Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm chất độc da cam dioxin tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.27 KB, 8 trang )

T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020

TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VÀ SIÊU CẤU TRÚC GAN Ở
BỆNH NHÂN VIÊM GAN MẠN TÍNH PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC
DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM
Phạm Quang Phú1; Trần Việt Tú1; Nguyễn Bá Vượng1
TÓM TẮT
Mục đích: nghiên cứu tổn thương mô bệnh học và siêu cấu trúc gan ở bệnh nhân viêm gan
mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp:
33 bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin sống quanh Căn cứ
Không quân Đà Nẵng - khu vực bị ô nhiễm dioxin ở Việt Nam được đưa vào nghiên cứu năm
2014. Nhóm so sánh gồm 15 bệnh nhân viêm gan B mạn tính sống ở khu vực không bị ô
nhiễm, được sinh thiết gan để chẩn đoán mô bệnh học và siêu cấu trúc. Đánh giá giai đoạn xơ
hóa gan dựa vào phân loại Metavir (F0, F1, F2, F3 và F4). Kiểm tra tổn thương siêu cấu trúc
gan bằng kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi điện tử quét. Kết quả: mức độ xơ hóa
F1 trong nhóm bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin là tổn
thương phổ biến nhất (42,4%). Mức độ F0 và F2 lần lượt chiếm 27,3% và 30,3%. Tổn thương
xơ hóa mức độ F3 và F4 không phát hiện thấy trong nhóm này. Tổn thương siêu cấu trúc trên
tế bào gan và bào quan quan sát thấy trong tất cả mẫu sinh thiết gan ở nhóm viêm gan mạn phơi
nhiễm với chất độc da cam/dioxin. Kết luận: bệnh nhân viêm gan mạn tính phơi nhiễm chất độc
da cam/dioxin có tổn thương xơ hóa gan trên hình ảnh mô bệnh học và hình ảnh tổn thương
siêu cấu trúc gan.
* Từ khóa: Viêm gan mạn tính; Phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin; Tổn thương mô
bệnh học; Tổn thương cấu trúc gan.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dựa trên các nghiên cứu của Hoa Kỳ
tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp ung thư gan
nguyên phát vào danh mục bệnh, tật, dị
dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm
với chất độc hóa học/dioxin [1]. Như vậy,


quá trình dẫn đến tổn thương ung thư gan
nguyên phát dioxin đã gây tổn thương
gan mạn tính. Các công trình công bố
trong và ngoài nước trên động vật thực
nghiệm cho thấy, gan là một cơ quan
chính chịu tác động của chất độc 2,3,7,8-

tetrachlorodibenzo-p-dioxin (2,3,7,8-TCDD)
[3, 4]. Gan là một hệ thống cơ quan có
chức năng chuyển hóa, cố định, bất hoạt
và thải trừ các chất độc nội sinh và ngoại
sinh của cơ thể. Vì vậy, gan là cơ quan
rất dễ tổn thương trong quá trình nhiễm
độc lâu dài các chất độc ngoại sinh, trong
đó có chất da cam/dioxin. Rất ít nghiên
cứu đánh giá mức độ tổn thương gan
của bệnh nhân (BN) viêm gan mạn tính
phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trên
hình ảnh mô bệnh học và siêu cấu trúc.

1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Quang Phú ()
Ngày nhận bài: 18/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/12/2019
Ngày bài báo được đăng: 11/01/2020

54


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài với mục tiêu: Đánh giá tổn thương mô
bệnh học, siêu cấu trúc gan ở BN viêm
gan mạn tính phơi nhiễm chất độc da
cam/dioxin tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
33 BN viêm gan mạn tính phơi nhiễm
chất độc da cam/dioxin điều trị tại Bệnh
viện Quân y 17 - Đà Nẵng từ tháng 8 2014 đến 12 - 2014.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
BN từ 18 - 70 tuổi, sống ở vùng “điểm
nóng” dioxin tại Sân bay Đà Nẵng > 5 năm,
xét nghiệm máu có nồng độ dioxin cao
(TEQ > 9,4 pg/g lipid) [5].
- Có từng đợt tăng enzym gan không rõ
nguyên nhân liên tục hoặc kéo dài > 6 tháng
(có chỉ định sinh thiết gan).
- Chẩn đoán viêm gan mạn qua mô
bệnh học: thâm nhiễm tế bào viêm mạn
tính: bạch cầu đơn nhân với chủ yếu là
lympho bào ở khoảng cửa, có xơ hóa gan
trên mô bệnh học [6].
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Viêm gan mạn do các nguyên nhân
khác: viêm gan virut B, C, do rượu, do thuốc,
tự miễn…
- Chống chỉ định sinh thiết gan.

