Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.38 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI NAM HẢI

HÌNH THÀNH TRUNG TÂM KẾT NỐI DOANH
NGHIỆP NHẰM XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI
HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quản lý Khoa Học và Công Nghệ

Hà Nội-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI NAM HẢI

HÌNH THÀNH TRUNG TÂM KẾT NỐI DOANH
NGHIỆP NHẰM XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI
HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quản lý Khoa Học và Công Nghệ
Mã số: 834041201



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Thạch

Hà Nội-2019


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Hình thành trung tâm kết
nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu (Nghiên
cứu trường hợp kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp)”, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu viết luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo trƣờng đại
học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Mai Nam Hải



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 8
5. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 8
6. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 8
8. Kết cấu luận văn.................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC – SẢN XUẤT – DỊCH VỤ NHẰM THƢƠNG MẠI HÓA KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 10
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài....................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm cơ chế, chính sách........................................................................ 10
1.1.2. Liên kết giữa nghiên cứu – sản xuất – dich vụ.............................................. 11
1.1.3. Kết nối giữa nhà Khoa học và Doanh nghiệp................................................ 16
1.1.4. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu............................................................. 18
1.1.5. Nghiên cứu và triển khai............................................................................... 20
1.1.6. Chuyển giao công nghệ................................................................................. 21
1.2. Mô hình liên kết 4 nhà...................................................................................... 22
1.3. Vai trò của trung tâm kết nối nhằm thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.........25
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA NHÀ KHOA HỌC NHÀ
NÔNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NHẰM
HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......30



2.1. Khái quát và mối liên kết giữa nhà nghiên cứu khoa học – sản xuất – dịch vụ
trong lĩnh vực nông nghiệp..................................................................................... 30
2.1.1. Tình hình nghiên cứu..................................................................................... 30
2.1.2. Mốt số kết quả nghiên cứu............................................................................ 32
2.1.3. Cơ chế, chính sách ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp............................................................................................... 37
2.1.4. Một số kết quả, sản phẩm nghiên cứu nổi bật đã đƣợc thƣơng mại hóa và áp
dụng trong thực tiễn................................................................................................ 38
2.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng mối liên kết giữa nhà khoa học – nhà nông –
nhà doanh nghiệp.................................................................................................... 50
2.2.1. Thực trạng mối liên kết giữa nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp..................................................................................... 50
2.2.2. Đánh giá thực trạng mối liên kết giữa nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.......................................................................... 62
Tiều kết chƣơng 2................................................................................................... 67
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH TRUNG TÂM LIÊN KẾT DOANH
NGHIỆP NHẰM XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP................................................................... 68
3.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp............................................................................... 68
3.1.1. Căn cứ pháp lý: luật lệ, chủ trƣơng, chính sách về “tam nông”: nông nghiệp,
nông dân, nông thôn................................................................................................ 68
3.1.2. Điều kiện thể chế: vai trò nhà nƣớc là “bà đỡ” cho sự hình thành mô hình liên
kết........................................................................................................................... 69
3.1.3. Nhu cầu của mối liên kết ba nhà: Nhà Khoa học - Nhà Nông - Nhà Doanh
nghiệp...................................................................................................................... 71
3.1.4. Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa nông nghiệp
72
3.2. Giải pháp hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thƣơng mại

hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp................................................ 77



3.2.1. Xây dựng đề án thành lập trung tâm kết nối doanh nghiệp............................77
3.2.2. Xây dựng mô hình trung tâm và cơ chế vận hành gồm:................................79
3.2.3. Các nguồn lực để vận hành trung tâm........................................................... 84
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 87
1. Kết luận............................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị........................................................................................................ 87
2.1. Đối với cấp Bộ, cấp tỉnh................................................................................... 87
2.2. Đối với cấp Sở, ngành/ huyện thành phố.......................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 89


