Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Phong cách kịch nguyễn đình thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.54 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

BÙI THỊ THANH NHÀN

PHONG CÁCH KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẨN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử nghiên cứu v

3. Đối tƣợng, mục đích

4. Phƣơng pháp nghiên


5. Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cảm quan lịch sử, thời đại, dân tộc, con ngƣời với chiều sâu
triết luận, giàu tính nhân văn
1.1. Trong
1.2. Trong
1.3. Trong

1.4. Tiểu kế
Chƣơng 2: Bút pháp hiện thực và huyền thoại, triết luận và trữ tình

2.1. Xây dự

2.1.1

2.1.2

2.2. Các ki


2.2.1. Nhân vật từ hiện thực đời sống
2.2.2. Nhân vật biểu tƣợng
2.3. Ngôn ngữ kịch

2.3.1. Độc thoại và đối thoại của nhân vật ch
nhiều ngụ ý, sâu sắc nhƣ lẽ sống

2.3.2. Tiếng nói của “ngƣời kể chuyện” huy
của kho tàng văn hoá dân gian
2.4. Tiểu kết

Chƣơng 3: Nét đặc thù của phong cách thể loại trong sự thống nhất của
phong cách nghệ thuật
3.1.

Những

3.2.

Tính v

3.3.

Có mộ

3.4. Âm hƣởng sử thi bi tráng trong thơ ca, nhạc, kịch và tiểu thuyết
3.5.

Tiểu k

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm phong cách - Style, xuất hiện
từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của nghệ thuật
hùng biện và tu từ học - Rhetoric. Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của

hai yếu tố: “nói gì” và “nói như thế nào”, là sự tổng hòa các phƣơng diện
ngôn ngữ. “Nói gì” là phạm trù về nội dung và “nói như thế nào” là phạm
trù về hình thức. Nhƣ vậy, phong cách là sự lựa chọn một cách có chủ đích
của chủ thể, để nội dung và hình thức tác phẩm trở thành một tổng thể hoà
hợp nhuần nhuyễn với nhau.
Trong văn học, theo Lại Nguyên Ân: Phong cách là những nét chung,
tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu
hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác
phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó…
… Phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm
phong
cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất
hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức
nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến
trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc
thống nhất rõ rệt [18,263].
Phong cách gắn liền với dấu ấn riêng, với cá tính sáng tạo của nhà
văn. Tất cả những ngƣời cầm bút, thông thƣờng ai cũng có một đặc điểm
nào đó, nhƣng phong cách chỉ có thể hình thành và đƣợc khẳng định ở
những nghệ sĩ có tài năng, nỗ lực lao động và có độ dày nghề nghiệp.
“Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức
3


nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [32,339]. Trong
cuộc tranh luận về thơ tự do không vần, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện chính
kiến của mình về hai phạm trù nội dung và hình thức: “Hình thức cũ để tả
nội dung cũ. Nội dung mới, tự nó sẽ tìm đến hình thức mới” [28,226]. Mà
sự lựa chọn về nội dung và hình thức tác phẩm đều thuộc về nhà văn. Nhƣ

thế, tác phẩm cùng với thể loại của nó tất yếu hàm chứa sự lựa chọn phong
cách của nhà văn.
Trong phạm vi các tác gia văn học của Việt Nam, nhắc thể loại tuỳ
bút, ngƣời ta nhắc đến Nguyễn Tuân; nhắc đến truyện ngắn, ngƣời ta nhắc
đến Nam Cao, Nguyễn Công Hoan; nhắc đến phóng sự, ngƣời ta nhắc đến
Vũ Trọng Phụng… Trong mối quan hệ biện chứng, phong cách thể loại góp
phần tạo nên phong cách tác giả.
Nguyễn Đình Thi là một ngƣời viết khảo luận triết học, một nhạc sĩ,
một nhà thơ, một nhà văn, một kịch tác gia, một nhà lý luận phê bình hội tụ
trong một nhà văn hoá. So với nhiều ngƣời, sự nghiệp sáng tác của ông ở
mỗi thể loại không thật đồ sộ, có những thể loại ông chỉ ghé chân qua,
nhƣng điều đáng trân trọng là ở lĩnh vực nào ông cũng có tác phẩm đƣợc
nhiều ngƣời biết đến. Nhắc tới Nguyễn Đình Thi, ngƣời ta cũng không thể
không nhận ra một chất riêng nghệ sĩ, một phong cách nghệ thuật độc đáo
thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm của ông. Nguyễn Đình Thi
trong thơ, trong văn, trong nhạc, hay trong kịch, cũng đều vậy!
Còn lại với thời gian, bộ kịch gồm 10 vở của Nguyễn Đình Thi là một
bộ kịch quan trọng của nền sân khấu hiện đại. Đó là những vở kịch xuất sắc
từng gây chấn động dƣ luận một thời. 10 tác phẩm này còn có một dấu ấn
thể loại riêng, thể hiện những ƣu trội riêng có, góp phần khẳng định phong
cách tác giả. Những vở lớn còn có ý nghĩa nhƣ một sự kiện nghệ thuật,
đánh dấu những bƣớc chuyển mình, tìm đƣờng đổi mới cho tƣ duy văn hóa
nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
4


Đã có một thời gian, nhắc đến Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi
ở Đông Quan, Hoa và Ngần…, nhắc tới kịch Nguyễn Đình Thi nhƣ thể là
nhắc tới những “cấn cái” mà ít ngƣời muốn “nhúng bút” vào để tránh một
vài chuyện gì đó “nhạy cảm”. Đến nay, sau một độ lùi thời gian cần thiết,

những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi đƣợc giới thiệu đến với bạn đọc
nhiều hơn, thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều ngƣời cầm bút nghiên cứu phê
bình hơn. Tuy vậy, nghiên cứu về kịch của ngƣời nghệ sĩ đa tài này còn
chƣa nhiều và chƣa thể coi là đủ. Một số bài viết, một số khía cạnh nghiên
cứu đã đề cập đến vấn đề phong cách kịch Nguyễn Đình Thi nhƣng chƣa
thật toàn diện và sâu sắc.
Nay, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Phong cách kịch Nguyễn
Đình Thi” với hi vọng mang đến một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về
những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực sân khấu,
gắn liền với phong cách thể loại của tác giả ở loại hình nghệ thuật này. Luận
văn cũng có ý nghĩa nhận diện đầy đủ hơn vị trí của Nguyễn Đình Thi trong
đời sống văn hóa văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Đình Thi - Về tác gia, tác phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục,
Nguyễn Đình Thi - Tác giả, tác phẩm của Nhà xuất bản Văn hoá thông tin,
Nguyễn Đình Thi - Cuộc đời và sự nghiệp của Nhà xuất bản Hội nhà văn là
những tác phẩm chính, tập hợp đƣợc khá đầy đủ và toàn diện các bài viết
nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Thi nói chung. Từ trong đó,
số lƣợng các bài viết nghiên cứu phê bình về kịch Nguyễn Đình Thi chỉ
dừng lại ở những con số khá khiêm tốn. Phần nhiều trong số đó chỉ dừng lại


những ấn tƣợng hay nhận xét mang tính khái quát.
Có nhận xét mang tính khái quát nhƣ cách nhà thơ Huy Cận nói:

“Đây là một bộ kịch quan trọng của nhà văn Nguyễn Đình Thi và của nền
5


sân khấu hiện đại của chúng ta nữa, nên đƣợc bình luận, phân tích kĩ để

thấy đƣợc rõ tƣ duy kịch và bút pháp độc đáo của tác giả” [30,371].
Nhƣ cách nhà nghiên cứu Phan Ngọc nói: “Kịch phải có hai văn bản,
văn bản của bản thân sự việc trình diễn và văn bản của tấn trò đời cứ lặp đi
lặp lại, trong đó chính mình cũng đóng một vai… Các vở kịch của Nguyễn
Đình Thi thì cái văn bản phụ quá lớn” [43,150-151].
Nhƣ cách Trần Khánh Thành và Bùi Thị Hợi nói: “Kịch của Nguyễn
Đình Thi giàu chất triết lý, hình tƣợng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn dụ,
không dễ hiểu với khán giả bình dân. Thế giới nghệ thuật kịch của Nguyễn
Đình Thi là một thế giới văn hoá đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu vết văn
hoá cổ kim, đông tây, dân gian, bác học đƣợc hội tụ và toả sáng. Dù đa dạng
về sắc thái tính chất nhƣng tất cả đều thể hiện tình yêu tha thiết của một
nghệ sĩ tài năng tâm huyết với đất nƣớc, với dân tộc, với nhân dân, thể hiện
những trăn trở xót xa về số phận con ngƣời và những khát vọng sáng tạo
nghệ thuật” [37, inter].
Trong cuốn Giáo trình mới nhất về Lịch sử Văn học Việt Nam, tập III,
phần Nguyễn Đình Thi, Chu Văn Sơn đã có cái nhìn khá sắc sảo về nhiều
phƣơng diện kịch Nguyễn Đình Thi: “Về căn bản kịch Nguyễn Đình Thi
không phải là những tác phẩm sân khấu của một nhà biên kịch mà vẫn là tác
phẩm văn học theo phƣơng thức kịch của một nhà văn… Phần lớn các vở
kịch của Nguyễn Đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh
hƣớng tƣợng trƣng và đậm chất triết lý… Kịch là một khám phá khác về
chính mình của nghệ sĩ đa tài này” [36,544].
Nghiên cứu thế giới kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho rằng: “Thế
giới kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới nhƣ hƣ, nhƣ thật, nó kì ảo nhƣ
một Giấc mơ nhƣng lại sờ sờ ra đấy nhƣ một Hòn cuội và trong cái thế giới
ấy, Nguyễn Đình Thi đã làm hiển hiện lên trƣớc mặt ta, trong sự tiếp nhận
của ta, những con ngƣời, những cảnh đời vừa quen vừa lạ, vừa thấy đấy
nhƣ một dòng sông, một bến nƣớc, một ngƣời vợ đêm đêm chờ
6



chồng… mà thoắt cái đã trở thành cái bóng oan nghiệt, đã biến đi xa vời vợi
nhƣ mặt trăng tròn ở tít chân trời cao…” [30, 359]. Hà Minh Đức nhận
định: “Có thể nói tới một thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi. Ở đây cuộc
đời có quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, chủ yếu là những vấn đề chung của
lịch sử ở một thời điểm và cũng là muôn đời. Ở đây có những gƣơng mặt
hiền lành cụ thể của ngƣời con gái, bà mẹ, ngƣời chiến binh nhƣ mới từ
cuộc đời đi vào trang sách và cũng sâu xa hơn họ lại đến với thế giới có màu
sắc huyền thoại” [8,27].
Nghiên cứu về xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi, Tất Thắng cho
rằng: “Hình thái xung đột quán xuyến các vở kịch của Nguyễn Đình Thi là
sự diễn tả cuộc sống nhƣ ta thấy và nhƣ ta tƣởng, nhƣ ta chứng kiến và
nhƣ ta ao ƣớc, nhƣ ta trải nghiệm và nhƣ ta khát khao…” [30,369]. Hà
Minh Đức phát hiện: “Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút
kịch bằng những đột phá vào thế giới bên trong của nhân vật” [8,25-26].
Nhiều hơn cả là những bài viết nghiên cứu về từng tác phẩm đơn biệt
của Nguyễn Đình Thi.
Trong bài viết “Về vở Giấc mơ và tác giả”, Marian Tkatchep nhận
ra: “Bầu trời các vở kịch Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc và rất
nhiều chất thơ”. “Dù là kịch lịch sử hay những biểu tƣợng thần tiên,
Nguyễn Đình Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm thần thoại,
quan hệ về thời gian nhƣ một loại hình cơ động và vĩnh viễn với ý thức lạ
lùng về những mối ràng buộc con ngƣời với nhau, trong một nhân loại
không thể chia cắt đƣợc” [30,382].
Trong bài viết “Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề
lý luận sáng tác về đề tài lịch sử”, Phan Trọng Thƣởng bình luận: “Rừng
trúc có thể xem là một vở kịch hiền lành” [30,384]. “Rừng trúc cho thấy khả
năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tƣởng nhƣ đã cũ để tìm ra trong đó
những bài học mới về đạo đức, về nhân sinh, khả năng lí giải những vấn đề
lớn đặt ra cho mọi thời đại” [30,372].

7


Trong “Con nai đen của Nguyễn Đình Thi với Vua hươu của Carlo
Gozzi”, Phạm Vĩnh Cƣ nhận thấy: “cho đến nay thực ra vẫn chƣa có làm đƣợc
cái việc đọc lại bằng con mắt ngày nay, phân tích và đánh giá toàn diện vở kịch
đầu tay của ông. Trong khi ấy thì Con nai đen đáng đƣợc nghiên cứu chuyên
sâu nhƣ thế, do những phẩm chất thẩm mỹ khó phủ nhận của nó và do quan hệ
kế truyền sáng tạo của nó với một tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới. Một
sự nghiên cứu so sánh nhƣ thế sẽ làm hiện rõ nét hơn bản sắc cá nhân và dân
tộc của ngòi bút Nguyễn Đình Thi và đem lại một vài minh chứng cụ thể cho
một số luận điểm mang tính lý thuyết chung của mỹ học tiếp nhận hiện đại”.
Nhà nghiên cứu đã làm công việc chƣa ai làm, để nhận ra: “Trong trƣờng hợp
Con nai đen thì mọi ngƣời thƣởng thức không có định kiến đều phải thừa nhận
rằng tác giả nhìn chung đã đạt đƣợc cái đích nghệ thuật hay là hiệu quả thẩm
mỹ ấy. Tác phẩm này gây ấn tƣợng về sự toàn vẹn và sự hoàn chỉnh nội tại, mà
Nguyễn Đình Thi không phải lúc nào cũng đạt đƣợc ngay trong lĩnh vực mà
theo chúng tôi ông có sở trƣờng hơn cả - sáng tác kịch”. Cũng qua so sánh,
nhà nghiên cứu khẳng định đặc trƣng nổi bật của ngòi bút Nguyễn Đình Thi
chính là: “chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả, cảm hứng sử thi - anh
hùng gắn chặt với đề tài yêu nƣớc và chiến đấu bảo vệ đất nƣớc, sự tôn vinh
lãng mạn tình yêu nam nữ, sự khẳng định quan hệ thân thiết, đồng chất giữa
con ngƣời với thiên nhiên, cảm hứng về dân tộc nhƣ một giá trị tối cao và bất
tử mà chỉ ở đấy con ngƣời mới tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống của mình v.v..”
[42, inter].