* Chọn nhóm so sánh:
15 đối tượng viêm gan B mạn tính
sống ở khu vực không ô nhiễm dioxin có
chỉ định sinh thiết gan, điều trị tại Bệnh
viện Quân y 103 được làm mô bệnh học
và siêu cấu trúc gan.

* Chẩn đoán viêm gan virut B mạn:
- HBsAg (+) ≥ 6 tháng hoặc HBsAg (+)
và anti-HBc IgG (+).
- AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục
> 6 tháng.
- Có bằng chứng tổn thương mô bệnh
học tiến triển, xơ gan (xác định bằng sinh
thiết gan) mà không do căn nguyên khác [2].
* Tiêu chuẩn loại trừ nhóm so sánh:
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Viêm gan mạn do các nguyên nhân
khác: viêm gan virut C, do rượu, do thuốc,
tự miễn…
- Chống chỉ định sinh thiết gan.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
- 2 bác sỹ có kinh nghiệm của Bệnh
viện Quân y 103 và Viện 69, Bộ Tư lệnh
Lăng hội chẩn thống nhất kết quả mô
bệnh học gan.
- Mẫu sinh thiết: đạt yêu cầu đọc mô
bệnh học và siêu cấu trúc khi đạt tiêu
chuẩn ≥ 6 khoảng cửa.

- Mức độ xơ hóa theo thang điểm
Metavir: F0: không xơ hóa; F1: xơ hóa
khoảng cửa; F2: xơ hóa khoảng cửa và
vài cầu nối; F3: xơ hóa với nhiều cầu nối
hay xơ hóa bắc cầu; F4: xơ gan [7].
- Hình ảnh tổn thương siêu cấu trúc
gan: đọc trên kính hiển vi điện tử truyền
qua và kính hiển vi điện tử quét tại Viện
69, Bộ Tư lệnh Lăng. Ghi nhận tổn
thương siêu cấu trúc ở mức tế bào và
bào quan.
Thu thập dữ kiện và số liệu, kiểm tra
và nhập vào máy tính. Xử lý số liệu theo
chương trình SPSS 20.0.
55


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới.
Giới

Nam

Nữ

n, (%)

n, (%)


≤ 40

7 (21,2)

3 (9,1)

10 (30,3%)

41 - 60

8 (24,2)

8 (24,2)

16 (48,5%)

> 60

3 (9,1)

4 (12,1)

7 (21,2%)

Tổng

18 (54,5%)

15 (45,5%)


33 (100%)

Nhóm tuổi

Tổng

Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 46,3 ± 12,1, nhỏ nhất 25 tuổi, lớn nhất 69 tuổi.
Nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm nhiều nhất, 30,3% BN ở nhóm tuổi ≤ 40. Tỷ lệ nam/nữ: 1/2.
Bảng 2: Tổn thương mô bệnh học gan ở nhóm nghiên cứu.
Tổn thương mô bệnh học



Không

Tổng

Thoái hóa hạt

32 (97,0%)

1 (3,0%)

33 (100%)

Thoái hóa rỗ

33 (100%)

0 (0%)


33 (100%)

Thoái hóa mỡ

32 (97,0%)

1 (3,0%)

33 (100%)

0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)

33 (100%)

0 (0%)

33 (100%)

Thể Mallory

0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)


Nhiễm sắc tố

0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)

Mitochondria khổng lồ

0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)

4 (12,1%)

29 (87,9%)

33 (100%)

0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)

U hạt mỡ

Lympho bào và bạch cầu đa nhân
bao quanh tế bào gan

Biến đổi ưa toan tế bào gan
Nghẽn tĩnh mạch

Tổn thương gan trên mô bệnh học gặp trên hầu hết các mẫu sinh thiết. Tất cả các
mẫu đều có thâm nhiễm tế bào viêm bao quanh tế bào gan. 4 BN (12,1%) có biến đổi
ưa toan tế bào gan. Các tổn thương mạn tính khác của bệnh gan mạn tính như thể
Mallory, nhiễm sắc tố, u hạt mỡ, mitochondria khổng lồ, nghẽn tĩnh mạch cũng được
đánh giá, nhưng không BN nào mắc.
* Mức độ xơ hóa gan theo Metavir ở nhóm nghiên cứu (n = 33):
F0: 9 BN (27,3%); F1: 14 BN (42,4%); F2: 10 BN (30,3%); không phát hiện tổn thương
xơ hóa gan mức độ F3 và F4.
56