Business
incubator
DN
DNVVN
GCR

ILO

IPP

KH&CN
NC&TK
NKH
OTC

OTD


OTL

PoC



R&D

SHTT
TCTG
TTO

VAST


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong 5 năm trở lại đây, công tác phát triển hệ thống các tổ chức trung gian
của thị trƣờng KH&CN đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với vai trò trung tâm của công nghệ số đặt ra cho
chúng ta nhiều câu hỏi về phát triển các tổ chức trung gian và thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu bằng siêu kết nối thông minh.
Để góp phần phát triển thị trƣờng KH&CN, tạo môi trƣờng thuận lợi cho
các thành phần tham gia thị trƣờng, các hoạt động xúc tiến phát triển thị trƣờng
KH&CN để thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ, về cơ
bản môi trƣờng pháp lý cho thị trƣờng KH&CN đã đầy đủ nhƣng chƣa thực sự
hoàn thiện xuất phát từ một số nguyên nhân nhƣ: Một số chủ trƣơng, chính sách,
biện pháp thúc đẩy thƣơng mại hóa công nghệ, hỗ trợ phát triển các tổ chức trung
gian của thị trƣờng công nghệ đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung vì vậy cần

thêm thời gian để có thể phát huy hiệu quả trên thực tế; Sự kết nối giữa các Viện
nghiên cứu, trƣờng đại học, doanh nghiệp KH&CN với các doanh nghiệp sản xuất,
phân phối, thƣơng mại còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ và vừa không có tiềm lực về nhân lực, vốn, trình độ quản lý, năng lực
nghiên cứu… dẫn đến tình trạng đầu tƣ ứng dụng và phát triển KH&CN trong sản
xuất hạn chế; Thiếu các tổ chức trung gian đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết
nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến
công nghệ, tài sản trí tuệ. Các Sàn giao dịch công nghệ hoạt động chƣa thực sự hiệu
quả, chƣa khẳng định đƣợc vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp công nghệ
trong nƣớc và quốc tế.
Công nghệ có thể chuyển giao trực tiếp từ bên cung sang bên cầu mà không
cần có sự can thiệp của tổ chức trung gian. Tuy nhiên sẽ rất rủi ro cho cả bên cung
và cầu công nghệ nếu giao dịch không có bên thứ ba đảm bảo. Với vai trò của tổ
chức trung gian là sử dụng uy tín của bên thứ ba để hỗ trợ tạo thuận lợi và đảm bảo

1


cho giao dịch công nghệ hoặc tài sản trí tuệ một cách công khai minh bạch, khách
quan. Đồng thời, tổ chức trung gian còn có những chức năng khác nhƣ: hỗ trợ định
giá công nghệ, tƣ vấn kỹ thuật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên cung và cầu công
nghệ.
Thực tế cho thấy, tổ chức trung gian góp phần tăng tỉ trọng giao dịch công
nghệ của quốc gia, tạo môi trƣờng hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực KH&CN quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, góp
phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức
tham gia thị trƣờng công nghệ. Một lợi ích khác của tổ chức trung gian là giúp cho
cơ quan quản lý nắm bắt đƣợc các số liệu và giao dịch công nghệ qua sàn, kiểm
soát, chọn lọc đƣợc công nghệ tốt, loại bỏ các công nghệ lạc hậu không có lợi.
Cũng thông qua số liệu của tổ chức trung gian, có thể đánh giá đƣợc xu thế của

công nghệ để từ đó có định hƣớng cho nghiên cứu và phát triển sản xuất.
Với ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển trung gian trên
đang tạo nên những cơ hội để các nhà đầu tƣ tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên
cứu có tiềm năng thƣơng mại hóa trên nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực
nông nghiệp nói riêng để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội.
Việc nghiên cứu việc kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp nhằm xúc tiến
thƣơng mại hóa nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó phát hiện
ra hạn chế, tồn tại, bất cập để từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp đổi
mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý, tổ chức trung gian,
trung tâm xúc tiến thƣơng mại là hết sức cần thiết nhằm thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu. Từ những vấn đề cấp thiết nên trên tác giả chọn đề tài: “Hình thành
trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu (Nghiên cứu trƣờng hợp kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp)”
làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu khoa học và

2


luận văn thạc sĩ về vấn đề thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, tiêu biểu nhƣ:
2.1. Nghiên cứu ở trong nước
- Vũ Thùy Liên (2008), “Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức

NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành
dược)”, Luận văn ThS. Chính sách khoa học và công nghệ -- Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Đề tài đã tổng quan cơ sở lý
luận về đổi mới, doanh nghiệp SPIN-OFF: các khái niệm cơ bản, mối quan hệ giữa
nghiên cứu & triển khai (NC&TK), hoạt động đổi mới công nghệ, vai trò của NC&TK

và hoạt động đổi mới, chính sách đổi mới, hệ thống đổi mới và cơ sở hạ tầng của hệ
thống đổi mới. Nghiên cứu thực trạng hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của
các doanh nghiệp SPIN-OFF trong các tổ chức NC&TK ở Việt Nam nói chung và ở
ngành Dƣợc nói riêng. Nêu bật vai trò của các doanh nghiệp này trong việc trực tiếp
thúc đẩy quá trình thƣơng mại hóa kết quả NC&TK cũng nhƣ giới thiệu các yếu tố ảnh
hƣởng chủ yếu đến việc thành lập hoạt động và các doanh nghiệp SPIN-OFF ở Việt
Nam. Đề xuất một số giải pháp nhƣ: lựa chọn ƣu tiên – các lĩnh vực khuyến khích
thành lập, nhóm các giải pháp đảm bảo thành lập doanh nghiệp SPIN-OFF (nâng cao
năng lực NC&TK và chất lƣợng sản phẩm NC&TK của các tổ chức NC&TK theo
hƣớng đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động, đáp ứng mục tiêu của chính sách đổi mới;
nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức NC&TK trong tổ chức hoạt
động sử dụng và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; tăng cƣờng sự gắn kết
giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp

SPIN-OFF trên cơ sở giải quyết thỏa đáng quyền sở hữu trí tuệ và tài sản, cũng nhƣ
cán bộ khoa học và công nghệ) nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả NC&TK
trong các Viện NC&TK.
- Nguyễn Thị Kha (2014), “Chính sách đổi mới thúc đẩy thương mại hóa kết

quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp”. Luận văn ThS Quản lý khoa
học và công nghệ -- Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc
gia Hà Nội. [3]

3


- Phạm Nguyệt Minh (2015), “Nhận diện rào cản trong hoạt động thương

mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. [7]
- Lê Thị Hải Yến (2015), “Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương

mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp”.
Luận văn ThS. Chính sách khoa học và công nghệ -- Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. [1]
- Ba “lỗ hổng” trong thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu, tại diễn đàn "Kết

nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp" của Viện Hàn lâm khoa
học và công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức cuối năm 2018. Tại diễn đàn đã có
nhiều diễn giả là ngƣời quản lý khoa học, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp chỉ rõ
những điểm còn yếu và những giải pháp cụ thể để phát triển thị trƣờng KH&CN
theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
- Trong diễn đàn "Làm thế nào để thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu",

anh Lê Vũ Hồng Nhật, làm việc tại công ty về công nghệ ở Hà Nội đƣa ra một vài yếu
tố quyết định đến sự thành bại của việc thƣơng mại hóa nghiên cứu khoa học, trong đó
anh nhấn mạnh đến kiểm soát rủi ro, một yếu tố mang tính chất quyết định.
- Bài học thƣơng mại hóa nghiên cứu của Đại học Stanford. Tiến sĩ Phan

Toàn Thắng, thuộc Bộ Môn Ngoại, Đại học Y Khoa Yong Loo Lin, thuộc Đại học
Quốc gia Singapore trong diễn đàn "Làm thế nào để thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu khoa học" đƣa ra một mô hình thực hiện thƣơng mại hóa thành công ở một
trƣờng Đại học ở Mỹ.
PGS.TS Trần Văn Hải với một số nghiên cứu nhƣ
- Sách

Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ (chủ biên), Nxb Thế giới,
2016. [8]


4


- Chương sách

“Bảo hộ sở hữu trí tuệ, một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát
triển của khoa học và công nghệ”, trong Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2004, tr. 32-38. [9]
“Một số vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế”, trong Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
- kinh nghiệm trong nước và quốc tế (viết chung), Nxb bản Thế giới, Hà Nội 2005,

tr.241-258. [10]
- Bài báo

“Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
ở Việt Nam trong”, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, số 31-7/2008,

ISSN 1859-0764, tr. 24-31.
“Bàn về thuật ngữ “Bản quyền công nghệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số
601, tháng 6/2009, ISSN 1859-4794, tr.41-44.
“Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu quả kinh tế của hợp đồng
chuyển giao công nghệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 612, 5/2010, ISSN 18594794, tr. 17-20.
“Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu - Tiếp cận từ quyền sở hữu trí tuệ”,
Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 4/2011 (623), ISSN 1859-4794, tr. 36-40.
- Đề tài KH&CN các cấp

Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của
Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp

cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đề tài Nghị định thƣ hợp tác với
Australia, đề tài cấp Nhà nƣớc, 2014-2016. [16]
2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài

5


- Darrell M. West (2012), “Improving University Technology Transfer and

Commercialization”. [18] Trong bài báo này, Darrell West kiểm tra ROI thấp và cho
rằng một phần của vấn đề là sự tập trung vào các bằng sáng chế, giấy phép và các
công ty khởi nghiệp chú trọng quá nhiều vào kết quả đầu ra trái ngƣợc với kết quả.
Các chỉ số này thể hiện các biện pháp ủy nhiệm để đƣa nguyên liệu vào thị trƣờng
trái ngƣợc với việc liệu các ý tƣởng nghiên cứu cụ thể có thực sự có tác động và
thành công trên thị trƣờng hay không. Nếu bằng sáng chế đƣợc trao, giấy phép
đƣợc cấp hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp đƣợc thành lập, nó không đảm bảo rằng
sản phẩm đƣợc sử dụng hoặc tạo doanh thu.
- OECD Publication (2013) "Commercialising Public Research: New Trends

and Strategies". [20] Báo cáo này mô tả các xu hƣớng gần đây trong chính sách của
chính phủ và trƣờng đại học để tăng cƣờng chuyển giao và khai thác nghiên cứu
công cộng và đánh giá các hoạt động cấp bằng sáng chế và cấp phép của các PRI và
trƣờng đại học ở một số quốc gia và khu vực của OECD, bao gồm EU, Úc, Canada
và Mỹ. Cuối cùng, nó cũng giới thiệu, dựa trên nghiên cứu trƣờng hợp của các tổ
chức hàng đầu ở Phần Lan (Trung tâm khởi nghiệp Aalto), Đức (Viện Fraunhofer),
Cộng hòa Séc (Văn phòng chuyển giao công nghệ của Đại học kỹ thuật Séc), Nhật
Bản (đổi mới mở trong các công ty), Nhật Bản Hoa Kỳ (Viện Y tế Quốc gia) một số
thực tiễn tốt để tăng số lƣợng công bố sáng chế đại học, đẩy nhanh hợp đồng cấp
phép và thúc đẩy thực tiễn đổi mới mở hơn giữa các trƣờng đại học và công ty.
- Wendy H.Schacht (2012), “Đạo luật Bayh-Dole: Các vấn đề được lựa chọn


trong Bằng sáng chế và chính sách và Thương mại hóa Công nghệ” [21]. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng tài trợ nghiên cứu chiếm khoảng một phần tƣ về các chi phí liên quan
đến việc đƣa một sản phẩm mới ra thị trƣờng. Sở hữu bằng sáng chế đƣợc coi là một
cách để khuyến khích đầu tƣ bổ sung và thƣờng xuyên cần thiết để tạo ra hàng hóa
mới và dịch vụ trong khu vực tƣ nhân. Trong một môi trƣờng học thuật, việc sở hữu
danh hiệu cho các phát minh là dự kiến sẽ cung cấp động lực cho các trƣờng đại học
cấp phép công nghệ cho các công ty cho thƣơng mại hóa trong kỳ vọng thanh toán tiền
bản quyền. Đạo luật Bayh-Dole đã đƣợc coi là đặc biệt thành

6


công trong việc đáp ứng các mục tiêu của nó. Tuy nhiên, trong khi luật pháp cung
cấp một khuôn khổ chung để thúc đẩy việc sử dụng kết quả mở rộng về nghiên cứu
và phát triển đƣợc liên bang tài trợ, các câu hỏi đã đƣợc đặt ra về tính thỏa đáng
của sắp xếp hiện tại. Hầu hết đều đồng ý rằng hợp tác chặt chẽ hơn giữa ngành công
nghiệp, chính phủ và Học viện có thể gia tăng các nguồn tài trợ (cả trong khu vực
tƣ nhân và công cộng), tăng chuyển giao công nghệ, kích thích nhiều sự đổi mới
(ngoài sáng chế), dẫn đến các sản phẩm mới và quy trình, và mở rộng thị trƣờng.
Tuy nhiên, những ngƣời khác chỉ ra rằng sự hợp tác có thể cung cấp tăng cơ hội
cho xung đột lợi ích, chuyển hƣớng nghiên cứu, ít cởi mở hơn trong việc chia sẻ về
khám phá khoa học, và nhấn mạnh hơn vào ứng dụng hơn là nghiên cứu cơ bản.
Các công trình nêu trên đều đƣa ra rất nhiều luận điểm lý thuyết về đề mô
hình liên kết, mối quan hệ nhà khoa học với doanh nghiệp thông qua trung gian liên
quan đến nội dung đề tài tác giả đã lựa chọn, tuy nhiên chƣa có bài nghiên cứu nào
viết về lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu trên hầu nhƣ chỉ xem xét mối quan
hệ giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp ứng dụng chứ chƣa đề cao vai trò của các
tổ chức trung gian.
Đây là khoảng trống để tác giả tiến hành nghiên cứu của mình, không trùng