Rải rác đây đó là sự quan tâm của những cây bút nghiên cứu phê bình
khác. Tô Hoài đặc biệt chú trọng khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của
Nguyễn Đình Thi và thấy “ở mỗi vở kịch đều mang triết lý của một nhân vật
lịch sử, một truyền thuyết hay huyền thoại” [29,79]. Lê Thiếu Nhơn lại thấy:

“Những nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi đa diện và mở ra nhiều
hƣớng tiếp cận” [29,231]. Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Các kịch bản của
Nguyễn Đình Thi đƣợc viết với một bút pháp tân kỳ, táo bạo, thật sự là nỗ
8


lực cách tân cung cách biên kịch nhằm mở rộng dung lƣợng, sức chứa, cũng
nhƣ tăng cƣờng chất văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lý
của kịch” [29,237]. Mai Quốc Liên và Nghĩa An nhấn mạnh thêm: “Kịch
Nguyễn Đình Thi lay động ngƣời ta bởi những ý tƣởng văn chƣơng sâu sắc
[29,176] và “mang đậm những suy tƣ triết học về con ngƣời” [29,110].
Cho đến nay, đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu “Nguyễn Đình Thi
với thơ và kịch” của Lê Thị Chính, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Luận án đi
sâu vào nghiên cứu thơ và kịch Nguyễn Đình Thi từ một số phƣơng diện cơ
bản nhất, gần với đặc trƣng thể loại, qua đó nhận diện tƣ tƣởng và những
trăn trở tha thiết nhất của nhà văn qua một quá trình hoạt động nghệ thuật
lâu dài. Với đối tƣợng là những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, Lê Thị
Chính đã tiến hành tìm hiểu và phân loại: 1- Các kiểu xung đột kịch cơ bản,
bao gồm: Xung đột Thật - Giả, Xung đột giữa việc nƣớc và số phận con
ngƣời, Xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của con ngƣời; 2Những hình tƣợng nhân vật nổi bật, bao gồm: Hình tƣợng các nhân vật
(Nhân vật ngƣời cầm quyền, Nhân vật ngƣời trí thức và nghệ sĩ), Những
biểu tƣợng và kiểu nhân vật không nói; 3- Những đặc điểm về ngôn ngữ
kịch. Về cơ bản, luận án đã mang đến một cái nhìn khá toàn diện về kịch
Nguyễn Đình Thi nhƣ một thể loại, tuy vậy, lại chƣa chú ý nhiều đến nhận
diện phong cách tác giả trong lựa chọn thể loại cũng nhƣ đánh giá vị trí, vai
trò của tác giả kịch bản này trong đời sống sân khấu Việt Nam thế kỷ XX.
Nhìn lại, chỉ với 10 vở kịch dài, ngắn, Nguyễn Đình Thi đã ghi tên
mình vào lịch sử văn học nghệ thuật nói chung và loại hình kịch nói riêng nhƣ
một cây bút kịch tài năng và có phong cách. Luận văn này là một hƣớng
nghiên cứu, một đóng góp trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi

trƣớc, và cố gắng tiếp cận, khảo sát một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về những
đóng góp nghệ thuật của ông trong lĩnh vực sân khấu, gắn liền với phong cách
tác giả ở loại hình nghệ thuật này. Luận văn cũng hƣớng đến
9


nhận diện đầy đủ hơn vị trí của Nguyễn Đình Thi trong đời sống văn hóa
văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Luận văn hƣớng đến nghiên cứu kịch Nguyễn Đình Thi trong mối
liên hệ với những sáng tác thơ, văn xuôi, nhạc của ông, trong sự so sánh
kịch Nguyễn Đình Thi với một số tác phẩm kịch xuất sắc của một số cây bút
kịch nổi tiếng cùng thời, để thấy đƣợc những nét thuộc về phong cách thể
loại, phong cách tác giả. Thực hiện đề tài này, phạm vi khảo sát của chúng
tôi không thể không mở rộng tới những sáng tác thuộc thể loại và loại hình
nghệ thuật khác của tác giả Nguyễn Đình Thi, bao gồm:
Những tập thơ ƣu trội: Người chiến sĩ (1956), Bài ca
Hắc Hải
(1959), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983), Trong cát bụi
(1992), Sóng reo (2002).
-

Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu: Xung kích, Vào lửa, Mặt

trận trên cao, Vỡ bờ I, Vỡ bờ II.
-

2 bài hát đi cùng thời gian: Diệt phát xít, Người Hà Nội.

Tuy vậy, đối tƣợng nghiên cứu trung tâm và trực tiếp của luận


văn là trọn bộ 10 tác phẩm kịch: Con nai đen (2 bản, bản lần đầu viết lần
đầu năm 1961, bản sửa lại năm 1983), Hoa và Ngần (1974), Giấc mơ
(1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Tiếng sóng,
Người đàn bà hoá đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Trương Chi
(1983), Hòn Cuội (1983-1986).
Để nhằm khẳng định những nét riêng làm nên phong cách của
Nguyễn Đình Thi, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm kịch
tiêu biểu của những tác gia kịch lớn ngay trƣớc, cùng và ngay sau thời ông
để so sánh. Đó là:
- Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tƣởng.
10


- Chị Nhàn, Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm.
- Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và Chúng ta - Lƣu Quang
Vũ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phối hợp các
phƣơng pháp nhƣ: Nghiên cứu tác giả, nghiên cứu tác phẩm theo đặc trƣng
thể loại, Phong cách học và các phƣơng pháp tổng hợp liên ngành nhƣ văn
học sử, văn học so sánh, thi pháp học…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cảm quan lịch sử, thời đại, dân tộc, con ngƣời với chiều
sâu triết luận, giàu tính nhân văn
Chƣơng 2: Bút pháp hiện thực và huyền thoại, triết luận và trữ tình
Chƣơng 3: Nét đặc thù của phong cách thể loại trong sự thống nhất
của phong cách nghệ thuật


11


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẢM QUAN LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI, DÂN TỘC, CON
NGƢỜI VỚI CHIỀU SÂU TRIẾT LUẬN, GIÀU TÍNH NHÂN VĂN

