Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.87 KB, 99 trang )

́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN LÊ MAI

ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
THEO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017


́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN LÊ MAI

ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
THEO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Mai


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này của mình, ngoài sự đóng góp của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ cũng như tạo điều kiện tốt nhất từ các cá
nhân, tập thể.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Học người thầy tôi vô cùng biết ơn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thiện luận văn này.
Ngoài ra, cho tôi gửi lời cảm ơn tới BGH Trường TCN nấu ăn và NVKS
Hà Nội, Ban KTNA, Phòng TCHC, Phòng Đào tạo, các phòng ban giáo viên
chuyên môn đã tạo điều kiện cho tôi cả về thời gian cũng như cung cấp các
thông tin, số liệu chính xác, cụ thể giúp cho luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban Giám Hiệu Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Phòng sau đại học, Khoa khoa học Quản
lý, đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy lớp Quản lý Khoa học và công nghệ
K17 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường .
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè cũng như
các bạn học viên lớp Quản lý Khoa học và công nghệ K17 đã cùng tôi hoàn
thành tốt khóa học này.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình là nơi hậu thuẫn cả về vật
chất và tinh thần cho tôi để tôi yên tâm học tập và hoàn thiện bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Lê Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1.

Tên đề tài .....................................................................................................

2.

Lý do nghiên cứu ........................................................................................

3.

Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................

4.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................


5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................

6.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................

7.

Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................

8.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................

9.

Cấu trúc của luận văn: ..............................................................................

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO NGHỀ THEO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA.....
1.1. Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới QG. ......
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................
1.1.2. Đào tạo nghề tại các trường Trung cấp................................................
1.2. Đào tạo nghề và đổi mới. .........................................................................
1.2.1. Đào tạo và đào tạo nghề .......................................................................
1.2.2. Đổi mới đào tạo nghề ............................................................................
1.3. Đào tạo nghề theo mô hình đổi mới quốc gia ..........................................

1.3.1. Đào tạo đa lớp. .....................................................................................
1.3.2. Nhu cầu đào tạo và khả năng đào tạo. .................................................
1.3.3. Chương trình đào tạo ............................................................................
1.3.4. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề .......................................................
1.3.5. Các chính sách bảo đảm đào tạo. .........................................................
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................

1


Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
TRƢỜNG TCN NẤU ĂN VÀ NGHIỆP VỤ KHÁCH SẠN HÀ NỘI ......
2.1.

Hệ thống các trường ĐTN hiện nay ....................................

2.2.

Tổng quan về trường TCN nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường TCN NA & NVKS HN. 34

2.2.2. Ngành nghề và quy mô đào tạo .............................................................
2.3.Thực trạng chương trình đào tạo nghề của trường trung cấp nghề
và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015..................................
2.3.1.Chương trình đào tạo .............................................................................
2.3.2.Công tác tổ chức và quản lý đào tạo .....................................................
2.3.3. Đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên ............................................
2.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ...............................................
2.3.5.Người học ...............................................................................................

2.4. Công tác đào tạo .......................................................................................
2.4.1.Chương trình đào tạo .............................................................................
2.4.2. Đội ngũ cán bộ giáo viên ......................................................................
2.4.3.Phương pháp dạy học ............................................................................
2.4.4.Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ................................................
2.5. Những kết quả trong 3 năm . ....................................................................
2.6. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƢỜNG TCN NẤU ĂN VÀ NVKS HN
THEO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA ...........................
3.1. Cơ hội, thách thức và mục tiêu phát triển của trường Trung cấp nghề nấu
ăn & nghiệp vụ khách sạn Hà Nội ..................................................................
3.1.1. Cơ hội, thách thức đối với nhà trường ..................................................
2