lặp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Dự kiến trong nghiên cứu của mình tác
giả sẽ nghiên cứu đầy đủ hơn về cả 3 nhân tố là giữa nhà nghiên cứu (nhà khoa
học), doanh nghiệp và quan trọng nhất theo tác giả là các tổ chức trung gian một
cách hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần ứng dụng trong thực tiễn
thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp
nhằm xúc tiền thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.

7


3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cở sở lý luận của mô hình liên kết nối doanh nghiệp nhằm xúc
tiến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khảo sát thực trạng 1 số liên kết doanh nghiệp nhằm xúc tiến thƣơng mại
hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đề xuất hình thành mô hình liên kết doanh nghiệp nhằm xúc tiến thƣơng mại
hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Phạm vi thời gian: Từ năm 2008-2018
5. Câu hỏi nghiên cứu

Hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thƣơng mại hóa
kết quả nghiên cứu ngành nông nghiệp nhƣ thế nào?
Phác họa ra mô hình trung tâm kết nối nhƣ thế nào?

6. Giả thuyết nghiên cứu

Việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ngành nông nghiệp hiện nay chƣa
thực hiện tốt.
Các trung tâm kết nối chƣa thể hiện hết vai trò của mình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận
văn là phƣơng pháp khảo sát, thống kê, đối chiếu - so sánh, phân tích - tổng hợp và
một số phƣơng pháp khác.
Phƣơng pháp thống kê: Số liệu của đề tài đƣợc thống kê từ các báo cáo của
cơ quan liên quan từ đó phân tích và thống kê nghiên cứu.

8


Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo thời gian và không gian đối với từng nội
dung nghiên cứu.
Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp, phân tích và đánh giá để tìm ra đƣợc diễn
biến cũng nhƣ những hạn chế và từ đó tìm ra giải pháp.
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ sách, tạp chí, đề tài, luận án, luận văn, báo
cáo nhƣ:
+ Luật và các văn bản dƣới luật.
+ Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia.
+ Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế về lĩnh vực nghiên cứu.
8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần giới thiệu, danh mục các bảng hình ảnh, mục lục, phụ lục, tài
liệu tham khảo luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học –
sản xuất – dịch vụ nhằm thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu

Chƣơng 2: Thực trạng mối liên kết giữa nhà khoa học nhà nông và doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hƣớng hới mục tiêu thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu
Chƣơng 3: Giải pháp hình thành trung tâm liên kết doanh nghiệp nhằm xúc
tiến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp

9


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH LIÊN KẾT
GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – SẢN XUẤT – DỊCH VỤ
NHẰM THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm cơ chế, chính sách
Khái niệm chính sách
Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm [Thomas
R. Dye (1984)].
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James
Anderson 2003).
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hƣớng dẫn các quyết định
và đạt đƣợc các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và đƣợc
thực hiện nhƣ một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thƣờng đƣợc cơ quan
quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đƣa ra quyết
định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ
quan thƣờng hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích
tƣơng đối của một số yếu tố và do đó thƣờng khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính
sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách tƣơng phản để hỗ trợ
việc ra quyết định khách quan thƣờng hoạt động trong tự nhiên và có thể đƣợc

kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu.
Thuật ngữ này có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tƣ nhân,
cũng nhƣ các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng
tƣ của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách.
Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc
cấm hành vi (ví dụ: luật yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập), chính sách chỉ hƣớng