Năm 1949, tại Hội nghị tranh luận Việt Bắc, Nguyễn Đình Thi chân
thành giãi bày: “Thơ là niềm tha thiết nhất, là cái tìm tòi rất khổ” của ông.
Gần 40 năm sau, năm 1988, ông lại tâm sự: “Kịch là điều tôi say mê nhất đã
từ 30 năm nay” [27,390], nhƣng “ngẫm lại, tôi thấy việc viết kịch của tôi
còn gặp nhiều khó khăn hơn cả thơ: mấy vở viết ra đều bị cấm diễn”
[9,256]. Nỗi niềm ấy của tác giả chỉ có thể là sau khi đã qua một hành trình
thật dài…
Vở Con nai đen hoàn thành tháng 6/1961, tháng 11/1961 mới đƣợc
in. Năm 1962, Thế Lữ dựng, đƣợc diễn trong Hội diễn kịch nói 1962 và gây
nhiều tranh luận. Vở kịch bị phê bình khá nặng về tƣ tƣởng và không đƣợc
diễn nữa.
Vở Hoa và Ngần viết năm 1974, đoàn kịch Hà Nội dựng (đạo diễn
Dƣơng Ngọc Đức), chỉ xuất hiện duy nhất trong đêm tổng duyệt rồi cũng bị
cấm.
Nguyễn Trãi ở Đông Quan viết năm 1979. Năm 1980 Nguyễn Đình
Nghi đạo diễn, nhà hát kịch Trung ƣơng thực hiện, cũng chỉ rực sáng trên
sân khấu vài buổi rồi có lệnh cấm. Giới sân khấu lúc đó có giai thoại vui:
Nếu kịch bản mang tên Nguyễn Đình Thi, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi thì
vở diễn nhất định mang tên Nguyễn… Đình Chỉ.
Số phận của Rừng trúc còn long đong hơn. Rừng trúc đƣợc viết trƣớc
Nguyễn Trãi ở Đông Quan, ngay tháng giáp Tết 1978. Nguyễn Đình Thi đã
ôm bản thảo đến đoàn kịch Trung ƣơng đọc cho nghệ sĩ Đào Mộng Long,
Phạm Thị Thành và Tuệ Minh, cả ba đều xuýt xoa tấm tắc. Đoàn kịch định

dàn dựng, nhƣng không thành. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi rất mê Rừng
12


trúc từ ngày ấy và đem giới thiệu cho một số đoàn kịch (Đoàn kịch Trung
ƣơng, Nhà hát Cải lƣơng Trung ƣơng, nghệ sĩ Bạch Tuyết ở thành phố Hồ
Chí Minh…), nhƣng tất cả vẫn chỉ nằm trong dự định. Rừng trúc lặng lẽ tồn
tại ở dạng bản thảo đánh máy và truyền từ tay ngƣời này sang ngƣời
khác… Gần 10 năm sau, bƣớc vào công cuộc đổi mới, Rừng trúc mới đƣợc
công bố toàn văn trên tạp chí Tác phẩm mới. Sau đó, đạo diễn Nguyễn
Đình Nghi và đoàn kịch Hà Nội đƣa vào kế hoạch dàn dựng, nhƣng rồi phải
gác lại bởi những lí do bất khả kháng.
Đến tận cuối năm 1999, sau 21 năm “im lặng”, Rừng trúc mới đƣợc
hiện diện thực sự trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ nhờ công của các đạo diễn
Nguyễn Đình Nghi và Phạm Thị Thành cùng lớp diễn viên nổi tiếng của nhà
hát. Vở diễn đoạt Huy chƣơng vàng trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp
cuối cùng của thế kỷ XX.
Các vở khác đều chƣa đƣợc dàn dựng.
Có nhiều lý do dẫn đến những “tai nạn lao động” (theo cách nói của
Nguyễn Tuân) của các vở kịch Nguyễn Đình Thi, trong đó có nguyên nhân
liên quan đến những vấn đề tƣ tƣởng mang tính thời đại, kể cả hậu quả của
bệnh quan liêu, giáo điều, hoặc những ấu trĩ của quan điểm xã hội học dung
tục một thời.
Đi qua thời gian, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng
trúc… đang đƣợc đánh giá lại, nhƣ là những tác phẩm lớn, mang tầm tƣ
tƣởng sâu sắc, và đã trở thành “những sự kiện trong đời sống nƣớc ta mấy
chục năm qua” [55,inter].
Thời gian cầm bút, Nguyễn Đình Thi hơn một lần tha thiết “Suy nghĩ
và nguyện vọng của tôi là đƣợc viết những điều mình thấy là nên viết” 1.
“Tôi muốn tìm một câu trả lời về ý nghĩa kiếp sống của con ngƣời và phải

tìm trong cội nguồn cách sống và cách nghĩ của dân tộc” [9,255]. Nhìn lại
1

Chuyển dẫn theo Hà Minh Đức, “Tác phẩm kịch Nguyễn Đình Thi”

13


10 tác phẩm kịch của ông: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1974), Giấc
mơ (1977), Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979), Người đàn
bà hoá đá (1980), Cái bóng trên tường (1981-1982), Tiếng sóng (1985),
Hòn Cuội (1983-1986), để cùng đồng cảm với tác giả “tôi cảm thấy kịch
cho phép tôi nói đƣợc những vấn đề làm tôi suy nghĩ mấy chục năm”.
Kịch Nguyễn Đình Thi mở ra theo ba dạng khác nhau:
1-

Khai thác đề tài lịch sử - 2 vở

2-

Dựa vào tích cũ của văn học dân gian - 5 vở

3-

Khai thác đề tài cuộc sống đƣơng đại - 3 vở

Tất cả đều sáng lên một cảm quan về lịch sử, thời đại, dân tộc, con
ngƣời với chiều sâu triết luận giàu tính nhân văn.
1.1 Trong những tác phẩm khai thác đề tài lịch sử
Thuộc trong nhóm tác phẩm này có Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông

Quan. Đây là hai trong ba kịch bản đƣợc đánh giá cao nhất, gây đƣợc tiếng
vang nhất, cũng „nhạy cảm‟ với dƣ luận nhiều nhất.
Rừng trúc gắn liền với sự kiện Trần Thái Tông (Trần Cảnh) bỏ kinh
thành lên Yên Tử. Chuyện kịch xảy ra lúc đó Trần Thái Tông 20 tuổi, Hoàng
hậu Chiêu Thánh 19 tuổi. Lấy lý do vua và hoàng hậu chƣa có con nối
nghiệp, thái sƣ Trần Thủ Độ cùng với vợ là công chúa Thiên Cực sắp đặt
cho công chúa Thuận Thiên (vợ Trần Liễu - chị gái Lý Chiêu Hoàng) đang
mang thai lấy Trần Thái Tông. Vì sự kiện này, nhà Trần lục đục. Trần Thái
Tông hoang mang trƣớc triều chính và thế sự, bỏ ngôi vua lên Yên Tử tìm
đến cửa Thiền. Trần Thủ Độ theo lên Yên Tử rƣớc vua về. Lúc đầu vua
không nghe nhƣng do thù trong giặc ngoài, sự an nguy của quốc gia xã tắc,
Trần Thái Tông trở về kinh đô ổn định triều chính, chấn hƣng đất nƣớc.
Với cốt truyện này, Trần Cảnh có vẻ nhƣ nhân vật chính nhƣng thực
ra, đó chỉ là một cái cớ lịch sử, một sự kiện hạt nhân để những nhân vật nhƣ
14