3.1.2. Mục tiêu phát triển của nhà trường đến năm 2020.............................. 62
3.2. Đề xuất một số giải pháp đổi mới chương trình đào tạo nghề tại trường
Trung cấp nghề nấu ăn & nghiệp vụ khách sạn Hà Nội..................................63
3.2.1. Tiếp cận chính sách đổi mới..................................................................63
3.2.2. Nâng cao năng lực đào tạo...................................................................63
3.2.3. Đổi mới quy trình..................................................................................66
3.2.4. Đổi mới công tác tuyển sinh..................................................................69
3.2.5. Đổi mới chương trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện nhà trường,
điều kiện của đất nước, phù hợp với nhu cầu xã hội, đảm bảo tính khoa học
hiện đại, hiệu quả và khả thi...........................................................................71
3.2.6.Một số giải pháp khác............................................................................75
3.3. Khuyến nghị.............................................................................................77
3.3.1.Với Chính Phủ........................................................................................78

3.3.2.Với các cấp, ban, ngành.........................................................................78
3.3.3.Với BGH nhà trường..............................................................................78
Tiểu kết chương 3............................................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................84

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B

TĐT ĐH,CĐ

G

ĐHQG ĐMQG

H

ĐTN GDNN
GD&ĐT HĐH

C
B
C
N
V
C

B
M
A
C
N
H
C
S
D
N
C
S
V
C
C

KTNA LĐNT


Ban
giám
hiệu

Cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo


th
uy
ết,

Th
ực

nh
.

Môn học chung
Nghị quyết trung
ương

Cán bộ
công
nhân
viên

Đại học, cao đẳng

Chế
biến
món ăn

Đào tạo nghề
Giáo dục nghề nghiệp

Trung học phổ thông

Công
nghiệp
hóa


Giáo dục và đào tạo

Tổ chức hành chính

Hiện đại hóa

Tổng cục dạy nghề

Đại học quốc gia
Đổi mới quốc gia

N
Q
T
W
N
V
K
S
N
X
B
P
C
G
K

Nhà xuất bản
Pha chế giải khát


Kỹ thuật nấu ăn

Cơ sở
Lao động nông thôn
dạy
nghề
LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội
THPT
L
T,
TCHC
T
TCDN
H
M
H
C

Nghiệp vụ khách
sạn

4


TCN

Trung cấp nghề

THCS


Trung học cơ sở

TTLĐ

Thị trường lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

5


DANH MỤC BẢNG
Hình 1. Mô hình của hê C̣thống đổi mới theo OECD...................................................... 17
Bảng 2.1. Số lượng CBCNV & GV trong trường...........................................43
Bảng 2.2 Thống kê về thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên................44
Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên phân bố theo trình độ và lứa tuổi......................44
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên của trường . 49

Bảng 2.5. Trình độ sư phạm của giáo viên nhà trường................................................ 50
Bảng 2.6. Trình độ tay nghề của giáo viên thực hành.....................................50
Bảng 2.7. Kết quả học tập của học sinh hệ TCN tại trường............................53
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của giáo viên về chương trình đào tạo hệ TCN của
nhà trường.......................................................................................................54
Bảng 2.9. Kết quả đào tạo của nhà trường phân theo nhóm ngành................54

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tỷ lệ học sinh sau khi ra trường và mức độ đáp
ứng công việc, làm việc đúng chuyên môn.....................................................55

6


MỞ ĐẦU
1.

Tên đề tài

Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới quốc gia.

2. Lý do nghiên cứu
Ngày 18/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1982/QĐTTg về phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam. Cấu trúc của Khung
trình độ quốc gia VN gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; bậc 2- Sơ cấp II;
bậc 3- Sơ cấp III; bậc 4- Trung cấp; bậc 5- Cao đẳng; bậc 6- Đại học; bậc 7Thạc sĩ; bậc 8- Tiến sĩ. Mục đích của khung trình độ quốc gia Việt Nam nhằm
làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương
trình đào tạo cho ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo
đảm chất lượng , nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời thiết
lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các
khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận
lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nguồn
nhân lực.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, xã hội càng phát triển thì vấn đề nguồn
nhân lực càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng
của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong thời kỳ của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nên việc
đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề

then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ kiến thức
chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động.

