học thiếu nhi, chúng ta có thể đưa ra các nhận
xét sau:
Thứ nhất, về việc sử dụng thuật ngữ, bên cạnh thuật ngữ “văn học thiếu nhi”
có thể thấy có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng như văn học trẻ em, văn học trẻ thơ,
văn học tuổi thơ hay văn học thiếu niên, v.v. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng
thuật ngữ văn học thiếu nhi. Trong thuật ngữ này, có lẽ cần phải làm rõ hơn độ tuổi
trong khái niệm “thiếu nhi” bởi như đã nói ở trên, đây là một đối tượng đặc biệt,

17


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy


mỗi độ tuổi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức khác nhau, do đó
cũng đòi hỏi một sản phẩm văn học phù hợp. Một tác phẩm văn học viết cho tuổi
lên ba chắc chắn không thể giống một tác phẩm viết cho lứa tuổi lên mười (dù có
thể hai lứa tuổi này đều được gọi là thiếu nhi). Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa
thật thống nhất về cách phân chia độ tuổi này. Có ý kiến cho rằng các lứa tuổi thiếu
nhi là “lứa tuổi mẫu giáo, lứa tuổi đến trường” [50, tr.13], có ý kiến lại phân chia
thành “nhi đồng bé, nhi đồng lớn, thiếu niên bé, thiếu niên lớn” [50, tr.19], hoặc
quan niệm là “tuổi thiếu nhi” và “tuổi nhi đồng” [54, tr.10]. Tác giả Lã Thị Bắc Lý
trong Giáo trình văn học trẻ em lại sử dụng khái niệm “văn học trẻ em” thay vì văn
học thiếu nhi. Theo tác giả, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ tất cả trẻ em từ
mười tám tuổi trở xuống, và do đó rộng hơn khái niệm “thiếu nhi” (bao gồm thiếu
niên và nhi đồng) là chỉ có trẻ em ở cấp Tiểu học trở lên [43, tr.7]. Theo tâm lý học
lứa tuổi thì không có khái niệm “thiếu nhi” mà lứa tuổi của con người được phân
chia thành các giai đoạn: đời sống thai nhi trong bụng mẹ; tuổi hài nhi; tuổi mầm
non; học sinh Tiểu học; tuổi thiếu niên (học sinh THCS), người trưởng thành và
người già. Đồng quan điểm với tác giả Lã Thị Bắc Lý, chúng tôi xếp nhóm từ
“mười tám tuổi trở xuống” thuộc về một nhóm lớn, nhưng chúng tôi dùng thuật ngữ
“thiếu nhi” để gọi nhóm lứa tuổi này. Trong nhóm lớn ấy có thể chia thành các
nhóm tuổi nhỏ hơn (dựa vào đặc điểm tâm sinh lý) như nhóm từ 0 đến 3 tuổi (là lứa
tuổi mà ngôn ngữ đã phát triển tương đối đầy đủ để có thể giao tiếp và bày tỏ cảm
xúc của mình), nhóm từ 3 đến 15 và nhóm từ 16 đến 18 tuổi. Lứa tuổi từ 16 đến 18
có những đặc điểm tâm sinh lý rất riêng, khác nhiều so với khoảng thời gian mười
lăm lăm trước đó. Chưa thể xếp lứa tuổi này vào nhóm tuổi trưởng thành nhưng các
em ở lứa tuổi này cũng không còn là trẻ con. Có thể dùng thuật ngữ “tuổi mới lớn”
hay “tuổi thanh thiếu niên” để chỉ nhóm tuổi này và coi đó như giai đoạn cuối cùng
của nhóm thiếu nhi. Các tác phẩm văn học viết cho lứa tuổi từ 16 đến 18 có thể vẫn
được xếp vào các tác phẩm văn học thiếu nhi hoặc có thể nên tách thành một nhóm
là các tác phẩm cho “tuổi mới lớn” tùy thuộc vào quan điểm của người nghiên cứu.