Trần Thủ Độ, Thiên Cực, Lý Chiêu Hoàng, Trần Liễu… xung quanh. Tất cả
các nhân vật đều là những yếu nhân của hai triều đại. Họ vừa là ngƣời tận
mắt chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực chính trị giữa hai vƣơng triều,
vừa là chủ nhân, vừa là nạn nhân của những biến cố lịch sử diễn ra dƣới tác
động của những nhân tố chủ quan, khách quan.
Vào kịch Nguyễn Đình Thi, nghiệp lớn của nhà Trần mới dựng, gốc còn
chƣa sâu, rễ còn chƣa bền, lòng ngƣời đang cơn xáo trộn, tam giác nhân vật
Trần Thủ Độ - Trần Cảnh - Lý Chiêu Hoàng rơi vào cơn biến loạn. Mỗi ngƣời
ở vị thế của mình phân tích thời cuộc, nhìn lại chỗ đứng của mình, đƣa ra
những quyết sách hành động. Trần Thủ Độ là ngƣời thức thời hơn cả “từ khi
nhà Trần ta mở nghiệp, tiếng vậy tôi cũng mới là lo đƣợc một việc quét dọn
đấy thôi. Từ nay trở đi, công việc mới càng ngày càng nhiều”. Ông


ý thức rất rõ đƣợc việc đến lúc ông phải lui về sân sau, cũng lại không quên
cảnh tỉnh: “Nhƣng tôi mà chƣa chết thì không ngủ đâu. Tôi còn phải mở to
mắt cho anh em bệ hạ đừng có đem cơ nghiệp nhà Trần này mà đổ xuống
sông xuống biển, rồi còn làm cho cả thế nƣớc phải nghiêng ngả rối ren”. Lý
Chiêu Hoàng là ngƣời thức thế hơn cả. Khi nói với Trần Thủ Độ: “Việc nƣớc
là việc lớn nhƣng việc ngƣời cũng không phải nhỏ hơn”. Khi nói với Chiêu
Cực: “từ hôm nay Lý Chiêu Hoàng này rời bỏ ngôi báu… Ta cởi bỏ cho các
ngƣời ra khỏi thân phận một bọn tiếm quyền, mà đƣợc chính danh giữ việc
nƣớc, thế thì các ngƣời hãy ra khỏi cõi tối tăm, quỷ quyệt, mƣu mô, từ nay
giữa thanh thiên bạch nhật hãy hết lòng phù tá ngƣời kế nghiệp ta, giữ gìn lấy
giang sơn nhà Lý ta giao lại. Bờ cõi này còn chƣa vững chắc thì các ngƣời
phải ăn không ngon, ngủ không yên! Còn ta, từ nay ta sẽ làm một ngƣời dân
thƣờng, xa nơi triều chính… Ta đã nói, bà đã nghe. Hãy tuân theo

ý ta, từ nay hãy để ta yên”. Còn Trần Cảnh hành động nhiều hơn cả,
cũng
dùng dằng nhiều hơn cả: “Đêm nay rời bỏ cung điện này, ta không nghĩ đến trở
về. Ta muốn tìm đến nơi rừng trúc Yên Tử, xa mọi việc đời, theo hầu Đức
Phật”. Nói là đi, đi rồi nhìn đời nhìn ngƣời, và nhận ra “Còn phải đi tìm
15


Phật ở rừng trúc nào”… “con chim non, ra ngoài trời gió, tiếng vậy cũng
bay đƣợc rồi!”. Cả ba nhân vật, ở vị thế nào cũng đều vì xã tắc, cũng tự
nhận lấy hi sinh về mình.
Một Trần Cảnh - vua một nƣớc, một Lý Chiêu Hoàng - vua của triều
đại trƣớc, một Trần Thủ Độ - nhiếp chính vƣơng, thiết tƣởng ba ngƣời ở
ngôi cao chí vị ấy có thể sắp đặt, xoay chuyển mọi lẽ của lịch sử, quốc gia,
dân tộc, con ngƣời tuỳ sở thích. Nhƣng không phải! Đứng trƣớc ranh giới
tận hạn của phận vị cá nhân, trong sự nhìn nhận con ngƣời cá nhân với xã

tắc dân tộc, với quốc gia lịch sử, cá nhân trở thành bé nhỏ. Họ buộc phải
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trƣớc khi biết đến quyền lợi, hƣởng thụ.
Nếu vì những điều chung, lớn lao mà quyền lợi, tham vọng cá nhân có bị
ảnh hƣởng thì quyền lợi, tham vọng ấy cũng là điều hi sinh trƣớc nhất.
Có thể thấy Nguyễn Đình Thi không xoáy sâu vào tình huống đất
nƣớc với những rối ren, biến loạn gƣơm đao, những xung đột vũ lực giữa
các thế lực mà tập trung bút lực vào xây dựng những tính cách, những số
phận có tính quyết định đến vận mệnh đất nƣớc trong hoàn cảnh đó. Những
cuộc đấu tranh thầm lặng mà giằng xé, quyết liệt trong nội tâm của con
ngƣời. Những bóng tối và ánh sáng làm sao để khai thông trong tƣ tƣởng.
Mỗi cá nhân vƣợt qua nỗi sợ hãi, sự mất mát, đớn đau trong bản thể nhỏ bé
của mình để hi sinh cho những điều lớn lao, cho quốc gia dân tộc.
Nhìn lại thời điểm ra đời của vở kịch, Tết Mậu Ngọ năm 1978, đất
nƣớc vừa đƣợc giải phóng hoàn toàn nhƣng không phải đã hết thù trong
giặc ngoài lăm le phá hoại nền hoà bình mới đƣợc thành lập, nhiều khu vực
còn tranh tối tranh sáng, bản thân cuộc sống mới còn non trẻ “gốc chƣa sâu,
rễ chƣa bền”, tinh thần chƣa phải đã hết lung lạc, niềm tin vào chế độ chƣa
phải là duy nhất, chƣa phải ai ai cũng đồng chí đồng lòng. Nguyễn Đình Thi
nhận rõ tình thế dân tộc một cách thật nhạy bén mà sâu sắc. Những màn
kịch của ông hồi qui về quá khứ lịch sử, mở ra câu chuyện đời Trần dựng
nghiệp, nhƣ gióng lên một tiếng chuông đánh thức mọi ngƣời đừng ngủ
16


quên trong chiến thắng. Còn nhiều việc cần phải làm! Mỗi con ngƣời phải
tự ý thức lại mình!
Trƣờng hợp Nguyễn Trãi ở Đông Quan cũng vậy!
Vở kịch mƣợn lại hai biến cố lịch sử trong cuộc đời Nguyễn Trãi: Bỏ trốn theo cha sang Trung Quốc nhƣng không thoát, phải quay về Đông
Quan; - Nghe đƣợc danh tiếng của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi nhƣ
gặp đƣợc minh chủ, quyết tìm đƣờng đến nơi hội ngộ.