7


Theo tài liệu của Bộ LĐTB & XH xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào
tạo nghề được hiểu : “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao
động những kiến thức ,kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động
sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội”.
Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất
nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nghề
của nhà trường. Điều quan trọng là làm sao đổi mới chương trình đào tạo
nghề để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng sự phát triển của nền
kinh tế hội nhập đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trường lao động
thâm dụng tri thức khoa học và công nghệ, đồng thời phải hạn chế tối đa các
ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đào tạo
nghề.
Về đại thể, các doanh nghiệp công nông nghiệp có nhu cầu về lao động
có trình độ nghiệp vụ cao, đó là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia và Việt
Nam không nằm ngoài xu thế đó.
Trong bối cảnh hội nhập, việc kết hợp văn hóa ẩm thực dân tộc với ẩm
thực các quốc gia khác được xem như là vấn đề nan giải. Nhu cầu của các nhà
hàng khách sạn về đội ngũ “đầu bếp” rất cao, không chỉ bởi nhu cầu của
khách thập phương mà còn bởi chính sự phát triển của ngành này. Những đòi
hỏi của xã hội đặt ra nhu cầu đổi mới chương trình đào tạo nghề hiện nay. Sự
kết hợp ẩm thực truyền thống và ẩm thực hiện đại tạo nên sản phẩm ẩm thực
mới. Chương trình đào tạo nghề phần nào giúp cho người học hình thành ý

tưởng, kỹ năng nghề, đánh giá và tổ chức thực hiện được các ý tưởng đó đáp
ứng nhu cầu của các nhà hàng, khách sạn với tư cách là các doanh nghiệp, đó
là cách tiếp cận của hệ thống đổi mới quốc gia.
Đổi mới chương trình đào tạo nghề trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí chuẩn
mực theo từng bậc trình độ, giúp cho học viên hình thành ý tưởng, kỹ năng
8


nghề, đánh giá và tổ chức thực hiện được các ý tưởng, đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng lao động.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đổi mới chƣơng trình
đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới quốc gia” nhằm phân tích để
tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và dựa vào khung lý thuyết đó để đề ra
các chính sách bảo đảm cho việc đổi mới đào tạo nghề, và một số giải pháp
khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề , cung cấp nguồn
nhân lực và tri thức về nghề cho ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp
nhà hàng khách sạn .
3. Lịch sử nghiên cứu
3.1. Về đào tạo nghề
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như
Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và đổi
mới chương trình đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp.
Do đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật


mỗi nước có khác nhau nên không chỉ có lĩnh vực đào tạo nghề, mà cả phương

pháp, hình thức, quy mô đào tạo nghề cũng khác nhau, song có điểm chung là
đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
Cho đến ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều bố trí hệ thống giáo

dục kỹ thuật và dạy nghề bên cạnh bậc phổ thông và đào tạo bậc cao đẳng, đại
học. Do sớm có hệ thống đào tạo nghề nên các nước tư bản phát triển đã tích
lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo cũng
như đổi mới chương trình đào tạo nghề liên tục được hoàn thiện để đảm bảo
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống.
Theo nhận xét của T.V Cudrisep, những nghiên cứu trong lĩnh vực dạy
học và giáo dục nghề vào những năm 70 của thế kỷ XX còn mang tính từng
mặt, một chiều nên chưa giải quyết được một cách triệt để vấn đề chuẩn bị
9


cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống và lao động. Quá trình hình thành nghề lúc
đó được chia làm 4 giai đoạn tách rời nhau đó là: giai đoạn nảy sinh dự định
nghề và bước vào học các trường nghề; giai đoạn học sinh lĩnh hội có tính
chất tái tạo những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; giai đoạn thích ứng nghề và
cuối cùng là giai đoạn hiện thực hóa từng phần hoạt động nghề. Quan niệm
trên theo T.V Cudrisep đã tạo ra những khó khăn rất lớn trong quá trình học
và dạy nghề. Để khắc phục những khó khăn hạn chế trên cần thiết phải có
nhận thức lại, theo tác giả sự hình thành nghề của thế hệ trẻ trong điều kiện
của giáo dục và dạy học là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất. Quá
trình hình thành nghề trải qua bốn giai đoạn nhưng chúng có sự gắn bó mật
thiết với nhau. Quan điểm này của tác giả đã tạo nên nhận thức mới về sự
hình thành nghề, là cơ sở khoa học để xây dựng mô hình đổi mới chương
trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.