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
* Chỉ số mức độ hoạt động trên mô
học trên nhóm so sánh (n = 15):
Viêm gan mạn tính rất nhẹ (1 - 3 điểm):
0 BN (0%); viêm gan mạn tính nhẹ (4 - 8
điểm): 0 BN (0%); viêm gan mạn tính vừa
(9 - 12 điểm): 9 BN (60,0%); viêm gan
mạn tính nặng (13 - 18 điểm): 6 BN (40,0%).
* Giai đoạn xơ hóa trên nhóm so sánh
(n = 15):
Không xơ hóa: 7 BN (46,7%); xơ hóa
khoảng cửa lan tỏa: 0 BN (0%); xơ hóa
khoảng cửa cầu nối (xơ từ khoảng cửa

tới khoảng cửa hoặc xơ từ khoảng cửa
tới trung tâm tiểu thùy): 6 BN (40,0%);
xơ gan rõ: 2 BN (13,3%).
Do không có nghiên cứu tương tự về
tổn thương mô bệnh học trên BN viêm
gan mạn phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin,

đòi hỏi 2 bác sỹ giải phẫu bệnh có kinh
nghiệm đọc kết quả tổn thương mô bệnh
học. Tuy nhiên, các tổn thương tìm thấy
trên nhóm nghiên cứu chủ yếu không đặc
hiệu, có thể gặp ở bệnh gan mạn tính do
các nguyên nhân khác như thể Mallory,
nhiễm sắc tố, u hạt mỡ, biến đổi ưa toan
tế bào, mitochondria khổng lồ, nghẽn tĩnh
mạch. Tuy nhiên, chúng tôi không gặp BN
nào trong nghiên cứu này. Với BN viêm
gan mạn tính do các nguyên nhân khác,
tổn thương mô bệnh học có giá trị gợi ý
nguyên nhân. Chúng tôi áp dụng thang
điểm Knodell đánh giá tổn thương gan
thông qua chỉ số hoạt tính mô học
(Histologycal Activity Index - HAI) đối với
tổn thương gan do viêm gan virut B trên
nhóm so sánh có tổn thương viêm hoại tử
tế bào.

Bảng 3: Hình ảnh siêu cấu trúc tổ chức gan nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh.
Nhóm nghiên cứu


Nhóm so sánh



Không

Tổng



Không

Tổng

Thâm nhiễm tế bào viêm

33 (100%)

0 (0%)

33 (100%)

15 (100%)

0 (0%)

15 (100%)

Khoảng gian bào, vi quản
mật giãn


0 (0%)

33 (100%)

33 (100%)

0 (0%)

15 (100%)

15 (100%)

100% BN nhóm nghiên cứu và nhóm so sánh đều có thâm nhiễm tế bào viêm,
không phát hiện trường hợp nào có khoảng gian bào, vi quản mật giãn.

Hình 1: Hình ảnh vi quản mật với vi nhung mao.
(TEM, x5000) (BN Phạm Ngọc L. 32 tuổi - nhóm nghiên cứu).
57


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
Bảng 4: Xơ hóa tổ chức gan.
Nhóm nghiên cứu

Nhóm so sánh

n

Tỷ lệ %


n

Tỷ lệ %

Không có xơ hóa gan

2

6,1

1

6,7

Xơ hóa quanh xoang (có hoặc không
kèm xơ hóa quanh tế bào

17

51,5

7

46,6

Xơ hóa khoảng cửa, rất ít dải xơ

14


42,4

5

33,3

Xơ hóa với nhiều cầu nối hay xơ hóa
bắc cầu

0

0

1

6,7

Xơ gan thực sự

0

0

1

6,7

33

100


15

100

Tổng

Xơ hóa gan trên nhóm nghiên cứu: xơ hóa quanh xoang chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%).
Trên nhóm so sánh: xơ hóa quanh xoang có số lượng lớn nhất (46,6%).