10


dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt đƣợc kết quả mong
muốn nhất.
Khái niệm cơ chế
Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế.” Theo Từ
điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế
là cách thức mà theo đó một quá trình đƣợc thực hiện.” Nhƣ vậy, khi nói đến trách
nhiệm quản lý của bộ, ngành và của ngƣời đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức
mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của ngƣời đứng đầu thực hiện
việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên
quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng nhƣ với
ngƣời dân.
Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức
hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt
(Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình
thực hiện". Từ "cơ chế" đƣợc dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối
những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản
lý kinh tế, với nghĩa nhƣ là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn
tới cách hiểu tách rời cơ chế với con ngƣời nhƣ nêu trên.
1.1.2. Liên kết giữa nghiên cứu – sản xuất – dich vụ
Trong bối cảnh tốc độ phát triển công nghệ mới và toàn cầu hóa đang diễn ra

mạnh mẽ, dƣới áp lực ghê gớm từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài đổ bộ vào Việt
Nam, khối tƣ nhân trong nƣớc ngày càng phải tập trung vào Nghiên cứu và phát
triển (R&D) để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhƣng làm thế nào để đạt đƣợc điều đó,
khi từ trƣớc đến nay, các doanh nghiệp không có “truyền thống” quan tâm đến công
nghệ, còn các nghiên cứu của viện, trƣờng vẫn còn một khoảng cách rất xa so với
đích đến ứng dụng.
Điều 2.4. Luật KH&CN quy định: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát
hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng

11


tạo các giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng”.
Cách định nghĩa nghiên cứu khoa học trên đây của Luật KH&CN là chƣa
đầy đủ, theo quan niệm của UNESCO, thì nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai (toàn bộ chuỗi R&D).
Theo Vũ Cao Đàm [12] thì nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm
phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật. Kết quả nghiên cứu cơ bản có
thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn tới hình thành một hệ thống lý
thuyết mới.
Nội dung của kết quả nghiên cứu cơ bản không đƣợc bảo hộ theo pháp luật
về sáng chế, nhƣng bản viết về nó lại là tác phẩm khoa học và đƣợc bảo hộ theo
quy định tại điều 14.1.a. Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) và điều 2.1. Công ƣớc Berne
về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật [17].
Các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập và doanh nghiệp là
hai chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Một
bên là chủ thể tạo ra tri thức và công nghệ rồi sau đó phổ biến, chuyển giao và một
bên là nơi tiếp nhận các tri thức và công nghệ để tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch
vụ mới theo nhu cầu của khách hàng. Để thúc đẩy sự sáng tạo tri thức trong các tổ

chức KH&CN và đẩy nhanh ứng dụng nó trong các ngành công nghiệp, hai chủ thể
này phải liên kết và hợp tác với nhau. Sự liên kết, hợp tác này đƣợc thực hiện dƣới
nhiều hình thức: đối tác nghiên cứu (cùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu),
cung cấp các dịch vụ nghiên cứu (tƣ vấn kỹ thuật, đo lƣờng, kiểm định chất lƣợng,
phát triển sản phẩm mẫu,…), chia sẻ cơ sở hạ tầng (phòng thí nghiệm, trung tâm
ƣơm tạo, công viên công nghệ…), đào tạo và chuyển giao nguồn nhân lực (đào tạo
nhân lực cho các doanh nghiệp, triển khai các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu, cử
cán bộ từ tổ chức KH&CN sang làm biệt phái tại các doanh nghiệp…), thƣơng mại
hóa các kết quả R&D (chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức KH&CN cho

12


doanh nghiệp, cấp phép công nghệ…), hình thành các mối quan hệ xã hội (hội nghị,
hội thảo…).
Ở các quốc gia đã chuyển đổi thành công từ nƣớc đang phát triển thành nƣớc
có nền công nghiệp hiện đại (ví dụ nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan), các tổ chức KH&CN
công lập thƣờng liên kết và hợp tác chặt chẽ với khu vực doanh nghiệp vì trong quá
trình đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp thƣờng xuyên sử dụng các thông tin sáng chế,
hợp tác với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm để thực thi
các ý tƣởng đổi mới sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, chính bản thân các đối tƣợng trên
cũng thƣờng xuyên hƣớng vào phục vụ các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Nhƣ
vậy, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đƣợc gắn kết với nhu cầu sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp và thông qua doanh nghiệp.