Việt Nam những vấn đề về đào tạo nghề cũng được quan tâm ngay từ

cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Khi đó một số các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động như Đặng Danh Ánh,

Nguyễn Ngọc Đường,…đã chủ động nghiên cứu những khía cạnh khác nhau
về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề. Tuy nhiên sau đó những nghiên
cứu về lĩnh vực đào tạo nghề bị lắng xuống ít được chú trọng. Chỉ đến những
năm gần đây, vấn đề đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm nghiên cứu trở lại
thông qua những đề tài luận văn thạc sĩ. Những nghiên cứu này đã ít nhiều
khái quát hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và đề xuất những biện
pháp đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới quốc
gia nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình đào tạo nghề.
Trong luận văn “Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo tại trường
cao đẳng công nghệ cơ khí ” - Tác giả Nguyễn Duy Phấn chủ yếu tập trung
vào nội dung: xây dựng phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu
10


của thị trường lao động. Theo đó, chương trình đào tạo nghề phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố: Chất lượng đầu vào (bản thân người học nghề), chương trình
đào tạo, hệ thống trang thiết bị thực hành nghề, định hướng nghề
nghiệp….Quá trình đào tạo nghề: gồm mục tiêu, nội dung, chương trình đào
tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, cán bộ quản lý đào tạo, cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, tài chính. Học sinh tốt nghiệp: năng lực và phẩm
chất sau đào tạo, sức khoẻ đáp ứng nghề nghiệp, kỹ năng nghề, đánh giá và tổ
chức thực hiện được các ý tưởng về nghề. Tham gia thị trường lao động: trình
độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tính
sáng tạo và thích nghi môi trường làm việc.
3.2. Các nghiên cứu về tiếp cận hệ thống đổi mới.

Đào Thanh Trường và cộng sự trong cuốn “Hệ thống khoa học công nghệ
và đổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” đã đề cập tổng thể từ
cách tiếp cận đổi mới, hệ thống đổi mới ở cấp vĩ mô ( quốc gia ) đến cấp
ngành và vi mô- cấp tổ chức ( doanh nghiệp và các trường đại học ). Tác giả

đã phân tích vai trò của các thành phần tạo hệ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp
– trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó nhấn mạnh vai trò của
các viện/ trường đại học với tư cách là các tác nhân tạo ra nguồn nhân lực và
các dự trữ công nghệ - sản phẩm trung gian cho đổi mới.
Trần Ngọc Ca (2012) trong cuốn “Hướng tới một hệ thống đổi mới trong
lĩnh vực nông nghiệp” đã xem xét hệ thống đổi mới ở cấp ngành sản phẩm.
Bên cạnh đó, các tác giả nhận diện các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp
phải, đồng thời đưa ra một số giải pháp trên cơ sở các nguyên lý của Edquist (
2005): thực hiện nghiên cứu và triển khai, xây dựng năng lực qua đào tạo,
giáo dục, chuyên gia công nghệ, hình thành thị trường sản phẩm mới. Vai trò
của các tác nhân đổi mới ngoại sinh ( môi trường đổi mới ) đối với việc tăng
cường năng lực và nhịp độ đổi mới của sản phẩm. Cần nhấn mạnh rằng vai trò
11


của giáo dục,đào tạo được phân tích khá kỹ với tư cách là yếu tố tác động
mạnh cho đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguyễn Văn Hưng với đề tài “Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành
và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam (2013)” đã một lần nữa
làm rõ cấu trúc của hệ thống đổi mới quốc gia, kinh nghiệm của một nhà nước
trong việc hình thành hệ thống này, vai trò của các thành phần trong hệ thống,
tác giả đã chỉ rõ điều kiện và tiến trình hình thành hệ thống đổi mới quốc gia
trong đó vai trò của nhà nước chuyển từ chỉ huy sang hỗ trợ (suporting) và
điều hòa phối hợp (coordinating).
Luận văn thạc sĩ Phạm Quý Đức (2014) về ứng dụng hệ thống đổi mới
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp
Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC ) đã đề cập tới việc vận dụng
tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia để tăng cường dịch vụ khách hàng, đổi
mới tổ chức trong đó hình thành vườn ươm công nghệ với tư cách là cơ sở hạ
tầng cho đổi mới. Đây là công trình khá liên quan với đề tài luận văn, nhưng