Hình 2: Hình ảnh siêu cấu trúc của gan. Xâm nhập sợi, bó sợi collagen vào khoảng
gian bào của tế bào nhu mô gan (TEM. x5000) (BN Võ Văn T. 33 tuổi).
Bảng 5: Tổn thương siêu cấu trúc tế bào gan.
Nhóm nghiên cứu

Nhóm so sánh



Không

Tổng



Không

Tổng

Màng tế bào bị tổn thương


0
(0%)

33
(100%)

33
(100%)

6
(40,0%)

9
(60,0%)

15
(100%)

Màng nhân bị tổn thương

0
(0%)

33
(100%)

33
(100%)


9
(60,0%)

6
(40,0%)

15
(100%)

58


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Nhân bị tổn thương

0
(0%)

33
(100%)

33
(100%)

8
(53,3%)

7
(46,7%)


15
(100%)

Lưới nội bào hạt giãn rộng

33
(100%)

0
(0%)

33
(100%)

0
(0%)

15
(100%)

15
(100%)

Lưới nội bào
không hạt

Giãn rộng

33
(100%)


0
(0%)

33
(100%)

14
(93,3%)

1
(6,7%)

15
(100%)

Tạo thể đa
màng xoắn

33
(100%)

0
(0%)

33
(100%)

0
(0%)


15
(100%)

15
(100%)

Trong nhóm nghiên cứu, tổn thương siêu cấu trúc tế bào gan gặp ở 100% BN bị
lưới nội bào hạt giãn rộng, không gặp tổn thương ở màng tế bào, màng nhân và nhân.
Khác với nhóm nghiên cứu, tổn thương ở nhóm so sánh gặp ở màng tế bào bị tổn
thương, màng nhân bị tổn thương, nhân bị tổn thương, không gặp hình ảnh lưới nội
bào hạt giãn rộng và lưới nội bào không hạt tạo thể đa màng xoắn.
Bảng 6: Tổn thương mitochondria.
Nhóm nghiên cứu

Nhóm so sánh

n (%)

n (%)

1 (3,0%)

15 (100%)

32 (97,0%)

0 (0%)

33 (100%)


15 (100%)

Bình thường (màng kép, rõ nét)

26 (78,8%)

12 (80,0%)

Đứt gãy

7 (21,2%)

3 (20,0%)

33 (100%)

15 (100%)

0 (0%)

15 (100%)

33 (100%)

0 (0%)

0 (0%)

0 (0%)


33 (100%)

15 (100%)

1/3 số mitochondria trong tế bào

0 (0%)

14 (93,3%)

2/3 số mitochondria trong tế bào

1 (3,0%)

1 (6,7%)

32 (97,0%)

0 (0%)

33 (100%)

15 (100%)

33 (100%)

1 (6,7%)

0 (0%)


14 (93,3%)

33 (100%)

15 (100%)

Phân bố đều
Vị trí mitochondria

Tập trung sát màng tế bào
Tổng

Cấu trúc màng
mitochondria

Tổng
Cấu trúc bình thường
Mào mitochondria

Thưa thớt
Không thấy
Tổng

Mật độ bào quan
tăng đậm độ điện tử

Toàn bộ mitochondria trong tế bào
Tổng



Hạt đậm độ điện tử
cao trong bào quan

Không
Tổng

59


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020

Đường tinh thể

31 (93,9%)

0 (0%)

2 (6,1%)

15 (100%)

33 (100%)

15 (100%)

0 (0%)

15 (100%)


33 (100%)

0 (0%)

33 (100%)

15 (100%)

0 (0%)

14 (93,3%)

33 (100%)

1 (6,7%)

0 (0%)

0 (0%)

33 (100%)

15 (100%)



10 (30,3%)

0 (0%)


Không

23 (69,7%)

15 (100%)

33 (100%)

15 (100%)

Không
Tổng
Bình thường

Hình dạng
mitochondria

Biến dạng (Hình chùy, có chồi)
Tổng
Đồng đều

Kích thước

Không đồng đều
Khổng lồ
Tổng

Mitochondria thể
kính


Tổng

Tất cả BN ở nhóm nghiên cứu có tổn
thương mitochondria, các tổn thương này
tương đối đồng nhất mỗi các mẫu bao
gồm: mào mitochondria thưa thớt, có hạt
đậm độ điện tử cao trong bào quan, kích
thước mitochondria không đồng đều,
hình dạng mitochondria biến dạng, vị trí
mitochondria tập trung sát màng tế bào.
Trên nhóm so sánh: tổn thương
mitochondria ít gặp (1/15 BN có cấu trúc
màng mitochondria bị đứt gãy), mật độ
bào quan tăng đậm độ điện tử ở 2/3 số
mitochondria trong tế bào (1/15 BN = 6,7%),
không gặp mitochondria thể kích, không
có đường tinh thể và hình dạng vị trí
mitochondria bình thường.
Bộ Y tế đã xếp ung thư gan nguyên
phát vào Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị
tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất
độc hóa học/dioxin [1]. Do cách chọn mẫu
60