Nguyễn Trãi ở Đông Quan vẫn kể chuyện về ngƣời trí thức Nguyễn
Trãi từ phƣơng Bắc xa xôi trở lại thành cũ mà chẳng gặp lại ngƣời xƣa, vận
nƣớc lại đang lâm nguy, đâu đâu cũng chỉ thấy bóng giặc, hàm hồ những lời
chiêu mời, phóng dụ quy hàng. Đứng trƣớc lẽ mất còn của dân tộc, sự lầm
than, những cái chết oan của những ngƣời dân vô tội, nhiều trí thức đang
đắp tai cài trốc, ngoảnh mặt làm ngơ, chỉ riêng Nguyễn Trãi đau đớn, trăn
trở, tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. 10 năm Nguyễn Trãi ở Đông Quan là 10
năm ém mình, im lặng trƣớc cơn bão táp lịch sử, 10 năm của những con
sóng tƣ tƣởng cuộn ngầm trong lòng bể.
Nguyễn Đình Thi viết kịch bằng vốn văn hoá và tri thức. Ngƣời nghệ
sỹ đã vƣợt qua nhãn quan lịch sử ở chỗ: Xây dựng hình tƣợng một ngƣời
trí thức trong cơn vần vũ của lịch sử, trong đó, Nguyễn Trãi sáng lên nhƣ
một tƣợng đài với một tầm tƣ tƣởng lớn.
Vở kịch nhƣ một câu trả lời cho sứ mệnh của giới trí thức - “lõi sáng trí
tuệ của cả nƣớc” trƣớc tình thế mất - còn của dân tộc, hiểm hoạ ngàn năm Bắc
thuộc nữa đang gần kề. Sinh ra, lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho
học nhiều đời, Nguyễn Trãi hiểu hơn ai hết về chữ Trung và chữ Nghĩa, về tiết
tháo của kẻ sĩ, nhƣng trƣớc tình thế cả dân tộc đang nguy cấp, Nguyễn Trãi
trƣởng thành một bƣớc về tƣ tƣởng: “Hai ông nhà nho lớn, nói đến tên, nơi
nơi ngƣời đều kính trọng. Một ông quay lƣng lại việc đời, tìm một nơi góc
vắng để chết một mình cho sạch! Một ông lẫm liệt nhảy vào mũi dao của
chúng nó, để chết cho anh hùng!... (như gầm lên) Sao lại chết?
17


(Im lặng một lúc)… Đêm nay đất trời sao thăm thẳm… Non sông cách
đƣờng nghìn dặm… Sự nghiệp buồn đêm trống ba … Các ông ấy còn bận
lo giữ lấy trung nghĩa! Trung… Nghĩa… Trung nào? Nghĩa nào? Trung với
ai? Nghĩa với ai?... Tôn miếu nhà này… Xã tắc nhà kia…”.
Vở kịch có khắc hoạ cuộc sống lầm than của nhân dân, những cái

chết vô tội, dòng sông lềnh bềnh những xác ngƣời, nhƣng đó chỉ là cái nền
để tô đậm hình ảnh một ngƣời nhìn xa xăm ra sông với một suy nghĩ nung
nấu “Mối hoạ lớn đâu phải bỗng dƣng đến trong một ngày! Lật thuyền rồi,
mới thấy dân là nhƣ nƣớc”, một tấm lòng “Chịu nhịn đói để dân có cái ăn,
chịu xả thân để dân còn đƣợc sống, nói cho cùng, ở đâu rõ nhân nghĩa thì
lòng ngƣời hƣớng về đấy”, một tƣ tƣởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”,
một ý chí xả thân quyết liệt “Việc nghĩa đƣơng nhiên chết chẳng từ”.
Tƣợng đài ngƣời trí thức - ngƣời nghĩa sĩ từ đó mà sáng lên! Tƣ tƣởng về
một dân tộc anh hùng, nhân dân anh hùng từ đó mà sáng lên!
Nhìn lại năm 1979, thời điểm ra đời của vở kịch cũng là năm giao
tranh biên giới phía Bắc. Nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành lại đất đai,
chủ quyền lãnh thổ của mình trƣớc sự xâm lấn, bành trƣớng của Trung
Quốc. Mƣợn đôi hài của nghệ thuật kịch, Nguyễn Đình Thi đi đến địa vùng
văn hoá. Ở nơi ấy, ông gửi gắm những trăn trở về lẽ mất còn của vốn văn
hoá truyền thống, của bản sắc dân tộc trong âm mƣu nuốt chửng, đồng hoá
của văn hoá Trung Quốc, để tôn vinh điều Nhân - Nghĩa, điều “phải lẽ” của
ngƣời Việt ta. Từ nơi ấy, ông xây dựng và tôn cao vị thế, trách nhiệm của
ngƣời trí thức trƣớc vận mệnh của dân của nƣớc.
Nhìn lại lịch sử kịch nói Việt Nam giai đoạn 1940-1945, kịch sôi
động, phong phú, nhiều thành tựu với các sáng tác về đề tài lịch sử. Điểm
danh tác giả, tác phẩm, chúng ta có thể kể đến: Vũ Hoàng Chƣơng (Vân
Muội, Trương Chi, Hồng Điệp), Trần Tử Anh (Thế Chiến quốc), Nguyễn
Bính và Yến Lan (Bóng giai nhân), Thao Thao (Quán biên thuỳ, Duy Tân,
Người mù dạo trúc); Lƣu Trọng Lƣ (Ngọc Du, Ngọc Duệ); Lƣu Quang
18


Thuân (Lê Lai đổi áo, Người Hoa Lư, Chu Du đại chiến Uất trì, Lữ Gia,
Yêu Ly, Quán Thăng Long); Nguyễn Xuân Trâm (Trưng Vương khởi nghĩa,
Hội nghị Diên Hồng, Lam Sơn họp mặt), Nguyễn Huy Tƣởng (Vũ Như Tô)

… “Về mặt nội dung, có thể xem đây là kết quả của thái độ quay lƣng lại
với thực tại, gián tiếp thể hiện lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc qua lăng
kính lịch sử, qua ý thức tôn sùng, đề cao nghĩa khí của các cá nhân gắn liền
với các sự kiện lịch sử” [52,90].
Rừng trúc là một, Nguyễn Trãi ở Đông Quan là hai, Nguyễn Đình Thi
không xa rời ý thức tìm về lịch sử để sáng tạo lại lịch sử. Kịch tác gia phiêu
lƣu trong thế giới nghệ thuật tìm về quá khứ, tìm kiếm nguyên cớ lịch sử,
lựa chọn tình huống để gửi gắm ý tƣởng nghệ thuật, tƣ tƣởng của thời đại
mình. Ngƣời nghệ sĩ nhìn lại lịch sử không phải để quay lƣng lại với thực
tại, điểm danh những biến cố, ngợi ca những chiến thắng hào hùng mà là để
ngợi ca con ngƣời - những con ngƣời là một phần của lịch sử, con ngƣời
làm nên lịch sử. Nhìn vào con ngƣời, ngƣời nghệ sĩ lại chú trọng đến bản
chất ngƣời. Cả Trần Cảnh, cả Lý Chiêu Hoàng, cả Trần Thủ Độ, cả Nguyễn
Trãi… dù cho có cuồng quay trong vũ đài của chính trị, quyền lực thì họ
trƣớc hết và sau cùng vẫn là những con ngƣời, mang thân phận của kiếp
ngƣời! Ở đây, chúng tôi xin chia sẻ quan điểm với nhà nghiên cứu văn học
Phan Trọng Thƣởng: “Vở kịch của Nguyễn Đình Thi là một sự kiện lịch sử
ba động. Trong khi tái tạo lại sự kiện ông vừa đứng trên lập trƣờng của công
dân, vừa đứng trên lập trƣờng nghệ sĩ để thể hiện chính kiến của mình. Trên
lập trƣờng công dân ông khẳng định “Việc nƣớc là việc lớn” nhƣng trên lập
trƣờng nghệ sĩ ông xem “việc ngƣời với ngƣời không thể nhỏ hơn” [10,
inter].
1.2 Trong những tác phẩm dựa vào tích cũ của văn học dân gian