Theo Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (The Global
Competitiveness Report - GCR) năm 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
[19], Việt Nam đứng thứ 79 trong số 138 quốc gia về sự hợp tác giữa khu vực
nghiên cứu và doanh nghiệp, yếu hơn Indonesia (28), Thái Lan (41) và Philipine
(61). Riêng về chất lƣợng nghiên cứu Việt Nam xếp thứ 98 trong số 138 quốc gia

về chất lƣợng của các tổ chức nghiên cứu khoa học, yếu hơn so với Indonesia (41),
Thái Lan (56) và Philipine (72). Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nghiên cứu còn
yếu vì những nguyên nhân sau:
Các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân nhìn chung có ít động lực và kinh
nghiệm để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Họ thƣờng
ƣu tiên đầu tƣ vào những hoạt động thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi nhuận trƣớc
mắt, vì đầu tƣ vào đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải có thời gian và tính rủi ro cao.
Theo kết quả điều tra năm 2013 về “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ
doanh nghiệp tại Việt Nam”, chỉ có 8% trong số 8010 doanh nghiệp đầu tƣ vào
nghiên cứu, cải tiến công nghệ và trên 90% doanh nghiệp chƣa có chiến lƣợc cải
tiến công nghệ. [22]

13


So với nguồn lực (kinh phí dành cho nghiên cứu và số lƣợng cán bộ nghiên
cứu) số lƣợng các tổ chức KH&CN của Việt Nam khá lớn, do đó các tổ chức
KH&CN có quy mô nhỏ và manh mún, hệ quả là rất ít tổ chức KH&CN có đƣợc
năng lực tới hạn cần thiết để tạo ra các kết quả nghiên cứu có thể đáp ứng yêu cầu
thực tiễn từ khu vực doanh nghiệp. Các trƣờng đại học tập trung nhiều vào công tác
giảng dạy và đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn và chủ yếu là
nghiên cứu cơ bản.
Mô hình quản trị của các tổ chức KH&CN nhìn chung mang tính hành chính
và bao cấp, thiếu các hệ thống quản lý chuyên nghiệp nhƣ: hệ thống quản lý tài
chính, quản lý hợp đồng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý cơ sở vật chất và quản lý
chất lƣợng. Kinh phí hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập chủ yếu là từ
nguồn ngân sách, các nhiệm vụ nghiên cứu thƣờng là từ đặt hàng của nhà nƣớc,
một số tổ chức KH&CN đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc liên kết và hợp
tác với các doanh nghiệp và một số đang có những tiến bộ đáng kể về khía cạnh
này. Tuy nhiên đa phần các tổ chức KH&CN thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và nguồn

lực để xây dựng và duy trì các mối quan hệ quan trọng này.
Thiếu chính sách và chƣơng trình hành động cụ thể khuyến khích sự liên
kết, hợp tác giữa tổ chức KH&CN công lập với khu vực doanh nghiệp. Mặc dù
chính phủ đã xây dựng các cơ sở hạ tầng và các tổ chức trung gian cần thiết nhƣ
các văn phòng chuyển giao công nghệ, các khu công nghệ cao và các vƣờn ƣơm
doanh nghiệp để khuyến khích sự hợp tác giữa tổ chức KH&CN công lập với khu
vực doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn thiếu chính sách, cơ chế kích thích sự hợp tác theo
các hình thức nhƣ cùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chia sẻ cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong việc tìm kiếm đối tác và tiến hành các hoạt động đổi mới và nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của sự hợp tác. Gần đây, có một số sáng kiến tài trợ cho các
nhóm liên kết, hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức KH&CN và khu vực doanh nghiệp
nhƣ: Dự án IPP [23], Dự án FIRST [24], nhƣng kinh phí của các dự án này chủ yếu
là từ Chính phủ Phần Lan và Ngân hàng Thế giới và chỉ mang tính chất thử nghiệm.

14


Để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác
giữa tổ chức KH&CN công lập với doanh nghiệp xin kiến nghị các giải pháp sau:
Chính phủ tạo động lực thông qua việc khuyến khích sự cạnh tranh và tạo
điều kiện tiếp cận nguồn tài chính cho các doanh nghiệp chú trọng vào đổi mới sáng
tạo. Cần đặt các doanh nghiệp theo đuổi việc đổi mới sáng tạo và ứng dụng kết quả
R&D của các trƣờng đại học và các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc vào trung tâm
của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo động lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát
triển. Các doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc việc nâng cao năng lực đổi mới sáng
tạo là vấn đề cấp thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị
toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp chú trọng vào đổi mới sáng tạo, họ sẽ đầu tƣ nhiều
hơn vào hoạt động này, từ đó thu hút thêm nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN.
Cấu trúc lại hệ thống tổ chức KH&CN công lập, đẩy mạnh hoạt động nghiên

