Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 9 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại
công ty và phương hướng hoàn thiện
Trải qua 50 năm thành lập và phát triển công ty cổ phần Dược – Vật tư y
tế Nghệ An gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là
những năm đầu thay đổi cơ chế quản lí. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất
nước, cơ sở vật chất, quy mô sản xuất, trình độ quản lí ở công ty không ngừng
lớn mạnh và ngày càng hoàn thiện hơn. Đạt được kết quả đó là nhờ vào sự phấn
đấu không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo của công
ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán công ty.
Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển chiều
sâu, nâng cao phát triển trình độ quản lí sản xuất, quản lí tài chính nói riêng, tìm
tòi nghiên cứu cải tiến hợp lí hóa sản xuất đổi mới dần từng bước công nghệ sản
xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tế tại công ty em đã rút ra được một số nhận xét về
thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:
3.1.1- Ưu điểm
Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm: Hầu hết các khoản chi phí được tập hợp theo phương pháp trực tiếp điều
đó góp phần làm cho số liệu kế toán chính xác hơn.
Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức nguyên
vật liệu điều này sẻ quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư . Đặc biệt là giao chỉ
tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất,
nâng cao trách nhiệm quản lý của từng phân xưởng.
Đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng là rất có khoa học. Điều
này phần nào giúp cho các nhà quản lý quản lý tốt kết quả làm việc của từng
xưởng, biết được phân xưởng nào tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất làm
ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Từ đó các nhà quản lý biết được nguyên
nhân nào để đề ra biện pháp có thể phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực.
Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn là phù hợp với


đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Phản ánh đúng tính chất của
sản phẩm.
Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí thực tế phát sinh
mang tính chính xác cao, phản ánh đúng thực chất của sản phẩm làm dở.
Thẻ tính giá thành và Thẻ tính giá xuất là đầy đủ, rõ ràng và hợp lý.
3.1.2- Nhược điểm
Tuy nhiên qua thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý,
công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
nói riêng cùng sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kế toán đã tạo
điều kiện cho tôi làm quen với thực tế. Với sự hiểu biết còn hạn chế nhưng để
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được hoàn thiện hơn tôi xin
có một vài nhận xét sau:
3.1.2.1, Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Hiện nay hầu hết chi phí nguyên vật liệu xuất dùng theo kế hoạch đều
được tập hợp để tính giá thành mà không loại trừ phần chi phí nguyên vật liệu
xuất kho nhưng chưa sử dụng hết và những khoản chi phí nguyên vật liệu không
hợp lý khác.
Thêm nữa, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm cả một
số nhiên liệu như than, dầu…là không chính xác. Vì các nguyên liệu này chỉ
tham gia vào quá trình sản xuất chứ không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này
cũng làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, khoản mục chi
phí sản xuất chung giảm tương ứng dẫn đến việc tập hợp chi phí theo khoản
mục chưa chính xác.
Đồng thời, nguyên vật liệu của công ty dùng mục đích chủ yếu là sản
xuất thuốc nên vật liệu dễ hoản, mặt khác việc bảo quản nguyên vật liệu chưa
đảm bảo nên làm hao hụt nguyên vật liệu trong tháng chiếm tỷ lệ cũng không
nhỏ. Điều này sẽ làm chi phí nguyên vật liệu tăng không đúng mục đích.
3.1.2.2, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Về các khoản trích theo chế độ ( BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính dựa
trên tiền lương cơ bản là sai quy định ban hành bởi vì khi trích BHXH, BHYT,