18



Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

Thứ hai, dù diễn đạt ra sao và trình bày như thế nào đi nữa thì có một điều
hoàn toàn có thể thống nhất được giữa các quan điểm rằng: Văn học thiếu nhi là
một loại văn học, hơn nữa là một loại văn học đặc biệt. Văn học thiếu nhi dù xuất
hiện nhiều hay ít vẫn là một phần không thể thiếu của bất kỳ nền văn học dân tộc
nào. Sự đặc biệt của loại văn học này chính là ở đối tượng đã được thể hiện ngay
trong nội hàm thuật ngữ: thiếu nhi. Vấn đề cần làm rõ ở đây là xác định vai trò của
đối tượng ấy. Thiếu nhi là đối tượng được miêu tả trong tác phẩm hay là độc giả của
tác phẩm hoặc là người sáng tạo nên tác phẩm? Thiếu nhi là thuật ngữ dùng để chỉ
một lứa tuổi cụ thể hay để chỉ chung cho một nhóm lứa tuổi? Trên thực tế, các tác
giả khi sáng tác có thể xác định rất rõ đối tượng mà mình miêu tả là gì để có cách xử
lý mọi yếu tố của tác phẩm cho phù hợp. Nhưng chắc chắn các tác giả sẽ không thể
giới hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận tác phẩm của mình chỉ ở một lứa tuổi
nhất định nào đó. Sự giao tiếp giữa độc giả hay thính giả với tác giả thông qua tác
phẩm là một sự giao tiếp ngầm và hoàn toàn tự do. Không ai có thể cấm trẻ em
khám phá một tác phẩm văn học viết về những người lớn hơn tuổi của chúng hay
cấm một người lớn tìm hiểu những tác phẩm viết về đám trẻ con. Sự giao thoa về
đối tượng tiếp nhận có thể là một biểu hiện rất rõ ràng cho tính giá trị của tác phẩm.
Giá trị tạo nên sức sống của tác phẩm cũng như xóa nhòa đi giới hạn về không thời
gian. Do đó văn học thiếu nhi có lẽ nên được hiểu một cách rộng rãi là những tác
phẩm văn học viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi, cả những tác phẩm văn học do
thiếu nhi sáng tác, hoặc những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của thiếu nhi, được
thiếu nhi yêu quý, tìm đọc.
Thứ ba, có thể coi tính giáo dục là một chức năng đặc trưng của văn học
thiếu nhi. Tất nhiên giáo dục là một trong nhiều chức năng của văn học, các tác

phẩm văn học dành cho người lớn không phải là không có tính giáo dục, nhưng đối
với tác phẩm văn học thiếu nhi, tính giáo dục luôn được quan tâm nhiều hơn, có xu
hướng được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Thậm chí có khi giáo dục còn
được coi là tiêu chí hàng đầu của một tác phẩm văn học thiếu nhi cũng như để đánh
giá một tác phẩm văn học thiếu nhi. Điều này có lẽ xuất phát từ tâm lý của người

19


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

lớn luôn nhìn thiếu nhi như một đối tượng còn bé bỏng, hầu như chưa biết gì về
cuộc sống và cần được dạy dỗ, cần được chỉ bảo. Hiện tượng này thường xảy ra đối
với những tác phẩm văn học thiếu nhi được sáng tác bởi “người lớn”. Vậy còn đối
với những tác phẩm văn học do chính các em sáng tác, chức năng giáo dục có còn là
một nét chủ đạo? Rõ ràng bản thân các em thiếu nhi không thể ý thức về việc tự
giáo dục mình, do đó các tác phẩm văn học do thiếu nhi sáng tác thường mang màu
sắc hồn nhiên, trong sáng đúng như tâm lý lứa tuổi các em. Khi viết những tác phẩm
ấy hẳn các em không có dụng ý “lồng ghép tính giáo dục” trong đó mà có lẽ chỉ
dừng lại ở việc ghi lại những cảm nhận của bản thân trước một sự vật, hiện tượng,
một con người hay đối với những gì mà các em cảm thấy thích thú và yêu quý. Và
không thể nói rằng những tác phẩm ấy không phải là văn học thiếu nhi. Ví như cuốn
tiểu thuyết “Vị khách trẻ tuổi” (The Young Visiter) của Daisy Ashforld, tác phẩm
được sáng tác lúc bà mới chín tuổi với đầy lỗi chính tả, và mỗi chương sách chỉ là
một đoạn văn nhưng sau này vẫn được xuất bản và coi như một tác phẩm văn học
thiếu nhi thực thụ [59]. Hay tập thơ Tấm lòng chúng em năm 1965 là tập thơ đầu
tiên của thiếu nhi Việt Nam được tác giả Văn Hồng đánh giá là “Tập thơ gồm 34 bài
thơ góp nhặt công phu từ sau Cách mạng tháng Tám, chưa có bài nào hay nhưng