khác về lĩnh vực nghiên cứu.
Về cơ bản, các công trình nêu trên đã đề cập tới bản chất của đào tạo
nghề, đặc trưng của hệ thống đổi mới quốc gia, song chưa làm rõ mối quan hệ
giữa hệ thống đổi mới với đào tạo nghề - với tư cách là thành phần tạo hệ của
hệ thống cũng như ứng dụng tiếp cận này để tăng cường năng lực hỗ trợ đổi
mới doanh nghiệp - đó là các nhà hàng khách sạn. Đề tài của luận văn sẽ góp
phần nghiên cứu vấn đề này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp đổi mới chương trình đào
tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi mới quốc gia.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

12


-

Phân tích cơ sở lý luận về đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô

hình hệ thống đổi mới quốc gia.
-

Phân tích thực trạng về chương trình đào tạo nghề.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:

Chương trình đào tạo nghề và đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô
hình hệ thống đổi mới quốc gia .
5.2. Phạm vi nghiên cứu:


Về nội dung, luận văn tập trung làm rõ những nội dung như sau:
Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề nấu
ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội
Tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề tại trường.
Chương trình đào tạo nghề ( trong đó đề cập đến chương trình đào tạo
nghề chịu sự tác động của các chính sách, quá trình hoạt động và sản phẩm
đầu ra chính là chất lượng và kỹ năng nghề của học viên đáp ứng nhu cầu
công việc thực tế như thế nào).
Về thời gian: Từ năm 2013 đến 2015.
Về không gian: Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn
Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi chủ đạo của đề tài (Leading question): Giải pháp nào để
đổi mới chương trình đào tạo nghề theo hướng hệ thống đổi mới?
6.2. Các câu hỏi cụ thể (Sub-questions):
-

Cơ sở lý luận nào để đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô hình

hệ thống đổi mới quốc gia?
-

Thực trạng đào tạo nghề hiện nay như thế nào?

13


7.Giả thuyết nghiên cứu
Đây chính là Luận điểm cần chứng minh của đề tài, bao gồm:

7.1.Giả thuyết chủ đạo:
Giải pháp đổi mới chương trình đào tạo nghề dựa trên những nét đặc thù
của nhà trường theo tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo nghề ở trường TCN Nấu ăn & Nghiệp vụ khách sạn HN.
7.2. Giả thuyết phụ:
“Đổi mới chương trình đào tạo nghề” trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí
chuẩn mực theo từng bậc trình độ, giúp cho người học hình thành ý tưởng, kỹ
năng nghề, đánh giá và tổ chức thực hiện được các ý tưởng, đáp ứng nhu cầu
của người sử dụng lao động.
Qua nghiên cứu về mô hình hệ thống đổi mới quốc gia, tìm hiểu thực
trạng công tác đào tạo nghề tại Trường TCNNA & NVKS HN, tìm ra nguyên
nhân của những hạn chế (cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo
viên, STEP…) và dựa vào khung lý thuyết đó để đề ra các chính sách bảo
đảm cho việc đổi mới chương trình đào tạo nghề.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài này sử dụng một số phương pháp như sau:
8.1. Tiếp cận hệ thống:
Tiếp cận lý thuyết: tiếp cận quản lý, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận xã hội
học, tiếp cận toán học.
Tiếp cận phương pháp: tiếp cận nội quan và ngoại quan, tiếp cận quan
sát, tiếp cận cá biệt, so sánh, dung trong phân tích chủ quan, khách quan, thực
trạng nghiên cứu và giảng dạy tại trường TCN NA & NVKSHN, cũng như
trong so sánh tương quan giữa các trường dạy nghề.
8.2. Phương pháp thu thập tài liệu: nguồn tài liệu được thu thập từ các
báo cáo tổng kết năm học của phòng đào tạo, phòng Tổ chức hành chính nhà
14