19


Thuộc trong nhóm tác phẩm này có: Con nai đen, Người đàn bà hoá
đá, Cái bóng trên tường, Trương Chi, Hòn Cuội. Nguyễn Đình Thi tiếp tục
trăn trở với những thân phận, những kiếp ngƣời.

Phỏng theo một truyện cổ nƣớc Ý, Con nai đen kể chuyện một ông
vua đôn hậu cả tin, ngƣời vợ một lòng một dạ trung thành với ông và tên
gian thần vì say mê hoàng hậu đã dùng ma thuật đội lốt vua chiếm đoạt ngai
vàng nhƣng cuối cùng thất bại. Tƣơng ứng với kiểu tam giác nhân vật nàylà
kiểu xung đột hành động đầy kịch tính: âm mƣu đeo mặt nạ giả làm ngƣời
khác



giết ngƣời



đeo mặt nạ



mặt nạ hoành hành



mặt nạ bị lột,

ngƣời bị giết sống lại trong một vầng hào quang chói sáng hơn.
Ẩn đằng kiểu xung đột đầy kịch tính ấy, Con nai đen đề cập đến một
cuộc chiến không khoan nhƣợng giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Chính nghĩa
và Gian tà, giữa Thật và Giả. Cuộc đấu tranh không diễn ra đơn giản, thuận
chiều mà lẫn lộn, phức tạp. Có lúc cái Ác, cái Gian tà, cái Giả đã bƣớc lên
bục chiến thắng, tác oai tác quái, hoành hành ngang dọc. Chỉ đến cuối cùng,
cái Thiện, cái Chính nghĩa, cái Thật mới thực sự đƣợc ca khúc khải hoàn.



Con nai đen, Nguyễn Đình Thi cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của

nhân dân nhƣ những hòn đá thử vàng để phân biệt đúng sai. Đó là một ông
lão hát rong, một hoàng hậu Quế Nga xuất thân là con một ngƣời tiều phu
đốn củi, một vài ngƣời lính gác thành tốt bụng, một cung nữ già trung
thành, tận tuỵ trong cung cấm… Hình tƣợng nhân dân trong Con nai đen
gắn liền với cảm hứng về sự thật.
Cho đến nay, Con nai đen tồn tại ở hai văn bản: Con nai đen năm
1961 - bản đầu tay và Con nai đen năm 1983 - bản sửa lại. Trong lần viết lại
này, tác giả kịch bản đã làm công việc lƣợc bớt nhiều thành phần của cốt
truyện. Dễ nhận thấy nhất là sự biến mất của một tuyến truyện phụ, tuyến
truyện phản ánh tình thế dân tộc, mâu thuẫn xã hội, đó là giặc Tây qua đang
muốn mƣợn đƣờng đất của Tô Chiêm để đánh Đông Thổ với điều kiện trao
đổi là những món hời, là giao thƣơng qua lại, là nhƣợng 2 tỉnh Đông Chiếu.
20


Một bên là Tô Chiêm và Trung Dũng đại diện cho đƣờng lối “cho giặc
mƣợn đƣờng là mất nƣớc”, một bên là Quận Khung và Công Tử Đãng mờ
mắt trƣớc những món hời mà bí mật liên kết với Tây qua, hòng mƣợn Tây
qua lật đổ Tô Chiêm, cƣớp ngôi, hai bên tạo thành hai phe xung đột. Cảm
hứng chiến cuộc thù trong giặc ngoài đƣợc thay thế bằng cảm hứng toàn
dân đồng tâm nhất chí đánh giặc cứu nƣớc. Mâu thuẫn giữa lòng yêu nƣớc
thƣơng nòi và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ sẵn sàng bán nƣớc đƣợc Nguyễn
Đình Thi thêm vào, giúp Con nai đen năm 1961 khác đi so với Vua Hươu,
thì đến Con nai đen năm 1983, ta thấy chỉ còn lại xung đột kiểu kịch cổ điển
đã vắt kiệt trong Vua Hươu giữa tình yêu nhân tính và dục vọng thú tính.
Nhân vật Tô Chiêm nhà vua cũng nhoè mất nhiều phƣơng diện: Sự cô độc

của ngƣời ở ngôi cao, giữa cung vàng điện ngọc mà bao vây là những điều
gian dối, bản lĩnh trị quốc an dân của một vị vua, mà chỉ còn lại là một
ngƣời đàn ông đi tìm một ngƣời thƣơng thất lạc trong dân gian, đấu tranh
để gìn giữ một tình yêu thuỷ chung. Những biểu hiện nhiều lớp của xung
đột, nhiều phía của thế giới đa phức của nhân vật kịch bị lƣợc gọt, vì thế,
chiều kích vấn đề, lớp lang ý tứ cũng giảm đi. Lý giải về sự thay đổi này của
tác phẩm Con nai đen, cũng là sự thay đổi trong tâm thế của tác giả kịch
bản, nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cƣ cho đó là “thiếu cái nền xã hội tƣơng
phản (rất hiện thực, luôn luôn có mặt trong đời thực)” [5,32]. Phải chăng
năm 1983, đất nƣớc hoà bình, dân tộc độc lập, toàn dân thống nhất thì kịch
tác gia cũng hứng trọn cảm hứng hoà bình, độc lập, thống nhất ấy di chuyển
vào tác phẩm?
Xuất hiện lần đầu năm 1961, Con nai đen đã tạo nên đƣợc những liên
hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống nhất là trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến
chống Pháp vừa kết thúc, một số ngƣời có quyền lực dễ biến chất trong cuộc
sống giàu có phồn vinh. Vở kịch bị quy kết là “biểu tƣợng hai mặt” - một khái
niệm nặng tính chính trị và quá trình diễn biến đổi thay của các nhân vật quá
phức tạp. Sau một độ lùi thời gian, chúng ta cùng nhìn lại. Tính biểu
21


tƣợng hai hay nhiều mặt không phải là hiện tƣợng bình thƣờng, là một đặc
tính của văn học nghệ thuật nảy sinh từ tính đa nghĩa tự thân của hình tƣợng
nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật ngôn từ đó chăng? Và, những tính cách
nhân vật đa chiều, mang xung đột phức tạp đó chẳng phải là kiểu nhân vật,
là biểu hiện của phƣơng pháp xây dựng nhân vật kịch thực sự nghệ thuật đó
chăng?
Bốn tác phẩm còn lại trong nhóm này, Nguyễn Đình Thi sầu nặng hơn
với những kiếp ngƣời.
Người đàn bà hoá đá mƣợn lại tích truyện Núi Vọng Phu - Nàng Tô