KPCĐ kế toán phải trích dựa trên số tiền lương thực tế phát sinh. Tiền lương
của công nhân chưa được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả thị trường. Đồng
thời, các khoản chế độ phụ cấp cho công nhân chưa được quan tâm.
3.1.2.3, Về chi phí sản xuất chung:
Theo hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC và thông tư số
89/2002/TT-BTC.
Đối với kế toán chi phí sản xuất chung cố định chỉ được tính vào giá thành
những khoản chi phí hợp lý (Chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo
mức công suất bình thường) còn những chi phí không hợp lý không được tính
vào giá thành sản xuất sản phẩm mà chỉ được tính vào giá vốn hàng bán. Hiện
nay tại công ty việc bóc tách phần chi phí tính vào giá thành và giá vốn hàng
bán chưa rõ ràng, hầu hết các khoản chi phí sản xuất được tập hợp vào các tài
khoản chi phí để tính giá thành.
3.1.3- Phương hướng hoàn thiện
Cần phải xác định được chi phí nguyên vật liệu xuất dùng nhưng chưa
được sử dụng để loại ra ngoài chi phí tính giá thành sản phẩm.
Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cần phải trích đúng chế độ quy
định và tính đúng các khoản trích.
Xác định và phân bổ đúng và đủ chi phí sản xuất chung cho hợp lí…
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ
phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An. Em nhận thấy nhìn chung công tác này đã
được tiến hành theo đúng trình tự pháp lệnh kế toán thống kê đồng thời đáp ứng
yêu cầu công tác quả lí tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản
phẩm. Đây là một trong những mặt tích cực của công ty. Bên canh đó cũng có
một số nhược điểm mà quý công ty có thể nên xem xét em đã nêu trên. Em xin
đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho công ty hoàn thiện hơn về công tác hạch
toán và tính giá thành sản phẩm cho tốt hơn đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Cần phải xác định được chi phí nguyên vật liệu xuất dùng nhưng chưa
được sử dụng để loại ra ngoài chi phí tính giá thành sản phẩm. Muốn làm được
điều đó hàng tháng kế toán tập hợp chi phí phải tham gia kiểm kê khối lượng
nguyên vật liệu xuất dùng tồn lại chưa sử dụng ở các phân xưởng sản xuất vào
cuối tháng. Sau đó xác định trị giá nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng theo
đơn giá bình quân gia quyền của nguyên vật liệu đó khi xuất kho và loại ra
ngoài chi phí tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ phần chi phí đó.
Công ty nên kiếm thêm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất
lượng với giá thích hợp, cự li vận chuyển gần hạn chế khâu trung gian mua bán
…để giảm chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên cần theo
dõi một cách chặt chẽ, hạn chế hao hụt mất mát trong quá trình sản xuất một
cách tối đa. Cần xem xét lại hợp đồng kinh tế, cân đối cung cầu, khảo sát giá cả
đầu vào của thị trường để tận dụng cơ hội. Tính hợp lí chi phí nguyên vật liệu
đầu vào, thường xuyên phát hiện vật liệu ứ đọng, hư hỏng, mất mát kịp thời
tham mưu cho các phòng ban có liên quan xử lí.
Có kế hoạch giữ trữ nguyên vật liệu phù hợp với năng lực sản xuất đảm
bảo cho việc sản xuất được liên tục, lượng giữ trữ không quá lớn để tránh tình
trạng ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh. Việc giữ trữ nguyên vật liệu giúp
cho doanh nghiệp chủ động trước sự biến động về giá trên thị trường.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Kế toán cần tập hợp chính xác tiền lương thực tế phát sinh trong tháng và
từ đó dựa trên chế độ đã quy định để trích các khoản theo chế độ cho hợp lí và
chính xác. Công ty nên tính lương theo sản phẩm hoàn thành và sản phẩm tiêu
thụ như thế sẽ kích thích được công nhân làm việc hiệu quả hơn.
Công ty cần xem xét chính sách về chế độ tiền lương cho công nhân như
các chế độ về phụ cấp làm thêm, làm trong môi trường nóng độc hại, cũng như
quan tâm đến về chế độ bảo hộ an toàn lao động để công nhân yên tâm làm việc
nâng cao năng suất lao động. thường xuyên nghiên cứu định mức tiền lương

phù hợp với giá cả thị trường đảm bảo đời sống cho công nhân.
Công ty nên áp dụng những tiên bộ khoa học kĩ thuật trong chế biến để
tiết kiệm sức lao động của công nhân và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc
thiết bị. có các chính sách về chế độ lương và phụ cấp…phù hợp với công nhân
như vậy sẽ kích thích tinh thần làm việc sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng
sản phẩm đồng thời cũng phải có những hình thức xử lí nghiêm cho những hành
vi lãng phí vô trách nhiệm trong sản xuất
Đối với chi phí sản xuất chung:
Kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất chung sau đó phải bóc tách
cho chính xác các khoản chi phí nào cho vào chi phí sản xuất chung để tính giá
thành khoản nào chuyên vào giá vốn. Để từ đó xác định được giá thành sản
phẩm hợp lí nhất.
Nhìn vào giá thành ta không thấy có khoản thiệt hai trong sản xuất. Song
thực tế vẫn xảy ra thiệt hại ngừng sản xuất chủ yếu do thiếu nguyên vật liệu,
mất điện, do chưa cso đơn hàng, do thiên tai, hay do máy móc xảy ra sự cố…
Tuy nhiên trong thời gian ngừng sản xuất vẫn phát sinh các chi phí như tra dầu
vào máy, chi phí phụ cấp ngừng việc, vật liệu phụ, nhiên liệu, bảo trì máy, trích
khấu hao TSCĐ…Khoản chi phí này không nhỏ nếu hạch toán vào kì phát sinh

×