đáng quý là ở những cảm nghĩ chân thành đối với Bác Hồ, đối với cách mạng” [50,
tr. 22]. Trần Đăng Khoa từng được coi là một “thần đồng thơ” với tập thơ Góc sân
và khoảng trời khi mới mười tuổi. Những bài thơ ấy vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa
ngộ nghĩnh đáng yêu, vừa có những nét cảm nhận tinh tế và cũng đầy tính giáo dục.
Thơ Trần Đăng Khoa góp phần bồi dưỡng nơi thiếu nhi tình yêu quê hương Tổ
quốc, yêu quý cha mẹ, gia đình, yêu lao động, yêu thiên nhiên loài vật. Tính giáo
dục của một tác phẩm văn học được sáng tác bởi thiếu nhi có lẽ không xuất phát từ
sự chủ định của người sáng tác mà có được nhờ sự định hướng của người lớn. Tính
giáo dục là nét nổi bật của văn học thiếu nhi nhưng nếu chỉ coi trọng điều đó thì e
rằng sẽ làm mất đi chất văn học trong tác phẩm, lúc đó không còn là tác phẩm văn
học thiếu nhi nữa mà có thể sẽ thành tác phẩm giáo dục thiếu

20


Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh

Bùi Thị Thu Thủy

nhi (mặc dù tác phẩm văn học vốn là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục con
người nói chung và thiếu nhi nói riêng).
Thứ tư, minh họa cũng là một đặc trưng độc đáo của văn học thiếu nhi. Hầu
hết các tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng, là cuốn sách không thể thiếu trong tủ
sách của các em đều là những tác phẩm được minh họa rất ngộ nghĩnh như: Mít đặc,
Bác sĩ Abolit, Alice và xứ sở diệu kỳ v.v. Thậm chí trong văn học thiếu nhi còn có
những “cặp tác giả” sáng tác và minh họa như Renné Goscinny và Jean Jacques
Semplé với Nhóc Nicolas (Le Petit Nicolas), Nguyễn Nhật Ánh với Đỗ Hoàng
Tường trong nhiều tác phẩm. Đặc trưng này xuất phát từ đặc điểm tâm lý và lứa tuổi
thiếu nhi. Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi chủ yếu tư duy bằng hình tượng, lứa tuổi
thường bị hấp dẫn bởi những đường nét, hình khối, màu sắc, vì vậy việc minh họa

cho tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ làm tăng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ, giúp
thiếu nhi đến với câu chữ và lĩnh hội tác phẩm dễ dàng hơn cũng như tác phẩm sẽ
để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong các em.
Thứ năm, văn học thiếu nhi thường giàu yếu tổ tưởng tượng. Đặc trưng này
cũng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi, cảm nhận thế giới bằng
cái nhìn “vật ngã đồng nhất”, có thể bầu bạn với hết thảy vạn vật xung quanh, có
thể lắng nghe được mọi âm thanh của cây cỏ, trò chuyện được với muôn loài, giao
cảm, hòa đồng với thiên nhiên [43, tr.9]. Do đó nếu nhà văn nào khai thác tốt đặc
trưng này sẽ tạo nên sức mạnh hấp dẫn thiếu nhi cho tác phẩm của mình.
Thứ sáu, thể loại của văn học thiếu nhi cũng có nhiều điều thú vị. Thêm một
điều làm nên tính chất đặc biệt của văn học thiếu nhi chính là ở phần thể loại. Văn
học thiếu nhi có mặt ở hầu hết các loại và thể loại văn học: từ thơ cho đến văn xuôi,
đến kịch; từ truyện ngắn, truyện dài đến tiểu thuyết; từ các thể loại của văn học dân
gian đến văn học viết. Có những thể loại được coi là “đặc sản” của văn học thiếu nhi
mà văn học người lớn không có được như truyện đồng thoại, truyện tranh. Sự đa
dạng về thể loại cho thấy văn học thiếu nhi có một đời sống riêng khá phong phú.
Những nhận xét trên có thể chưa phải là toàn bộ những vấn đề cốt yếu cơ bản
của Văn học thiếu nhi mà chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan của người viết,

21


×