Thị. Tích truyện về sự nhầm lẫn khốc liệt. Hai vợ chồng cũng là hai anh em
ruột thịt, một mối quan hệ loạn luân. Khi ngƣời chồng, ngƣời anh nhận ra
sự thật về ngƣời vợ, ngƣời em gái của mình, bế tắc mà bỏ đi. Ngƣời vợ,
ngƣời em ở nhà không hiểu chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết ngóng đợi. Đau
đớn, day dứt, thảm sầu, hi vọng, thất vọng lại hi vọng trong lan tràn thời
gian, mờ mịt không gian. Không gì ám ảnh hơn hình ảnh ngƣời đàn bà bồng
con ngóng chờ chồng, không gì có thể diễn đạt vừa lắng đọng vừa âm vang
hơn lời tự thán của ngƣời đàn bà, ngày qua tháng:
“Tôi đứng đây, bế con tôi, bao nhiêu ngày rồi, tôi chẳng biết, bao
nhiêu tháng rồi, tôi chẳng biết, bao nhiêu năm rồi, tôi chẳng biết.
Chồng tôi đi đâu, có ai biết không?
Chúng tôi yêu nhau lắm, sao tự nhiên chồng lại đi mất!
Không ai biết tại sao… không ai hiểu vì đâu…
Mắt tôi vẫn mở mà không nhìn thấy gì cả.
Tôi không hiểu thế nào. Tôi không đƣợc một tin tức gì.
Không ai bảo cho tôi đƣợc một điều gì.
Tôi bế con tôi đứng đợi ở đây…
Sáng rồi trƣa, rồi chiều, rồi tối, ngày rồi đêm, đêm rồi lại ngày…
Nắng, mƣa, gió, sƣơng… có lúc tất cả im lặng, lúc tất cả ầm ầm nhƣ
trời đổ xuống.
22


Khi thì xanh biếc tất cả, khi thì trắng xoá, khi cuộn mây đen, khi thì
có mặt giời, khi thì có mặt trăng, khi thì chi chít những sao…
Tôi vẫn đứng đây bế con tôi, đợi ngƣời đã đi xa. Tôi đợi, đợi mãi.
Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ rõ gì nữa. Tôi không còn trông thấy
gì, tôi không còn nghe thấy gì, tôi không còn nghĩ gì nữa.
Xƣơng thịt tôi hoá đá, đầu óc tôi hoá đá, tim tôi hoá đá, không đập
nữa. Tôi vẫn đợi.

Hình nhƣ tôi đứng đây để đợi một cái gì ở xa lắm. Hình nhƣ tôi đứng
đây để đợi một cái gì ở chân trời kia, ở xa hơn chân trời kia.
Tôi vẫn đứng đây. Tôi vẫn đợi.”
Cái bóng trên tường mƣợn lại tích truyện nàng Vũ Thị Thiết bị chồng
hồ oan. Ngƣời chồng đi lính nhiều năm không về. Ở nhà ngƣời vợ sinh con,
nuôi con một mình. Con quấy khóc đòi gặp cha, ngƣời vợ không biết làm
thế nào đành chỉ cái bóng của mình trên tƣờng nói đó là cha con. Từ đó, đứa
con chỉ biết nó có một ngƣời cha trên tƣờng khi trời tối. Một ngày ngƣời
chồng trở về, nhận con, nhƣng đứa con không nhận cha. Đứa trẻ khăng
khăng ngƣời cha của nó ở trên tƣờng và chỉ đến thăm nó vào mỗi tối.
Ngƣời chồng nghe vậy, không tìm hiểu rõ thực hƣ đã nghi ngờ, kết tội vợ
không chung thuỷ. Ngƣời vợ không làm sao thanh minh đƣợc, chỉ biết lấy
cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình. Tối đến, đứa trẻ chỉ
cái bóng của ngƣời cha trên tƣờng và nói đó là cha nó. Lúc này ngƣời
chồng mới nhận ra sự thật. Nhƣng đã muộn!
Từ trong Truyền kì mạn lục, các tác giả dân gian đã sáng tạo ra cảnh
ngƣời chồng gặp lại bóng ma của ngƣời vợ, giải oan cho vợ. Đến kịch Cái
bóng trên tường, Nguyễn Đình Thi không chỉ tiếp nối mối liên hệ giữa con
ngƣời - con ngƣời vƣợt qua mọi giới hạn, mọi Âm - Dƣơng cách trở mà
còn nối thêm vào câu chuyện một sợi dây thời gian vĩnh cửu:
“BÓNG NGƢỜI VỢ
23


Nếu anh vẫn yêu thƣơng em, thì đến lúc anh không còn nhớ rõ đƣợc
nét mặt em, lúc ấy em vẫn ở gần anh nhất, lúc ấy em chẳng còn bóng hình,
nhƣng em vẫn ở cùng anh với con…
NGƢỜI CHỒNG
Làm thế nào để cho anh đƣợc thấy em! Làm thế nào anh gọi đƣợc
em!

BÓNG NGƢỜI VỢ
Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn thì sẽ
thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).
NGƢỜI CHỒNG
(tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai
thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tƣờng thì sẽ nhìn thấy em…”
Trương Chi lại là một bi kịch kiếp ngƣời khác. Lời truyền chàng
Trƣơng “ngƣời thì thậm xấu, hát thì thậm hay” từ ngày nảo ngày nào vẫn
còn vang vọng, một lần nữa lại tấu lên khúc bi thƣơng trong kịch Nguyễn
Đình Thi: Khúc bi thƣơng về một chuyện tình éo le, nhiều ám ảnh!
Chàng Trƣơng dầu có hát hay đến mấy thì tiếng hát của chàng cũng
không che giấu đƣợc vẻ ngoài thậm xấu xí của chàng!
Nàng Mỵ Nƣơng dầu có say mê tiếng hát của chàng Trƣơng đến
mấy, dầu có lúc sẵn sàng “em bỏ tất cả, đi ngay với anh bây giờ” thì cũng
không thể chấp nhận đƣợc vẻ ngoài thậm xấu xí của chàng!
“TRƢƠNG CHI
(cầm cây đèn) Đây, em nhìn rõ anh đi.
MỊ NƢƠNG
Anh… (bỗng quay đi) Giời ơi!...
TRƢƠNG CHI
Em Mị, anh đây.
MỊ NƢƠNG
Anh! (Quay lại nhìn sững rồi lại quay đi che mặt)
24


×