khác nhau nên mức độ tổn thương xơ
hóa gan cũng khác nhau ở nhiều nghiên
cứu. Trong nghiên cứu này mức độ tổn
thương xơ hóa gan không nặng bằng các
nghiên cứu khác ở nhóm nghiên cứu. Tuy
nhiên, chúng tôi gặp 30,3% BN, gan xơ

hóa giai đoạn F2 là những trường hợp
xếp vào nhóm xơ hóa đáng kể, cần có kế
hoạch theo dõi và điều trị đề phòng bệnh
tiến triển nặng lên.
Phơi nhiễm mạn tính với dioxin gây tác
động căng thẳng, kéo dài đối với đáp ứng
giải độc của tế bào gan, gây thay đổi về
hình thái siêu cấu trúc của tế bào gan,
đặc biệt là mitochondria. Tổn thương siêu
cấu trúc gan trên nhóm nghiên cứu tương
tự tổn thương gan ở nhiều nghiên cứu
trước đây, động vật thực nghiệm ăn thức
ăn nhiễm dioxin đã tìm thấy một số thay
đổi siêu cấu trúc tế bào gan [8]. Trên
nhóm so sánh gặp tổn thương khác trên


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
hình ảnh siêu cấu trúc, đó là tổn thương
ở màng tế bào, màng nhân và nhân, rất
ít tổn thương ở mitochondria.
Kết quả siêu cấu trúc gan nhóm
nghiên cứu cho thấy tổn thương rõ ràng
và đồng nhất trên hình ảnh siêu cấu trúc
gan, tương tự nghiên cứu về tổn thương
gan trên động vật. Vì vậy, chúng ta nghĩ
đến tổn thương gan do nhiễm độc dioxin
trên nhóm nghiên cứu. Từ kết quả siêu
cấu trúc, nếu có nghiên cứu kết hợp cơ
bản về sinh lý, sinh lý bệnh, sinh học

phân tử... sẽ góp phần làm rõ hơn cơ chế
gây tổn thương gan của dioxin.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tổn thương mô bệnh học
và siêu cấu trúc gan trên 33 BN bị viêm
gan mạn tính phơi nhiễm dioxin, chúng tôi
nhận thấy:
- Tổn thương xơ hóa gan theo hệ
thống điểm Metavir: F1 có tỷ lệ cao nhất:
14/33 BN (42,4%); nhóm tổn thương xơ
hóa gan F0: 9/33 BN (27,3%) và nhóm
tổn thương xơ hóa gan F2: 10/33 BN
(30,3%). Không phát hiện tổn thương xơ
hóa gan mức độ F3 và F4.
- Trên hình ảnh siêu cấu trúc gan
không gặp tổn thương màng tế bào,
màng nhân và nhân ở nhóm nghiên cứu,
tuy nhiên tổn thương mitochondria tương
đối đồng nhất trên tất cả BN. Có sự khác
biệt so với nhóm so sánh, tổn thương chủ
yếu ở màng tế bào, màng nhân và nhân,
tổn thương mitochondria rất ít gặp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ
Y tế: Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng,
dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất
độc hóa học/dioxin.
2. Quyết định số 5448/QĐ-BYT năm 2014
của Bộ Y tế: Về việc ban hành hướng dẫn

chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan virut B.
3. Czepiel J, Biesiada G, Gajda M et al.
The effect of TCDD dioxin on the rat liver in
biochemical and histological assessment.
Folia Biol (Krakow). 2010, 58 (1 - 2), pp.85-90.
4. Ozeki J, Uno S, Ogura M, Choi M et al.
Aryl hydrocarbon receptor ligand 2,3,7,8tetrachlorodibenzo-p-dioxin enhances liver
damage in bile duct-ligated mice. Toxicology.
2011, Feb 4, 280 (1 - 2), pp.10-17.
5. Olaf P. PCDD/PCDF: Human background
data for Germany, a 10-year experience.
Environ Health Perspect. 1998, 106 (Suppl 2),
pp.723-731.
6. Maria G, Alessandra M, Gavino F.
Chronic viral hepatitis: The histology report.
Digestive and Liver Disease. 2011, 43,
pp.331-343.
7. Poynard T, Ratziu V, Benmanov Y et al.
Fibrosis in patients with hepatitis C: Detection
and significance: Detection and significance.
Semin Liver Dis. 2000, 20 (1), pp.47-56.
8. Turner J.N, Collins D.N. Liver morphology
in guinea pigs administered either pyrolysis
products of a polychlorinated biphenyl transformer
fluid or 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin.
Toxicol Appl Pharmacol. 1983. 67 (3),
pp.417-429.

61




×