trường. Ngoài ra, các thông tin từ sách, báo, tạp chí cũng như các thông tin
trên trang mạng cũng được tác giả tham khảo, trích dẫn.
Phương pháp thống kê: chủ yếu là thống kê so sánh để đánh giá ưu và
nhược điểm của từng nội dung trong hoạt động đào tạo.
Phương pháp xử lý và phân tích: Phân tích các chỉ tiêu và so sánh các kết
quả đạt được để đưa ra nhận định, đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi ( phần phụ lục ): Đối
tượng được điều tra bao gồm có các giáo viên hiện đang giảng dạy tại trường (
34 phiếu trong đó 14 phiếu đánh giá học viên sau khi hoàn thành
xong chương trình đào tạo tại trường và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp
thì trình độ tay nghề, tính sáng tạo trong công việc, hiểu biết xã hội, khả năng
giao tiếp, ý thức kỷ luật ở mức đánh giá đạt yêu cầu; còn 20 phiếu đánh giá
chưa đạt yêu cầu ).
Điều tra về hiệu quả của việc đổi mới chương trình đào tạo nghề với 20
bếp trưởng của các nhà hàng khách sạn hiện đang sử dụng các học sinh của
nhà trường, trong số đó có đến 2/3 các bếp trưởng nguyên là học sinh cũ của
trường. Với 20 phiếu điều tra thì có 8 phiếu đánh giá học viên ở mức độ đạt
yêu cầu về trình độ tay nghề và tính sáng tạo trong công việc, 12 phiếu đánh
giá học viên không đạt các yêu cầu đó.
Đối tượng hết sức quan trọng liên quan trực tiếp tới chất lượng chương
trình đào tạo đó chính là học viên ( 256 phiếu ), tuy nhiên cũng đã một phần
nào phản ánh được khá rõ về chất lượng chương trình đào tạo cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo và năng lực cũng như kỹ năng tay
nghề của học sinh sau khi được đào tạo tại trường. Đa phần các ý kiến đều
cho rằng chương trình đào tạo nghề nên chú trọng về các môn học thực hành
nghề là chủ yếu.

15



Sở dĩ tác giả lựa chọn đối tượng điều tra là giáo viên và các bếp trưởng là
do họ chính là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người học, họ
thấu hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như nắm rõ những bất cập mà người học
phản hồi. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên thực hành. Họ sẽ có những nhìn nhận
và đánh giá một cách chuẩn xác, khách quan, đảm bảo tính trung thực của
phiếu điều tra. Bên cạnh đó đội ngũ các bếp trưởng chính là những người sử
dụng lao động và họ đánh giá chính xác nhất năng lực, tay nghề cũng như đạo
đức nghề nghiệp của học sinh sau khi ra trường đặc biệt những gì các em
được đào tạo khi còn học tại trường có sát thực với nhu cầu hết sức khắt khe
của thị trường hiện tại hay không. Những kiến thức các em được nhà trường
trang bị là những kiến thức căn bản, mang tính chất nền tảng và nặng về lý
thuyết, thiếu đi sự vận dụng thực tế, vì vậy so với tay nghề của học sinh học
nghề của các nước trong cùng khu vực thì học sinh của chúng ta còn thiếu đi
nhiều kĩ năng.
9.Cấu trúc của luận văn:
-

Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận về đổi mới chương trình đào tạo nghề theo mô
hình hệ thống đổi mới quốc gia.
Chương 2. Thực trạng chương trình đào tạo nghề tại Trường Trung cấp
nghề nấu ăn & nghiệp vụ khách sạn HN.
Chương 3. Đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới chương trình đào nghề tại
Trường TCN Nấu ăn & nghiệp vụ khách sạn HN theo mô hình hệ thống đổi
mới quốc gia.
-

Kết luận


-

Khuyến nghị

16


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGHỀ THEO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA 1.1. Đổi mới
chƣơng trình đào tạo nghề theo mô hình hệ thống đổi

mới QG.
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1.Khái niệm về “Đổi mới”