cứu trong các trƣờng đại học và tập trung đầu tƣ để các tổ chức KH&CN đạt đƣợc
năng lực tới hạn lớn hơn và tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các sản phẩm và
dịch vụ mới có giá trị phục vụ cho khu vực doanh nghiệp. Việc cấp kinh phí cho các
tổ chức KH&CN nên gắn với kết quả thực hiện. Nếu một tổ chức không có đủ năng
lực KH&CN cần thiết, họ không thể giành đƣợc các đề tài, dự án do đó không thể
tồn tại lâu dài, nhƣ vậy là tạo động lực mạnh mẽ đối với các tổ chức nghiên cứu để
họ liên tục nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Các tổ chức KH&CN cần đổi mới mô hình quản trị. Ngày nay, mô hình quản
trị và quản lý của các tổ chức nghiên cứu ngày càng giống với các mô hình thƣờng
thấy trong khu vực doanh nghiệp, với trọng tâm là tạo ra giá trị, tăng doanh thu và
quản lý chi phí hơn là một đơn vị hành chính bao cấp. Họ phải xác định rõ sứ mạng
và đối tƣợng sử dụng kết quả nghiên cứu của mình để có chiến lƣợc phát triển tổ
chức mình bền vững, phải chủ động tìm nguồn kinh phí cho các đề tài, dự án từ các
chƣơng trình tài trợ cạnh tranh và dành đƣợc các hợp đồng nghiên cứu từ khu vực
doanh nghiệp để bổ sung vào nguồn kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách. Việc áp dụng
mô hình kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các lãnh đạo tổ chức KH&CN tăng quyền

15


tự chủ và quyền quyết định đồng thời cũng đòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của tổ chức mình.
Ban hành cơ chế, chính sách, khởi động chƣơng trình tài trợ khuyến khích
sự liên kết, hợp tác giữa tổ chức KH&CN công lập với doanh nghiệp (có thể rút
kinh nghiệm từ các dự án IPP, FIRST...). Chƣơng trình nên mang tính định hƣớng
thị trƣờng - tập trung tạo giá trị kinh tế cho khu vực doanh nghiệp. Chƣơng trình
cần đƣợc thiết kế căn cứ vào nhu cầu và các lĩnh vực ƣu tiên của khu vực doanh
nghiệp. Để xác định đƣợc những nhu cầu này cần có sự đối thoại nghiêm túc giữa
khu vực doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN, vì khu vực doanh nghiệp thƣờng
không nắm bắt đƣợc tính khả thi về mặt kỹ thuật còn tổ chức KH&CN thì thƣờng

không hiểu công việc kinh doanh cũng nhƣ các yêu cầu phi kỹ thuật để thực hiện
thành công. Sự đối thoại này đƣợc thể hiện qua nhiều lần tƣơng tác giữa khu vực
doanh nghiệp và tổ chức KH&CN, từ đó sẽ hình thành sự tin tƣởng và hiểu biết về
các cơ hội hợp tác giữa họ. Thông qua chƣơng trình này, các doanh nghiệp và tổ
chức KH&CN cùng nhau phát triển các năng lực R&D phục vụ cho các khách hàng
hiện tại và tƣơng lai và hình thành các ngành kinh tế mới.
1.1.3. Kết nối giữa nhà Khoa học và Doanh nghiệp
Việc phát triển thị trƣờng khoahọc công nghệ sẽ tạo điều kiện ứng dụng các
thành tựu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất; thúc đẩy
chuyển giao, đổi mới công nghệ, thiết bị… Để làm đƣợc điều này, theo các nhà
khoa học, cần đẩy mạnh kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.
Việc kết nối cung cầu công nghệ là mục tiêu và biện pháp để giải quyết vấn
đề này. Khi đã có thị trƣờng công nghệ, có hoạt động kết nối cung cầu mạnh thì các
kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc chuyển giao.
Trong bối cảnh cả thế giới chuẩn bị bƣớc vào kỉ nguyên mới, hầu hết các nhà
làm khoa học đều mong muốn tạo ra một bƣớc đột phá trong hoạt động mang tính
khoa học kỹ thuật, từ các công trình nghiên cứu sáng tạo ra đƣợc những sản phẩm
mang tính ứng dụng cao. Để làm đƣợc điều này, cần có sự bắt tay giữa nhà khoa

16


×