Đổi mới đươcC̣ xem làhoaṭđôngC̣ trong quátrinh̀ taọ ra sản phẩm /dịch vụ
thâm dungC̣ tri th ức đươcC̣ thị trường/người sử dungC̣ chấp nhâṇ và đ ảm bảo đáp
ứng các điều kiện phát triển bền vững.
Thuâṭngữđổi mới cóxuất xứ gốc từ tiếng La tinh

novatio với nghiã là

quá trình đổi mới . Trong tiếng Anh , tính động từ innovating xem đổi m ới là
môṭhoaṭđôngC̣ của các tác nhân đổi mới . Măṭkhác, đổi mới không chỉlàhoaṭ
đôngC̣ trong quátrinh̀ taọ ra môṭkết quảmàchinh́ kết quảcũng đươcC̣ xem là
đổi mới – sản phảm/dịch vụ mới.
Theo phổhoaṭđôngC̣, đổi mới đươcC̣ xem như môṭtâpC̣ hơpC̣ toàn bô C̣các giai
đoaṇ trong tiến trinh̀ taọ ra sản phẩm cuối cùng , bắt đầu từ nghiên cứu khoa
học. Cũng có ý kiến của một số học giả cho rằng , đổi mới cóthể/chỉ nên bắt

đầu tư khâu nắm vưng san xuất, phổdungC̣ công nghê C̣mơi hoăcC̣ san phẩm mơi.
̀

Đổi mới là nhu cầu khách quan để phát triển kinh tế
cảnh hội nhập thị trường và vì vậy được phân biệt theo mức độ tác động của
nó tới môi trườn g kinh tế, công nghê C̣của xa ̃hôị. Freeman (1987) đa ̃chia đổi
mới thành 4 loại: Đổi mới tiệm tiến (incremental innovation), đổi mới căn bản
(radical innovation ), hê C̣ thống công nghê C̣ mới (new techonology systems ),
thay đổi chủthuyết ki nh tế – kỹ nghệ (change of techno-economic
paradigms).
1.1.1.2. Khái niệm về “ Hệ thống đổi mới Quốc gia”

Hệ thống đổi mới quốc gia theo nghĩa rộng là một quá trình tích lũy liên
tục những đổi mới, cải tiến cơ bản, hấp thụ, sử dụng vàph ổ dụng đổi mới. Xét
theo khía cạnh điều tiết khuyết tật của thị trường , nó là công cụ của Nhà
17


nươc đểkhoa lấp nhưng khoang trống công nghê C̣đoi hoi đầu tư lơn
́

cần co sư C̣điều hoa phối hơpC̣ cua Nha nươc.

̉

́

Khái niệm "Hệ thống Đổi mới Quốc gia" lần đầu tiên được Nelson,
Freeman và Lundvall đưa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực
hiện các chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ. Bảng dưới đây tổng

hơpC̣ đinḥ nghiã của một số học giả chính.
Hê C̣thống đổi mới là hệ thống có mục tiêu cao nhất là tạo ra các đổi mới ,
có các thành phần tạo hệ cơ bản gồm 3 phân hê :C̣ phân hê đC̣ ảm bảo , phân hê C̣
quản lý và phân hệ tạo ra sản phẩm đổi mớ i kểcảcác kết quảR &D, các dự
trữcông nghê.C̣

Môi trương văn hoa – xã hội
̀

Các đòn bẩy khuyến khích
Doanh nghiÖp

Các hướng dẫn, đảm bảo

Cơ sởha C̣tầng KH&CN
Hình 1. Mô hình của hệ thống đổi mới theo OECD
Nguồn: Tập bài giảng quản lý đổi mới, Nguyễn Văn Học (2013), Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

18


Hê C̣thống đổi mới không thểhoaṭđôngC̣ nếu thiếu yếu tốmôi trường (tác
nhân hỗtrơ hC̣ oăcC̣ can chơ ) hoạt động đổi mới . Đo la nhưng tac nhân xa hôị
̉
(Social), công nghê C̣
(Political), viết tắt làSTEP.
Chức năng của các phân hê C̣trong Hệ thống đổi mới quốc gia:
Chức năng chính của Chính phủ
-


Dự báo phát triển, đánh giá các xu hướng công nghệ, xác lập các ưu tiên

phát triển làm cơ sở cho việc hoạch đinḥ chinh́ sách đổi mới;
- Hoạch định các chính sách và đi ều phối các hoạt đôngC̣ các ngành liên
quan (chính sách kinh t ế thương mại, KH&CN, giáo dục, y tế, môi trường,
quốc phòng….);
- Giám sát, kiểm tra viêcC̣ thưcC̣ hiêṇ các chính sách,các kế hoạch liên quan trên;
-

Dùng sức mua của Chính phủ để khuyến khích sản xuất, cung cấp dịch vụ;

-

Tôn vinh vàcổsúy cho hoaṭđôngC̣ đổi mới vàcon người đổi mới.

-

Hình thành các tổ chức tài chính, ngân hàng, các quỹ mạo hiểm, quỹ phi

ngân hàng đểtài trơ C̣cho hoaṭdôngC̣ đổi mới
-

Phân bổ các nguồn lực, ngân sách cho các ngành KH&CN, các hoạt

động theo thứ tự ưu tiên;
- Quản lý các hệ thống tài chính phù hợp cho việc thực hiện các chức
năng khác của hệ thống;
-


Thiết lập các chương trình khuyến khích nhằm thúc đẩy đổi mới và các

hoạt động KH&CN khác;
-

Thiết lập, vận hành, duy trì chính sách hoạt động thông tin, các cơ sở

thiết bị KH&KT dùng chung;
-

Thiết lập hệ thống đo lường, tiêu chuẩn và kiểm định quốc gia;

-

Thiết lập hệ thống quốc gia nhận dạng và bảo vệ sở hữu trí tuệ;
19


-

Thiết lập hệ thống quốc gia đảm bảo an ninh, y tế và môi trường;

Chức năng của các tổchức thuôcc̣ cơ sởhạtầng KH&CN
- Xây dưngC̣ hê C̣thống các vườn ươm doanh nghiêpC̣

, công nghê C̣, các

science park, khu công nghê C̣cao , các tổ chứ c KH&CN manḥ , các phòng thí
nghiêṃ thếhê C̣mới dùng chung cho các hoaṭđôngC̣ đổi mới;
-


Thực hiện các chương trình KH&CN, gồm tất cả các loại nghiên cứu và

phát triển công nghệ, tạo dự trữ công nghệ và đáp ứng nhu cầu của công nghê.C̣
- ThưcC̣ hiêṇ chương trình đào t ạo đổi mới đa lớp vềbâcC̣ hocC̣ , vềcơ cấu
nghiêpC̣ vu C̣( có ý tưởng đổi mới, hình thành dự án đổi mới , đánh giádư C̣án đổi
mới, thưcC̣ hiêṇ dư C̣án đổi mới…);
-

ThưcC̣ hiêṇ các dịch vụ KH&CN;

Thiết lập các hinh̀ thức liên k ết với doanh ngh iệp – trung tâm của hoaṭ
đôngC̣ đổi mới;
- Liên kết quốc tế vềKH&CN.
-

Vai trò của các tác nhân trong hệ thống đổi mới quốc gia, đặc biệt chú ý
đến các chương trình đào tạo, trong đó có chương trình đào tạo nghề.
Vai trò trung tâm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp là nơi tạo ra sản phẩm
đổi mới với tư cách là sản phẩm thâm dụng trí thức được thị trường chấp
nhận, có sức cạnh tranh đối với thị trường, đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp là nơi đặt ra nhu cầu cho các thành phần khác trong hệ
thống, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của các phân hệ này. Doanh nghiệp là
đối tượng phục vụ của các thành phần khác, trong đào tạo nghề nấu ăn thì
doanh nghiệp là các nhà hàng, khách sạn, khu vực nghỉ dưỡng…
1.1.1.3. Khái niệm về đào tạo nghề

Theo tài liệu của Bộ Lao động thương binh và xã hội xuất bản năm 2002
thì “đào tạo nghề là một hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những


20


×